Chủ đề chính sách xã hội trong 20 năm đổi mới

Hơn 20 năm đổi mới vừa qua, cùng với quá trình đổi mới trên các lĩnh vực chính trị, KT, quốc phòng và an ninh, Đảng ta đã quan tâm đổi mới các chính sách XH, coi đây là một bộ phận quan trọng trong đường lối đổi mới toàn diện đất nước, nhằm tạo ra động lực XH để thúc đẩy sự phát triển đất nước. Để nhận thức đúng quan điểm, chủ trương của Đảng về giải quyết các vấn đề XH ở nước ta, chúng ta nghiên cứu chủ đề: Chính sách xã hội trong 20 năm đổi mới.

doc11 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2205 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ đề chính sách xã hội trong 20 năm đổi mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đê CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TRONG 20 NĂM ĐỔI MỚI MỞ ĐẦU Hơn 20 năm đổi mới vừa qua, cùng với quá trình đổi mới trên các lĩnh vực chính trị, KT, quốc phòng và an ninh, Đảng ta đã quan tâm đổi mới các chính sách XH, coi đây là một bộ phận quan trọng trong đường lối đổi mới toàn diện đất nước, nhằm tạo ra động lực XH để thúc đẩy sự phát triển đất nước. Để nhận thức đúng quan điểm, chủ trương của Đảng về giải quyết các vấn đề XH ở nước ta, chúng ta nghiên cứu chủ đề: Chính sách xã hội trong 20 năm đổi mới. 1. Mục đích, yêu cầu - Giúp học viên nắm vững và nhận thức đúng quá trình nhận thức và quan điểm, chủ trương của Đảng về giải quyết các vấn đề XH. - Trên cơ sở đó vận dụng vào học tập và công tác sau này góp phần giải quyết tốt các vấn đề XH, tiến tới thực hiện tiến bộ và công bằng XH. - Thực hiện tốt qui chế đào tạo đã xác định. 2. Nội dung: Kết cấu gồm 2 phần lớn (trọng tâm là phần II) I. Quá trình đổi mới nhận thức về những vấn đề XH. II. Quan điểm và chủ trương giải quyết các vấn đề XH. 3. Thời gian: 2 tiết 4. Phương pháp: Qui nạp, diễn dịch, định hướng nghiên cứu 5. Tài liệu: 1. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập II, Dùng cho các lớp đào tạo dài hạn cán bộ trung, cao cấp trong các trường quân đội, Nxb.QĐND, H.1995, tr.116-137. 2. Học viện báo chí và tuyên truyền, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công cuộc đổi mới, Nxb.CTQG, H.2009, tr.161-163; 174 - 177. 3. Ban tư tưởng – Văn hoá Trung ương, Tài liệu nghiên cứu Văn kiện Đại hội IX của Đảng, Dùng cho cán bộ chủ chốt và báo cáo viên, NXb.CTQG, H.2001, tr.153-159. 4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb.CTQG, H.2006, tr.101-105; 156-159 và 189. 5. Bộ GD & ĐT, Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Dùng cho sinh viên đại học, cao đẳng không chuyên, Nxb. CTQG, H.2009, tr 197-230. 6. Nguyễn Trọng Phúc, Các Đại hội đại biểu toàn quốc và Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-2006), Nxb.CTQG, H.2006, tr.429-432. NỘI DUNG I. Quá trình đổi mới nhận thức về những vấn đề XH (điểm 1,2). 1. Thời kỳ trước đổi mới (mục a,b). a. Chủ trương cuả Đảng về giải quyết các vấn đề XH (3 Giai đoạn). * Giai đoạn 1945 - 1954: Các vấn đề XH được giải quyết trong mô hình dân chủ nhân dân. Sau cách mạng tháng Tám và trong những năm thực hiện nhiệm vụ "kháng chiến kiến quốc" chính sách XH cấp bách là làm cho dân có ăn, có mặc, có chỗ ở và được học hành. Tiếp sau đó là làm cho người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá giàu, người khá giàu thì giàu thêm. -> Chủ trương này đã nhanh chóng đi vào cuộc sống và đạt được những hiệu quả thiết thực. * Giai đoạn 1955 - 1975: Các vấn đề XH được giải quyết trong mô hình CNXH kiểu cũ, trong hoàn cảnh chiến tranh. -> Chế độ phân phối về thực chất là theo chủ nghĩa bình quân. Nhà nước và tập thể đáp ứng các nhu cầu XH thiết yếu bằng chế độ bao cấp tràn lan dựa vào viện trợ. * Giai đoạn 1975 - 1985: Các vấn đề XH được giải quyết theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp, trong hoàn cảnh đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng KT-XH nghiêm trọng, nguồn viện trợ giảm dần, bị bao vây, cô lập, cấm vận. b. Đánh giá việc thực hiện đường lối * Thành tựu: Chính sách XH trong giai đoạn này tuy có nhiều điểm hạn chế nhưng: - Đã bảo đảm được sự ổn định của XH. - Đạt được một số thành tựu về văn hoá, giáo dục, y tế, lối sống, đạo đức, kỷ cương và an sinh XH. - Hoàn thành nghĩa vụ của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn. -> Những thành tựu đó nói lên bản chất tốt đẹp của chế độ mới và sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng trong giải quyết các vấn đề XH trong điều kiện chiến tranh kéo dài, KT chậm phát triển. * Hạn chế - Trong XH đã hình thành tâm lý thụ động, trông chờ vào Nhà nước và tập thể trong cách giải quyết các vấn đề XH. - Chế độ phân phối trên thực tế là bình quân cào bằng không khuyến khích những đơn vị cá nhân làm tốt, làm giỏi... - Đã hình thành một XH đóng, ổn định nhưng kém năng động, chậm phát triển về nhiều mặt. * Nguyên nhân hạn chế: Nguyên nhân cơ bản của các hạn chế trên - Chưa đặt đúng tầm chính sách XH trong quan hệ với chính sách KT, chính trị. - Duy trì quá lâu cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp. 2. Trong thời kỳ đổi mới (1986-2006). * Một là: Đại hội VI của Đảng (12/1986) - Đưa ra khái niệm "Chính sách xã hội là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách của Đảng và Nhà nước, một bộ phận cấu thành chiến lược KT-XH, là động lực to lớn phát huy tính năng động sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN”. -> Đây là sự đổi mới tư duy về giải quyết các vấn đề XH được đặt trong tổng thể đường lối phát triển của đất nước, đặc biệt là giải quyết mối quan hệ giữa chính sách KT với chính sách XH. - Xác định trình độ phát triển KT là điều kiện vật chất để thực hiện chính sách XH, nhưng những mục tiêu XH lại là mục đích của hoạt động KT. + Mục tiêu: của chính sách XH thống nhất với mục tiêu phát triển KT ở chỗ đều nhằm phát huy sức mạnh nhân tố con người. + Mối quan hệ giữa phát triển KT với giải quyết các vấn đề XH: Phát triển KT là cơ sở và tiền đề để thực hiện các chính sách XH, đồng thời thực hiện tốt các chính sách XH là động lực thúc đẩy phát triển KT. - Tư tưởng then chốt của ĐH là: “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, đổi mới vì quyền lợi của nhân dân. -> Lần đầu tiên, Đảng đặt đúng tầm quan trọng của chính sách XH gắn kết chặt chẽ với các chính sách KT. Tuy nhiên, chính sách XH vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng mức với tầm quan trọng của nó và còn mắc phải nhiều thiếu sót. * Hai là: ĐH VII (6/!991) đã tiếp tục có những phát triển mới về quan điểm và phương hướng, nhiệm vụ của chính sách XH, khẳng định “mục tiêu của chính sách XH thống nhất với mục tiêu phát triển KT, đều nhằm phát huy sức mạnh của nhân tố con người và vì con người”. (Văn kiện ĐH VII, Nxb. ST, H.1991, tr.73) - Mục tiêu cơ bản của chính sách XH: là giải phóng con người, phát triển con người, bảo đảm cho con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân. -> Nhưng mục tiêu đó chỉ có thể tích cực thực hiện từng bước cùng với đã phát triển KT. - Phương pháp tiến hành: Nhất thiết phải phát huy sức mạnh tổng hợp, phát huy mọi khả năng của Nhà nước, của nhân dân, của Trung ương và địa phương để giải quyết các vấn đề chính sách XH. => Nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò của chính sách XH, ĐH VII đã xác định phương hướng, nhiện vụ của chính sách XH: + Phương hướng lớn của chính sách XH: “Phát huy nhân tố con người trên cơ sở bảo đảm công bằng bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân; kết hợp tốt tăng trưởng KT với tiến bộ XH; giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần; giữa đáp ứng yêu cầu trước mắt với chăm