Các lực lượng cung cầu thị trường

Khi một đợt giá lạnh đổvào bang Florida, giá nước cam tăng trong các siêu thịtrên toàn quốc. Mỗi khi thời tiết vào mùa hè ấm lên ởbang New England, giá thuê phòng khách sạn ở vùng Ca-ri -bê lập tức suy giảm. Khi một cuộc chiến tranh bùng nổ ởTrung Đông, giá xăng ở Mỹtăng và giá xe Cadillac cũgiảm xuống. Những biến cốnày có điểm gì chung? Tất cả chúng đều cho thấy sựvận hành của cung và cầu. Cungvà cầu là hai từmà các nhà kinh tếsửdụng thường xuyên nhất - và vì nguyên nhân rất hợp lý. Cung và cầu là những lực lượng làm cho nền kinh tếthịtrường hoạt động. Chúng quyết định lượng của mỗi hàng hóa được sản xuất ra và giá mà nó được bán. Nếu muốn biết một biến cốhoặc chính sách ảnh hưởng tới nền kinh tếnhưthếnào, thì trước hết bạn phải nghĩxem nó ảnh hưởng tới cung và cầu nhưthếnào

pdf22 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1899 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các lực lượng cung cầu thị trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 2 – Các lực lượng cung cầu thị trường 1 CHƯƠNG 2 CÁC LỰC LƯỢNG CUNG CẦU THỊ TRƯỜNG Khi một đợt giá lạnh đổ vào bang Florida, giá nước cam tăng trong các siêu thị trên toàn quốc. Mỗi khi thời tiết vào mùa hè ấm lên ở bang New England, giá thuê phòng khách sạn ở vùng Ca-ri -bê lập tức suy giảm. Khi một cuộc chiến tranh bùng nổ ở Trung Đông, giá xăng ở Mỹ tăng và giá xe Cadillac cũ giảm xuống. Những biến cố này có điểm gì chung? Tất cả chúng đều cho thấy sự vận hành của cung và cầu. Cung và cầu là hai từ mà các nhà kinh tế sử dụng thường xuyên nhất - và vì nguyên nhân rất hợp lý. Cung và cầu là những lực lượng làm cho nền kinh tế thị trường hoạt động. Chúng quyết định lượng của mỗi hàng hóa được sản xuất ra và giá mà nó được bán. Nếu muốn biết một biến cố hoặc chính sách ảnh hưởng tới nền kinh tế như thế nào, thì trước hết bạn phải nghĩ xem nó ảnh hưởng tới cung và cầu như thế nào. Chương này giới thiệu lý thuyết về cung và cầu. Nó nghiên cứu hành vi của người bán và người mua, cũng như sự tương tác giữa họ với nhau. Nó chỉ ra cách thức quyết định giá cả của cung và cầu trong nền kinh tế thị trường, cũng như giá cả đến lượt nó lại phân bổ các nguồn lực khan hiếm của xã hội như thế nào. THỊ TRƯỜNG VÀ CẠNH TRANH Khái niệm cung và cầu được dùng để chỉ hành vi của con người khi họ tương tác với nhau trên thị trường. Thị trường là một nhóm người bán và người mua một hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định. Với tư cách là một nhóm, người mua quyết định cầu về sản phẩm và với tư cách một nhóm, người bán quyết định cung về sản phẩm. Trước khi thảo luận về hành vi của người bán và người mua, chúng ta hãy xem xét kỹ lưỡng hơn khái niệm “thị trường” và các dạng thị trường khác nhau mà chúng ta quan sát thấy trong nền kinh tế. Thị trường cạnh tranh Thị trường có nhiều dạng khác nhau. Đôi khi thị trường có tổ chức rất cao, chẳng hạn thị trường của nhiều loại nông sản. Trong những thị trường này, người mua và người bán gặp nhau vào một thời gian và tại địa điểm nhất định mà tại đó, người xướng giá góp phần định giá và tổ chức bán hàng. Nhưng hầu hết các thị trường được tổ chức ở mức thấp hơn. Chẳng hạn, chúng ta hãy quan sát thị trường kem trong một khu phố nhất định. Người mua kem không hề tập hợp nhau lại vào bất kỳ thời điểm nào. Người bán kem nằm ở các địa điểm khác nhau và bán các sản phẩm khác nhau đôi chút. Ở đây không có người xướng giá để công bố giá kem. Từng người bán tự ghi