Các loại hình tín dụng

Tính trừu tượng Vì trên thương phiếu chỉ ghi Người có nghĩa vụ trả nợ ( payer ) Người thụ hưởng ( payee ) Số tiền thiếu, thời hạn trả Địa điểm trả nợ: ngân hàng nào không biết được nội dung phát sinh trong quan hệ mua bán: mua hàng gì? Giá gốc bao nhiêu? Số tiền cho vay? Lãi suất bao nhiêu %?

pdf20 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2168 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các loại hình tín dụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I/ TÍN DỤNG Các loại hình tín dụng 1/ Tín dụng thương mại: là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp với nhau được thực hiện dưới hình thức bán CHỊU hàng hóa a. Đặc điểm của thương phiếu  Tính trừu tượng Vì trên thương phiếu chỉ ghi  Người có nghĩa vụ trả nợ ( payer )  Người thụ hưởng ( payee )  Số tiền thiếu, thời hạn trả  Địa điểm trả nợ: ngân hàng nào  không biết được nội dung phát sinh trong quan hệ mua bán: mua hàng gì? Giá gốc bao nhiêu? Số tiền cho vay? Lãi suất bao nhiêu %?  Tính bắt buộc: phải trả nợ vô điều kiện  Tính lưu thông: Thương phiếu có tính lưu thông từ chủ thể này sang chủ thể khác. Người sở hữu thương phiếu (người thụ hưởng) cần tiền mà chỉ có thương phiếu  đem đến NHTM, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu, đây cũng là 1 quan hệ tín dụng. b. Phân loại thương phiếu * Căn cứ vào chủ thể phát hành - Hối phiếu: là mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện do người vay ký phát, yêu cầu người đi vay phải trả một số tiền nhất định cho người thụ hưởng sau một thời gian nhất định. - Lệnh phiếu: là giấy xác nhận nợ, do người đi vay ký phát, cam kết với người bán (người cho vay), hoàn trả vô điều kiện 1 số tiền nhất định khi đến hạn thanh toán. * Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng: - Thương phiếu đích danh: “Trả cho C”  an toàn, không chuyển nhượng được - Thương phiếu vô danh: “Trả cho người cầm phiếu”  chuyển nhượng được, nhưng gặp rủi ro nếu mất. - Thương phiếu ký danh: “Trả theo lệnh của C”  lưu thông được , rủi ro thấp (không sợ mất ) 2/ Tín dụng ngân hàng: là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các chủ thể khác trong nền kinh to, trong đó ngân hàng là trung gian đi vay để cho vay. Các hình thức cấp tín dụng của ngân hàng:  Căn cứ vào mục tiêu tín dụng  Tín dụng sản xuất kinh doanh  Tín dụng tiêu dùng  Căn cứ vào thời hạn tín dụng  Tín dụng ngắn hạn  Tín dụng trung hạn  Tín dụng dài hạn Ví dụ: Vay bổ sung vốn lưu động: là tín dụng ngắn hạn Vay đầu tư tài sản cố định: tín dụng trung và dài hạn  Căn cứ vào đảm bảo tín dụng  Tín dụng không đảm bảo  Tín dụng có đảm bảo  Căn cứ vào phương pháp hoàn trả  Tín dụng trả góp: trả tiền vay và lãi định kì  Tín dụng phi trả góp: gốc trả vào cuối kì, lãi trả khi nào cũng được  Tín dụng hoàn trả theo yêu cầu 3/ Tín dụng nhà nước: là quan hệ tín dụng