Chiến thắng như nguyệt mùa xuân năm 1077

Ai đi qua Hà Bắc cũng phải nhận rằng sông Như Nguyệt hiền lành, êm đẹp, rất hợp với tên. Vào đời Lý, Như Nguyệt là tên sông Cầu, đoạn chảy từ ngã ba sông Cà Lồ và sông Cầu (ngã ba Xà ở thôn Như Nguyệt, Phương La Đông, xã Tam Giang, huyện Yên Phong, Hà Bắc) đến Phả Lại (Chí Linh, Hải Hưng) (1). Nhưng giống như nhiều tên núi, tên sông khác của Việt Nam, Như Nguyệt cũng là tên một chiến công oanh liệt. Gần 900 năm trước, bên dòng Như Nguyệt, quân dân ta đã chặn đứng cuộc tiến công của hàng chục vạn quân Tống xâm lược, giải phóng phần đất phía Bắc của Tổ quốc vừa bị chiếm đóng, đập tan âm mưu xâm lược của triều Tống.

docx17 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2030 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chiến thắng như nguyệt mùa xuân năm 1077, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHIẾN THẮNG NHƯ NGUYỆT MÙA XUÂN NĂM 1077 Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư  Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm  Nhữ đẳng hành khang thủ bại hư  LÝ THƯỜNG KIỆT  Ai đi qua Hà Bắc cũng phải nhận rằng sông Như Nguyệt hiền lành, êm đẹp, rất hợp với tên. Vào đời Lý, Như Nguyệt là tên sông Cầu, đoạn chảy từ ngã ba sông Cà Lồ và sông Cầu (ngã ba Xà ở thôn Như Nguyệt, Phương La Đông, xã Tam Giang, huyện Yên Phong, Hà Bắc) đến Phả Lại (Chí Linh, Hải Hưng) (1). Nhưng giống như nhiều tên núi, tên sông khác của Việt Nam, Như Nguyệt cũng là tên một chiến công oanh liệt. Gần 900 năm trước, bên dòng Như Nguyệt, quân dân ta đã chặn đứng cuộc tiến công của hàng chục vạn quân Tống xâm lược, giải phóng phần đất phía Bắc của Tổ quốc vừa bị chiếm đóng, đập tan âm mưu xâm lược của triều Tống. Chiến thắng Bạch Đằng vĩ đại cuối năm 938 do Ngô Quyền lãnh đạo đã chấm dứt hẳn thời kỳ đô hộ kéo dài trên 10 thế kỷ của phong kiến phương Bắc, mở ra một thời kỳ độc lập lâu dài của đất nước.  Nhưng nền độc lập dân tộc vừa giành được vẫn luôn bị ngoại ban đe dọa và công cuộc dựng nước phải gắn liền với những cuộc kháng chiến bảo vệ và củng cố nền độc lậpdân tộc. Vào thế kỷ X, XI nhà Tống đã hai lần tiến hành xâm lược nước ta. Vua Tống nuôi hy vọng “Lấy lại Giao Châu bị mất " vì cuối đời Đường "nhiều khó khăn chưa kịp khu xử” (2). Mùa xuân năm 981, mấy vạn quân xâm lược Tống đã bị quân dân ta do Lê Hoàn lãnh đạo đánh tan. Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất đã giành được thắng lợi vẻ vang, đẩy lùi âm mưu xâm lược của nhà Tống trong một thời gian. Sang giữa thế kỷ XI nhà Tống lại lăm le xâm lược nước ta lần nữa với mục đích vừa để chiếm đất đai, mở rộng phạm vi bóc lột, vừa để trả thù lần thất bại trước, vừa để giải quyết một số mâu thuẫn về mặt đối nội, đối ngoại. Lúc bấy giờ, nhà Tống đang phải đối phó vất vả với hai nước Liêu, Hạ ở phía bắc và tây bắc. Nhiều cuộc xung đột lớn đã xảy ra, quân Tống bị chết hàng vạn người và nhà Tống có lúc phải nhượng bộ, "ban" cho hai nước nhiều của cải, đất đai mà vẫn không trừ bỏ được mối đe dọa đó. Trong nước, mâu thuẫn giai cấp ngày