Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020

Ngày 24/12.1996, tại công văn số 6610/QHQT Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho Bộ Xây dựng phối hợp với các bộ có liên quan gồm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Khoa học Công nghệ và Môi trường, Kế hoạch đầu tư và Ban chỉ đạo Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường tổ chức nghiên cứu Chiến lược Quốc gia Cấp nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn. Trong hai năm 1997-1998, với sự trợ giúp của Cơ quan Hỗ trợ quốc tế Đan Mạch, Bộ Xây dựng chủ trì cùng phối hợp với các bộ ngành có liên quan đã soạn thảo Chiến lược Quốc gia về Cung cấp nước sạch và Vệ sinh nông thôn đến năm 2020. Báo cáo Chiến lược Quốc gia về Cung cấp nước sạch và Vệ sinh nông thôn năm 2020 là sản phẩm của một tập thể nghiên cứu gồm Giám đốc dự án Quốc gia, Cố vấn trưởng kỹ thuật cùng các chuyên gia tư vấn trong nước và quốc tế. Báo cáo này là kết quả của hàng loạt các cuộc trao đổi rộng rãi với tổ chức và cá nhân quan tâm đến lĩnh vực cấp nước và vệ sinh nông thôn ở Việt Nam.

doc26 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3537 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CẤP NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2020 GIỚI THIỆU CHIẾN LƯỢC Sự ra đời của chiến lược: Ngày 24/12.1996, tại công văn số 6610/QHQT Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho Bộ Xây dựng phối hợp với các bộ có liên quan gồm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Khoa học Công nghệ và Môi trường, Kế hoạch đầu tư và Ban chỉ đạo Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường tổ chức nghiên cứu Chiến lược Quốc gia Cấp nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn. Trong hai năm 1997-1998, với sự trợ giúp của Cơ quan Hỗ trợ quốc tế Đan Mạch, Bộ Xây dựng chủ trì cùng phối hợp với các bộ ngành có liên quan đã soạn thảo Chiến lược Quốc gia về Cung cấp nước sạch và Vệ sinh nông thôn đến năm 2020. Báo cáo Chiến lược Quốc gia về Cung cấp nước sạch và Vệ sinh nông thôn năm 2020 là sản phẩm của một tập thể nghiên cứu gồm Giám đốc dự án Quốc gia, Cố vấn trưởng kỹ thuật cùng các chuyên gia tư vấn trong nước và quốc tế. Báo cáo này là kết quả của hàng loạt các cuộc trao đổi rộng rãi với tổ chức và cá nhân quan tâm đến lĩnh vực cấp nước và vệ sinh nông thôn ở Việt Nam. Báo cáo Chiến lược được biên soạn trình Thủ tướng Chính phủ tại tờ trình số 34/TTr/XD – NN & PTNT ngày 27 -10 - 1999 của liên Bộ Xây dựng và Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, công văn số 1253/XD-PTNT ngày 10 tháng 7 năm 2000 trình Thủ tướng Chính phủ xin phê duyệt Chiến lược. Ngày 25 tháng 8 năm 2000, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 104/2000/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Quốc gia về Cấp nước và Vệ sinh nông thôn đến năm 2020. Bộ xây dựng và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hiệu chỉnh bản Chiến lược Quốc gia Cấp nước sạch và Vệ sinh nông thôn đến năm 2020 theo nội dung và tinh thần của Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg. 2. Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn là gì? Cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn là một khái niệm rất rộng lớn, nhưng trong chiến lược này chủ yếu tập trung giải quyết vấn đề cung cấp nước sạch cho sinh hoạt và các nhu cầu vệ sinh trong gia đình và được áp dụng cho tất cả các vùng nông thôn trong cả nước. Chiến lược Quốc gia về Cấp nước sạch và Vệ sinh nông thôn không chỉ là một quy hoạch tổng thể, mà còn đặt ra mục tiêu cần đạt được trong 20 năm tới, có hướng dẫn cụ thể làm thế nào để đạt được các mục tiêu. Chiến lược quốc gia sẽ góp phần thực hiện Chiến lược Phát triển nông nghiệp - Nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Mục đích tổng thể: Tăng cường sức khoẻ cho dân cư nông thôn bằng cách giảm thiểu các bệnh có liên quan đến nước và vệ sinh nhờ cải thiện việc cấp nước sạch, nhà vệ sinh và nâng cao thực hành vệ sinh dân chúng. Nâng cao điều kiện sống cho người dân nông thôn thông qua việc xây dựng và sử dụng các công trình cấp nước và vệ sinh hiện nay, làm giảm bớt sự cách biệt giữa đô thị và nông thôn, góp phần thúc đẩy công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Giảm tình trạng ô nhiễm do phân người và gia súc chưa được xử lý, làm ô nhiễm môi trường, cũng như giảm ô nhiễm hữu cơ các nguồn nước. Mục đích cụ thể: Để đạt được các mục tiêu tổng thể nêu trên phải thực hiện được các mục tiêu cụ thể như sau: Đến năm 2020: Tất cả dân cư nông thôn sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn quốc gia với số lượng tối thiểu 60 lít/người/ngày và sử dụng hố xí hợp vệ sinh nhờ huy động cộng đồng tham gia mạnh mẽ và áp dụng cách tiếp cận dựa theo nhu cầu. Đến năm 2010: 85% dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh với số lượng 60lít/người/ngày. 70% gia đình có số hố xí hợp vệ sinh và thực hiện tốt vệ sinh cá nhân. Một số nội dung cần chú ý: Tập trung cố gắng để chậm nhất đến năm 2005, tất cả các nhà trẻ, trường học và các cơ quan giáo dục khác, các bệnh viện, trạm xá công sở, chợ ở nông thôn có đủ nước sạch và hố xí hợp vệ sinh Kiểm soát việc chăn nuôi tại gia đình, chăn nuôi tập trung, sản xuất của làng nghề để giữ sạch môi trường làng, xã. Chống cạn kiệt, chống ô nhiễm, bảo vệ chất lượng nguồn nước ngầm, nước mặt tại hồ, ao, sông, suối… NỘI DUNG BÌNH LUẬN I, PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN Như đã được giới thiệu ở trên bản chiến lược này có 3 phương pháp tiếp cận: Là cách tiếp cận dựa trên nhu cầu, người sử dụng tự trả các chi phí và thực hiện xã hội hoá lĩnh vực Cấp nước sạch & Vệ sinh nông thôn. 1/Phương pháp tiếp cận dựa trên nhu cầu: Có nghĩa là người sử dụng sau khi được tư vấn cần thiết sẽ: Quyết định loại công trình Cấp nước sạch & Vệ sinh nông thôn mà mình mong muốn, cung cấp tài chính cho xây dựng công trình và tự tổ chức thực hiện Tự xây dựng hoặc thuê nhà thầu xây dựng công trình Quản lý, vận hành và duy trì công trình. Phương thức này hoàn toàn dựa vào nhu cầu của chính đối tượng hưởng lợi và được chính quyền các địa phương ủng hộ. Các cơ quan Nhà nước và các nhà tài trợ sẽ đóng vai trò tư vấn hướng dẫn và hỗ trợ mà không làm thay. ==>Phương pháp tiếp cận dựa trên nhu cầu là phương pháp rất có tính khả thi vì đó là cách tiếp cận dựa trên nhu cầu chính là nhằm phát huy nội lực cao nhất.Vì nó cho phép các tỉnh xây dựng các giải pháp phù hợp với điều kiện của tỉnh và hoàn cảnh chứ không áp dụng mức chuẩn trên toàn quốc.Phương pháp này hi vọng sẽ giảm rủi ro của các giải pháp hỗ trợ thừa hoặc không đầy đủ,nó sẽ giúp làm giảm chí phí cho cá công trình hạ tầng về vệ sinh và cấp nước,nhằm giảm thiểu thất thoát và mở rộng tiếp cận dịch vụ cấp nước cho các khu vực nghèo. Điều này sẽ làm tăng hiệu quả hỗ trợ từ phía bên ngoài và giảm phần đầu tư mà các hộ gia đình phải đóng góp. Song phương pháp này tiếp cận dựa trên nhu cầu còn thể hiện nhiều mặt hạn chế. Các vấn đề về thể chế với sự tham gia không chặt chẽ của các Bộ tại cấp Trung ương,việc tách bạch giữa quản lý nhà nước và kinh doanh chưa rõ ràng ,các quan hệ phối hợp điều phối hoạt động giữa các ban ngành của các địa phương còn rời rạc,chưa huy động được sự tham gia của khối tư nhân do còn vướng nhiều thủ tục pháp lý và các hoạt động giám sát và đánh giá vẫn còn yếu. Quá trình và hiệu quả của thông tin, giáo dục- truyền thông còn nhiều hạn chế, nhất là đối với các khu vực ít người, dân tộc thiểu số và vùng sâu, vùng xa,hải đảo xa xôi.Việc tham gia của các cấp ở địa phương như các tổ chức cộng đồng sẽ có ảnh hưởng như một yếu tố xúc tác đối với sự dân chủ ở địa phương,cần có sự thống nhất của các cấp,các ngành. Và liệu rằng số tiền được trợ cấp đã về đến tay của người dân nông thôn hay không? 