Chính sách sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng ở Việt Nam

Về tiết kiệm năng lượng, hội thảo này đã khẳng định rằng trong thực tế có rất nhiều giải pháp kỹ thuật để giảm tiêu thụ năng lượng, dù đó là ở Việt Nam hay trên thế giới. Tuy nhiên, những người quyết định vẫn chưa quan tâm đầy đủ tới hiện trạng này và các cơ hội tạo ra từ đây để làm cho các hệ thống năng lượng phù hợp với những thách thức kinh tế, năng lượng và môi trường. Vấn đề được đặt ra ngày hôm nay chính là việc phổ biến rộng rãi các kỹ thuật và thói quen này.

pdf172 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 2000 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chính sách sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1© AFD 2009 Chính sách sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng ở Việt Nam Chính sách sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng ở Việt Nam 3© AFD 2009 Chính sách sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng ở Việt Nam Cuốn sách này tập hợp các tài liệu của Hội thảo quốc tế về chính sách hiệu quả năng lượng tổ chức vào ngày 09 và 10 tháng 04 năm 2008 tại thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam), trong khuôn khổ Tuần lễ Pháp tại Việt Nam. Hội thảo do Bộ Công thương Việt Nam (MOIT), Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) và Cơ quan Môi trường và Quản lý Năng lượng (ADEME) cùng phối hợp tổ chức. Các tài liệu do Élisabeth Bourguinat soạn thảo. Nội dung cuộc hội thảo do một Ban khoa học chuẩn bị bao gồm : Nguyễn Đình Hiệp (MOIT), Brahms Mohanty (ADEME), Laurence Breton-Moyet et Christian de Gromard (AFD Paris), Alain Henry và Sophie Salomon (AFD Hanoi) cùng với sự hỗ trợ của ENERTEAM (Nguyễn Trần Thế, Lê Hoàng Việt và Nguyễn Thị Thu Giang) và Burgéap-ICE (José Lopez và Vũ Hồng Vân Anh) Lời nói đầu 5© AFD 2009 Chính sách sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng ở Việt Nam Mục lục Tổng hợp.............................................................................................................................................................................9 Khai mạc hội thảo...................................................................................................................................................15 1. Vấn đề năng lượng và chính sách công.......................................................................................19 1.1. Triển vọng và vấn đề năng lượng toàn cầu..........................................................................20 1.2. Sử dụng tiết kiệm năng lượng và hiệu quả năng lượng ở Việt Nam: thực trạng và triển vọng......................................................................................................................24 1.3. Cơ chế triển khai chính sách tiết kiệm năng lượng của Pháp................................28 1.4. Một số ví dụ về chính sách hiệu quả năng lượng tại các nước ASEAN ................................................................................................................................32 1.5. Thúc đẩy thay đổi năng lượng trong các nền kinh tế đang phát triển.....................................................................................38 1.6. Tham gia ý kiến...........................................................................................................................................44 1.7. Thảo luận.........................................................................................................................................................46 1.8. Kết luận phiên làm việc........................................................................................................................52 2. Chương trình đô thị và nhà ở.................................................................................................................55 2.1. Vì một quá trình đô thị hóa ít phát thải khí các-bon.....................................................55 2.2. Quy định về tiết kiệm năng lượng trong xây dựng các tòa nhà ở Việt Nam..................................................................................59 2.3. Hiệu quả năng lượng trong các