Cách thức vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng

CHẤT: -Chất dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản của sự vật, hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật, hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật, hiện tượng khác. -Tùy vào từng sự vật, hiện tượng mà nhận biết chất của nó. VD: *Đường ngọt phân biệt với muối mặn *Khách sạn 5 phân biệt với các khách sạn khác *Các sản phẩm của TQ phân biệt với sản phẩm của VN và các nước khác. *Nước không màu, mùi, vị phân biệt với rượu và các chất lỏng khác *Chanh chua phân biệt với ớt cây *”Chiến tranh cục bộ” có tính chất ác liệt hơn “chiến tranh đặc biệt” *Gỗ lim (cứng, chắc, nặng, có màu nâu) phân biệt với Gỗ thông (mềm, nhẹ, màu vàng da cam nhạt) II-LƯỢNG: -Lượng dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản vốn có của sự vật, hiện tượng, biểu thị trình độ phát triển, quy mô, tốc độ vận động, số lượng của sự vật, hiện tượng. VD: *Một hộp bút chì: lượng là số bút chì có trong hộp *Một ngôi trường: lượng là số hs, số giáo viên, số phòng học *Lớp 10A10 có: 17 nam, 22 nữ *Nước: đóng băng ở OoC *Số lượng hàng hóa có trong một tạp hóa *Toà nhà có 70 tầng, cao 80m, diện tích: 8000m2 *Đoàn tàu điện có Tốc độ tối đa 500km/h, có 10 toa, mỗi toa 80 ghế *Phân tử Axit sunphuric H2SO4: lượng là số nguyên tử tạo thành, tức 2 ng.t H, 1 ng.t S và 4 ng.t O *Số cọng tóc trên đầu 1 người

doc4 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 2842 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cách thức vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§5. CÁCH THỨC VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT, HIỆN TƯỢNG [Các VD tự tìm thêm nha, chứ đừng lấy giống nhau, chắc chắc cô sẽ trừ điểm vì đây là DGCD mà] I-CHẤT: -Chất dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản của sự vật, hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật, hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật, hiện tượng khác. -Tùy vào từng sự vật, hiện tượng mà nhận biết chất của nó. VD: *Đường ngọt phân biệt với muối mặn *Khách sạn 5µ phân biệt với các khách sạn khác *Các sản phẩm của TQ phân biệt với sản phẩm của VN và các nước khác. *Nước không màu, mùi, vị phân biệt với rượu và các chất lỏng khác *Chanh chua phân biệt với ớt cây *”Chiến tranh cục bộ” có tính chất ác liệt hơn “chiến tranh đặc biệt” *Gỗ lim (cứng, chắc, nặng, có màu nâu) phân biệt với Gỗ thông (mềm, nhẹ, màu vàng da cam nhạt) . II-LƯỢNG: -Lượng dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản vốn có của sự vật, hiện tượng, biểu thị trình độ phát triển, quy mô, tốc độ vận động, số lượng của sự vật, hiện tượng. VD: *Một hộp bút chì: lượng là số bút chì có trong hộp *Một ngôi trường: lượng là số hs, số giáo viên, số phòng học *Lớp 10A10 có: 17 nam, 22 nữ *Nước: đóng băng ở OoC *Số lượng hàng hóa có trong một tạp hóa *Toà nhà có 70 tầng, cao 80m, diện tích: 8000m2 *Đoàn tàu điện có Tốc độ tối đa 500km/h, có 10 toa, mỗi toa 80 ghế *Phân tử Axit sunphuric H2SO4: lượng là số nguyên tử tạo thành, tức 2 ng.t H, 1 ng.t S và 4 ng.t O *Số cọng tóc trên đầu 1 người . -Lượng bên ngoài và lượng bên trong: lượng bên ngoài thì dễ nhận biết, lượng bên trong khó nhận biết hơn và phải dùng các phương tiện, máy móc hỗ trợ VD: :::Lượng bên trong: *Lượng vi khuẩn có trong 1 mẫu đất *Lượng tế bào, hồng cầu, trong cơ thể con người *Số phân tử nước có trong một giọt nước . . :::Có cả chất và lượng: *Cái bàn: chất: cũ đi, mục đi, phai màu dần; lượng: các phần tử cấu tạo nên nó (sắt, gỗ) *Con người: chất: tốt, xấu, khỏe, yếu; lượng: cân nặng, chiều cao . . èMọi sự vật, hiện tượng trong TG đều có mặt chất và mặt lượng