Các thuyết ảnh hưởng đến công tác xã hội nhóm

a/ Thuyết hệ thống : Theo Parson, nhóm là hệ thống xã hội với những thành viên lệ thuộc hỗ tương, cố gắng duy trì trật tự và sự cân bằng như một thể thống nhất. Nhóm phải vận động tài nguyên để đáp ứng nhu cầu. Nhóm có 4 nhiệm vụ chính : (1) Hội nhập – đảm bảo rằng các nhóm viên hoà hợp với nhau; (2) Thích nghi – đảm bảo là nhóm thay đổi để ứng phó với nhu cầu đòi hỏi của môi trường; (3) Duy trì – đảm bảo nhóm xác định và duy trì được mục đích cơ bản, bản sắc, và phương cách của nó; (4) Đạt mục tiêu – đảm bảo nhóm theo đuổi và hoàn thành trách nhiệm. Nhóm phải hoàn tất 4 công việc này để duy trì được sự quân bình, đây là công việc dành cho tác viên và nhóm viên của nhóm. Theo Robert Bales, nhóm phải giải quyết 2 vấn để để tự bảo tồn, đó là vấn đề liên quan tới công việc và vấn đề liên quan tới cảm xúc tức bầu không khí nhóm. Parson nhấn mạnh tới sự hài hoà và quân bình, trong khi đó Bales nhấn mạnh tới sự căng thẳng và xung đột. Nhóm có khuynh hướng dao động giữa sự thích nghi với môi trường bên ngoài và quan tâm tới sự hội nhập bên trong. Bales gọi đây là sự quân bình năng động. Nghiên cứu sự quân bình năng động này và thấy rằng để giải quyết vấn đề liên quan tới công việc các nhóm viên cho ý kiến, cung cấp thông tin yêu cầu các đề nghị hoặc đưa ra các đề nghị. Để giải quyết vấn đề về cảm xúc các nhóm viên bày tỏ sự đồng ý, không đồng ý, bày tỏ sự căng thẳng hay giải toả sự căng thẳng, bày tỏ sự đoàn kết hay xung đột.

doc32 trang | Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 3990 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các thuyết ảnh hưởng đến công tác xã hội nhóm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các thuyết ảnh hưởng đến phương pháp công tác xã hội nhóm  Các thuyết ảnh hưởng đến phương pháp công tác xã hội nhóm a/ Thuyết hệ thống : Theo Parson, nhóm là hệ thống xã hội với những thành viên lệ thuộc hỗ tương, cố gắng duy trì trật tự và sự cân bằng như một thể thống nhất. Nhóm phải vận động tài nguyên để đáp ứng nhu cầu. Nhóm có 4 nhiệm vụ chính : (1) Hội nhập – đảm bảo rằng các nhóm viên hoà hợp với nhau; (2) Thích nghi – đảm bảo là nhóm thay đổi để ứng phó với nhu cầu đòi hỏi của môi trường; (3) Duy trì – đảm bảo nhóm xác định và duy trì được mục đích cơ bản, bản sắc, và phương cách của nó; (4) Đạt mục tiêu – đảm bảo nhóm theo đuổi và hoàn thành trách nhiệm. Nhóm phải hoàn tất 4 công việc này để duy trì được sự quân bình, đây là công việc dành cho tác viên và nhóm viên của nhóm. Theo Robert Bales, nhóm phải giải quyết 2 vấn để để tự bảo tồn, đó là vấn đề liên quan tới công việc và vấn đề liên quan tới cảm xúc tức bầu không khí nhóm. Parson nhấn mạnh tới sự hài hoà và quân bình, trong khi đó Bales nhấn mạnh tới sự căng thẳng và xung đột. Nhóm có khuynh hướng dao động giữa sự thích nghi với môi trường bên ngoài và quan tâm tới sự hội nhập bên trong. Bales gọi đây là sự quân bình năng động. Nghiên cứu sự quân bình năng động này và thấy rằng để giải quyết vấn đề liên quan tới công việc các nhóm viên cho ý kiến, cung cấp thông tin yêu cầu các đề nghị hoặc đưa ra