2/ Phương pháp người sự dụng tự trả các chi phí : Về nguyên tắc của phương pháp này người sử dụng sẽ chịu toàn bộ chi phí xây dựng và vận hành các công trình Cấp nước sạch & Vệ sinh nông thôn. Tuy nhiên, Nhà nước sẽ trợ cấp cho một số đối tượng người sử dụng và một số loại hình công nghệ nhất định sau đây: Người nghèo, người rất nghèo và các gia đình thuộc diện chính sách ưu tiên có khó khăn về đời sống Các hệ thống cấp nước tập trung được Nhà nước khuyến khích Một số trường hợp đặc biệt. ==>Phương pháp này do mọi trường hợp người sử dụng sẽ trả toàn bộ chi phí vận hành và kiểm soát tất cả các khoản chi phí: Từ xây dựng, vận hành đến quản lý nên chưa có tính chủ động trong việc xây dựng. Điều này liên quan đến sự bằng lòng chi trả của người dân nên việc thực hiện là rất khó khăn vì còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện hoàn cảnh của từng hộ gia đình,nhiều hộ về vấn đề tài chính còn rất éo le,hạn hẹp nên bản chiến lược này khó có sự tham gia động đảo của cộng đồng. Vì thế các mục tiêu đã đề ra chưa được chú ý đúng mức đến chất lượng và hiệu quả. 3/Xã hội hóa lĩnh vực Cấp nước sạch & Vệ sinh nông thôn: Xã hội hóa lĩnh vực cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn là vận động và tổ chức, tạo cơ sở pháp lý để huy động sự tham gia đóng góp tích cực và nhiều mặt của mọi thành phần kinh tế và cộng đồng dân cư trong đầu tư vốn, thi công xây lắp, sản xuất thiết bị phụ tùng, các dịch vụ sửa chữa và quản lý vận hành. Khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư xây dựng công trình Cấp nước sạch & Vệ sinh nông thôn nhất là công trình cấp nước tập trung. Cơ quan quản lý Nhà nước rút khỏi kinh doanh xây dựng công trình cấp nước sạch và vệ sinh, công việc này giao cho các nhà thầu là doanh nghiệp Nhà nước hoặc Công ty tư nhân đảm nhận thông qua đấu thầu cạnh tranh. Hình thành thị trường các dịch vụ cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn theo định hướng của Nhà nước. ==> Ở phương pháp này do có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và đặc biệt là có sự góp mặt của các công ty tư nhân nên hoạt động sẽ có hiệu quả hơn.Song nhưng trên thực tế tỷ lệ công trình cấp nước hoạt động kém hoặc không còn hoạt động chiếm tới gần 25%, nhiều công trình đã bị hư hỏng chỉ trong vài năm hoạt động do chất lượng kém, thiết kế không phù hợp... Và một trong những hạn chế đối với việc đầu tư tư nhân nữa là tình trạng thiếu vốn. Tuy nhiên, nếu các khoản vay được đảm bảo, các ngân hàng thương mại sẵn sàng cung cấp tín dụng cho khu vực tư nhân. Và như thế, phần vốn tài trợ của nhà nước thể coi như thế chap.Vấn đề còn lại nằm ở chỗ, Nhà nước đã sẵn sàng “xã hội hóa” đến đâu lĩnh vực quan trọng này?