tòa nhà: dự án của AFD tại Trung Quốc và Thái Lan...........................................................................62 2.4. Sử dụng hiểu quả và tiết kiệm năng lượng trong các dự án chiếu sáng công cộng...................................................................................66 2.5. Tham gia ý kiến...........................................................................................................................................67 2.6. Thảo luận..........................................................................................................................................................71 3. Quản lý và giao thông đô thị..................................................................................................................75 3.1 Giao thông đô thị và hiệu quả nãng lượng: vấn đề tài trợ và kế hoạch hóa........................................................................................................76 3.2. Sử dụng nãng lượng tiết kiệm và hiệu quả với chiến lược phát triển và quản lý giao thông vận tải..............................................79 3.3. Phác thảo một cái nhìn tổng thể về năng lượng-đô thị-môi trường: 6Chính sách sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng ở Việt Nam © AFD 2009 kinh nghiệm của TP. Hồ Chí Minh.................................................................................................82 3.4. Tổng kết đầu tiên về chuyên đề Giao thông.......................................................................87 3.5. Tham gia ý kiến...........................................................................................................................................88 3.6. Thảo luận.........................................................................................................................................................96 4. Năng lượng trong công nghiệp và dịch vụ.............................................................................99 4.1. Công cụ khuyến khích tiết kiệm năng lượng trong công nghiệp và dịch vụ ở Việt Nam............................................................................99 4.2. Quản lý cầu điện (MDE): khái niệm, tầm quan trọng đối với các nước mới nổi và nghiên cứu tình huống..................................................................103 4.3. Hạn mức tín dụng dành cho tiết kiệm năng lượng hoặc các bon.................107 4.4. Giấy chứng nhận tiết kiệm năng lượng: Kinh nghiệm của Điện lực Pháp (EDF)...................................................................................110 4.5. Tham gia ý kiến........................................................................................................................................113 5. Năng lượng tái tạo, cơ hội và biểu phí.......................................................................................121 5.1. Mục tiêu và điều kiện thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo............................................................121 5.2. Tổng quan về năng lượng tái tạo ở Việt Nam..................................................................123 5.3. Biểu giá cho các nhà máy điện nhỏ sử dụng năng lượng tái tạo theo chi phí tránh được................................................126 5.4. Năng lượng gió, điều kiện kinh tế và biểu phí.................................................................129 5.5. Tham gia ý kiến........................................................................................................................................132 5.6. Thảo luận......................................................................................................................................................135 6. Hiệu quả năng lượng, chính sách công và phân cấp...................................................139 6.1. Các trung tâm có khả năng cạnh tranh cao, đổi mới cơ chế để đổi mới công nghệ.................................................................................139 6.2. Tác động của chính sách công tại một vùng...................................................................142 6.3. Vai trò và chức năng của một