giữa nhà nước với các chủ thể khác trong nền kinh tế, trong đó nhà nước với tư cách là người đi vay bằng cách phát hành trái phiếu. Các loại trái phiếu nhà nước:  Căn cứ vào phạm vi tín dụng:  Trái phiếu quốc nội  Trái phiếu quốc tế  Căn cứ vào thời hạn tín dụng: Trái phiếu ngắn hạn, trái phiếu trung hạn, trái phiếu dài hạn  Căn cứ vào mục đích tín dụng:  Tín phiếu kho bạc  Trái phiếu kho bạc  Trái phiếu đầu tư 4/ Mối quan hệ giữa tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng Tín dụng thương mại Tín dụng ngân hàng  Tín dụng thương mại tạo ra các thương phiếu để làm cơ sở cho ngân hàng cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu thương phiếu.  Tín dụng thương mại càng phát triển sẽ thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Do đó nhu cầu về vốn của doanh nghiệp phát  Với việc thực hiện chiết khấu thương phiếu, ngân hàng đã tạo tính thanh khoản cho thương phiếu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp mua bán chịu. Ngân hàng có thể bảo lãnh cho doanh nghiệp mua bán chịu với nhau khi họ chưa quen biết. triển, thúc đẩy tín dụng ngân hàng phát triển.  Nhờ có tín dụng ngân hàng giúp cho các doanh nghiệp có vốn sản xuất kinh doanh tạo ra nhiều hàng hóa từ đó giúp cho tín dụng thương mại phát triển 5/ So sánh tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng và tín dụng nhà nước Loại hỉnh tín dụng Tín dụng thương mại Tín dụng ngân hàng Tín dụng nhà nước Chủ thể tham gia Các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất kinh doanh Ngân hàng và các chủ thể khác trong nền kinh tế Nhà nước và các chủ thể khác trong nền kinh tế Mục đích Phục vụ cho nhu cầu sản xuất, lưu thông hàng hóa vì mục tiêu lợi nhuận Phục vụ cho sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng vì mục tiêu lợi nhuận Phục vụ cho nhu cầu bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước, đầu tư xây dựng công trình Đối tượng Hàng hóa Chủ yếu là tiền Chủ yếu là tiền Thời hạn Ngắn hạn ( thường < 30 ngày ) Ngắn, trung, dài hạn Ngắn, trung, dài hạn Tính chất Trực tiếp Gián tiếp Trực tiếp Công cụ Thương phiếu Kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi Trái phiếu nhà nước II/ PHÂN LOẠI LÃI SUẤT 1. Căn cứ vào quan hệ tín dụng: - Lãi suất tín dụng nhà nước: là lãi suất áp dụng trong quan hệ tín dụng nhà nước. - Lãi suất thương mại: là lãi suất áp dụng trong quan hệ tín dụng thương mại. Giá bán chịu – Giá bán trả ngay Lãi suất thương mại = x 100% Giá bán trả ngay - Lãi suất ngân hàng: là lãi suất áp dụng trong quan hệ tín dụng ngân hàng.  Lãi suất tiền gửi: là lãi suất ngân hàng phải trả cho khách hàng ký thác tiền tệ tại ngân hàng.  Lãi suất cho vay: là lãi suất ngân hàng nhận được khi cấp tín dụng cho khách hàng.  Lãi suất chiết khấu: là lãi suất cho vay của NHTM đối với các chủ thể dước hình thức chiết khấu các giấy tờ có giá.  