giá cho mỗi chiếc kem và từng người mua quyết định mua bao nhiêu kem tại mỗi cửa hàng. Mặc dù không được tổ chức, nhưng nhóm người mua và người bán kem hình thành một thị trường. Người mua biết rằng có nhiều người bán để anh ta lựa chọn và người bán ý thức được rằng có người khác bán sản phẩm tương tự sản phẩm của anh ta. Giá và lượng kem bán ra không phải do một người bán hay người mua nào quyết định. Trên thực tế, giá và lượng là do tất cả người bán và người mua quyết định khi họ tương tác với nhau trên thị trường. Giống như hầu hết các thị trường trong nền kinh tế, thị trường kem có tính cạnh tranh cao. Thị trường cạnh tranh là một thị trường trong đó có nhiều người bán và người mua đến mức NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 2 – Các lực lượng cung cầu thị trường 1 mỗi người chỉ có ảnh hưởng không đáng kể đến giá thị trường. Mỗi người bán kem chỉ có khả năng kiểm soát hạn chế đối với giá cả vì những người bán khác đang chào bán các sản phẩm tương tự. Người bán có ít lý do để bán với giá thấp hơn giá phổ biến trên thị trường, và nếu anh ta bán với giá cao hơn, người mua sẽ mua hàng ở nơi khác. Tương tự, không một người mua cá biệt nào có thể tác động tới giá kem vì mỗi người chỉ mua một lượng nhỏ. Trong chương này chúng ta sẽ tìm hiểu xem người mua và người bán tương tác với nhau như thế nào trên thị trường cạnh tranh. Chúng ta sẽ nghiên cứu xem các lực lượng cung cầu quyết định lượng hàng hóa bán ra và giá của nó như thế nào. Sự cạnh tranh: hoàn hảo và không hoàn hảo Trong chương này chúng ta giả định rằng các thị trường có tính cạnh tranh hoàn hảo. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo được định nghĩa là những thị trường có hai đặc tính quan trọng nhất: (1) tất cả hàng hóa được chào bán là những hàng hóa như nhau, và (2) người mua và người bán nhiều đến mức không có người bán hoặc người mua cá biệt nào có thể tác động tới giá thị trường. Vì người bán và người mua trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo phải chấp nhận giá do thị trường quyết định, cho nên họ được coi là người nhận giá. Có một số thị trường trong đó giả định về sự cạnh tranh hoàn hảo hoàn toàn đúng. Chẳng hạn trên thị trường lúa mỳ có hàng ngàn nông dân bán lúa mỳ và hàng triệu người tiêu dùng sử dụng lúa mỳ và sản phẩm làm từ lúa mỳ. Vì không có người bán và người mua cá biệt nào tác động được tới giá lúa mỳ, nên mọi người đều coi giá lúa mỳ là cho trước. Tuy nhiên, không phải mọi hàng hóa và dịch vụ đều được bán trên các thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Một số thị trường chỉ có một người bán và người bán này quy định giá cả. Người bán này được gọi là nhà độc quyền. Chẳng hạn, công ty truyền hình cáp trong thị trấn của bạn có thể là một nhà độc quyền. Người dân trong thị trấn của bạn có thể chỉ có một công ty truyền hình cáp để họ mua dịch vụ này. Một số thị trường nằm giữa hai trường hợp cực đoan là cạnh tranh hoàn hảo và độc quyền. Một dạng thị trường trong số đó, cái được gọi là thị trường độc quyền nhóm, chỉ có một ít người bán không phải lúc nào cũng cạnh tranh mạnh mẽ với nhau. Các tuyến bay là một ví dụ. Nếu mỗi tuyến bay giữa hai thành phố chỉ được hai hay ba hãng hàng không phục vụ, các hãng này có thể tránh cạnh tranh quá khốc liệt để giữ cho giá cả ở mức cao. Một dạng khác của thị trường là cạnh tranh độc quyền: nó bao gồm nhiều người bán, mỗi người chào bán một sản phẩm hơi khác so với sản phẩm của người khác. Vì sản phẩm không hoàn toàn