Cẩm nang thương mại điện tử cho doanh nhân

Thương mại điện tử (TMĐT) là lĩnh vực tương đối mớiở Việt Nam, rất được Chính phủ quan tâm thúc đẩy phát triển. Cho đến giữa năm 2005, đã có rất nhiều lý do để doanh nghiệp phải quan tâm ứng dụng TMĐT vào kinh doanh để cạnh tranh, tồn tại và phát triển trong thực trạng toàn cầu hóa. Tuy nhiên, hiện chưa có nhiều tài liệu kiến thức TMĐT dành cho doanh nhân: sách TMĐT trên thị trường không nhiều, hầu hết nghiêng về kỹ thuật lập trình hoặc phương diện kỹ thuật, không phù hợp cho doanh nhân;các chương trình đào tạo TMĐT dành cho doanh nhân không nhiều; kiến thức TMĐT cung cấpmiễn phí trên mạng Internet còn rời rạc, không đảm bảo sự chính xác, tính đúng đắn của nội dung, không tiện lợi cho doanh nhân tham khảo theo hệ thống.

pdf84 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 1599 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cẩm nang thương mại điện tử cho doanh nhân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thc sĩ D ng T Dung – Công ty Th ng mi đin t VITAN www.vitanco.com 1 CẨM NANG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHO DOANH NHÂN Thạc sĩ Dương Tố Dung 10/2005 Thc sĩ D ng T Dung – Công ty Th ng mi đin t VITAN www.vitanco.com 2 Mục Lục Lời giới thiệu 4 Chương 1: Kiến thức chung về Internet và Mạng (Network) 5 1.1. Internet là gì? Lịch sử phát triển Internet 5 1.2. World Wide Web (WWW) là gì? Lịch sử phát triển WWW 6 1.3. Sự khác biệt giữa Net (mạng) và WWW 6 1.4. Mạng nội bộ (Intranet) và Mạng mở rộng (Extranet) 7 1.5. Mạng không dây, Bluetooth và Wi-Fi 7 Chương 2: Kiến thức chung về Thương mại điện tử (TMĐT) 10 2.1. Thương mại điện tử là gì? Lịch sử phát triển TMĐT 10 2.2. TMĐT làm thay đổi việc kinh doanh trên thế giới như thế nào? 11 2.3. Các cấp độ phát triển của TMĐT 13 2.4. Lợi ích Thương mại điện tử mang lại cho doanh nghiệp 14 2.5. Những quan niệm sai lầm trong TMĐT 15 2.6. So sánh e-Business và TMĐT 16 2.7. Thực trạng TMĐT trên thế giới 18 2.8. Thực trạng TMĐT ở Việt Nam 20 2.9. Doanh nghiệp VN và chiến lược áp dụng TMĐT trong 2006 – 2010 23 2.10. Tiềm năng, xu hướng phát triển TMĐT ở Việt Nam 24 Chương 3: Website và các vấn đề liên quan 28 3.1. Website là gì? Những phần thiết yếu của một website? 28 3.2. Các mô hình website TMĐT 29 3.3. Xây dựng website và những lưu ý khi chuẩn bị xây dựng website 30 3.4. Một số khái niệm kỹ thuật liên quan đến website 32 3.5. Những yếu tố tạo nên tính hiệu quả cho website 33 3.6. Một số chức năng thường gặp của website và mục đích sử dụng 36 3.7. Một số cấu trúc website mẫu cho các mô hình website khác nhau 37 3.8. Những lưu ý khi chọn nhà cung cấp dịch vụ thiết kế và duy trì website 39 Chương 4: Marketing qua mạng Internet (e-Marketing) 42 4.1. e-Marketing là gì? Tại sao phải thực hiện e-Marketing? 