cơ quan địa phương ở Việt Nam.......................146 6.4. Thực hiện chính sách quốc gia về năng lượng tại bốn tỉnh miền Nam Việt Nam...............................................................................................147 6.5. Tham gia ý kiến........................................................................................................................................150 6.6. Thảo luận......................................................................................................................................................154 7. Kết luận và triển vọng sau hội thảo..............................................................................................167 Danh sách tham dự............................................................................................................................................169 7© AFD 2009 Chính sách sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng ở Việt Nam Viết tắt ADEME Cơ quan Môi trường và Quản lý Năng lượng AFD Cơ quan Phát triển Pháp EDF Điện lực Pháp EEC Tiết kiệm năng lượng và các bon EECO Văn phòng tiết kiệm năng lượng ERAV Cục điều tiết điện lực Việt Nam ESCO Energy service-company (Công ty dịch vụ điện trong lĩnh vực năng lượng) EVN Tập đoàn điện lực Việt Nam GEF Quỹ môi trường toàn cầu GES Khí gây hiệu ứng nhà kính MDE Quản lý cầu điện MOIT Bộ Công Thương Việt Nam OCDE Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế PNUD Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc RESPP Renewable Energy Small Power Project (Các dự án nhỏ về sản xuất năng lượng tái tạo) 9© AFD 2009 Chính sách sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng ở Việt Nam Các bài tham luận tại phiên bế mạc cũng như các đề xuất mà các nhà tổ chức, các bên tham gia, các chuyên gia trong và ngoài nước đưa ra được xếp theo 5 nội dung lớn. 1. Phổ biến các thói quen tốt, các công nghệ đã qua thử thách về quản lý năng lượng Về tiết kiệm năng lượng, hội thảo này đã khẳng định rằng trong thực tế có rất nhiều giải pháp kỹ thuật để giảm tiêu thụ năng lượng, dù đó là ở Việt Nam hay trên thế giới. Tuy nhiên, những người quyết định vẫn chưa quan tâm đầy đủ tới hiện trạng này và các cơ hội tạo ra từ đây để làm cho các hệ thống năng lượng phù hợp với những thách thức kinh tế, năng lượng và môi trường. Vấn đề được đặt ra ngày hôm nay chính là việc phổ biến rộng rãi các kỹ thuật và thói quen này. Về mặt tổ chức các chính sách và chương trình quản lý năng lượng, hội thảo này cũng đã chỉ ra sự đa dạng của các hình thức tổ chức có thể triển khai: các phương thức tập trung, triển khai các rơ le ở cấp tỉnh và địa phương, các dự án công và tư, quan hệ đối tác công-tư, vv… Tổng hợp 10 Chính sách sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng ở Việt Nam © AFD 2009 Tập hợp các công cụ kỹ thuật và thể chế đã được định rõ. Thách thức chủ yếu đối với chính quyền trung ương và địa phương là vượt qua thời kỳ các phương thức thí điểm và triển khai các phương tiện thể chế, nhân lực và tài chính để đảm bảo việc nâng cao công tác quản lý năng lượng. 2. Triển khai một khuôn khổ thể chế và tổ chức mang tính thực thi Thách thức đối với Việt Nam là thách thức về tăng cường hoạt động công và việc tổ chức hoạt động này sao cho có thể khuyến khích và hỗ trợ phát triển thị trường tiết kiệm năng lượng và năng lượng tái chế. Hoạt động này sẽ bắt đầu từ việc thực hiện một nghiên cứu cơ cấu để đưa các giả thiết khác nhau và đánh giá các ảnh hưởng của các giải pháp này về tiết kiệm năng lượng, về phát triển kinh tế xã hội, giảm tác động xấu về môi trường, sau đó là lập chương trình và xác định kế hoạch hành động. Cuối cùng, và là hoạt động quan trọng nhất, đó là tiếp tục cố gắng với một công việc chuyên sâu về các phương tiện cần huy động để triển khai có hiệu quả các kế hoạch này. Tại Việt Nam, các phương tiện hiện nay dành cho chính sách quản lý năng lượng vẫn còn chưa đủ. Đặc biệt Việt Nam phải nhanh chóng có một cơ quan tạo ra được tính hợp pháp cao, được thụ hưởng sự hỗ trợ chính sách thường xuyên và chứng tỏ có năng lực để đảm nhiệm công tác điều phối, hướng dẫn và khuyến khích quản lý năng lượng trong mọi lĩnh