các đề nghị. Để giải quyết vấn đề về cảm xúc các nhóm viên bày tỏ sự đồng ý, không đồng ý, bày tỏ sự căng thẳng hay giải toả sự căng thẳng, bày tỏ sự đoàn kết hay xung đột. Qua mối tương tác này các thành viên nhóm giải quyết vấn đề, trao đổi, lượng giá, kiểm soát, lấy quyết định, giảm căng thẳng và hội nhập. Có thể rút ra từ các quan điểm khác nhau về thuyết hệ thống những khái niệm đáng quan tâm đối với tác viên nhóm như sau : - Sự hiện diện của tài nguyên của nhóm như một tổng thể xuất phát từ mối tương tác giữa các cá nhân trong nhóm - Sức ép mãnh liệt của nhóm lên trên hành vi của cá nhân - Khi nhóm giải quyết những mâu thuẫn, đó là sự đấu tranh để tồn tại - Nhóm phải nối kết với môi trường bên ngoài và quan tâm tới sự hội nhập bên trong. - Nhóm thường xuyên ở trong tình trạng hình thành, phát triển, và thay đổi - Nhóm có một chu kỳ sống. b/ Thuyết tâm lý năng động Theo lý thuyết này nhóm viên thể hiện những xung đột không giải quyết được từ kinh nghiệm sống từ thời bé. Bằng nhiều cách nhóm tái hiện lại tình huống gia đình, thí dụ như mô tả người trưởng nhóm như hình ảnh của người cha có toàn quyền trên các nhóm viên. Nhóm viên hình thành những phản ứng chuyển giao cho người trưởng nhóm và cho nhau trên cơ sở những kinh nghiệm sống thuở ban đầu của họ. Như vậy mối tương tác diễn ra trong nhóm phản ảnh cơ cấu nhân cách vả cơ chế tự vệ mà nhóm viên bắt đầu phát triển từ thời ấu thơ. Tác viên sử dụng sự giao dịch này để giúp cho nhóm viên giải quyết các xung đột chưa giải quyết của họ bằng cách thăm dò mẫu hành vi trong quá khứ và nối kết với những hành vi hiện tại. Thí dụ tác viên có thể diễn dịch hành vi của 2 nhóm viên đang tranh giành sự quan tâm của trưởng nhóm như sự tranh chấp không giải quyết được của 2 anh em. Khi diễn dịch của tác viên đúng lúc thì các nhóm viên hiểu được hành vi của riêng họ. Theo thuyết tâm lý năng động thì sự hiểu biết này là thành tố cần thiết trong việc điều chỉnh và thay đổi hành vi bên trong và bên ngoài nhóm. c/ Thuyết học hỏi Thuyết gây nhiều tranh cãi trong CTXH nhóm nhiều nhất. Điều cơ bản của lý thuyết này là nhấn mạnh đến hành vi cá nhân hơn là hành vi nhóm. Theo lý thuyết này hành vi của nhóm có thể được giải thích bằng 1 trong 3 phương pháp học tập.Theo lối tiếp cận cổ điển, hành vi có liên quan tới sự kích thích. Thí dụ như một nhân viên đáp ứng bằng một lời phê tiêu cực mỗi khi một nhóm viên quay qua nói với một nhóm viên khác trong lúc nhân viên và các nhóm viên khác đang nói. Sau nhiều lần như vậy chỉ cần nhóm viên tái hiện hành vi quay qua mà không nói chuyện cũng đủ cho người nhân viên nhận xét tiêu cực rồi. Phương pháp thứ hai thông thường hơn gọi là điều kiện hoạt động. Hành vi của nhóm viên và tác viên được điều hành bởi kết quả của hành động của họ.Nếu một nhóm viên có một hành vi nào đó và nhóm viên B đáp ứng một cách tích cực thì nhóm viên A có thể sẽ tiếp tục hành vi đó. Tương tự nếu tác viên nhận được phản hồi tiêu cực từ nhóm viên về một hành vi nào đó thì tác viên có thể sẽ không cư xử như thế trong tương lai. Trong nhóm, tác viên có thể dùng sự khen ngợi để gia tăng sự giao tiếp giữa nhóm