42 4.2. Một số cách e-Marketing cơ bản 43 4.3. Một số “chiêu thức” e-Marketing hay, hiệu quả 44 4.4. Cách thức thu hút người xem cho website 45 4.5. e-Marketing dành cho doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng hóa 47 Thc sĩ D ng T Dung – Công ty Th ng mi đin t VITAN www.vitanco.com 3 4.6. e-Marketing dành cho doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ 47 4.7. “Chiêu thức” tối ưu hóa website để được liệt kê trong Top 10 của kết quả tìm kiếm của Google.com 48 Chương 5: Thanh toán qua mạng, An toàn mạng, Luật TMĐT 50 5.1. Cơ chế thanh toán qua mạng 50 5.2. Thanh toán qua mạng dành cho người bán ở Việt Nam 53 5.3. Thanh toán qua mạng dành cho người mua ở Việt Nam 54 5.4. Các rủi ro trong an toàn mạng 56 5.5. An toàn mạng dành cho doanh nghiệp VN tham gia TMĐT 58 5.6. An toàn mạng dành cho cá nhân tự bảo vệ mình 59 5.7. Tình hình luật TMĐT trên thế giới 60 5.8. Tình hình luật TMĐT ở Việt Nam 61 Chương 6: Ứng dụng TMĐT cho từng ngành kinh doanh 65 6.1. Ứng dụng TMĐT cho doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng hóa 65 6.2. Ứng dụng TMĐT cho doanh nghiệp trong ngành du lịch, giải trí, ẩm thực 66 6.3. Ứng dụng TMĐT trong bán sỉ và lẻ qua mạng 67 6.4. Ứng dụng TMĐT trong ngành dịch vụ 67 6.5. Ứng dụng TMĐT cho các ngành kinh doanh khác 68 Chương 7: Giới thiệu một số website TMĐT 70 7.1. Sàn giao dịch B2B www.Alibaba.com 70 7.2. Cổng thông tin www.Yahoo.com 71 7.3. Bộ tìm kiếm www.Google.com 72 7.4. Website thông tin du lịch quốc tế www.Lonelyplanet.com 74 7.5. Website thông tin kiến thức TMĐT www.vitanco.com 75 7.6. Website bán lẻ nổi tiếng www.Amazon.com 75 Kết luận 78 Giới thiệu về tác giả 79 Phụ lục: Một số thuật ngữ trong TMĐT 80 Tài liệu tham khảo 84 Thc sĩ D ng T Dung – Công ty Th ng mi đin t VITAN www.vitanco.com 4 LỜI GIỚI THIỆU Thương mại điện tử (TMĐT) là lĩnh vực tương đối mới ở Việt Nam, rất được Chính phủ quan tâm thúc đẩy phát triển. Cho đến giữa năm 2005, đã có rất nhiều lý do để doanh nghiệp phải quan tâm ứng dụng TMĐT vào kinh doanh để cạnh tranh, tồn tại và phát triển trong thực trạng toàn cầu hóa. Tuy nhiên, hiện chưa có nhiều tài liệu kiến thức TMĐT dành cho doanh nhân: sách TMĐT trên thị trường không nhiều, hầu hết nghiêng về kỹ thuật lập trình hoặc phương diện kỹ thuật, không phù hợp cho doanh nhân; các chương trình đào tạo TMĐT dành cho doanh nhân không nhiều; kiến thức TMĐT cung cấp miễn phí trên mạng Internet còn rời rạc, không đảm bảo sự chính xác, tính đúng đắn của nội dung, không tiện lợi cho doanh nhân tham khảo theo hệ thống. Từ thực tế trên, tác giả chủ ý biên soạn quyển Cẩm nang Thương mại điện tử cho Doanh nhân cung cấp kiến thức TMĐT cho đối tượng độc giả là doanh nhân - những người rất bận rộn, không nhất thiết phải am hiểu chi tiết về kỹ thuật mà quan trọng là phải có tầm nhìn tổng quát và tập trung vào chiến lược, cách thức triển khai, áp dụng TMĐT để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Sách gồm 07 chương, lần lượt giới thiệu các mảng kiến thức trong TMĐT. Độc giả có thể đọc từ đầu đến cuối quyển sách hoặc chọn đọc những phần kiến