Đây còn là một câu hỏi khó có câu trả lời xác thực. Như vậy,ta có thể đúc kết lại trong 3 cách tiếp cận này đều có những ưu,nhược điểm riêng của nó song nhìn chung phương pháp tiếp cận dựa trên nhu cầu là phương pháp có tính khả thi nhất vì nó phù hợp với thực tế với tình hình nội lực hiện nay của nước ta..Ngoài ra,bản chiến lược cần tham khảo thêm đến cách tiếp cận có sự tham gia.Hiện nay cách tiếp cận này đang được nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam sự dụng khá phổ biến. Tính ưu việt của phương pháp này là có sự tham gia ở mức độ cao của cộng đồng,thời gian ngắn và chi phí thấp.Nó được sự dụng 1 cách linh hoạt,mềm dẻo được vận dụng 1 cách sáng tạo và có thể điều chỉnh nhanh khi cần thiết… Chính vì vậy phương pháp này cần được triển khai càng sớm càng tốt để có thể đạt đựơc mục tiêu đề ra trong năm 2020. II.CÔNG CỤ SỬ DỤNG Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn là một chiến lược mang tính dài hạn, trong chiến lược tập trung chủ yếu giải quyết hai vấn đề đó là cấp nước sạch cho sinh hoạt và các nhu cầu vệ sinh trong gia đình. Và bộ công cụ được sử dụng trong chiến lược đó là: Khung logic, ma trân swot. Để đánh giá tính phù hợp của công cụ khung logic và ma trân swort đối với chiến lượ quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn chúng ta hãy cùng đi sâu vào phân tích từng công cụ. 1, Khung logic. Dựa vào các mối quan hệ trong khung logic để hình thành nên nội dung trong chiến lược. Khung logic theo chiều dọc: Từ mục tiêu chungèmục tiêu cụ thểèkết quả dự kiến đầu raèhoạt động giải pháp. Khung logic theo chiều ngang: chỉ tiêu phản ánh mục tiêu chungè chỉ tiêu phản ánh mục tiêu cụ thểèchỉ tiêu phản ánh kết quả dự kiến đầu raè chỉ tiêu phản ánh hoạt động giải pháp. Và nó đã thể hiện tính phù hợp của mình trong bản chiến lược quốc gia cấp nước sach và VSNT khi đã đưa ra được rất đúng , đủ, các mục tiêu . Từ các nội dung cụ thể trong bản chiển lược ta có thể xây dựng khug logic cho bản chiến lược như sau: Mục tiêu chung: tăng cường sức khỏe; nâng cao đời sống; giảm bớt tình trạng ô nhiễm môi trường do phân người và phân gia súc Chỉ tiêu phản ánh mục tiêu chung: giảm thiểu các bệnh có liên quan đến nước và vệ sinh; giảm bớt sự cách biệt giữa đô thị và nông thôn; Giảm đến mức thấp nhất lượng phân người và phân gia súc chưa được xử lý Mục tiêu cụ thể: mục tiêu cụ thể đến năm 2010, mục tieu cụ thể đến năm 2020 Chỉ tiêu phản ánh mục tiêu cụ thể:% dân cư sử dụng nước hợp vệ sinh, % hộ gia đình sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Kết quả Đến năm 2010: 85% dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh với số lượng 60lít/người-ngày,70% gia đình có hố xí hợp vệ sinh và thực hiện tốt vệ sinh cá nhân. Đến năm 2020: Tất cả dân cư nông thôn sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc gia với số lượng tối thiểu 60lít/người-ngày và sử dụng hố xí hợp vệ sinh ;Hầu hết dân cư nông thôn thực hành tốt vệ sinh cá nhân và giữ sạch vệ sinh môi trường làng xã Hoạt động- giải pháp Thông tin giáo dục truyền thông Cơ chế tài chính Cải tiến tổ chức, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước và phát triển nguồn nhân lực Áp dụng công nghệ phù hợp 2, Ma trận swot Trong bản chiến lược ma trân swot được sử dụng để tìm ra nhưng khó khăn ( weaknesses), thuận lợi( strengths) của tình hình cấp nước sạch ở nông thôn hiện nay, cũng như những cơ hội( opportunities) , thách thức( threats) trong khi triển khai xây dựng bản chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn. Cụ thế như sau: Khó khăn (weaknesses) Khó khăn về kinh tế - tài chính Mức sống của dân cư nông thôn nói chung còn rất thấp. Đầu tư cho lĩnh vực Cấp nước sạch & Vệ sinh nông thôn quá ít. Tỷ lệ số hộ ở nông thôn có công trình cấp nước và nhà tiêu tương đối hợp vệ sinh còn thấp Khó khăn về xã hội và tập quán Hiểu biết về vệ sinh và sức khỏe của người dân nông thôn còn thấp. Thực hành vệ sinh kém Ở vùng đồng bằng sông Hồng và ven biển Bắc Trung Bộ người dân nông thôn có tập quán lâu đời sử dụng phân người chưa được xử lý tốt làm