giống nhau, nên mỗi người bán có một khả năng nào đó trong việc định giá cho sản phẩm của mình. Một ví dụ là ngành phần mềm máy tính. Nhiều chương trình soạn thảo văn bản cạnh tranh với nhau, nhưng không có chương trình nào hoàn toàn giống nhau và vì vậy chúng có giá riêng. Mặc dù thị trường mà chúng ta quan sát được trên thế giới rất đa dạng, nhưng chúng ta bắt đầu bằng việc nghiên cứu thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là dạng thị trường dễ phân tích nhất. Hơn nữa, vì trên hầu hết các thị trường đều có một mức độ cạnh tranh nào đó, nên nhiều bài học mà chúng ta có được khi nghiên cứu cung và cầu trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo có thể vận dụng vào các thị trường phức tạp hơn. Kiểm tra nhanh: Thị trường là gì? Khái niệm thị trường cạnh tranh hàm ý gì? CẦU Chúng ta bắt đầu công trình nghiên cứu thị trường của mình bằng cách xem xét hành vi của người mua. Trong phần này, chúng ta sẽ xem xét các yếu tố quyết định lượng cầu về một NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 2 – Các lực lượng cung cầu thị trường 1 hàng hóa nào đó, tức lượng hàng hóa mà người tiêu dùng sẵn sàng và có khả năng mua. Để tập trung suy nghĩ của mình, chúng ta hãy luôn luôn nhớ tới một hàng hóa cụ thể là kem. Yếu tố nào quyết định lượng cầu của một cá nhân? Chúng ta hãy xem xét cầu của mình về kem. Bạn làm thế nào để quyết định mua bao nhiêu kem mỗi tháng, và những yếu tố nào ảnh hưởng tới quyết định của bạn? Sau đây là một số câu trả lời mà bạn có thể đưa ra. Giá cả. Nếu giá kem tăng so với mức giá ban đầu là 20 xu một cốc, bạn sẽ mua ít kem hơn. Thay vào đó, bạn có thể mua món sữa chua đông lạnh. Nếu giá kem giảm so với giá 20 xu một cốc, bạn sẽ mua nhiều hơn. Vì lượng cầu về kem giảm khi giá tăng và tăng khi giá giảm, nên chúng ta nói lượng cầu có quan hệ nghịch với giá cả. Mối quan hệ này giữa giá cả và lượng cầu đúng với hầu hết hàng hóa trong nền kinh tế. Trên thực tế, nó có tác dụng rộng rãi đến mức các nhà kinh tế gọi nó là luật cầu: nếu các yếu tố khác không thay đổi, thì khi giá một hàng hóa tăng, lượng cầu về hàng hóa đó sẽ giảm. Thu nhập. Điều gì xảy ra đối với cầu về kem của bạn nếu bạn mất việc làm trong mùa hè? Khả năng cao nhất là nó sẽ giảm. Mức thu nhập thấp hơn hàm ý bạn có tổng mức chi tiêu thấp hơn và vì vậy bạn chi tiêu ít hơn để mua một số hàng hóa - và có lẽ là hầu hết các hàng hóa. Nếu cầu về một hàng hóa giảm khi thu nhập giảm, thì hàng hóa này được gọi là hàng thông thường. Không phải mọi hàng hóa đều là hàng thông thường. Nếu cầu về một hàng hóa tăng khi thu nhập giảm, thì hàng hóa này được gọi là hàng cấp thấp. Việc đi xe buýt là một ví dụ về hàng cấp thấp. Khi thu nhập của bạn giảm, có ít khả năng bạn sẽ mua một chiếc ô tô hay đi tắc xi, mà có nhiều khả năng bạn sẽ đi xe buýt. Giá các hàng hóa liên quan. Chúng ta hãy giả sử giá món sữa chua đông lạnh giảm. Luật cầu nói rằng bạn sẽ mua nhiều sữa chua đông lạnh hơn. Đồng thời, có thể bạn sẽ mua ít kem hơn. Vì kem và sữa chua đông lạnh là hai món tráng miệng lạnh, ngọt và béo, nên chúng thỏa mãn được những nguyện vọng tương tự nhau. Khi sự giảm giá của một hàng hóa làm giảm lượng cầu về hàng hóa khác, chúng ta gọi hai hàng hóa này là hàng thay thế. Hàng thay thế thường là một cặp hàng hóa được sử dụng thay thế cho nhau, chẳng hạn xúc xích nóng và bánh mỳ kẹp thịt, áo thun và áo sơ mi, vé xem phim và tiền thuê viđiô. Bây giờ chúng ta hãy giả sử giá món kẹo mềm nóng giảm. Theo luật cầu, bạn