thức mình quan tâm. Sau khi đọc xong quyển sách này, độc giả sẽ có đủ kiến thức cơ bản cần thiết để ra quyết định xây dựng, vận hành website TMĐT có hiệu quả, thực hiện marketing qua mạng hiệu quả, chọn lựa mô hình TMĐT phù hợp, xúc tiến thanh toán qua mạng, áp dụng các biện pháp an toàn mạng tối thiểu cần thiết v.v... Trong quá trình biên soạn, chắc chắn có thiếu sót, rất mong độc giả lượng thứ và góp ý qua email todung@vitanco.com hoặc duongtodung@yahoo.com. Độc giả có thể đọc thêm những bài viết, sách điện tử (e-book) về kiến thức TMĐT do tác giả viết, được đăng tải trên website www.vitanco.com. Tháng 10/2005 Trân trọng, Dương Tố Dung Thc sĩ D ng T Dung – Công ty Th ng mi đin t VITAN www.vitanco.com 5 CHƯƠNG 1 KIẾN THỨC CHUNG VỀ INTERNET VÀ MẠNG (NETWORK) Trong chương này độc giả sẽ lần lượt khám phá về Internet, World Wide Web (WWW), Mạng (Network), Mạng nội bộ (Intranet), Mạng mở rộng (Extranet), Mạng không dây (Wireless Network), Công nghệ không dây Bluetooth và Wi-Fi. Những kiến thức này bổ sung cho sự hiểu biết chung về mạng và Internet, tạo tiền đề để độc giả hiểu tốt hơn về TMĐT. Nội dung của chương: 1.1. Internet là gì? Lịch sử phát triển Internet 1.2. World Wide Web (WWW) là gì? Lịch sử phát triển WWW 1.3. Sự khác biệt giữa Net (mạng) và WWW 1.4. Mạng nội bộ (Intranet) và Mạng mở rộng (Extranet) 1.5. Mạng không dây, Bluetooth và Wi-Fi 1.1. Internet là gì? Lịch sử phát triển Internet Có nhiều cách định nghĩa Internet. Một định nghĩa đơn giản về Internet như sau: ”Internet là mạng toàn cầu của các mạng kết nối các tổ chức chính phủ, các trường, các viện và các tổ chức kinh doanh”. (Internet is the international computer network of networks that connects government, academic and business institutions. – www.media.ucsc.edu/glossary.html - Trường Đại học California Santa Cruz, Mỹ) Lịch sử phát triển Internet Năm 1969, mạng ARPAnet (tiền thân của Internet) được phát minh bởi các sinh viên các trường Đại học ở Mỹ. Mạng có tên gọi là ARPAnet vì được ARPA (the Advanced Research Projects Agency - Bộ phận Dự án Nghiên cứu Cao cấp của Bộ Quốc Phòng Mỹ) tài trợ kinh phí. Mạng này ban đầu được phát triển với ý định phục vụ việc chia sẻ tài nguyên của nhiều máy tính, sau đó nó còn được dùng để phục vụ việc liên lạc, cụ thể nhất là thư điện tử (email). Mạng ARPAnet được vận hành trên nguyên tắc không cần sự điều khiển trung tâm (without centralized control), cho phép nhiều người gửi và nhận thông tin cùng một lúc thông qua cùng một đường dẫn (dây dẫn, như dây điện thoại). Mạng ARPAnet dùng giao thức truyền thông TCP (Transmission Control Protocol). Thc sĩ D ng T Dung – Công ty Th ng mi đin t VITAN www.vitanco.com 6 Sau đó, các tổ chức khác trên thế giới cũng bắt đầu triển khai các mạng nội bộ, mạng mở rộng, mạng liên tổ chức (inter-organization network)... và nhiều chương trình ứng dụng, giao thức, thiết bị mạng... đã xuất hiện. ARPA tận dụng phát minh IP (Internetworking Protocol – giao thức liên mạng) để tạo thành giao thức TCP/IP - hiện nay đang sử dụng cho Internet. Ban đầu, Internet chỉ được sử dụng trong các trường đại học, viện nghiên cứu, sau đó quân đội bắt đầu chú trọng sử dụng Internet, và cuối cùng, chính phủ (Mỹ) cho phép sử dụng Internet vào mục đích thương mại. Ngay sau đó, việc sử dụng Internet đã bùng nổ trên khắp các châu lục với tốc độ khác nhau. 1.2. World Wide Web (WWW) là gì? Lịch sử phát triển Có nhiều định nghĩa khác nhau về WWW. Theo định nghĩa của Trường Đại học Kansa, Mỹ: “World Wide Web là tập hợp những văn bản trên tất cả các máy tính kết nối với nhau trên toàn cầu thông qua những đường siêu kết nối có thể click được. Người sử dụng phải chạy trình duyệt Web để truy cập Web.” (World Wide Web is a collection of documents on computers located throughout the world that are connected to each other by clickable hyperlinks. You need to run a browser program to access the Web.) WWW được phát minh sau Internet khá lâu. Năm 1990, Tim Berners-Lee của CERN (the European Laboratory for Particle Physics – Phòng nghiên cứu Vật lý Hạt nhân Châu Âu) phát minh ra WWW và một số giao thức truyền thông chính yếu cho WWW, trong đó có HTTP (Hyper-text Transfer Protocol – giao thức truyền siêu văn bản) và URL (Uniform Resource Locator - địa chỉ Internet). Ngày 16 tháng 07 năm 2004 Tim Berners-Lee được Nữ Hoàng Anh phong tước Hiệp Sĩ vì đã có công lớn trong việc phát minh ra WWW và phát triển Internet toàn cầu. Sau đó, các tổ chức, cá nhân khác tiếp tục phát minh ra nhiều ứng dụng, giao thức cho WWW với các ngôn ngữ lập trình khác nhau, chương trình, trình duyệt trên các hệ điều hành khác nhau v.v... Tất cả làm nên WWW phong phú như ngày nay. 1.3. Sự khác biệt giữa Net (mạng) và WWW Internet (hay mạng) là mạng của các mạng (network of networks). Internet bao gồm các máy tính, dây cáp, và các thiết bị mạng. Mạng phục vụ việc truyền tải dữ liệu với các thiết bị phần cứng (máy tính, máy chủ - server, hub, switch, backbone - những thuật ngữ dùng trong mạng, chỉ các thiết bị phần cứng của mạng) và các giao thức truyền (HTTP, FTP – File Transfer Thc sĩ D ng T Dung – Công ty Th ng mi đin t VITAN www.vitanco.com 7 Protocol – Giao thức truyền file, TCP/IP, WAP – Wireless Application Protocol – Giao thức ứng dụng không dây, v.v...) và các ứng dụng khác (email, telnet, chat, v.v...). Trong khi đó, WWW (World Wide Web hay gọi tắt là Web) là một dạng ứng dụng phổ biến của Internet. Web cho phép người sử dụng tìm kiếm thông tin, dịch vụ khi kết nối Internet. Người sử dụng Web cũng có thể đăng tải thông tin cho bất kỳ ai (có kết nối Internet) truy cập từ bất kỳ nơi nào trên thế giới. 1.4. Mạng nội bộ (Intranet) và Mạng mở rộng (Extranet) Mạng nội bộ (Intranet) là mạng dùng trong nội bộ tổ chức, cũng dùng giao thức TCP/IP của Internet. Thông thường, chỉ những ai được cho phép (nhân viên trong tổ chức) mới được quyền truy cập mạng nội bộ này. Mạng nội bộ thường