viên với nhau và những nhận xét tiêu cực để làm giảm sự giao tiếp giữa tác viên và nhóm viên. Mô hình thứ ba là lý thuyết học hỏi xã hội. Nếu nhóm viên và tác viên chờ đợi điều kiện hoạt động thì những hành vi trong nhóm được học hỏi rất chậm chạp. Bandura cho rằng hầu hết việc học hỏi diễn ra qua sự quan sát và ca ngợi hay củng cố trải nghiệm hay trừng phạt. Thí dụ, khi một nhóm viên được khen ngợi vì một hành vi nào đó thì tác viên và nhóm viên khác sẽ tái tạo hành vi đó sau này hy vọng là sẽ nhận được sự khen thưởng tương tự. Khi một nhóm viên thể hiện một hành vi nào đó mà xã hội không quan tâm hay trừng phạt thì những nhóm viên khác sẽ học là không cư xử như thế vì hành vi đó đem lại kết quả tiêu cực. d/ Thuyết hiện trường Kurt Lewin đã thực hiện nhiều cuộc thí nghiệm về sức ép để giải thích hành vi trong nhóm nhỏ. Theo lý thuyết hiện trường của Lewin thì nhóm có một không gian sống, nó chiếm một vị trí tương quan với các vật thể khác trong khoảng không gian nầy, nó được hướng dẫn để đạt được mục tiêu, nó vận chuyển để theo đuổi những mục tiêu này, và nó có thể gặp nhiều trở ngại trong tiến trình vận chuyển. Sự đóng góp độc đáo của thuyết hiện trường là xem nhóm như một tổng thể (gestalt), đó là sự phát triển từ từ những lực đối lập để giữ cho nhóm viên gắn với nhóm và làm cho nhóm tìm cách để đạt được mục tiêu. Theo Lewin, nhóm liên tục thay đổi để ứng phó với tình huống xã hội dù rằng có nhiều khi nó ở trạng thái gần như đứng yên. Lewin đưa ra vài khái niệm để hiểu về sức mạnh của nhóm, đó là : - Vai trò: vị trí, quyền và bổn phận của nhóm viên - Qui chuẩn: những nguyên tắc điều hành/chi phối hành vi của nhóm viên - Quyền lực: khả năng nhóm viên ảnh hưởng lẫn nhau - Sự liên kết: toàn bộ những hấp lực và sự lôi cuốn của các thành viên trong nhóm cảm nhận về nhau và vể nhóm. - Sự nhất trí: Mức độ đồng ý về mục tiêu và các hiện tượng khác trong nhóm - Khả năng đạt mục tiêu trong không gian sống của nhóm. Thuyết hiện trường của Lewin cho rằng người ta sẽ không thay đổi hành vi của mình cho tới khi nào họ thấy rõ hành vi của mình như người khác thấy. e/ Thuyết trao đổi xã hội: Thuyết này nhấn mạnh đến hành vi cá nhân của các thành viên trong nhóm. Phát xuất từ những học thuyết trò chơi, phân tích kinh tế, tâm lý động vật, các nhà lý thuyết trao đổi xã hội cho rằng khi người ta tương tác trong nhóm, mỗi người đều cố gắng hành xử để gia tăng tối đa sự khen thưởng và giảm thiểu tối đa sự trừng phạt. Các thành viên trong nhóm bắt đầu tương tác vì những sự trao đổi xã hội này đem lại cho họ điều gì đó có giá trị, như sự tán thành chẳng hạn. Theo các nhà lý thuyết trao đổi xã hội thì thường người ta không thể nhận được gì nếu người ta không cho, có một sự trao đổi ngầm trong mọi mối quan hệ giữa con người. Trong lý thuyết trao đổi xã hội, hành vi nhóm được phân tích bằng cách quan sát cách mà những cá nhân thành viên tìm kiếm sự khen thưởng trong khi ứng phó với sự tương tác diễn ra trong nhóm. Đối với một cá nhân trong một nhóm, quuyết định diễn tả một hành vi dựa vào sự cân nhắc, so sánh giữa sự khen thưởng và trừng phạt có thể có từ hành vi