sẽ mua nhiều kẹo mềm nóng hơn. Nhưng trong trường hợp này bạn cũng mua kem nhiều hơn, vì kem và kẹo mềm nóng thường được ăn kèm với nhau. Khi sự giảm sút giá của một hàng hóa làm tăng cầu về hàng hóa khác, hai hàng hóa được gọi là hàng bổ sung cho nhau. Hàng bổ sung thường là một cặp hàng hóa được sử dụng cùng nhau như xăng và ô tô, máy tính và phần mềm, bàn trượt tuyết và vé vào khu trượt tuyết. Thị hiếu. Yếu tố rõ ràng nhất quyết định cầu của bạn là thị hiếu của bạn. Nếu bạn thích kem, bạn mua nó nhiều hơn. Các nhà kinh tế thường không tìm cách lý giải thị hiếu của con người vì nó hình thành từ các yếu tố lịch sử và tâm lý nằm ngoài vương quốc của kinh tế học. Tuy NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 2 – Các lực lượng cung cầu thị trường 1 nhiên, các nhà kinh tế chú ý phân tích xem điều gì xảy ra khi thị hiếu thay đổi. Kỳ vọng. Kỳ vọng của bạn về tương lai có thể tác động tới cầu hiện tại của bạn về hàng hóa và dịch vụ. Chẳng hạn, nếu dự kiến kiếm được nhiều thu nhập hơn trong tháng tới, bạn có thể sẵn sàng hơn trong việc chi tiêu một phần tiền tiết kiệm hiện tại để mua kem. Ví dụ khác là nếu dự kiến giá kem ngày mai sẽ giảm, bạn có thể không sẵn sàng mua một cốc kem với giá hiện tại Biểu cầu và đường cầu Chúng ta đã nhận thấy rằng nhiều biến số quyết định lượng kem mà một cá nhân có cầu. Hãy tưởng tượng ra rằng chúng ta giữ cho tất cả các biến số này không đổi trừ một biến số là giá cả. Chúng ta hãy xét xem giá cả tác động tới lượng cầu về kem như thế nào. Giá một cốc kem 0,00 đô la 0,50 1,00 1.50 2,00 2,50 3,00 Lượng cầu về kem 12 10 8 6 4 2 0 Bảng 1. Biểu cầu của Catherine. Biểu cầu chỉ ra lượng cầu tại mỗi mức giá. Bảng 1 cho biết số cốc kem mà Catherine mua mỗi tháng tại các mức giá kem khác nhau. Nếu kem được cung cấp miễn phí, Catherine sẽ ăn 12 cốc. Với giá 0,50 đô la một cốc, Catherine mua 10 cốc. Khi giá tiếp tục tăng lên, cô mua ngày càng ít kem hơn. Khi mức giá bằng 3đô la, Catherine không mua một cốc kem nào cả. Bảng 1 là một biểu cầu, tức một bảng chỉ ra mối quan hệ giữa giá của một hàng hóa và lượng cầu. (Các nhà kinh tế sử dụng từ biểu vì bảng này có các cột con số song song với nhau như một biểu ghi giờ tầu chạy). Hình 1. Đường cầu của Catherine. Đường cầu này là đồ thị được vẽ bằng số liệu của bảng 1. Nó cho biết lượng cầu về một hàng hóa thay đổi như thế nào khi giá của nó thay đổi. Vì 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Lượng kem 3.00 2.50 2.00 1.50 1.00 0,50 Giá kem NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 2 – Các lực lượng cung cầu thị trường 1 giá thấp hơn làm tăng lượng cầu, nên đường cầu dốc xuống. Ceteris Paribus - Những cái khác không thay đổi Mỗi khi nhìn thấy đường cầu, bạn cần nhớ rằng nó được vẽ cho trường hợp nhiều biến số khác không thay đổi. Đường cầu của Catherine trong hình 1 cho thấy điều gì xảy ra đối với lượng kem mà Catherine muốn mua khi chỉ có giá kem thay đổi. Đường cầu được vẽ với giả định rằng thu nhập của Catherine, thị hiếu, kỳ vọng và giá cả các hàng hóa có liên quan không thay đổi. Các nhà kinh tế sử dụng thuật ngữ ceteris paribus để nhấn mạnh rằng tất cả các biến số có liên quan, trừ các biến số được nghiên cứu vào thời điểm đó, đều được giữ cho không thay đổi. Thành ngữ la tinh này có nghĩa đen là “những cái khác không thay đổi”. Đường cầu dốc xuống vì, nếu những cái khác không thay đổi, giá cả thấp hơn hàm ý lượng cầu cao hơn. Mặc dầu thuật ngữ những cái khác không thay đổi được áp dụng