thống nhất với nhau. Chất và lượng đều là thuộc tính vốn có của sự vật, hiện tượng, không thể có chất và lượng “thuần túy” tồn tại bên ngoài các sự vật, hiện tượng, cũng như không thể có chất tồn tại ngoài lượng và ngược lại. III-QUAN HỆ a)Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất: Sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi về lượng, diễn ra dần dần, từ từ đến một giới hạn nhất định thì mới làm thay đổi về chất. VD: *Trong đk bình thường, Cu ở trạng thái rắn, nếu ta tăng dần nhiệt độ đến 10830C, Cu sẽ nóng chảy *Trong đk bình thường, H20 ở trạng thái lỏng, nếu ta tăng dần nhiệt độ đến 1000C, H20 sẽ bốc hơi *Học sinh lớp 9 sau 9 tháng mới học lên lớp 10 *Một cơn áp thấp nhiệt đới sức gió mạnh dần lên đến cấp 7sẽ trở thành bão *ĐỘ: giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng được gọi là độ *ĐIỂM NÚT: Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi về chất của sự vật và hiện tượng b)Chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới tương ứng: -Khi chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới tương ứng với nó tạo thành một sự thống nhất mới giữa chất và lượng. VD: SGK/32 *Khi lên lớp10 lượng kiến thức, thời gian, chiều cao cân nặng sẽ khác hơn khi còn học ở lớp 9 -Để tạo sự biến đổi về chất phải quan tâm, tích lũy về lượng và trong học tập, đời sống thì phải có tính kiên trì, nhẫn nại và không được nôn nóng, vội vàng. §6. KHUYNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG 1.Phủ định siêu hình: là sự phủ định được diễn ra do sự can thiệp, sự tác động từ bên ngoài, cản trở hoặc xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật. VD: SGK/35, *con người chặt phá rừng, đốt rừng; *sử dụng thuốc trừ sâu để diệt sâu bệnh *Lúa say thành gạo *động đất là chết người và sinh vật; *nấu gạo thành cơm . 2.Phủ định biện chứng: là sự phủ định được diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật, hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật và hiện tượng cũ để phát triển sự vật và hiện tượng mới. VD: *Sự thay đổi của công cụ lao động *Hạt lúa đem gieo thành cây *Sự ra đời của CNTB thay thế chế độ Phong kiến *Quả trứng gà đem ấp thành gà con *Sự ra đời của chế độ Phong kiến thay thế Chiêm hữu nô lệ *Sự ra đời của CNTB thay thế chế độ Phong kiến *Phủ định biện chứng có 2 đặc điểm cơ bản sau đây: -Tính khách quan: nguyên nhân của sự phủ định nằm ngay trong bản thân sự vật, hiện tượng và nó là kết quả của quá trình giải quyết mâu thuẫn, lượng đổi dẫn đến chất đổi, để cái mới ra đời thay thế cái cũ. VD: 2HCl + Fe è FeCl2 + H2 Các chất tác dụng với nhau sinh ra chất mới nhưng không do bất kì xúc tác, kích thích nào vì vậy nguyên nhân phủ định nằm ngay trong mỗi chất (tính khách quan). Nhưng các chất mới khác nhau những vẫn là bấy nhiêu nguyên tố (H, Cl, Fe) (tính kế thừa) -Tính kế thừa: phủ định biện chứng không phủ “sạch trơn”, không vứt bỏ hoàn toàn cái cũ mà chỉ loại bỏ những yếu tố tiêu cực, lỗi thời lạc hậu của cái cũ, giữ lại những mặt tích cực, những mặt còn phù hợp của cái cũ để phát triển vào cái mới. VD: *Quá trình học tập: lớp 9 è lớp 10: kế thừa những kiến thức học ở các lớp trước và học kiến thức mới ở lớp 10 *CXNT è CHNN è PH è TBCN è XHCN *Trong XH cũ, người phụ nữ phải “công, dung, ngôn, hạnh”, đó là nét đẹp truyền thống mà đến ngày nay chúng ta vẫn kế thừa và phát huy. Nhưng bên cạnh đó cũng có những yếu tố lạc hậu, lỗi thời như: tục lệ tảo hôn, ma chay, đang được bày trừ, loại bỏ. -Cái mới xuất hiện phủ định cái cũ và bị cái mới hơn phủ định đó là phủ định của phủ định VD: PĐ của PĐ PĐ *Hạt thóc è Cây lúa è Nhiều hạt thóc *Trứng tằm è Nhộng è Tằm è Bướm è Trứng *Con gà è Nhiều quả trứng è Nhiều con gà con 3.Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng: -Như vậy, khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng là vận động đi lên, cái mới ra đời, kế thừa và thay thế cái cũ nhưng ở trình độ ngày càng cao hơn, hoàn thiện hơn. VD: *CXNT è CHNN è PH è TBCN è XHCN -Tuy vậy, cái mới ra đời không đơn giản, dễ dàng, đôi khi còn bị cái cũ lấn át nhưng chỉ là tạm thời. Cuối cùng, cái mới sẽ chiến thắng cái cũ. VD: Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô bị sụp đổ nhưng đó chỉ là tạm thời * Bài học thực tiễn - Phải biết quan tâm, phát hiện để học hỏi những điều tiến bộ - Biết ủng hộ cái mới, bảo vệ cái mới - Có thái độ tôn trọng quá khứ, tránh phủ định sạch trơn, cản trở sự tiến bộ. - Không nên ảo tưởng về sự ra đời dễ dàng của cái mới, cần giữ niềm tin tất thắng của cái mới §7. THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỚI VỚI NHẬN THỨC 1.NHẬN THỨC CẢM TÍNH: là giai đoạn nhận thức trực tiếp về sự vật, hiện tượng nhờ các giác quan đem lại, chỉ nhận biết bề ngoài của sự vật, hiện tượng. VD: Bề mặt thân cây sần sùi, nhám (nhờ xúc giác); đường có vị ngọt (vị giác); nước biển màu xanh dương (thị giác); . 2.NHẬN THỨC LÍ TÍNH: là giai đoạn nhận thức bên trong để tìm ra bản chất sự vật, hiện tượng, dựa trên tài liệu do nhân thức cảm tính đem lại. VD: Đi sâu vào phân tích, người ta tìm ra được cấu tạo của 1 lá cây, biết được chất diệp lục làm cho lá có màu xanh. . èNhư vậy, nhận thức là quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng về TG khách quan vào bộ óc của con người để tạo nên hiểu biết về chúng. Trong học tập và tu dưỡng hàng ngày, chúng ta cần rèn luyện tính kiên trì không coi thường việc nhỏ, tránh biện hiện nôn nóng đốt cháy giai đoạn 3.THỰC TIỄN: là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử, xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội. *3 hình thức cơ bản: -Hoạt động sản xuất vật chất (cơ bản nhất) -Hoạt động chính trị – xã hội -Hoạt động thực nghiệm khoa học 4.Vai trò: a)Thực tiễn là cơ sở của nhận thức: -Mọi sự hiểu biết của con người đều bắt nguồn từ thực tiễn -Tiếp xúc với thực tiễn thì con người mới hiểu được bản chất của nó VD: từ sự đo đạc ruộng đất, đo lường vật thể mà con người có tri thức về toán học * Từ quan sát cái lá trôi trên mặt nước con người sáng tạo ra con thuyền *Con người quan sát thời tiết từ đó có tri thưc về thiên văn b) Thực tiễn là động lực của nhận thức: Thực tiễn đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ, phương hướng cho nhận thức phát triển. VD: Việc học tập đặt ra yêu cầu học sinh phải giải bài tập và học kiến thức mới, khó?khi giải quyết được những bài tập khó đó thỡ nhận thức của em sẽ được nâng cao hơn. * Cơ chế tập trung quan liêu bao cấp đã làm ảnh hưởng đến nền kinh tế đất nước. Từ thực tế đó Đảng ta đã đổi mới đất nước chuyển sang cơ chế thị trường. c)Thực tiễn là mục đích của nhận thức - Các tri thức khoa học chỉ có giá trị khi nó được vận dụng vào thực tiễn. VD: Nhà bác học Điêzen đã viết giả thuyết về động cơ sự dụng chất thải CN làm nhiên liệu và giả thuyết của ông đã được ứng dụng để chế tạo ra các loại động cơ chạy dầu như bây giờ. *Phát minh khoa học của con người được đưa vào hoạt động thực tiễn làm ra của cải vật chất cho xã hội. *Học sinh tiếp thu kiến thức khoa học của nhân loại để vận dụng nó vào thực tế cuộc sống. d)Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí - Chỉ có đem những tri thức thu nhận được kiểm nghiệm qua thực tiễn mới đánh giá được tính đúng đắn hay sai lầm của chúng. VD: Bác Hồ đã chứng minh: “không có gỡ quý hơn độc lập tự do?” * Nhà bác học Gadilê phát hiện ra định luật sức cản của không khí
Tài liệu liên quan