Lãi suất tái chiết khấu: là lãi suất cho vay của NHTW đối với các NHTM dưới hình thức chiết khấu hoặc tái chiết khấu lại các giấy tờ có giá.  Lãi suất tái cấp vốn: là lãi suất cho vay của NHTW với các NHTM dưới hình thức tái cấp vốn.  Lãi suất cơ bản ( base rate ) : là lãi suất do NHTW ấn định để làm cơ sở cho việc điều hành chính sách tiền tệ của NHTW. 2. Căn cứ vào phương pháp trả lãi:  Lãi suất khấu trừ: là lãi suất được hoàn trả ngay đầu kỳ trên cơ sở khấu trừ vào giá trị vốn vay.  Lãi suất coupon: là lãi suất được hoàn trả định kỳ.  Lãi suất cuối kỳ: là lãi suất được hoàn trả toàn bộ vào cuối kỳ. 3. Căn cứ vào tính ổn định của lãi suất:  Lãi suất cố định: là lãi suất được duy trì cố định trong suốt thời hạn cho vay và đi vay.  Lãi suất biến đổi: là lãi suất không cố định, có thể thay đổi trong thời gian cho vay và đi vay trên cơ sở phù hợp với sự biến động của lãi suất thị trường. 4. Căn cứ vào thời hạn tín dụng:  Lãi suất ngắn hạn: là lãi suất áp dụng trong quan hệ tín dụng với thời gian ngắn.  Lãi suất dài hạn: là lãi suất áp dụng trong quan hệ tín dụng với thời gian dài. * Tác động của lãi suất:  Lãi suất tăng lên  Lãi suất tiền gửi tăng  tiết kiệm tăng  tiêu dùng giảm  Lãi suất cho vay tăng  nản lòng nhà đầu tư  đầu tư giảm.  Lãi suất tăng  tỷ giá hối đoái giảm  xuất khẩu ròng giảm.  Lãi suất tăng  cung tiền giảm  lạm phát giảm. * Cấu trúc rủi ro của lãi suất là lãi suất giữa các công cụ nợ có cùng kỳ hạn thanh toán. Mức bù rủi ro = Lãi suất của công cụ nợ có rủi ro – Lãi suất của công cụ nợ không có rủi ro ( Tín phiếu kho bạc ) * Cấu trúc kỳ hạn của lãi suất là tương quan lãi suất giữa các công cụ nợ có cùng rủi ro vỡ nợ, tính lỏng và thuế nhưng có thời hạn thanh toán khác nhau. III/ TÀI SẢN TÀI CHÍNH TÀI SẢN TÀI SẢN THỰC TÀI SẢN TÀI CHÍNH Nhà, xe, bất động sản ….  có giá trị nội tại Tiền : giao dịch trên thị trường ngoại hối Cổ phiếu, trái phiếu : giao dịch trên thị trường chứng khoán Tín phiếu, thương phiếu: giao dịch trên thị trường tiền tệ ( liên ngân hàng ) Công trái ( trái phiếu chính phủ )  Thị trường Bất động sản không thuộc về thị trường tài chính vì Bất động sản không phải là tài sản tài chính. Chứng khoán tái thế chấp sẽ thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản.  Thị trường vàng thuộc về thị trường ngoại hối  thị trường vàng là thị trường tài chính.  Chứng chỉ tiền gửi là sản phẩm của Citibank ( 1961 ). Đây là 1 giấy tờ có giá xác nhận đã gửi tiền vào ngân hàng, lãi suất tiền gửi. Nó tương tự như sổ gửi tiền tiết kiệm, nhưng có thể giao dịch mua bán trên thị trường tiền tệ  khắc phục được nhược điểm “ phải đợi đến khi đáo hạn ” của sổ tiết kiệm.  