cho một tình huống giả định, trong đó một số biến số được giả định là không thay đổi, nhưng trong thực tế, nhiều sự vật đồng thời thay đổi. Vì lý do này, khi sử dụng các công cụ cung cầu để phân tích các biến cố hoặc chính sách, vấn đề quan trọng là phải nhớ rằng những cái gì được giữ cho không thay đổi, còn cái gì thì không. Cầu thị trường và cầu cá nhân Cho đến giờ chúng ta chỉ nói về cầu của một cá nhân về hàng hóa. Để phân tích phương thức vận hành của thị trường, chúng ta cần xác định cầu thị trường, tức tổng các cầu cá nhân về một hàng hóa hay một dịch vụ cụ thể. Bảng 2 là biểu cầu về kem của hai cá nhân là Catherine và Nicholas. Biểu cầu của Catherine cho chúng ta biết lượng kem mà cô muốn mua và biểu cầu của Nicholas cho chúng ta biết lượng kem mà anh muốn mua. Cầu thị trường là tổng cầu của hai cá nhân. Vì cầu thị trường hình thành từ các cầu cá nhân, nên nó phụ thuộc vào tất cả các yếu tố quyết định cầu của những người mua cá biệt. Cho nên, cầu thị trường phụ thuộc vào thu nhập của người mua, thị hiếu, kỳ vọng và giá cả của các hàng hóa liên quan. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào số người mua. (Nếu có thêm người tiêu dùng khác là Peter cùng ăn kem với Catherine và Nicholas, lượng cầu thị trường sẽ cao hơn tại mọi mức giá.) Biểu cầu trong bảng 2 cho thấy điều gì xảy ra đối với lượng cầu khi giá cả thay đổi, trong khi tất cả các biến số khác quyết định lượng cầu đều được giữ cho không thay đổi. Giá một cốc kem Catherine Nicholas 0,00 đô la 12 + 7 0,50 10 6 1,00 8 5 1,50 6 4 2,00 4 3 2,50 2 2 3,00 0 1 Lượng cầu thị trường = 19 16 13 10 7 4 1 Bảng 2. Biểu cầu cá nhân và biểu cầu thị trường. Lượng cầu trên một thị trường là tổng NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 2 – Các lực lượng cung cầu thị trường 1 lượng cầu của mọi người mua. Hình 2 vẽ các đường cầu tương ứng với những biểu cầu này. Hãy chú ý rằng chúng ta cộng các đường cầu cá nhân theo phương nằm ngang để có đường cầu thị trường. Nghĩa là để xác định tổng lượng cầu tại bất kỳ mức giá nào, chúng ta cũng cộng lượng cầu của các cá nhân xác định được trên trục hoành của đường cầu cá nhân. Vì quan tâm tới việc phân tích phương thức vận hành của thị trường, nên chúng ta thường sử dụng đường cầu thị trường. Đường cầu thị trường cho thấy tổng lượng cầu về một hàng hóa thay đổi như thế nào khi giá cả thay đổi. Hình 2. Cầu thị trường là tổng cầu của các cá nhân. Đường cầu của một thị trường được xác định bằng cách cộng theo phương nằm ngang tất cả các đường cầu cá nhân. Tại mức giá bằng 2 đô la, Catherine muốn mua 4 cốc kem và Nicholas muốn mua 3 cốc kem. Lượng cầu trên thị trường tại mức giá này bằng 7 cốc kem. 0 1 2 3 4 5 6 7 Lượng kem 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 Lượng kem 3.00 2.50 2.00 1.50 1.00 0,50 Giá kem Cầu của Catherine Cầu của Nicholas Giá kem 3.00 2.50 2.00 1.50 1.00 0,50 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 3.00 2.50 2.00 1.50 1.00 0,50 Giá kem Cầu thị trường NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 2 – Các lực lượng cung cầu thị trường 1 Sự dịch chuyển của đường cầu Giả sử Hiệp hội Y tế Mỹ đột nhiên công bố một phát minh mới: những người ăn kem thường xuyên sống lâu hơn, có sức khỏe tốt hơn. Công bố này ảnh hưởng tới thị trường kem như thế nào? Phát minh trên đã làm thay đổi thị hiếu của mọi người và làm tăng cầu về kem. Tại mọi mức giá, bây giờ người mua muốn mua lượng kem lớn hơn và đường cầu về kem dịch chuyển sang phải. Hình 