một tăng lên và nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân đã bùng nổ. Năm 1068, Tống Thần Tông lên nối ngôi, cùng với tể tướng Vương An Thạch thi hành một số cải cách nhưng cũng không giải quyết được những khó khăn về mặt đối nội. Trước các nguy cơ đó, vua tôi nhà Tống chủ trương xâm lược nước ta để đánh lạc hướng đấu tranh của quần chúng, củng cố uy thế trong nước và uy hiếp các nước Liêu, Hạ. Theo sự tính toán của nhà Tống, đánh nước ta để "Nếu thắng, thế Tống sẽ tăng, các nước Liêu, Hạ sẽ phải kiêng nể” (3).  Nhà Tống chuẩn bị rất chu đáo cho cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ hai. Tống Thần Tông và Vương An Thạch thường bàn bạc với nhau kế hoạch đánh chiếm nước ta(4). Nhà Tống ráo riết xây dựng nhiều căn cứ quân sự và hậu cần giáp vùng biên thùy đông bắc nước ta (từ Cao Bằng ra đến biển) làm nơi xuất phát trực tiếp cho các đạo quân xâm lược. Đây là vùng biên giới nhà Tống kiểm soát chặt chẽ và là đầu mối nhiều đường giao thông thủy bộ tiến xuống Đại Việt. Trong vùng này, thành Ung Châu (Nam Ninh, Quảng Tây) giữ vị trí quan trọng và là nơi tập kết quân rất tiện lợi. Từ đó đến các châu biên giới của ta là Quảng Nguyên (Quảng Uyên, Cao Bằng), Quang Lang (Ôn Châu, Lạng Sơn), Tô Mậu (Na Dương, Đình Lập, An Châu, Hà Bắc) đều có đường đi, dài chừng 150 ki-lô-mét. Từ đó đến hai cửa biển Khâm Châu và Liêm Châu (Quảng Đông) cũng có đường đi thuận lợi, dài khoảng 120 ki-lô-mét. Nhà Tống biến Ung Châu thành một căn cứ xâm lược trọng yếu. Ở đó những viên tưóng Tống được lệnh tăng cường bắt lính, tổ chức tập trận và tích trữ quân lương. Mặt nam Ung Châu sát biên giới nước ta, nhà Tống đặt 5 trại quân: Hoành An, Thái Bình, Vĩnh Bình, Cổ Vạn, Thiên Long. Nhà Tống còn xảo quyệt tìm cách lôi kéo, mua chuộc một số tù trưởng dân tộc thiểu số vùng biên giới làm nội gián đế chia rẽ, phá hoại khối đoàn kết dân tộc của ta. Nhà Tống chuẩn bị xâm lược nước ta một cách thận trọng, chu đáo và thâm độc. Song đến năm 1075, mọi việc chuẩn bị vẫn lộ liễu đến mức độ viên quan coi Ung Châu là Tô Giám cũng nói: “Phải bỏ ngay ba việc đang làm: tập lính, đóng tàu, cấm chợ, để người Giao Chỉ không có danh nghĩa cất quân”(1). Ung Châu cùng với các trại quân biên giới và cửa biển Khâm, Liêm đã trở thành những mũi dao nhọn đe dọa sự sống còn của đất nước ta, uy hiếp nền độc lập dân tộc của ta.  Sau hơn một thế kỷ giành được độc lập kể từ chiến thắng Bạch Đằng (năm 938), dân tộc ta đã lớn lên nhanh chóng về mọi mặt. Trải qua các triều Ngô, Đinh, Tiền Lê, đặc biệt là từ đời Lý, công cuộc xây dựng đất nước được đẩy mạnh trên quy mô lớn. Kinh tế phát triển mạnh mẽ, quốc gia thống nhất được củng cố, văn hóa dân tộc bước vào một giai đoạn rực rỡ - giai đoạn văn hóa Lý, Trần hay văn hóa Thăng Long. Trên cơ sở kinh tế, chính trị đó, lực lượng quốc phòng cũng được tăng cường. Quân đội chủ lực của nhà Lý gồm cấm quân (hay thân quân, thắng binh) bảo vệ hoàng thành và theo vua đi chiến trận, quân các lộ đóng giữ các địa phương. Tất cả dân đinh từ 18 đến 20 tuổi gọi là