vực hoạt động và trên toàn lãnh thổ. Tổ chức này cũng phải có các nhóm nhân viên ở cấp tỉnh và địa phương để đảm bảo việc khuyến khích này tới gần các tác nhân kinh tế nhất và để phù hợp với thực tế cơ sở. Mong rằng AFD có thể dành sự trợ giúp cho Việt Nam để hỗ trợ tăng cường thể chế này. Thời kỳ đầu tiên của quy trình thành lập cơ quan thể chế chuyên trách có thể là đặt Cơ quan Chỉ đạo Quốc gia hiện nay về chính sách quản lý năng lượng dưới sự quản lý trực tiếp của Thủ tướng để tạo cho cơ quan này có tính hợp pháp và phương tiện điều phối toàn bộ các sáng kiến trong và ngoài nước về vấn đề này. Cũng cần thiết rằng Ban này phải có các cơ sở tại các tỉnh. 3. Những ưu tiên hành động Trong tình hình hiện nay của Việt Nam (tăng trưởng kinh tế mạnh, đô thị hóa với tốc độ phi mã, nhu cầu giao thông tăng, vv…), không còn nghi ngờ gì nữa vấn đề quản lý năng lượng tại các thành phố là định hướng hoạt động chiến lược. Một 11 © AFD 2009 Chính sách sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng ở Việt Nam nghiên cứu khảo sát các thách thức và định rõ các chương trình và phương tiện áp dụng cho trường hợp cụ thể của 1 hay 2 thành phố thí điểm (không nhất thiết phải là những thành phố quan trọng nhất) phải được cam kết, đồng thời liên kết tất cả các tác nhân liên quan tới các chức năng khác nhau của thành phố vốn có ảnh hưởng tới nhu cầu về năng lượng và tới các phương tiện đáp ứng các nhu cầu này (tiêu thụ, quy hoạch, sản xuất). Trong bối cảnh mất cân đối của mạng lưới điện và sự tăng trưởng không ngừng nhu cầu, việc triển khai chương trình mở rộng về quản lý nhu cầu điện được đặt ra. Những mục tiêu của một chương trình như vậy cũng như những đáp ứng về kỹ thuật được biết và quản lý tốt: những lĩnh vực nhà ở, đất đai, nơi mà các thiết bị hiệu năng cho chiếu sáng gia đình và công cộng, điều hòa không khí, làm lạnh vv… phải được đặt ra; công nghiệp nơi mà các thiết bị hiệu suất điện cao và/hoặc thay thế (động cơ đa tốc độ, máy nén khí, lò, vv…). Tại thời điểm hiện nay, vấn đề không phải là nghiên cứu các cơ hội cho các cách thức này nữa mà là xác định những giới hạn về kỹ thuật và tổ chức và đặc biệt là theo chỉ đạo của các cấp chính quyền, kết hợp với Tổng công ty Điện lực Việt Nam, huy động nguồn nhân lực và tài chính cần thiết cho việc lập các chương trình hành động và tài trợ các chương trình này. Tại khu vực nông thôn, nơi tập trung chủ yếu dân cư, những thách thức về sử dụng có hiệu quả năng lượng và nguồn năng lượng tái chế tại địa phương là hết sức quan trọng đối với sự kết hợp kinh tế và xã hội của đất nước và để đảm bảo quy hoạch cân đối đất đai. Vì lý do này, cần phải có sự quan tâm đặc biệt. Việc gia tăng mức tiêu thụ tại khu vực nông thôn phải đi đôi với gia tăng hiệu quả sử dụng năng lượng bởi những cơ sở hạ tầng cung cấp năng lượng vẫn chỉ ở qui mô nhỏ và trung bình, vì những lý do kinh tế bậc thang và do vậy vì lý do chi phí, điều này đòi hỏi phải sử dụng tối ưu năng lượng. Mặt khác, khu vực nông thôn là nơi ẩn chứa những mỏ năng lượng tái chế rất lớn: năng lượng sinh học (đã được khai thác rộng rãi nhưng hiệu quả thì cần phải được nâng cao hơn nữa), thủy điện, năng lượng mặt trời, gió hay địa nhiệt. Giá trị của những nguồn này có thể được nâng cao nhờ các thiết bị có quy mô phù hợp với nhu cầu của cộng đồng và phải được khai thác trong những điều kiện kỹ thuật và kinh tế tốt để đáp ứng các nhu cầu của người dân và các doanh nghiệp tại khu vực nông thôn. Nên tổ chức một hội thảo về vấn đề quản lý năng lượng ở vùng nông thôn này, nhằm rút ra những kinh nghiệm từ các dự án/thử nghiệm đang được thực hiện và điều chỉnh những cơ chế tham gia/khuyến khích của chính quyền phù hợp với mục tiêu của Chính phủ là phổ biến rộng rãi tiết kiệm năng lượng và năng lượng tái sinh tới mọi vùng nông thôn ở Việt Nam. 12 Chính sách sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng ở Việt Nam © AFD 2009 Cần triển khai những quy định chuyên biệt mang tính khuyến khích để năng lượng tái sinh góp phần đáng kể vào bảng tổng kết năng lượng của cả nước. Những nguồn năng lượng gió, nước, cùng năng lượng sinh học khá dồi dào ở Việt Nam. Việc triển khai sử dụng hiệu