3. Sự dịch chuyển của đường cầu. Bất kỳ sự thay đổi nào làm tăng lượng hàng mà người mua muốn mua tại một mức giá nhất định cũng làm dịch chuyển đường cầu sang phải. Bất kỳ sự thay đổi nào làm giảm lượng hàng mà người mua muốn mua tại một mức giá nhất định cũng làm dịch chuyển đường cầu sang trái. Mỗi khi một yếu tố quyết định cầu nào đó thay đổi, trừ giá hàng hóa, đường cầu đều dịch chuyển. Hình 3 chỉ ra rằng bất kỳ sự thay đổi nào làm tăng lượng cầu tại mọi mức giá cũng làm dịch chuyển đường cầu sang phải. Tương tự, bất kỳ sự thay đổi nào làm giảm lượng cầu tại mọi mức giá cũng làm dịch chuyển đường cầu sang trái. Bảng 3 ghi các biến số quyết định lượng cầu trên thị trường và sự thay đổi trong một biến số tác động tới đường cầu như thế nào. Hãy chú ý rằng giá cả đóng một vai trò đặc biệt trong bảng này. Vì giá cả nằm trên trục tung khi chúng ta vẽ đường cầu, nên sự thay đổi của giá cả không làm dịch chuyển đường cầu, mà chỉ biểu thị sự di chuyển dọc theo nó. Ngược lại khi có sự thay đổi trong thu nhập, giá của các hàng hóa liên quan, thị hiếu, kỳ vọng hay số người mua, lượng cầu thay đổi tại mọi mức giá; điều này được biểu thị bằng sự dịch chuyển của đường cầu. Các biến số tác động tới lượng cầu Sự thay đổi trong biến số này Giá cả Thu nhập Giá của các hàng hóa liên quan Thị hiếu Kỳ vọng Số người mua Di chuyển dọc theo đường cầu Làm dịch chuyển đường cầu Làm dịch chuyển đường cầu Làm dịch chuyển đường cầu Làm dịch chuyển đường cầu Làm dịch chuyển đường cầu Tóm lại, đường cầu cho thấy điều gì xảy ra với lượng cầu về một hàng hóa khi giá cả của nó thay đổi và tất cả các yếu tố khác quyết định lượng cầu được giữ cho không thay đổi. Khi một Đường cầu, D3 Sự giảm sút nhu cầu Sự gia tăng nhu cầu 0 Lượng kem Giá kem Đường cầu, D1 Đường cầu, D2 NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 2 – Các lực lượng cung cầu thị trường 1 trong các yếu tố khác này thay đổi, đường cầu sẽ dịch chuyển. NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG: HAI CÁCH ĐỂ CẮT GIẢM LƯỢNG CẦU VỀ THUỐC LÁ Các nhà hoạch định chính sách thường muốn giảm bớt số người hút thuốc. Có hai cách mà chính sách có thể sử dụng để đạt được mục tiêu này. Một cách để giảm bớt người hút thuốc là làm dịch chuyển đường cầu về thuốc lá và các sản phẩm thuốc lá khác. Các thông báo của nhà nước, cảnh báo bắt buộc về tác hại đối với sức khỏe trên bao thuốc lá và cấm quảng cáo thuốc lá trên ti vi là những chính sách nhằm cắt giảm lượng cầu về thuốc lá tại mọi mức giá. Nếu thành công, các chính sách này làm dịch đường cầu về thuốc lá sang trái, như trong phần (a) của hình 4. Một cách khác là các nhà hoạch định chính sách có thể làm tăng giá thuốc lá. Chẳng hạn, nếu chính phủ đánh thuế vào việc sản xuất thuốc lá và các công ty thuốc lá tìm cách chuyển phần lớn khoản thuế này cho người tiêu dùng dưới dạng giá cả cao hơn. Giá cao hơn khuyến khích mọi người cắt giảm số điếu thuốc lá mà họ hút. Trong tình huống này, lượng thuốc lá giảm đi không biểu thị sự dịch chuyển của đường cầu. Thay vào đó, nó biểu thị sự di chuyển dọc theo đường cầu cũ tới một điểm có giá cao hơn và lượng thấp hơn như trong phần (b) của hình 4. Lượng hút thuốc phản ứng như thế nào đối với những thay đổi trong giá thuốc lá? Các nhà kinh tế đã tìm cách trả lời câu hỏi này bằng cách nghiên cứu xem điều gì xảy ra khi thuế thuốc lá thay đổi. Họ phát hiện ra rằng khi giá thuốc lá tăng 10 phần trăm, lượng cầu về thuốc lá giảm 4 phần trăm. Thanh thiếu
Tài liệu liên quan