đó. Các thành viên trong nhóm cư xử để gia tăng những hiệu quả tích cực và làm giảm những kết quả tiêu cực. Lý thuyết trao đổi xã hội cũng nhấn mạnh đến cái cách mà các thành viên nhóm ảnh hưởng lẫn nhau trong các tương tác ã hội. Kết quả của bất kỳ sự tương tác xã hội nào cũng đều dựa trên quyền lực xã hội và sự lệ thuộc xã hội trong mối tương tác đặc biệt. Lý thuyết này được sử dụng để làm việc với nhóm thanh thiếu niên phạm pháp trong cơ sở, nhóm cấu trúc được sử dụng để đối đầu, thách thức, và xóa đi những qui chuẩn nhóm đồng đẳng chống xã hội và thay thế chúng bằng những qui chuẩn hỗ trợ xã hội thông qua sự tương tác nhóm đồng đẳng được hướng dẫn. Lý thuyết trao đổi xã hội bị phê bình là máy móc vì nó giả định người ta luôn luôn là sinh vật có lý trí hành động theo sự phân tích về thưởng phạt. Các nhà lý thuyết trao đổi xã hội ý thức rằng tiến trình nhận thức ảnh hưởng đến cách người ta cư xử trong nhóm. Cái nhìn của các thành viên nhóm chịu ảnh hưởng bởi tiến trình nhận thức như ý định và sự mong đợi. 1. Thuyết hệ thống: do Parsons nêu ra (1951). Theo ông nhóm là một hệ thống, bên trong các yếu tố tác động lẫn nhau. Khi nói hệ thống có nhiều bộ phận, tùy thuộc lẫn nhau như một mắc xích. Nếu một bộ phận bị lỗi thì ảnh hưởng cả một hệ thống ( cả nhóm). Gia đình là tế bào của xã hội, một thành viên trong gia đình làm ảnh hưởng cả gia đình và một quan điểm trục trặc làm ảnh hưởng đến cộng đồng,xã hội, đất nước. Tác động nhóm nhắm đế sự duy trì trật tự xã hội ( qua qui tắc). Nếu một nhóm viên (NV) vi phạm sẽ bị lọai ra khỏi nhóm để duy trì trật tự nhóm và nhờ duy trì trật tự xã hội nên có được hành động đáp ứng. 2.Thuyết tâm lý năng động: ảnh hưởng lên hành vi con người.Theo 2 ông Freud (1920) Frank Moreno ( tâm kịch), qua nhóm, cá nhân có dịp nhìn lại mình, đối chiếu với người khác, giống như cạnh tranh và đưa đến xu hướng thay đổi hành vi, quan điểm , hành động Qua nhóm, họ biết được kinh nghiệm người khác và so lại chính mình và chuyển đổi trong hành động ( con người cũng tự mình có những xung đột giữa cái tốt và cái xấu, nhưng chính sinh họat nhóm có tương tác nhau, quan điểm được đưa ra và NV tự biết được những điều tích cực và tự giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định đúng). 3.Thuyết học hỏi: của ông Bandura (1977). Ông này cho rằng hành vi của các thành viên nhóm tác động lên NV.VD: một nhóm có người chửi thề, các nhóm viên khác phản ứng là lên án thì tự NV nói tục sẽ bỏ qua thói quen nói tục, nếu được chấp nhận thì cứ nói tục hòai. Theo ông, thành viên nhóm đóng vai trò kích thích thành viên khác hành động. 4. Thuyết hiện trường: Kartlewin(1947) Theo ông, nhóm có khỏang không gian sống và và có vị trí của nó so với các vật thể khác, có di chuyển theo đuổi mục tiêu xã hội để vượt qua những trở ngại. Ông cho rằng ở nhóm có 6 khái niệm về nguồn lực và chính nguồn lực này giúp nhóm họat động để đạt mục tiêu. + Vai trò + Nguyên tắc, qui tắc + Quyền lực + Sự gắn kết + Sự đồng thuận + Sự phối hơp 5.Thuyết trao đổi xã hội: chú trọng đến hành vi của thành viên nhóm. Hành vi có được do cái thưởng phạt trong nhóm.Thuyết này na ná thuyết “ học hỏi” + Nếu được chấp nhận thì hướng tiếp tục hành vi + Không chấp nhận, bị phạt thì bỏ hành vi Nguyễn Ngọc Lâm Được đăng bởi Nhân viên xã hội tại 15:52 0 nhận xét Các liên kết với bài này  Nhãn: Công tác xã hội nhóm NGÀY 13 THÁNG 5 NĂM 2008 Kỹ năng điều hành nhóm  Kỹ năng điều hành nhóm Cần phải làm gì để hướng dẫn cuộc họp có sự tham gia ? 