lo lợi ích lâu dài; giữa cá nhân với tập thể và cộng đổng XH”. (Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Nxb.ST, H.1991, tr.13) + Nội dung của lớn của chính sách: (6 nội dung) +/ Bảo đảm và không ngừng nâng cao đời sống vật chất của mọi thành viên trong XH về ăn, ở, đi lại, học tập, nghỉ ngơi, chữa bệnh và nâng cao thể chất. +/ Xây dựng nền VH mới, tao ra đời sống tinh thần cao đẹp, phong phú và đa dạng, có nội dung nhân đạo, dân chủ và tiến bộ. +/ Kết hợp và phát huy đầy đủ vai trò của XH, các đoàn thể, nhà trường, gia đình từng tập thể lao động và tập thể dân cư trong việc chăm lo bồi dưỡng, hình thành con người mới. +/ Xây dựng một cộng đồng XH văn minh, trong đó các giai cấp, các tầng lớp dân cư đều có nghĩa vụ, quyền lợi chính đáng, đoàn kết chặt chẽ, góp phần xây dựng nước VN giàu mạnh. +/ Thực hiện bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc phát triển đi lên con đường văn minh tiến bộ, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng các dân tộc VN +/ Thực hiện nhất quan chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng. (Nghiên cứu giáo trình Lịch sử ĐCS VN, tập II, Nxb.QĐND, H.1995, tr.123-124). + Một số chính sách lớn: gồm 6 nhóm (Tài liệu trên tr.124-137) +/ Chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình. +/ Chính sách lao động và việc làm. +/ Chính sách tiền lương và thu nhập. + /Chính sách chăm sóc người có công với cách mạng. +/ Chính sách bảo hiểm và cứu trợ XH. +/ Chính sách chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ. * Ba là: ĐH VIII của Đảng (6/1996) đưa ra quan điểm hoạch định chính sách XH. - Tăng trưởng KT phải gắn liền với tiến bộ và công bằng XH ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển. - Thực hiện nhiều hình thức phân phối. - Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xoá đói giảm nghèo. - Các vấn đề CSXH đều giải quyết theo tinh thần XH hoá. * Bốn là: ĐH IX của Đảng (4/2001) nhấn mạnh. “Thực hiện các chính sách XH phải hướng vào phát triển và làm lành mạnh hoá XH, thực hiện công bằng trong phân phối, tạo động lực mạnh mẽ phát triển SX, tăng năng suất lao động XH, thực hiện bình đẳng trong các quan hệ XH, khuyến khích nhân dân làm giàu hợp pháp”. (Văn kiện Đại hội IX, tr.104) -> Đồng thời, chỉ ra nhiệm vụ, mục tiêu của từng lĩnh vực cụ thể cần tập trung giải quyết trong nhiệm kỳ ĐH (gồm 10 lĩnh vực) Tóm lại: Trong quá trình đổi mới toàn diện đất nước, Đảng ta luôn quan tâm đổi mới, bổ sung và hoàn thiện các chính sách XH nhằm phát huy nhân tố con người trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đáp ứng với yêu cầu của từng thời kỳ cách mạng. II. Quan điểm và chủ trương của ĐH X về giải quyết các vấn đề XH. ĐH X của Đảng (4/2006) chủ trương: Kết hợp các mục tiêu KT với các mục tiêu XH trong phạm vi cả nước, ở từng lĩnh vực, địa phương. ĐH xác định quan điểm và chủ trương giải quyết các vấn đề XH với tư tưởng chỉ đạo “Thực hiện tiến bộ và công bằng XH ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển”. 1. Quan điểm. * Thứ nhất là: Kết hợp các mục tiêu KT với các mục tiêu XH. - Kế hoạch phát triển KT phải tính đến mục tiêu phát triển các lĩnh vực XH. - Mục tiêu phát triển KT phải tính đến tác động và hậu quả XH có thể xảy ra. - Phải tạo sự thống nhất đồng bộ giữa chính sách KT và chính sách XH. - Sự kết hợp giữa hai loại mục tiêu này phải được quán triệt ở tất cả các cấp, các ngành, địa phương và đơn vị. * Thứ hai là: Xây dựng và hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng KT với tiến bộ, công bằng XH trong từng bước và từng chính sách phát triển. - Trong từng bước và từng chính sách phát triển của TƯ hay địa phương cần đặt ra và xử lý việc gắn kết giữa tăng trưởng KT với tiến bộ và công bằng XH - Nhiệm vụ gắn kết này phải được thể chế hoá thành