phân bón. Tổ chức của lĩnh vực Cấp nước sạch & Vệ sinh nông thôn còn phân tán, sự phối hợp giữa các Bộ, Ngành chưa tốt Nhà nước chưa có chính sách huy động sự tham gia đóng góp của các thành phần kinh tế để cùng với người sử dụng xây dựng công trình cấp nước sạch và vệ sinh mà vẫn áp dụng cách tiếp cận dựa vào cung cấp là chính. Về pháp chế còn thiếu các quy định và hướng dẫn cụ thể để có thể quản lý tốt lĩnh vực Cấp nước sạch & Vệ sinh nông thôn. Khó khăn kỹ thuật và thiên tai Có nhiều vùng gặp khó khăn về nguồn nước như các vùng bị nhiễm mặn Thời gian gần đây khí hậu thời tiết có những biến động thất thường Đối với vệ sinh, khó khăn tồn tại lớn là đa số hộ chưa có hố xí đạt tiêu chuẩn vệ sinh Các làng chài ven biển có mật độ dân số rất cao nhưng lại thiếu nước sạch và không có nhà vệ sinh. ở các làng nghề môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. ô nhiễm do chuồng trại gia súc và thuốc trừ sâu cũng là một vấn đề lớn cần được nghiên cứu giải quyết riêng. Chưa có các trung tâm chuyển giao công nghệ và sản xuất cung ứng các vật tư thiết bị cho Cấp nước sạch & Vệ sinh nông thôn. 2.2 Thuận lợi( strengs) Bên cạnh các khó khăn tồn tại, lĩnh vực Cấp nước sạch & Vệ sinh nông thôn cũng có một số thuận lợi: -Quan tâm và ưu tiên của Đảng - Chính phủ -Hệ thống tổ chức hoạt động trong lĩnh vực Cấp nước sạch & Vệ sinh nông thôn đã được thành lập rộng -Quá trình phân cấp và phi tập trung hóa được xác lập -Kinh tế nông thôn đang chuyển sang cơ chế thị trường và kinh tế trang trại Ngoài ra, còn phải kể đến một thuận lợi nữa là được sự quan tâm trợ giúp ngày càng tăng của các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ song phương, đa phương và các tổ chức phi chính phủ. 2.3 Triển vọng phát triển ( opportunities) Các điều kiện sống ở nông thôn sẽ được cải thiện, trong đó có Cấp nước sạch & Vệ sinh nông thôn +Ở những nơi có tính khả thi và có hiệu quả kinh tế cần khuyến khích cấp nước tập trung cho khu vực nông thôn với sự trợ giúp của Chính phủ để các hệ thống đó có sức hấp dẫn hơn về mặt tài chính. +Các hộ gia đình và các cộng đồng nông thôn sẽ chịu trách nhiệm chính để phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn theo nguyên tắc phát triển bền vững (bao gồm cả Cấp nước sạch & Vệ sinh nông thôn), còn Nhà nước sẽ đóng vai trò quản lý, hướng dẫn và tạo những điều kiện thuận lợi. +Việc thực hiện Cấp nước sạch & Vệ sinh nông thôn sẽ được phân cấp, các cấp tỉnh, huyện, xã và thôn xóm sẽ có vai trò rất quan trọng trong việc lập kế hoạch và thực hiện Cấp nước sạch & Vệ sinh nông thôn. +Cấp nước sạch & Vệ sinh nông thôn sẽ được thực hiện theo các nguyên tắc Dublin, bao gồm: nước được xem là một loại hàng hoá kinh tế (cũng như một hàng hoá xã hội); việc ra quyết định và quản lý được thực hiện ở cấp thấp nhất phù hợp và chú trọng đến sự tham gia của phụ nữ. 2.4Thách thức( Threats) Việc tách bạch giữa quản lý nhà nước và kinh doanh chưa rõ ràng. Các quan hệ phối hợp điều phối hoạt động giữa các ban ngành của các địa phương còn rời rạc. Chưa huy động được sự tham gia của khối tư nhân do còn vướng nhiều thủ tục pháp lý và các hoạt động giám sát và đánh giá vẫn còn yếu. Quá trình và hiệu quả của thông tin, giáo dục- truyền thông còn nhiều hạn chế, nhất là đối với các khu vực ít người, dân tộc thiểu số và vùng sâu, vùng xa Vấn đề  phân định khu vực nông thôn và thành thị chưa thật rõ ràng và thống nhất đã dẫn đến tình trạng thiếu chính xác khi thống kê và tính toán chỉ tiêu mà Chiến lược đã đề ra. Do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, các nguồn nước mặt và nước ngầm trở nên khan hiếm. III. NỘI DUNG KẾT CẤU Nước sạch