1) Khuyến khích sự tham gia đầy đủ Thông thường mọi người không nói điều mà họ thực sự suy nghĩ đặc biệt là trong cuộc họp. Đôi khi rất khó chấp nhận rủi ro và mọi người sợ bị người khác chỉ trích. Người thúc đẩy nên nhận thức khuynh hướng này và giúp mọi người vượt qua nó. Vai trò của bạn là tạo ra môi trường cho những người ngượng ngùng và e thẹn nói lên quan điểm, mong ước và mối quan tâm của mình. Đặc biệt là cần phải giúp đỡ phụ nữ và đưa quan điểm của họ vào cuộc thảo luận. Nếu như bạn muốn phát biểu, hãy nói thật ngắn gọn và rõ ràng hoặc thú vị để giúp nhóm lắng nghe. Tránh phát biểu dài dòng vì học viên sẽ trở nên mệt mỏi và không chú ý nữa. Tốt hơn là thu hút học viên tham gia vào các hoạt động như chuẩn bị báo cáo, dán biểu đồ, v.v. 2) Thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau và vượt qua những định kiến Nhóm có thể không làm việc tốt nhất nếu các thành viên không hiểu nhau. Hầu hết mọi người cảm thấy khó khăn khi tự mình thoát khỏi những định kiến. Người thúc đẩy giúp nhóm nhận ra rằng nhóm hiệu quả là nhóm được xây dựng trên sự hiểu biết lẫn nhau. Những quan điểm khác nhau vì vậy cần phải được thu thập và thảo luận để đi đến một kết quả thoả mãn tất cả mọi người. Việc không hiểu nhau dẫn đến sự căng thẳng cho những người tham gia. Những người lo lắng cần sự hỗ trợ và cần được đối xử một cách tôn trọng. Đối với người thúc đẩy quan trọng là không chiếm một vị trí, mà là tôn trọng tất cả các quan điểm và lắng nghe, để mọi người và mỗi người cảm thấy tự tin là mọi người đang hiểu họ. 3) Thúc đẩy giải pháp tập thể và thay đổi cách suy nghĩ thắng-thua Mọi người thật khó có thể tưởng tượng rằng các bên tham gia với sự khác biệt rõ ràng thực tế lại có thể đạt được một thoả thuận chung làm hài lòng tất cả các bên. Hầu hết mọi người bị vướng phải quan điểm rằng giải quyết vấn đề và mâu thuẫn chỉ là chấp nhận "hoặc cách của tôi hay cách của anh” Người thúc đẩy giúp nhóm tìm kiếm ý tưởng có thể kết hợp quan điểm của mọi người. Đây là một nhiệm vụ đầy thử thách - người thúc đẩy thường chỉ là một người suy nghĩ về những khả năng mà ở đó có thể tồn tại những giải pháp mang tính tập thể. Khi sử dụng cách suy nghĩ mới này, nhóm sẽ phát hiện những yếu tố tích cực và thường xuyên trở nên hữu ích hơn đối với hiệu quả của nhóm. 4) Chia sẻ trách nhiệm Trong quá trình tham gia, các bên tham gia cảm thấy có trách nhiệm tạo lập và phát triển sự nhất trí mang tính bền vững. Họ thừa nhận rằng họ phảI sẵn sàng và có thể thực hiện những đề xuất mà họ đã nêu ra, vì vậy họ phảI nỗ lực hết sức để cho và nhận những đầu vào trước khi ra quyết định. Điều này đối lập với giả định truyền thống trước đây mọi người phải chịu trách nhiệm về những hậu quả của những quyết định chỉ được một thiểu số người đưa