hoàng nam đều phải vào lính trong 2 năm. Dân đinh 20 tuổi trở lên gọi là đại hoàng nam ở nhà làm ruộng nhưng phải ghi tên vào sổ quân và khi cần thiết, nhà nước gọi nhập ngũ. Đó là chính sách "ngụ binh ư nông" (gửi binh ở nhà nông) nhằm tăng cường lực lượng quân đội nhưng vẫn bảo đảm sản xuất và tiết kiệm chi phí cho nhà nước. Ngoài ra, vương hầu quý tộc và một số tù trưởng miền núi còn có quân đội riêng nhưng phải đặt dưới sự điều động của triều đình. Vào đầu đời Lý, quân đội ngoài bộ binh, có kỵ binh, tượng binh, thủy binh. Thủy binh nước ta mạnh và có truyền thống lâu đời. Trang bị quân đội, ngoài giáo, mác, kiếm, thương, mộc, cung nỏ... còn có máy bắn đá là loại vũ khí lợi hại trước khi hỏa pháo ra đời. Quân sĩ được huấn luyện theo một số nguyên tắc, chế độ chặt chẽ lúc đó đã được biên soạn thành sách mà Tống sử gọi là An Nam hành quân pháp(2). Sự lớn mạnh về mọi mặt của đất nước cho phép nhà Lý đối phó với âm mưu xâm lược của nhà Tống một cách kiên quyết chủ động, thể hiện quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc và ý chí tự lập tự cường mạnh mẽ của cả dân tộc. Bằng cách tranh thủ các tù trưởng thiểu số, nhà Lý thắt chặt hơn nữa quan hệ giữa triều đình trung ương và các dân tộc miền núi, củng cố khối đoàn kết dân tộc, làm thất bại thủ đoạn mua chuộc, chia rẽ của nhà Tống. Năm 1072, vua Lý Thánh Tông mất, con lên nối ngôi là Lý Nhân Tông mới 7 tuổi. Công việc triều chính lúc bấy giờ ở trong tay thái úy Lý Thường Kiệt(3), cương vị như tể tướng. Ông là một người yêu nước tha thiết, có ý thức độc lập tự chủ mãnh liệt, là một nhà chính trị lỗi lạc và một nhà quân sự tài ba. Theo dõi chặt chẽ âm mưu và hành động của nhà Tống, ông chủ trương: "Ngồi đợi giặc không bằng đem quân ra trước để chặn mũi nhọn của giặc"(4). Chủ trương "tiên phát chế nhân" đó là một sáng tạo độc đáo của Lý Thường Kiệt, xuất phát từ sự nhận thức vững vàng về sức mạnh vật chất và tinh thần của dân tộc, sự phân tích đánh giá đúng những chỗ mạnh, chỗ yếu của địch. Nhà Tống tuy là một nước lớn, có quyết tâm xâm lược nhưng đang đứng trớc một số khó khăn về đối nội đối ngoại, không thể hành động một cách kiên quyết, đối phó một cách kịp thời. Chủ trương đó biểu thị một tư tưởng chiếnlược tích cực, lấy tiến công để tự vệ một cách chủ động.  Cuối năm 1075, 10 vạn quân thủy bộ của ta do Lý Thường Kiệt trực tiếp chỉ huy, bất ngờ tập kích vào các căn cứ xâm lược của quân Tống mà trung tâm là thành Ung Châu. Ngày 18 tháng 01 năm 1076, quân ta bao vây thành Ung Châu và sau 42 ngày công phá dữ dội, ngày 01 tháng 3 năm 1076, quân ta hạ thành. Lý Thường Kiệt ra lệnh hủy thành luỹ, phá kho tàng trong cả vùng Tả Giang và lấy đá lấp sông để ngăn chặn đường cứu viện của quân Tống. Mục đích của cuộc tiến công đã đạt được, Lý Thường Kiệt lập tức rút quân về nước trong lúc vua tôi nhà Tống đang bị động bàn bạc cách đối phó. Bằng cuộc tập kích táo bạo, tiến công vào kẻ dịch đang chuẩn bị xâm lược, Lý Thường Kiệt đã “chặn mũi nhọn của giặc” đẩy kẻ thù vào thế bị động ngay từ đầu và tạo ra