quả những nguồn năng lượng này có thể do các nhà đầu tư tư nhân đảm nhận, hoặc dưới hình thức hợp tác Nhà nước – tư nhân, điều đó sẽ cho phép EVN và Nhà nước có thêm khả năng, đặc biệt là khả năng vay nợ. Tuy nhiên, sự tham gia của những nguồn tài trợ tư nhân đòi hỏi phải có những quy định rõ ràng về điều kiện sản xuất và ký hợp đồng để bán điện cho mạng lưới điện quốc gia. Nếu Chính phủ Việt Nam mong muốn phát triển những ngành này, Chính phủ phải nhanh chóng lập ra những quy định dành cho các tổ chức tư nhân. Hoạt động công về quản lý năng lượng cần đảm bảo sự nâng cao năng lực của các tác nhân kinh tế nhờ vào các chương trình đào tạo, tiếp cận thông tin tốt hơn và phát triển các hoạt động tuyên truyền quảng bá. Quản lý năng lượng là một ưu tiên cần phải được phổ biến tới mọi ngành kinh tế và toàn xã hội (các chuyên gia, cơ quan chính quyền, các doanh nghiệp, lĩnh vực giáo dục, những người được bầu). Theo đó, đào tạo và triển khai các đơn vị có năng lực ở địa phương và cấp quốc gia là một điều kiện để chính sách quản lý năng lượng đạt được thành công. 4. Những công cụ tài trợ đầu tư cho quản lý năng lượng Vấn đề tài trợ vượt ra ngoài khuôn khổ huy động nguồn tài chính của các cơ quan hợp tác quốc tế. Trước hết cần có sự tham gia của các định chế tài chính trong nước vào sự phát triển những cơ chế tài chính phù hợp với đặc trưng và bản chất của việc đầu tư cho quản lý năng lượng. Khi cần, phải cung cấp nguồn và tài trợ công để cho phép các ngân hàng cung cấp cho các chủ dự án (nhà nước và tư nhân) những cơ chế tài chính khuyến khích cho phép ra quyết định đầu tư. Do đó, lĩnh vực tài chính kể từ nay phải tham gia vào việc xác định các chương trình và phương tiện để triển khai các chương trình này, như các tác nhân khác (Chính phủ, các cơ quan hành chính, các chuyên gia và đại diện của các hộ gia đình, các doanh nghiệp và chính quyền địa phương). Đặc biệt, cần lập ra những công cụ bảo đảm để nâng số lượng các dự án có thể được hưởng các ngân hàng cấp các khoản vay. Những định chế như AFD có thể tham gia vào việc triển khai các cơ chế này cũng như việc lập ra những hạn mức tài trợ lại các dự án một cách phù hợp. 13 © AFD 2009 Chính sách sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng ở Việt Nam Dù vậy, hoạt động của các nhà tài trợ vẫn phụ thuộc vào những tác động của Chính phủ, là cấp xác định những ưu tiên, các mục tiêu, những quy định mang tính hạn chế từ đó các nhà tài trợ có thể lập những chương trình và phát triển các dự án thông qua việc cung cấp nguồn vốn và năng lực chuyên môn của mình. AFD tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ cho phương thức này và thảo luận với các cơ quan Việt Nam nhằm xác định đặc trưng của những nhu cầu này thông qua các nghiên cứu chuyên sâu sẽ thực hiện trong những lĩnh vực được xác định là ưu tiên qua hội thảo này (đô thị, tiết kiệm điện, nhà ở và khu vực nông thôn). Một sự hỗ trợ của MEEDAT và/hoặc ADEME về thể chế và về kỹ thuật cho phương thức của AFD về các chủ đề này có thể được xem xét. 5. Hợp tác song phương Sự hợp tác quốc tế, và hợp tác song phương giữa Pháp và Việt Nam nói riêng, có thể góp phần đẩy mạnh việc triển khai và thành công của các chương trình quản lý năng lượng. Thật vậy, Pháp có gần 40 năm kinh nghiệm trong việc xác định và thực hiện chính sách tổng thể về quản lý năng lượng được thừa nhận ở châu Âu và ở tầm quốc tế. Sự trao đổi kinh nghiệm giữa hai nước có thể nằm trong khuôn khổ một thỏa thuận hợp tác tổng thể giữa các bộ có thẩm quyền, với việc triển khai một nhóm làm việc Pháp – Việt để xác định những ưu tiên và thể thức của sự hợp tác này, với sự tham gia của những cơ quan như ADEME. Sự hợp tác này có thể được triển khai nhanh chóng. 15 © AFD 2009 Chính sách sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng ở Việt Nam Ông Hervé Bolot Đại sứ Pháp tại Việt Nam Tôi rất vui mừng được chào mừng Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải. Sự hiện diện của ông tại lễ khai mạc phiên họp của Hội đồng tối cao hợp tác Pháp Việt ngày hôm qua cũng như trong triển lãm đa ngành nghề của Tuần lễ Pháp là một vinh dự lớn đối với chúng tôi. Hội thảo
Tài liệu liên quan