ra. Thúc đẩy tốt hỗ trợ quá trình chia sẻ có hiệu quả trong nhóm như thế nào? Trong số tất cả các ý kiến và kinh nghiệm được trình bày tại cuộc họp, một số thì thu hút một chút ít sự chú ý còn những ý kiến, kinh nghiệm khác thì biến mất như thể chúng chưa bao giờ được nói đến. Tại sao lại xảy ra điều này? Đây là một lí do: một ý kiến được thể hiện theo một cách dễ hiểu và hấp dẫn sẽ thu hút sự chú ý của càng nhiều người hơn. Những ý kiến được trình bày khó hiểu hoặc đối nghịch rất khó được người khác lắng nghe và chấp nhận. Ví dụ, nhiều người thiếu kiên nhẫn với những người hay ngượng nghịu hoặc mất bình tĩnh và nói năng cộc lốc. ở hầu hết các nhóm mọi người thực sự muốn nói lên quan điểm, chia sẻ, lắng nghe kinh nghiệm của những người khác và đi đến thống nhất với những ý tưởng mới thú vị. Nhưng phạm vi và mức độ chia sẻ sẽ bị hạn chế bởi năng lực của họ và sự hỗ trợ của người thúc đẩy. Một người thúc đẩy có kĩ năng có thể là nguồn hỗ trợ tuyệt vời cho nhóm. Những gợi ý sau đây có thể giúp hạn chế những ý kiến bị lãng quên, và tăng những ý kiến được chia sẻ, thông qua can thiệp của người thúc đẩy. Một người thúc đẩy có thể … * tóm tắt những điều mà người khác nói khi anh ta được nhắc lại, nhằm giúp tập trung suy nghĩ của người đó, * giúp những người nói năng cộc lốc, không trôI chảy bằng cách giúp họ nói bình tĩnh và đặt những câu hỏi gợi mở (câu hỏi thăm dò), * nhắc lại ý kiến đã được một học viên hay ngượng nghịu khi trình bày nhằm thu hút sự chú ý của nhiều người khác, * xử lí nghiêm khắc nhưng lịch sự và tôn trọng những ý kiến chen ngang, bằng cách nói với người muốn phát biểu rằng khi cuộc thảo luận hiện nay kết thúc, người thúc đẩy sẽ đề cập tới ý kiến của anh ta. Quyền lực của người thúc đẩy tốt Đặc điểm chính của một người thúc đẩy tốt là anh ta hay chị ta không chiếm vị trí trong những vấn đề thảo luận và kết quả sau thảo luận. Anh ta hay chị ta cố gắng đảm bảo một quá trình công bằng, thẳng thắn và tạo nên một bầu không khí an toàn mà ở đó tất cả các bên tham gia đều được tham gia đầy đủ. Bức tranh sau đây minh hoạ một số vai trò chính của một cán bộ khuyến lâm xã phảI thực hiện. Nghe thấy là: Bị động Lắng nghe là: Chủ động Thể hiện sự chú ý Tìm kiếm ý nghĩa Kĩ năng lắng nghe Lắng nghe tốt khó hơn chúng ta nghĩ nhiều Nghe thấy dường như là một việc rất dễ. Trên thực tế chúng ta nghĩ là chúng ta lắng nghe nhưng thực sự chúng ta chỉ nghe thấy cái chúng ta muốn nghe! Đây không phải là một quá trình có cân nhắc, điều đó hoàn toàn tự nhiên. Lắng nghe một cách cẩn thận và sáng tạo (tìm ra những khía cạnh tích cực, những vấn đề, khó khăn và căng thẳng) là kĩ năng thúc đẩy cơ bản nhất. Vì vậy chúng ta nên cố gắng hiểu những gì ẩn chứa trong đó, nhằm nâng cao kĩ năng của mình. Dưới đây là một số yếu tố cản trở việc lắng nghe tích cực và thúc đấy của chúng ta. Nhận thức được những cản trở này sẽ giúp chúng ta dễ dàng vượt qua chúng. Khi lắng nghe chúng ta nên cố gắng làm những việc sau đây: * thể hiện sự quan tâm * khách quan * kiên nhẫn * tích cực tìm ý nghĩa thấu hiểu * giúp người nói phát triển khả năng và động lực trong việc định hình ý nghĩ, ý