nhiều điều kiện có lợi cho cuộc kháng chiến chống xâm lược của dân tộc ta. Bao nhiêu căn cứ quân sự và hậu cần nhà Tống chuẩn bị bấy lâu nay, trong chốc lát bị phá hủy tan tành. Những khó khăn của nhà Tống bị khoét sâu thêm. Các nước Liêu, Hạ được dịp coi thường "thiên tử". Nhân dân Trung Quốc càng thêm oán ghét triều đình Tống. Mâu thuẫn trong nội bộ triều Tống lại sâu sắc thêm. Phái chủ chiến bị đã kích mạnh và tháng 10 năm 1076, tể tướng Vương An Thạch phải từ chức trong một thời gian.  Cuộc tiến công thành Ung Châu là một bộ phận và là giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược. Thắng lợi của cuộc tiến công để tự vệ đó đã dập tắt được ý đồ xâm lược của nhà Tống, nhng đã cổ vũ quân dân ta thừa thắng đập tan những đạo quân xâm lược Tống trong một thế chiến lược có lợi cho ta. Đầu tháng 3 năm 1076 (1), quân ta rút hết về nước. Biết thế nào quân Tống cũng sẽ kéo sang xâm lược, Lý Thường Kiệt cùng với triều đình nhà Lý lo xúc tiến ngay công việc chuẩn bị chống giặc. Bằng một mạng lưới thám tử tung sang hoạt động trên đất Tống dưới nhiều hình thức như nhà sư, lái buôn, dân chài..., Lý Thường Kiệt nắm chắc tình hình địch và theo dõi từng bước hành động của quân Tống.  Nhà Tống rất bất ngờ trước cuộc tập kích của quân đội nhà Lý. Lúc đầu họ hoang mang, lúng túng rồi sau mới đề ra được chủ trương: lợi dụng khi quân Lý Thường Kiệt đang bị giam chân Ở Ung Châu, điềuđại quân đánh thẳng sang chiếm lấy nước ta. Nhưng chủ trương đó chưa kịp thực hiện thì quân ta đã hạ xong thành Ung Châu và ung dung rút về nước. Nhà Tống lại một lần nữa phải bị động thay đổi kế hoạch xâm lược và lo chuẩn bị kỹ hơn cho cuộc viễn chinh. Vua Tống cử Quách Quỳ là một võ tướng cao cấp đã từng giúp Phạm Trọng Yêm giữ biên thùy phía bắc chống lại nước Hạ, làm chánh tướng. Triệu Tiết giữ chức viên ngoại lang bộ lại đang coi Diên Châu (Thiểm Tây) được điều về làm phó tướng. Dưới trướng Quách Quỳ và Triệu Tiết, có nhiều tướng đã quen chiến trận ở miền bắc. Về quân số, Quách Quỳ muốn huy động một lực lượng thật lớn, càng nhiều càng tốt. Trả lời câu hỏi cần bao nhiêu quân, Quách Quỳ nói: "Cần nhiều, miễn sao cho đủ dùng, chứ nói ra không hết” (2). Cuối cùng, nhà Tống quyết định điều 10 vạn quân chiến đấu gồm bộ binh và kỵ binh, 1 vạn ngựa và 20 vạn phu vận chuyển lương thực. Ngoài ra, nhà Tống còn tổ chức một đội thuỷ binh tiến sang để cùng hiệp đồng với bộ binh, kỵ binh trong hành quân và chiến đấu vì địa hình nước ta có bờ biển dài, sông ngòi chằng chịt. Như vậy toàn bộ quân xâm lược Tống lên đến trên 30 vạn, trong đó có 10 vạn quân chiến đấu tinh nhuệ. Theo kế hoạch, bộ binh và kỵ binh địch sẽ tập trung ở Ung Châu rồi đột nhập vào vùng biên giới đông - bắc nước ta. Thủy binh địch sẽ từ cửa biển Khâm, Liêm vượt biển tiến vào cửa sông Bạch Đằng để phối hợp với bộ binh. Các căn cứ xâm lược ở vùng châu Ung, Khâm, Liêm lại được lệnh gấp rút xây dựng. Vua Tống Thần Tông căn dặn Quách Quỳ: "bốn phương nhìn về" cuộc viễn chinh này nên “nếu không vạn toàn thắng hẳn thì bất tiện cho nước