được sử dụng để lưu thông tin, chia sẻ file, cung cấp thông tin dùng chung cho toàn tổ chức như chính sách, thông báo... Những thông tin này có thể hiển thị giống như một website trên Internet, tuy nhiên, chỉ những ai được cho quyền truy cập mới có thể truy cập được. Trong khái niệm mạng nội bộ, có các khái niệm LAN (Local Area Network - mạng cục bộ trong một phạm vi vật lý giới hạn), WAN (Wide Area Network - mạng trên diện tích rộng). Mạng mở rộng (Extranet) là mạng nội bộ nhưng cho phép một số đối tượng ngoài tổ chức truy cập với nhiều mức độ phân quyền khác nhau. Mạng mở rộng giúp tổ chức liên hệ với đối tác tiện lợi, nhanh chóng, kinh tế hơn. Ví dụ nhà cung cấp nguyên vật liệu cho công ty A có thể truy cập vào Extranet của công ty A để biết mức tồn kho nguyên vật liệu và biết lúc nào cần cung cấp thêm, do đó, công ty A tiết kiệm được nhân lực quản lý phần việc này, và các thông tin mua hàng cũng được tự động ghi nhận, tiết kiệm nhân lực nhập liệu và tránh sai sót khi nhập liệu. 1.5. Mạng không dây, Bluetooth và Wi-Fi Mạng không dây (wireless network), như tên gọi của nó, là mạng truyền thông không có dây kết nối giữa các thiết bị. Công nghệ không dây dựa trên tần số sóng radio. Các thiết bị không dây có đặc điểm là “di động”, tức người sử dụng có thể sử dụng chúng ở bất kỳ nơi nào. Bluetooth là công nghệ không dây cho phép truyền dữ liệu, tiếng nói giữa các thiết bị không dây trong phạm vi nhỏ với tốc độ cao. Bluetooth được “thai nghén” bởi Ericsson năm 1994. Đến năm 1998, nhóm Bluetooth Special Interest được hình thành, ban đầu gồm Ericsson, IBM, Intel, Toshiba và Nokia, để phát triển chuẩn công nghệ và khả năng dùng Bluetooth trên Thc sĩ D ng T Dung – Công ty Th ng mi đin t VITAN www.vitanco.com 8 nhiều loại thiết bị không dây khác nhau. Hiện có hơn 2000 công ty hỗ trợ chuẩn và thiết bị Bluetooth. Bluetooth có khả năng truyền đến 1 Mbps (mega bit trên giây) giữa các thiết bị không dây trong phạm vi tối đa 10 mét. Công nghệ Bluetooth không tiêu tốn nhiều năng lượng, nên phù hợp với các thiết bị không dây dùng pin. Bluetooth cũng được dùng để kết nối các thiết bị không dây trong văn phòng như các máy tính trong mạng không dây, chuột hay bàn phím không dây với máy tính, máy tính và máy in... mà không cần dây cáp. Bluetooth dùng sóng radio với tần số phổ biến trên toàn cầu, do đó, có tính tương thích trên toàn cầu. Wi-Fi là công nghệ không dây băng thông rộng với khả năng truyền dữ liệu gấp 10 lần của Bluetooth. Những sản phẩm được chứng nhận là Wi-Fi có thể hoạt động tương tác với nhau bất kể chúng được sản xuất bởi nhà sản xuất nào. Wi-Fi cho phép truyền dữ liệu trong 100 mét và lên đến tốc độ truyền 11 Mbps, rất lý tưởng cho việc truy cập Internet từ thiết bị không dây. So sánh giữa Bluetooth và Wi-Fi: Đặc tính Bluetooth Wi-Fi Tần số sóng 2,4 GHz 2,4 GHz Phạm vi 10 mét 100 mét Tốc độ truyền 1 Mbps 11 Mbps Tiêu thụ năng lượng Thấp Vừa Thiết bị chủ yếu Điện thoại di