và vệ sinh môi trường là một nhu cầu cơ bản trong cuộc sống hàng ngày của một con người. Nó đang là vấn đề nhức nhối trong cuộc sống. Sau khi đã nghe qua các bạn trình bày tóm tắt về bản chiến lược, mình xin trình bày phần bình luận nội dung của “chiến lược quốc gia nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020 “ Nhận xét chung: bản chiến lược đã có đầy đủ nội dung của một bản chiến lược hoàn chỉnh , bao gồm 4 phần cụ thể : Phần 1: Mục tiêu : bao gồm mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể Phần 2: Về không gian và thời gian thực hiện chiến lược Phần 3: Nguồn lực thực hiện Phần 4: Hoạt động và các giải pháp thực hiện i3.1 Phần mục tiêu : Bản chiến lược đã nêu rõ ràng được từng mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể cần phải thực hiện được đến năm 2020 đó là: Đến năm 2020 : tất cả cư dân nông thôn được sử dụng nước sạch, ít nhất 60 lit/người/ngày và sử dụng hố xí hợp vệ sinh.Năm 2010, 85% cư dân nông thôn được dùng nước sạch ít nhất 60 lít/người/ngày, 70% hộ được sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.. Trong bối cảnh hiện nay, đây thực sự là nhưng con số đầy thử thách do: +Chênh lệch giữa các vùng nông thôn có điều kiện kinh tế khác nhau và chênh lệch giữa các vùng nông thôn ở đồng bằng với vùng sâu, vùng xa, hải đảo. + Mục tiêu tất cả cư dân nông thôn được sử dụng nước sạch nhưng theo tôi được biết thì kết quả điều tra của các tổ chức, đoàn thể ....thì thực trạng phần lớn người dân vẫn sử dụng nước giếng đào, nước mưa chứa trong bể hoặc lu không được che đậy kĩ, không đạt tiêu chuẩn về chất lượng nước. Còn chưa kể đến những nơi thiếu nước như vùng sâu, vùng xa, hải đảo, dung nước cho sinh hoạt tối thiểu chứ chưa nói gì đến chất lượng nước thế nào? +Đời sống người dân nông thôn ở các nơi điều kiện khác nhau sẽ khác nhau. Mức sống thấp khiến nhận thức về nước sạch và vệ sinh môi trường hạn chế. Thực hành vệ sinh cá nhân của nhiều người rất kém, ít hiểu biết và ít quan tâm về mối liên quan giữa nước- nhà tiêu- vệ sinh cá nhân và sức khỏe. +Trong quá trình sử dụng nhiều công trình đã bị xuống cấp, không có trang thiết bị kiểm tra mẫu nước, cán bộ thiếu, năng lực yếu…các công trình cấp nước nhỏ lẻ, lỗ khoan khai thác có chiều sâu không lớn. Vì thế, mặc dù các công trình này có hệ thống xử lý bằng giàn mưa và bể lọc cát nhưng quy cách xây dựng hệ thống lọc và chất lượng nước không ai quản lý. + Nhận thức và hành vi của người dân sử dụng nhà vệ sinh hộ gia đình còn hạn chế, đặc biệt là người dân nông thôn. Một số mô hình và cơ chế quản lý khai thác công trình cấp nước tập trung chưa hiệu quả và thiếu bền vững. Chính vì vậy bản chiến lược Quốc Gia về nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020 đã đưa ra những con số thách thức đối với người dân nông thôn. ở đây chi nói là tất cả người dân được sử dụng nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh. Như thế nào là nước sạch? nhà tiêu hợp vệ sinh ? Được đo bằng tiêu chuẩn nào? hai tiêu chuẩn khác nhau về nước sạch đã chênh nhau hàng ngàn tỉ đồng thực hiện chúng và gây hiểu lầm,làm chệch hướng mất thời gian. Cần phải nêu ra rõ ràng, cụ thể, không chung chung được. Trở lại vấn đề mục tiêu chiến lược, tất cả người dân được sử dụng nước sạch và sử dụng hố xí hợp vệ sinh, có cần phải xem xét lại hay không? Tôi xin chắc chắn là không ai dám trả lời là có ! 3.2 Phần không gian, thời gian : Bản chiến lược đã nêu rõ thời gian và không gian để thực hiện mục tiêu đề ra. Tuy nhiên khoảng thời về thời gian để thực hiện có quá ngắn, hay quá dài hay không? Theo thực tế thì nó sẽ quá dài đối với những người dân nông thôn sống ở g