nhà” (3). CHIẾN THẮNG NHƯ NGUYỆT MÙA XUÂN NĂM 1077 Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư  Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm  Nhữ đẳng hành khang thủ bại hư  LÝ THƯỜNG KIỆT  Ai đi qua Hà Bắc cũng phải nhận rằng sông Như Nguyệt hiền lành, êm đẹp, rất hợp với tên. Vào đời Lý, Như Nguyệt là tên sông Cầu, đoạn chảy từ ngã ba sông Cà Lồ và sông Cầu (ngã ba Xà ở thôn Như Nguyệt, Phương La Đông, xã Tam Giang, huyện Yên Phong, Hà Bắc) đến Phả Lại (Chí Linh, Hải Hưng) (1). Nhưng giống như nhiều tên núi, tên sông khác của Việt Nam, Như Nguyệt cũng là tên một chiến công oanh liệt. Gần 900 năm trước, bên dòng Như Nguyệt, quân dân ta đã chặn đứng cuộc tiến công của hàng chục vạn quân Tống xâm lược, giải phóng phần đất phía Bắc của Tổ quốc vừa bị chiếm đóng, đập tan âm mưu xâm lược của triều Tống. Chiến thắng Bạch Đằng vĩ đại cuối năm 938 do Ngô Quyền lãnh đạo đã chấm dứt hẳn thời kỳ đô hộ kéo dài trên 10 thế kỷ của phong kiến phương Bắc, mở ra một thời kỳ độc lập lâu dài của đất nước.  Nhưng nền độc lập dân tộc vừa giành được vẫn luôn bị ngoại ban đe dọa và công cuộc dựng nước phải gắn liền với những cuộc kháng chiến bảo vệ và củng cố nền độc lậpdân tộc. Vào thế kỷ X, XI nhà Tống đã hai lần tiến hành xâm lược nước ta. Vua Tống nuôi hy vọng “Lấy lại Giao Châu bị mất " vì cuối đời Đường "nhiều khó khăn chưa kịp khu xử” (2). Mùa xuân năm 981, mấy vạn quân xâm lược Tống đã bị quân dân ta do Lê Hoàn lãnh đạo đánh tan. Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất đã giành được thắng lợi vẻ vang, đẩy lùi âm mưu xâm lược của nhà Tống trong một thời gian. Sang giữa thế kỷ XI nhà Tống lại lăm le xâm lược nước ta lần nữa với mục đích vừa để chiếm đất đai, mở rộng phạm vi bóc lột, vừa để trả thù lần thất bại trước, vừa để giải quyết một số mâu thuẫn về mặt đối nội, đối ngoại. Lúc bấy giờ, nhà Tống đang phải đối phó vất vả với hai nước Liêu, Hạ ở phía bắc và tây bắc. Nhiều cuộc xung đột lớn đã xảy ra, quân Tống bị chết hàng vạn người và nhà Tống có lúc phải nhượng bộ, "ban" cho hai nước nhiều của cải, đất đai mà vẫn không trừ bỏ được mối đe dọa đó. Trong nước, mâu thuẫn giai cấp ngày một tăng lên và nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân đã bùng nổ. Năm 1068, Tống Thần Tông lên nối ngôi, cùng với tể tướng Vương An Thạch thi hành một số cải cách nhưng cũng không giải quyết được những khó khăn về mặt đối nội. Trước các nguy cơ đó, vua tôi nhà Tống chủ trương xâm lược nước ta để đánh lạc hướng đấu tranh của quần chúng, củng cố uy thế trong nước và uy hiếp các nước Liêu, Hạ. Theo sự tính toán của nhà Tống, đánh nước ta để "Nếu thắng, thế Tống sẽ tăng, các nước Liêu, Hạ sẽ phải kiêng nể” (3).  