Tính rủi ro của chứng khoán phụ thuộc vào chủ thể phát hành và thời hạn hoàn trả. Các công cụ tài chính theo thứ tự rủi ro tăng dần: Tín phiếu kho bạc < Trái phiếu kho bạc < Trái phiếu đầu tư ( công trái, trái phiếu đô thị ) < Thương phiếu < Trái phiếu công ty < Cổ phiếu ĐẤU THẦU TÍN PHIẾU KHO BẠC 1. Đấu thầu theo thời gian Đặt mua số lượng Lúc đặt mua A 200 tỷ 14: 00 B 400 tỷ 14: 30 C 600 tỷ 14: 30 D 600 tỷ 14: 30 Khối lượng phát hành 1000 tỷ A đặt mua trước nên được mua trước : 200 tỷ B, C, D đặt mua cùng thời điểm nên phải phân bổ B = 400 / ( 400 +600 +600 ) * ( 1000 – 200 ) = 200 C = 600 / ( 400 +600 +600 ) * ( 1000 – 200 ) = 300 D = 600 / ( 400 +600 +600 ) * ( 1000 – 200 ) = 300 2. Đấu thầu cạnh tranh lãi suất Nguyên tắc:  Lãi suất công bố là lãi suất trần  ai đưa ra lãi suất cao hơn > lãi suất trần thì không được mua.  Ai đưa ra lãi suất thấp hơn thì được mua trước.  Lãi suất trúng thầu là lãi suất cao nhất được mua ( không vượt quá lãi suất công bố )  đây là căn cứ xác định giá tín phiếu kho bạc. Ví dụ 1: Tại phiên đấu thầu tín phiếu kho bạc, khối lượng phát hành 1000 tỷ, phương thức đấu thầu cạnh tranh lãi suất. Tín phiếu kho bạc mệnh giá 1 triệu đồng, kỳ hạn 90 ngày, lãi suất trần là 5.32%, được bán theo hình thức chiết khấu. Khối lượng đặt mua Lãi suất đưa ra A 300 tỷ 5.0 % B 400 tỷ 5.2 % C 200 tỷ 5.3 % D 300 tỷ 5.3 % E 100 tỷ 5.3 % F 200 tỷ 5.35 % F không trúng thầu vì lãi suất đưa ra vượt lãi suất trần ( 5.32% ) A được mua trước ( 300 tỷ ), sau đó B được mua 400 tỷ, còn lại 1000- 300 -400 = 300 tỷ C, D, E cùng đưa ra mức lãi suất nên phân bổ C = 200 / ( 200 + 300 + 100 ) * 300 = 100 tỷ D = 300 / ( 200 + 300 + 100 ) * 300 = 150 tỷ E = 100 / ( 200 + 300 + 100 ) * 300 = 50 tỷ Lãi suất trúng thầu là r = 5.3% Mệnh giá Giá mua tín phiếu P = 1+ ( r/365 ) * T 1.000.000 = = 987.100 đồng 1 + ( 5.3% / 365 ) *90 Ví dụ 2: Ngày 1/1, A mua tín phiếu kho bạc mệnh giá 1 triệu đồng, thời hạn 6 tháng. Đến ngày 1/4, A cần tiền đang có ý định bán tín phiếu trên. Tại thời điểm này, B đang có ý định đầu tư tài chính, biết lãi suất tiền gửi ngân hàng định kỳ 3 tháng là 1% / tháng. Hỏi A phải bán tín phiếu cho B với giá bao nhiêu để hấp dẫn nhà đầu tư. Giải: A phải bán cho B mức giá sao cho B được hưởng lãi suất từ đầu tư tín phiếu kho bạc > = 1% / tháng  i > = 3% / 3 tháng Định giá trái phiếu trên thị trường thứ cấp: Mệnh giá Giá bán tín phiếu P = 1+ ( i/365 ) * T  i = ( MV / P -1 ) * ( 365 / Số ngày còn lại ) > = 3%  i = ( 1.000.000 / P - 1 ) * ( 365 / 90 ) > = 3%  P < = 992. 657 đồng BÀI TẬP LÃI SUẤT TRÁI PHIẾU Trái phiếu coupon có mệnh giá 100.000 đ, lãi suất danh nghĩa 10%/năm, kỳ hạn 5 năm, thanh toán hàng năm. Xác định lợi suất coupon, lợi suất hiện hành, lợi suất đáo hạn nếu giá thị trường trái phiếu là 96.000, 100.000, 110.000 đ ? Giá thị trường 96.000 100.000 110.000 Lợi suất coupon (lãi suất danh nghĩa) 10% 10% 10% Lợi suất hiện hành = Mệnh giá x lãi suất danh nghĩa Giá thị trường 10,42% 10% 9,09% Lợi suất đáo hạn I + (MV – V) / n YTM= (MV + V)/2 11,02% 10% 7,62% Nhận xét: • Trái phiếu bán bằng