tưởng và quan điểm Khi lắng nghe chúng ta nên cố tránh làm những điều sau: • không nên nói • thúc giục người nói • giữ bí mật của người khác chỉ cho riêng mình bạn • đưa ra nhận định/đánh giá quá nhanh trước • tranh cãi • đưa ra lời khuyên trừ khi có người yêu cầu • chen ngang • đi ngay vào kết luận Kĩ năng đặt câu hỏi Tại sao người thúc đẩy lại đặt câu hỏi? ở đây có một số kĩ năng nhất định có thể giúp người thúc đẩy điều hành các cuộc họp thôn bản một cách có hiệu quả. Trước hết, phải là người lắng nghe và quan sát tốt. Tiếp theo đó là có kĩ năng trong việc đặt câu hỏi theo đúng cách và đúng thời điểm. ở đây có một số cách để bạn có thể làm điều đó. Bạn có thể - nếu bạn cảm thấy bạn có tất cả các câu trả lời và muốn ấn định với mọi người kiến thức của bạn - thật đơn giản là đưa ra 'câu trả lời'. Hoặc bạn có thể tìm kiếm sự tham gia và tạo cho các thành viên của nhóm cơ hội phản ánh, suy nghĩ, phát hiện và đưa ra quyết định. . Lí do Ví dụ Thu hút sự tham gia của mọi người Bạn cảm thấy thế nào ...? Tìm hiểu cảm xúc, suy nghĩ, ý kiến và quan điểm của mọi người ý kiến của bạn về vấn đề này ...? Thu hút sự tham gia của những người im lặng Tuấn, bạn nghĩ gì về vấn đề này? Thừa nhận những đóng góp quan trọng Hoa, đây là một ý kiến rất hay. Bạn có thể nói rõ hơn cho chúng tôi được không? Quản lí thời gian của cuộc họp Được rồi, chúng ta đã dành một chút thời gian cho vấn đề này. Bạn cảm thấy thế nào nếu chúng ta chuyển sang vấn đề khác? Có được sự hiểu biết bằng cách tìm hiểu cả 2 mặt của vấn đề Đấy chỉ là một mặt của vấn đề. Hãy xem xét của mặt kia của vấn đề. Điều gì sẽ xảy ra nếu…? Loại Tác dụng Rủi ro Câu hỏi dùng để hỏi toàn bộ nhóm (Tốt hơn là viết lên trên bảng xốp) • Khuyến khích mọi người suy nghĩ • Rất có ích khi bắt đầu cuộc thảo luận Câu hỏi có thể không ai trả lời bởi vì không ai cảm thấy có trách nhiệm phải trả lời. Chỉ thu được ý kiến của thành viên nổi trội trong nhóm Đặt câu hỏi trực tiếp cho một thành viên cụ thể của nhóm Rất có ích để thu hút sự tham gia của phụ nữ, những người ít nói hoặc ngại ngùng Tận dụng tốt kinh nghiệm của thành viên tích cực, có chuyên môn của nhóm. Nó có thể gây ngượng ngùng cho thành viên của nhóm chưa được chuẩn bị kĩ Nếu người được hỏi không hiểu câu hỏi thì anh ta hay chị ta sẽ đưa ra cây trả lời không phù hợp. Đặt câu hỏi bắt đầu bằng ai, cáI gì, khi nào, ở đâu, như thế nào? Những câu hỏi này có thể không thể trả lời với câu trả lời đơn giản là có hay không Giúp phát hiện chi tiết Rất tốt cho việc phân tích vấn đề, tình huống Tại sao nó lại xảy ra? Cần thay đổi cái gì? Đôi khi câu hỏi quá rộng, rất khó trả lời Câu hỏi được bắt đầu với từ hỏi tại sao làm cho mọi người có cảm giác bị đe doạ Câu hỏi mà người đặt câu hỏi muốn có được câu trả lời cụ thể Rất hữu ích trong việc định hướng lại thảo luận nhằm tập trung vào chủ để chính Rất có ích trong việc kiểm tra xem liệu học viên có thực sự hiểu chủ đề thảo luận không Người thúc đẩy có thể áp đặt quan điểm của anh ta Học viên dường như sẽ trả lời đúng như câu trả lời được mong đợi chứ không thật sự muốn chia sẻ quan đIểm Câu hỏi thăm dò là
Tài liệu liên quan