Nhà Tống chuẩn bị rất chu đáo cho cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ hai. Tống Thần Tông và Vương An Thạch thường bàn bạc với nhau kế hoạch đánh chiếm nước ta(4). Nhà Tống ráo riết xây dựng nhiều căn cứ quân sự và hậu cần giáp vùng biên thùy đông bắc nước ta (từ Cao Bằng ra đến biển) làm nơi xuất phát trực tiếp cho các đạo quân xâm lược. Đây là vùng biên giới nhà Tống kiểm soát chặt chẽ và là đầu mối nhiều đường giao thông thủy bộ tiến xuống Đại Việt. Trong vùng này, thành Ung Châu (Nam Ninh, Quảng Tây) giữ vị trí quan trọng và là nơi tập kết quân rất tiện lợi. Từ đó đến các châu biên giới của ta là Quảng Nguyên (Quảng Uyên, Cao Bằng), Quang Lang (Ôn Châu, Lạng Sơn), Tô Mậu (Na Dương, Đình Lập, An Châu, Hà Bắc) đều có đường đi, dài chừng 150 ki-lô-mét. Từ đó đến hai cửa biển Khâm Châu và Liêm Châu (Quảng Đông) cũng có đường đi thuận lợi, dài khoảng 120 ki-lô-mét. Nhà Tống biến Ung Châu thành một căn cứ xâm lược trọng yếu. Ở đó những viên tưóng Tống được lệnh tăng cường bắt lính, tổ chức tập trận và tích trữ quân lương. Mặt nam Ung Châu sát biên giới nước ta, nhà Tống đặt 5 trại quân: Hoành An, Thái Bình, Vĩnh Bình, Cổ Vạn, Thiên Long. Nhà Tống còn xảo quyệt tìm cách lôi kéo, mua chuộc một số tù trưởng dân tộc thiểu số vùng biên giới làm nội gián đế chia rẽ, phá hoại khối đoàn kết dân tộc của ta. Nhà Tống chuẩn bị xâm lược nước ta một cách thận trọng, chu đáo và thâm độc. Song đến năm 1075, mọi việc chuẩn bị vẫn lộ liễu đến mức độ viên quan coi Ung Châu là Tô Giám cũng nói: “Phải bỏ ngay ba việc đang làm: tập lính, đóng tàu, cấm chợ, để người Giao Chỉ không có danh nghĩa cất quân”(1). Ung Châu cùng với các trại quân biên giới và cửa biển Khâm, Liêm đã trở thành những mũi dao nhọn đe dọa sự sống còn của đất nước ta, uy hiếp nền độc lập dân tộc của ta.  Sau hơn một thế kỷ giành được độc lập kể từ chiến thắng Bạch Đằng (năm 938), dân tộc ta đã lớn lên nhanh chóng về mọi mặt. Trải qua các triều Ngô, Đinh, Tiền Lê, đặc biệt là từ đời Lý, công cuộc xây dựng đất nước được đẩy mạnh trên quy mô lớn. Kinh tế phát triển mạnh mẽ, quốc gia thống nhất được củng cố, văn hóa dân tộc bước vào một giai đoạn rực rỡ - giai đoạn văn hóa Lý, Trần hay văn hóa Thăng Long. Trên cơ sở kinh tế, chính trị đó, lực lượng quốc phòng cũng được tăng cường. Quân đội chủ lực của nhà Lý gồm cấm quân (hay thân quân, thắng binh) bảo vệ hoàng thành và theo vua đi chiến trận, quân các lộ đóng giữ các địa phương. Tất cả dân đinh từ 18 đến 20 tuổi gọi là hoàng nam đều phải vào lính trong 2 năm. Dân đinh 20 tuổi trở lên gọi là đại hoàng nam ở nhà làm ruộng nhưng phải ghi tên vào sổ quân và khi cần thiết, nhà nước gọi nhập ngũ. Đó là chính sách "ngụ binh ư nông" (gửi binh ở nhà nông) nhằm tăng cường lực lượng quân đội nhưng vẫn bảo đảm sản xuất và tiết kiệm chi phí cho nhà nước. Ngoài ra, vương hầu quý tộc và một số tù trưởng miền núi còn có quân đội riêng nhưng phải đặt dưới sự điều động của triều đình. Vào đầu đời Lý, quân đội ngoài bộ binh, có kỵ binh, tượng binh, thủy binh. Thủy binh nước ta mạnh và có truyền thống lâu đời. Trang bị quân đội, ngoài giáo, mác, kiếm, thương, mộc, cung nỏ... còn có máy bắn đá là loại vũ khí lợi hại trước khi hỏa pháo ra đời. Quân sĩ được huấn luyện theo một số nguyên tắc, chế độ chặt chẽ lúc đó đã được biên soạn thành sách mà Tống sử gọi là An Nam hành quân pháp(2). Sự