mệnh giá thì lợi suất coupon = lợi suất hiện hành = lợi suất đáo hạn. • Trái phiếu bán thấp hơn mệnh giá thì lợi suất coupon nhỏ nhất. • Trái phiếu bán cao hơn mệnh giá thì lợi suất đáo hạn nhỏ nhất. Chú ý: • Khi lãi suất thị trường > lãi suất coupon => giá trái phiếu < mệnh giá • Khi lãi suất thị trường giá trái phiếu > mệnh giá • Khi lãi suất thị trường = lãi suất coupon => giá trái phiếu = mệnh giá BÀI TẬP VỀ QUYỀN TIÊN MÃI CỦA CỔ PHIẾU Thị giá CP đã phát hành – Giá bán CP mới cho cổ đông hiện hữu Giá quyền tiên mãi = ( Số CP đang lưu hành/ Số CP phát hành thêm ) + 1 Giá cổ phiếu sau khi phát hành cổ phiếu mới X * Thị giá CP đã phát hành + Y * Giá bán CP mới cho cổ đông hiện hữu = X + Y Trong đó : X = Số cổ phiếu đang lưu hành của công ty = Vốn điểu lệ hiện có / Mệnh giá Y = Số CP mới phát hành thêm Bài tập 1: Công ty H hiện có vốn điều lệ 10 tỷ, mệnh giá 10.000, thị giá 20.000. Công ty tăng vốn điều lệ bằng cách phát hành thêm 500.000 cổ phiếu mới, bán cho cổ đông hiện hữu với giá 14.000. Ông A là cổ đông hiện hữu đang sở hữu 100.000 cổ phần. a. Nếu A không mua thêm cổ phiếu trong đợt phát hành mới này thì tỷ lệ sở hữu của A trong công ty thay đổi ra sao ? b. Nếu A thực hiện quyền tiên mãi thì A sẽ được mua tối đa bao nhiêu trong số 500.000 cổ phiếu phát hành mới và khi đó A phải bỏ ra bao nhiêu ? c. A không thực hiện quyển tiên mãi nhưng bán nó lại cho người khác. Nếu A bán toàn bộ quyền tiên mãi thì thu được bao nhiêu tiền ? d. Biến động giá cổ phiếu sẽ theo chiều hướng nào khi công ty tăng vốn điều lệ thêm 500.000 cổ phần ? Bài giải: a. Tỷ lệ sở hữu của A trước khi phát hành 500.000 cổ phiếu : 100.000 * 10.000 / 10.000.000.000 = 10% Tỷ lệ sở hữu của A sau khi phát hành 500.000 cổ phiếu ( nếu A không mua thêm cổ phiếu ) = 100.000 * 10.000 / ( 10.000.000.000 + 500.000 * 10.000 ) = 6,67% b. A được mua thêm số cổ phiếu theo tỷ lệ cổ phần mà A đang nắm giữ ( 10% ) Số cổ phiếu A được ưu tiên mua trước = 500.000 * 10% = 50.000 cổ phiếu Số tiền A phải chi = 50.000 * 14.000 = 700 triệu đồng c. Số cổ phiếu đang lưu hành của công ty = 10.000.000.000 / 10.000 = 1.000.000 Thị giá CP đã phát hành – Giá bán CP mới cho cổ đông hiện hữu Giá quyền tiên mãi = ( Số CP đang lưu hành/ Số CP phát hành thêm ) + 1 = ( 20.000 – 14.000 ) / ( 1.000.000 / 500.000 + 1 ) = 2000đ/cp Nếu A bán toàn bộ quyền tiên mãi thì số tiền A thu được là: 2000 * 100.000 = 200 triệu đồng d. Giá cổ phiếu sau khi công ty tăng vốn điều lệ = ( 1.000.000 * 20.000 + 500.000 * 14.000 ) / ( 1.000.000 + 500.000 ) = 18.000 đ/cp giá cổ phiếu bị giảm, bị pha loãng từ 20.000 xuống 18.000 Bài tập 2: Công ty H vốn điểu lệ 20 tỷ, mệnh giá 10.000, thị giá 27.000. Công ty tăng thêm 5 tỷ vốn điểu lệ bằng cách phát hành cổ phiếu mới. Công ty bán cho cổ đông hiện hữu với giá 20.000. Ông A đang sở hữu 200.000 cổ phần. a. Tính số tiền A thu