pháp luật buộc các chủ thể phải thi hành. - Phát triển phải bền vững, “sạch”, hài hoà, không chạy theo số lượng. * Thứ ba là: CSXH được thực hiện trên cơ sở phát triển KT, gắn bó hữu cơ giữa quyền lợi và nghĩa vụ, giữa cống hiến và hưởng thụ. - CSXH không thể tách rời phát triển KT, không dựa vào viện trợ như thời bao cấp - CSXH phải gắn giữa quyền lợi và nghĩa vụ, cống hiến và hưởng thụ, không bao cấp, cào bằng, xin cho. * Thứ tư là: Coi trọng chỉ tiêu GDP bình quân đầu người gắn với chỉ tiêu phát triển con người HDI và chỉ tiêu phát triển các lĩnh vực XH. - Tiến bộ của VN trong tiến trình đổi mới, không chỉ là tăng trưởng KT, phát triển công nghệ, hội nhập vào đời sống quốc tế, mà là phát triển con người VN, nâng thứ bậc chỉ số phát triển con người (HDI) của VN trong LHQ + Năm 1991, HDI của VN là 0,498; 2002 là 0,688, năm 2004 là 0,691 (xếp 112/177 nước được điều tra) + Năm 2005, xếp thứ 108/177 nước được điều tra. + Năm 2009, VN xếp thứ 116/182 nước được điều tra. - HDI so với GDP thì thứ bậc của VN luôn cao hơn các nước cùng điều kiện + Năm 2002, GDP xếp thứ 128/173 nước được thống kê, HDI xếp thứ 109/173 nước (chứng tỏ sự phát triển KT của VN có xu hướng phục vụ sự phát triển của con người, bảo đảm sự tiến bộ và công bằng XH tốt hơn so với các nước đang phát triển có GDP bình quân cao hơn nước ta.) -> Quan điểm này khẳng định muc tiêu cao nhất của sự phát triển là vì con người, vì XH dân giầu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. -> Hội nghị TƯ 4, khoá X (1/2007) nhấn mạnh: - Phải giải quyết tốt các vấn đề XH nảy sinh trong quá trình thực thi các cam kết với WTO. - Xây dựng cơ chế đánh giá và cảnh báo định kỳ về tác động của việc gia nhập WTO đối với lĩnh vực XH để có biện pháp xử lý đúng đắn, kịp thời. 2. Chủ trương giải quyết các vấn đề XH. * Một là: Khuyến khích mọi người làm giàu theo pháp luật, thực hiện có hiệu quả mục tiêu xoá đói, giảm nghèo. - Tạo cơ hội, điều kiện cho mọi người tiếp cận bình đẳng - Tạo động lực cho làm giầu trong khuân khổ pháp luật - Xây dựng và thực hiện có hiệu quả các chương trình xoá đói, giảm nghèo, nâng dần mức sống chung lên * Hai là: Bảo đảm cung ứng dịch vụ công cộng thiết yếu, bình đẳng cho mọi người dân về giáo dục và đào tạo, tạo việc làm và thu nhập, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng… - Xây dựng hệ thống an sinh XH đa dạng, phát triển mạnh hệ thống bảo hiểm - Thực hiện chính sách ưu đãi XH - Đổi mới chính sách tiền lương, phân phối thu nhập * Ba là: Phát triển hệ thống y tế công bằng, hiệu quả. - Hoàn thiện hệ thống y tế cơ sở, chăm sóc tốt hơn sức khoẻ nhân dân - Phát triển các dịch vụ y tế công nghệ cao, các dịch vụ y tế ngoài công lập. * Bốn là: Xây dựng chiến lược quốc gia về nâng cao sức khoẻ và cải thiện giống nòi. - Quan tâm chăm sóc sức khoẻ sinh sản, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng. - Đẩy mạnh việc bảo vệ giống nòi, phòng chống HIV/AIDS * Năm là: Thực hiện tốt các chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình. - Giảm tốc độ tăng dân số, bảo đảm qui mô và cơ cấu dân số hợp lý - Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc * Sáu là: Chú trọng các chính sách ưu đãi XH. * Bảy là: Đổi mới cơ chế quản lý và phương thức cung ứng các dịch vụ công cộng. 3. Đánh giá sự thực hiện đường lối. a. Thành tựu Sau 20 năm đổi mới về CSXH, nhận thức về vấn đề phát triển XH của Đảng và nhân dân ta đã có những thay đổi quan trọng: - Từ tâm lý thụ động, trông chờ vào Nhà nước và tập thể, vào viện trợ đã chuyển sang năng động, chủ động và tích cực của tất cả các tầng lớp dân cư. - Từ chỗ đề cao quá mức lợi ích của tập thể một cách chung chung, trừu tượng; thi hành chế độ phân phối theo lao động trên danh nghĩa nhưng thực tế là bình quân - cào bằng đã từng bước chuyển sang thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả KT, đồng thời phân phối theo mức đóng góp các nguồn lực khác vào SX - kinh doanh và thông qua phúc lợi XH. -> Công bằng XH được thể hiện ngày một rõ hơn. - Từ chỗ không đặt đúng tầm quan trọng của chính sách XH trong mối quan hệ với chính sách KT đã đi đến thống nhất chính sách KT với chính sách XH. - Từ chỗ Nhà nước bao cấp toàn bộ trong việc giải quyết việc làm đã dần dần chuyển sang thiết lập cơ chế, chính sách để các thành phần KT và người lao động đều tham gia tạo việc làm. - Từ chỗ không chấp nhận có sự phân hoá giàu - nghèo đã đi đến khuyến khích mọi người làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xoá đói giảm nghèo, coi việc có một bộ phận dân cư giàu trước là cần thiết cho sự phát triển. - Từ chỗ muốn nhanh chóng xây dựng một cơ cấu XH "thuần nhất" chỉ còn có giai cấp công nhân, giai cấp nông dân tập thể và tầng lớp trí thức đã đi đến quan niệm cần thiết xây dựng một cộng đồng XH đa dạng, trong đó các giai cấp, các tầng lớp dân cư đều có nghĩa vụ, quyền lợi chính đáng, đoàn kết chặt chẽ, góp phần xây dựng nước VN giàu mạnh. Tóm lại. Qua hơn 20 năm đổi mới, lĩnh vực phát triển XH đã đạt nhiều thành tựu. + Một XH mở đang dần dần hình thành với những con người, dám nghĩ dám chịu trách nhiệm, không chấp nhận đói nghèo, lạc hậu, biết làm giàu, biết cạnh tranh và hành động vì cộng đồng, vì Tổ quốc. + Cách thức quản lý XH dân chủ, cởi mở hơn, đề cao pháp luật hơn. + Bên cạnh giai cấp CN, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, đã xuất hiện ngày càng đông đảo các doanh nhân, tiểu chủ, chủ trang trại và các nhóm xã hội khác phấn đấu vì sự nghiệp "dân giàu, nước mạnh". + Đã coi phát triển GD & ĐT cùng với KH & CN là quốc sách hàng đầu để phát triển XH, tăng trưởng KT nhanh và bền vững. b. Hạn chế và nguyên nhân. * Hạn chế. - Áp lực gia tăng dân số vẫn còn lớn. Chất lượng dân số còn thấp đang là cản trở lớn đối với mục tiêu phát triển KT-XH và hội nhập KT quốc tế. Vấn đề việc làm rất bức xúc và nan giải. - Sự phân hoá giàu - nghèo và bất công XH tiếp tục gia tăng đáng lo ngại. - Tệ nạn XH gia tăng và diễn biến rất phức tạp, gây thiệt hại lớn về KT và an sinh XH. - Môi trường sinh thái bị ô nhiễm tiếp tục tăng thêm; tài nguyên bị khai thác bừa bãi và tàn phá. - Hệ thống giáo dục, y tế lạc hậu, xuống cấp, có nhiều bất cập; an sinh XH chưa được bảo đảm. - Kinh tế tăng trưởng ở mức cao và duy trì liên tục được trong hơn một thập kỷ, nhưng lòng dân chưa yên. * Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế (chủ quan) - Tăng trưởng KT vẫn tách rời mục tiêu và chính sách XH, chạy theo số lượng ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững XH. - Quản lý XH còn nhiều bất cập, không theo kịp sự phát triển KT-XH. - Tình trạng tham nhũng nghiêm trọng ở một bộ phân cán bộ đảng viên, sự xuống cấp về đạo đức và tình trạng mất dân chủ còn diễn ra ở nhiều nơi, nhiều cấp. KẾT LUẬN Từ năm 1986 đến nay, đường lối của Đảng đã thể hiện rõ ràng sự đổi mới tư duy trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực XH. Đã đặt đúng tầm quan trọng của chính sách XH trong sự gắn kết chặt chẽ với các chính sách kinh tế; nhận thức đung mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với thực hiện tốt chính sách XH, coi đây là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển, tiến tới thực hiện tiến bộ và công bằng XH. Ngày nay, trong thời kỳ phát triển mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước đường lối của Đảng về giải quyết các vấn đề XH cần tiếp tục được quán triệt sâu rộng ở mọi ngành, mọi cấp, mọi tổ chức và cá nhân; đồng thời, cần tiếp tục nghiên cứu thực tiễn để bổ sung, hoàn thiện các chính sách XH nhằm hiện thực hoá mục tiêu dân giàu, nước mạnh, XH công bằng, dân chủ, văn minh.