lớn mạnh về mọi mặt của đất nước cho phép nhà Lý đối phó với âm mưu xâm lược của nhà Tống một cách kiên quyết chủ động, thể hiện quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc và ý chí tự lập tự cường mạnh mẽ của cả dân tộc. Bằng cách tranh thủ các tù trưởng thiểu số, nhà Lý thắt chặt hơn nữa quan hệ giữa triều đình trung ương và các dân tộc miền núi, củng cố khối đoàn kết dân tộc, làm thất bại thủ đoạn mua chuộc, chia rẽ của nhà Tống. Năm 1072, vua Lý Thánh Tông mất, con lên nối ngôi là Lý Nhân Tông mới 7 tuổi. Công việc triều chính lúc bấy giờ ở trong tay thái úy Lý Thường Kiệt(3), cương vị như tể tướng. Ông là một người yêu nước tha thiết, có ý thức độc lập tự chủ mãnh liệt, là một nhà chính trị lỗi lạc và một nhà quân sự tài ba. Theo dõi chặt chẽ âm mưu và hành động của nhà Tống, ông chủ trương: "Ngồi đợi giặc không bằng đem quân ra trước để chặn mũi nhọn của giặc"(4). Chủ trương "tiên phát chế nhân" đó là một sáng tạo độc đáo của Lý Thường Kiệt, xuất phát từ sự nhận thức vững vàng về sức mạnh vật chất và tinh thần của dân tộc, sự phân tích đánh giá đúng những chỗ mạnh, chỗ yếu của địch. Nhà Tống tuy là một nước lớn, có quyết tâm xâm lược nhưng đang đứng trớc một số khó khăn về đối nội đối ngoại, không thể hành động một cách kiên quyết, đối phó một cách kịp thời. Chủ trương đó biểu thị một tư tưởng chiếnlược tích cực, lấy tiến công để tự vệ một cách chủ động.  Cuối năm 1075, 10 vạn quân thủy bộ của ta do Lý Thường Kiệt trực tiếp chỉ huy, bất ngờ tập kích vào các căn cứ xâm lược của quân Tống mà trung tâm là thành Ung Châu. Ngày 18 tháng 01 năm 1076, quân ta bao vây thành Ung Châu và sau 42 ngày công phá dữ dội, ngày 01 tháng 3 năm 1076, quân ta hạ thành. Lý Thường Kiệt ra lệnh hủy thành luỹ, phá kho tàng trong cả vùng Tả Giang và lấy đá lấp sông để ngăn chặn đường cứu viện của quân Tống. Mục đích của cuộc tiến công đã đạt được, Lý Thường Kiệt lập tức rút quân về nước trong lúc vua tôi nhà Tống đang bị động bàn bạc cách đối phó. Bằng cuộc tập kích táo bạo, tiến công vào kẻ dịch đang chuẩn bị xâm lược, Lý Thường Kiệt đã “chặn mũi nhọn của giặc” đẩy kẻ thù vào thế bị động ngay từ đầu và tạo ra nhiều điều kiện có lợi cho cuộc kháng chiến chống xâm lược của dân tộc ta. Bao nhiêu căn cứ quân sự và hậu cần nhà Tống chuẩn bị bấy lâu nay, trong chốc lát bị phá hủy tan tành. Những khó khăn của nhà Tống bị khoét sâu thêm. Các nước Liêu, Hạ được dịp coi thường "thiên tử". Nhân dân Trung Quốc càng thêm oán ghét triều đình Tống. Mâu thuẫn trong nội bộ triều Tống lại sâu sắc thêm. Phái chủ chiến bị đã kích mạnh và tháng 10 năm 1076, tể tướng Vương An Thạch phải từ chức trong một thời gian.  Cuộc tiến công thành Ung Châu là một bộ phận và là giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược. Thắng lợi của cuộc tiến công để tự vệ đó đã dập tắt được ý đồ xâm lược của nhà Tống, nhng đã cổ vũ quân dân ta thừa thắng đập tan những đạo quân xâm lược Tống trong một thế chiến lược có lợi cho ta. Đầu tháng 3 năm 1076 (1), quân ta rút hết
Tài liệu liên quan