được nếu bán toàn bộ quyền tiên mãi. b . Để giá cổ phiếu sau khi phát hành là 25.000 thì giá dành cho cổ đông hiện hữu là bao nhiêu ? c. Ông A có 4 tỷ đồng nhàn rỗi, ông ta muốn mua 40% số cổ phiếu mới. Hỏi A có mua được không ? Bài giải: a. Số cố phiếu đang lưu hành = 20.000.000.000 / 10.000 = 2.000.000 Theo luật chứng khoán, khi công ty cổ phần phát hành cổ phiếu, nếu đã niêm yết trên sàn giao dịch chính thức thì mệnh giá không đổi, còn giá bán thì tuân theo quan hệ cung- cầu trên thị trường, còn trên thị trường OTC thì mệnh giá không cố định. Do đó số cổ phiếu phát hành thêm = 5.000.000.000 / 10.000 = 500.000 Giá quyền tiên mãi = ( 27.000 - 20.000 ) / ( 2.000.000 /500.000 +1 ) =1400đ/cp Số tiền thu được = 1400* 200.000 = 280 triệu b. ( 27.000 * 2.000.000 + 500.000 * P ) / ( 2.000.000 + 500.000 ) = 17.000  P = 17.000 c. Cách 1: A muốn mua 40% mà tỷ lệ sở hữu của A : 200.000 / 2.000.000 = 10% - A được mua 10% cổ phiếu theo giá bán của công ty dành cho cổ đông hiện hữu ( quyển tiên mãi ) với giá là 20.000 đ/cp - A phải mua 30% cổ phiếu theo giá phát hành cổ phiếu mới là ( 27.000 * 2.000.000 + 20.000 * 500.000 ) / ( 2.000.000 + 500.000 ) = 25.600 đ/cp Số tiền A phải bỏ ra = 10% * 500.000 * 20.000 + 30% * 500.000 * 25.600 = 4,84 tỷ đồng > 4 tỷ  A không đủ tiền mua. Cách 2: A muốn mua 40% * 500.000 = 200.000 A nên mua 200.000 cổ phiếu này bằng quyền tiên mãi để chắc chắn được mua = 200.000 *20.000 = 4 tỷ đồng Quyền tiên mãi A cần phải mua : 30% * 500.000 * 4* ( 27.000 - 20.000 ) / ( 2.000.000 / 500.000 + 1) = 0.84 tỷ ( tỷ lệ 4:1  A muốn mua 150.000 cổ phiếu thì phải mua 600.000 quyền  số tiền A phải chi ra là 4,84 tỷ ) ĐỂ THI GIỮA KỲ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 1. Vào thời điểm chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu thường thì: - Quyển sở hữu cổ đông hiện tại bị pha loãng - Công ty phải nộp thuế nhiều hơn và Bảng Cân đối kế toán của công ty đẹp hơn. 2. Vốn chủ sở hữu thay đổi khi - Mua cổ phiếu quỹ - Trả cổ tức bằng tiền mặt  Vốn chủ sở hữu không đổi khi công ty phát hành cổ phiếu thưởng  Vốn điều lệ không đổi khi công ty tách cổ phần hoặc gộp cổ phần. 3.Xếp hạng tín nhiệm của công ty giảm xuống thì - Rủi ro vỡ nợ của công ty tăng lên - Mức bù rủi ro của công ty tăng lên 4. Công ty quản lý đầu tư thay mặt quỹ đầu tư thực hiện quản lý danh mục đầu tư và thực hiện quyền bầu cử, biểu quyết. 5. Giá của chứng chỉ quỹ đóng do quan hệ cung - cầu thị trường quyết định. Nó cũng phụ thuộc vào NAV. 6. Danh mục đầu tư của bào hiểm phi nhân thọ: - Đầu tư vào bất động sản theo 1 tỷ lệ nhất định - Đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm 7. Chứng khoán tái thế chấp sẽ thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản. 8. a. 1 điểm cơ bản về lãi suất tương ứng 0.01%. b. Điểm lãi : 1% tăng lên của lãi suất tương ứng lãi suất tăng lên 1 