động, PDA (thiết bị kỹ thuật số hỗ trợ cá nhân) Máy tính xách tay, máy tính để bàn, máy chủ... Đối tượng sử dụng chủ yếu Du khách, nhân viên văn phòng... Công ty, trường đại học, hội nghị... Bảng 1.1: So sánh giữa Bluetooth và Wi-Fi. Nguồn: Edwin S. Soriano. Nets, Webs and The Information Infrastructure Thc sĩ D ng T Dung – Công ty Th ng mi đin t VITAN www.vitanco.com 9 Tóm tắt chương: - Tiền thân của Internet là ARPAnet, được phát minh năm 1969. - Internet là mạng toàn cầu của các mạng. - WWW được phát minh bởi Tim Berners-Lee, người Anh, vào năm 1990. - World Wide Web là tập hợp những văn bản trên tất cả các máy tính kết nối với nhau trên toàn cầu thông qua những đường siêu kết nối có thể click được. Người sử dụng phải chạy trình duyệt Web để truy cập Web. - Mạng nội bộ (Intranet) là mạng dùng trong nội bộ tổ chức, dùng giao thức TCP/IP của Internet. - Mạng mở rộng (Extranet) là mạng nội bộ nhưng cho phép một số đối tượng ngoài tổ chức truy cập với nhiều mức độ phân quyền khác nhau. - Mạng không dây (wireless network) là mạng truyền thông không có dây kết nối giữa các thiết bị. Công nghệ không dây dựa trên tần số sóng radio. - Bluetooth là công nghệ không dây cho phép truyền dữ liệu, tiếng nói giữa các thiết bị không dây trong phạm vi tối đa 10 mét với tốc độ cao nhất là 1 Mbps. - Wi-Fi là công nghệ không dây băng thông rộng với khả năng truyền dữ liệu gấp 10 lần của Bluetooth (tốc độ tối đa 11 Mbps với khoảng cách tối đa 100 mét). Thc sĩ D ng T Dung – Công ty Th ng mi đin t VITAN www.vitanco.com 10 CHƯƠNG 2 KIẾN THỨC CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Trong chương này độc giả sẽ nắm được những thông tin, kiến thức chung nhất về TMĐT như: định nghĩa TMĐT, lịch sử phát triển TMĐT, ảnh hưởng và lợi ích của TMĐT lên việc kinh doanh, những quan niệm sai lầm về TMĐT doanh nghiệp hay mắc phải. Độc giả cũng sẽ nắm được tình hình TMĐT trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay, tiềm năng, xu hướng TMĐT ở Việt Nam, chiến lược áp dụng TMĐT cho doanh nghiệp Việt Nam từ đây đến năm 2010. Độc giả cũng sẽ hiểu được sự khác biệt giữa e-Business và TMĐT (e-Commerce). Nội dung của chương: 2.1. Thương mại điện tử là gì? Lịch sử phát triển TMĐT 2.2. TMĐT làm thay đổi việc kinh doanh trên thế giới như thế nào? 2.3. Các cấp độ phát triển của TMĐT 2.4. Lợi ích Thương mại điện tử mang lại cho doanh nghiệp 2.5. Những quan niệm sai lầm trong TMĐT 2.6. So sánh e-Business và TMĐT 2.7. Thực trạng TMĐT trên thế giới 2.8. Thực trạng TMĐT ở Việt Nam 2.9. Doanh nghiệp VN và chiến lược áp dụng TMĐT trong 2006 - 2010 2.10. Tiềm năng, xu hướng phát triển TMĐT ở Việt Nam 2.1. Thương mại điện tử là gì? Lịch sử phát triển TMĐT là một khái niệm chưa được nhiều doanh nhân ở Việt Nam hiểu chính xác. Đa số doanh nhân nghĩ rằng TMĐT phải là mua bán, thanh toán qua mạng. Nhận định trên không hoàn toàn đúng. Có nhiều định nghĩa khác nhau về TMĐT, tác giả định nghĩa ngắn gọn như sau “TMĐT là việc thực hiện các hoạt động thương mại dựa trên các công cụ điện tử, đặc biệt là Internet và WWW.” Các hoạt động thương mại bao gồm marketing, hỗ trợ khách hàng, cung cấp thông tin, mua- bán, thanh toán... Không cần phải thực hiện toàn bộ các hoạt động thương mại dựa trên các công cụ điện tử mới là áp dụng TMĐT, doanh nghiệp có thể tận dụng TMĐT phục vụ một hay nhiều hoạt động thương mại của mình để mang lại hiệu quả kinh tế. TMĐT nên được xem là một công cụ bổ sung cho thương mại truyền thống để tăng hiệu quả kinh doanh. Thc sĩ D ng T Dung – Công ty Th ng mi đin t VITAN www.vitanco.com 11 Các khái niệm B2B, B2C, C2C TMĐT được phân chia thành một số loại như B2B, B2C, C2C dựa trên thành phần tham gia hoạt động thương mại, cụ thể: - B2B (Business-to-Business): thành phần tham gia hoạt động thương mại là các doanh nghiệp, tức người mua và người bán đều là doanh nghiệp. - B2C (Business-to-Consumer): thành phần tham gia hoạt động thương mại gồm người bán là doanh nghiệp và người mua là người tiêu dùng. - C2C (Consumer-to-Consumer): thành phần tham gia hoạt động thương mại là các cá nhân, tức người mua và người bán đều là cá nhân. Lịch sử phát triển TMĐT Từ khi Tim Berners-Lee phát minh ra WWW vào năm 1990, các tổ chức, cá nhân đã tích cực khai thác, phát triển thêm WWW, trong đó có các doanh nghiệp Mỹ. Các doanh nghiệp nhận thấy WWW giúp họ rất nhiều trong việc trưng bày, cung cấp, chia sẻ thông tin, liên lạc với đối tác... một cách nhanh chóng, tiện lợi, kinh tế. Từ đó, doanh nghiệp, cá nhân trên toàn cầu đã tích cực khai thác thế mạnh của Internet, WWW để phục vụ việc kinh doanh, hình thành nên khái niệm TMĐT. 2.2. TMĐT làm thay đổi việc kinh doanh trên thế giới như thế nào? Với Internet và TMĐT, việc kinh doanh trên thế giới theo cách thức truyền thống bao đời nay đã ít nhiều bị thay đổi, cụ thể như: - Người mua nay có thể mua dễ dàng, tiện lợi hơn, với giá thấp hơn, có thể so sánh giá cả một cách nhanh chóng, và mua từ bất kỳ nhà cung cấp nào trên khắp thế giới, đặc biệt là khi mua sản phẩm điện tử download được (downloadable electronic products) hay dịch vụ cung cấp qua mạng. - Internet tạo điều kiện cho doanh nghiệp duy trì mối quan hệ một-đến-một (one-to-one) với số lượng khách hàng rất lớn mà không phải tốn nhiều nhân lực và chi phí. - Người mua có thể tìm hiểu, nghiên cứu các thông số về sản phẩm, dịch vụ kèm theo... qua mạng trước khi quyết định mua. - Người mua có thể dễ dàng đưa ra những yêu cầu đặc biệt của riêng mình để nhà cung cấp đáp ứng, ví dụ như mua CD chọn các bài hát ưa thích, mua nữ trang tự thiết kế kiểu, mua máy tính theo cấu hình riêng... - Người mua có thể được hưởng lợi từ việc doanh nghiệp cắt chi phí dành cho quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, thay vào đó, giảm giá hay khuyến mãi trực tiếp cho người mua qua mạng Internet. Thc sĩ D ng T Dung – Công ty Th ng mi đin t VITAN www.vitanco.com 12 - Người mu
Tài liệu liên quan