điểm. Ví dụ: Lãi suất tăng tử 10% lên 11 %  lãi suất tăng lên ( 11- 10)/10 = 10% = 10 điểm 9. Khi cho thuê tài chính: - Thời gian thuê tương đối dài so với với thời gian sử dụng của tài sản - Người đi thuê gánh chịu toàn bộ phần lớn rủi ro ( không phải là người cho thuê ) - Hiện giá của những khoản thanh toán gốc và lãi gần bằng giá trị của tài sản. 10. Khi thuê tài chính thì công ty đi thuê phát sinh thêm chi phí khấu hao và chi phí tài chính ( chi phí trả lãi vay ). 11. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ( DIV ) chỉ chấp nhận bảo hiểm tiền gửi cho đồng tiền Việt Nam ( của cá nhân, tố chức trong và ngoài nước ). Tiền gửi bằng USD không được bảo hiểm. 12. Giá trị nội tại của trái phiếu được quyết định bởi phân tích và đánh giá của nhà đầu tư. 13. Tính thư giá của 1 cổ phiếu (BV- Book value) Cách 1: Vốn chủ sở hữu BV = Số lượng cổ phần phát hành Tổng tài sản – Nợ phải trả - Giá trị cổ phiếu ưu đãi = Số lượng chứng chỉ quỹ đang lưu hành Ví dụ 1: Vào ngày 1/12/ 2009, công ty A đang có 175 triệu cổ phần đang phát hành , giá trị sổ sách trên 1 cổ phiếu là 60000 đồng. 31/12/2009 công ty trả cổ tức bằng cổ phiếu, chiếm 50% tỷ lệ. Tính giá trị sổ sách 1 cổ phiếu tại ngày 31/12/2009. Giải: Khi công ty trả cổ tức bằng cổ phiếu thì công ty sẽ phát hành thêm cổ phiếu  Số lượng cổ phiếu lưu hành vào thời điểm 31/12/2009 là 175 * ( 1+50%) = 262.5 triệu  Thư giá cổ phiếu ngày 31/12/2009 : BV = 175* 60000 / 262.5 = 40000 đồng Cách khác: Nếu công ty phát hành thêm cổ phiếu ( phát hành cổ phần mới, phát hành cổ phiếu thưởng, trả cổ tức bằng cổ phiếu )  BV mới = BV cũ / ( 1+ Tỷ lệ phát hành thêm)  BV sau khi phát hành = 60000 / ( 1+ 50% ) = 40000 Nếu công ty thu hồi cổ phiếu ( mua cổ phiếu quỹ ) thì BV mới = BV cũ / ( 1- Tỷ lệ cổ phiếu mua lại ) Cách 2: Cổ phần thường + Vốn thặng dư cổ phần + Thu nhập tích lũy NAV = Số lượng chứng chỉ quỹ đang lưu hành 14. Xem xét hoạt động này là phát hành cổ phiếu riêng lẻ hay phát hành ra công chúng : Công ty ABC phát hành cổ phiếu bán cho 50 nhà đầu tư cá nhân, 53 nhà đầu tư tổ chức ( trong đó 3 ngân hàng thương mại và 2 quỹ đầu tư ) Giải : Theo quy định khi công ty phát hành cổ phiếu cho trên 100 nhà đầu tư chuyên nghiệp ( ngân hàng, quỹ đầu tư ) thì đây là phát hành ra công chúng. Ở ví dụ trên, ABC chỉ phát hành cho 3 ngân hàng thương mại + 2 quỹ đầu tư < 100 nên đây là phát hành riêng lẻ ( công ty chỉ bán riêng lẻ cho các nhà đầu tư lớn). Chú ý : IPO là phát hành cổ phiếu ra công chúng ra lần đầu. 15. Trái phiếu mua lại  lãi suất thu hồi ( YTC ) 16. Công ty tài chính phát hành cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, không phát hành tín phiếu. 17. Trái phiếu Zero- Coupon ( không trả lãi ) có thời hạn 3 năm và trái phiếu coupon lãi suất coupon 14%, thời hạn 3 năm. Câu hỏi : trái phiếu nào có rủi ro đầu tư lớn hơ
Tài liệu liên quan