Chủ đề: Ô nhiễm vi sinh vật

Vi sinh vật ngoài những nhóm tham gia vào các chu trình chuyển hoá vật chất có lợi cho môi trường sinh thái còn có những nhóm gây bệnh cho con người, động vật, thực vật.Khi chúng tồn tại quá nhiều trong môi trường sống sẽ là nguồn lây bệnh nguy hiểm.

pptx39 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 6065 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chủ đề: Ô nhiễm vi sinh vật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Click to edit Master title style Click to edit Master text styles Second level Third level Fourth level Fifth level 9/27/2012 ‹#› BÁO CÁO VI SINH VẬT HỌC Giảng viên hướng dẫn: Đoàn Chiến Thắng - Nhóm 7: Trần Thị Hường. Trần Thị Nhàn. Nguyễn Thị Phượng. Tài Thị Hương Văn Thị hoành. Nguyễn Thị Thu Thảo. Chủ đề: Ô NHIỄM VI SINH VẬT Nội dung: Giới thiệu chung. Nguyên nhân của vấn đề ô nhiễm VSV. III. Nhiễm trùng và khả năng chống đỡ của cơ thể. IV. Một số VSV gây bệnh. I. Giới thiệu chung. Vi sinh vật ngoài những nhóm tham gia vào các chu trình chuyển hoá vật chất có lợi cho môi trường sinh thái còn có những nhóm gây bệnh cho con người, động vật, thực vật.Khi chúng tồn tại quá nhiều trong môi trường sống sẽ là nguồn lây bệnh nguy hiểm. Ô nhiễm VSV là gì? - Môi trường có tồn tại nhiều vi sinh vật gây bệnh gọi là môi trường bị ô nhiễm vi sinh. KP4, KP5, P.Đông Hưng Thuận, Q12  - Con người sống trong môi trường ô nhiễm vi sinh sẽ có khả năng bị các bệnh truyền nhiễm như các bệnh đường hô hấp (lao, viêm phế quản ...), các bệnh đường ruột (tả, lỵ, thương hàn ...) . II. Nguyên nhân của vấn đề ô nhiễm VSV. 1,Vấn đề chất thải của các bệnh viện. VSV ngoài MT VSV trong bệnh viện Bệnh nhân mang vào Nằm trong cơ thể người bệnh Nhân lên trong phòng xét nghiệm vi trùng Các dụng cụ xét nghiệm khử trùng chưa hoàn toàn Ô nhiễm VSV Thải - Ở những bệnh viện chất thải được đưa thẳng ra môi trường không qua xử lý vi sinh vật gây bệnh chiếm một tỷ lệ cao đó là một trong những nguồn ô nhiễm vi sinh cho môi trường xung quanh. - Một số vi sinh vật gây bệnh cho cơ thể con người không thể tồn tại lâu trong môi trường ngoài cơ thể. Bên cạnh đó có những nhóm vi khuẩn có bào tử như vi khuẩn lao có thể tồn tại rất lâu trong môi trường nước khi nhiễm vào cơ thể con người.vì thế rác thải từ các bệnh viện là nguồn gây ô nhiễm VSV rất cao. vi khuẩn lao Mycobacterium  tuberculosi 2, Vấn đề chất thải sinh hoạt và vệ sinh đô thị Chất thải sinh hoạt - Khu hệ sinh vật đường ruột của con người vô cùng phong phú, trong đó có rất nhiều vi sinh vật gây bệnh. Toàn bộ những vi sinh vật đó được thải ra ngoài theo phân. Phân và nước tiểu Xử lý cơ học Ô nhiễm VSV Nguồn VSV gây bệnh Nguồn dinh dưỡng cho VSV ở MT khác,trong đó có VSv gây bệnh Rác thải sinh hoạt III, NHIỄM TRÙNG VÀ KHẢ NĂNG CHỐNG ĐỠ CỦA CƠ THỂ Vi sinh vật gây bệnh có trong các môi trường bị ô nhiễm vi sinh là nguồn nhiễm bệnh cho con người sống trong môi trường đó. Rất nhiều bệnh có khả năng lây lan từ người này sang người khác gọi là bệnh truyền nhiễm. Vi sinh vật từ những người bị bệnh phát tán ra môi trường xung quanh lại tiếp tục gây ô nhiễm môi trường. Bởi vậy vấn đề vệ sinh môi trường là vô cùng quan trọng, nó có tác dụng giảm bớt tác dụng của những ổ bệnh tồn tại trong môi trường. 1. Sự nhiễm trùng và khả năng gây bệnh của vi sinh vật Nhiễm trùng là gì? - Là hiện tượng vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào cơ thể con người, động vật, thực vật hoặc vi sinh vật (virus xâm nhập vào vi khuẩn và các vi sinh vật khác). Vi sinh vật gây bệnh cho con người thuộc nhóm sống ký sinh. Chúng sống ký sinh trong các cơ quan nội tạng hoặc trên bề mặt cơ thể con người. Khi vi sinh vật gây bệnh nhiễm vào cơ thể con người, nó có thể dẫn đến gây bệnh, cũng có thể tồn tại trong cơ thể mà không gây bệnh. - Khả năng gây bệnh phụ thuộc vào 3 yếu tố chính: độc lực của vi sinh vật, số lượng xâm nhập và đường xâm nhập của chúng. a. Độc lực. Độc lực của VSV gây bệnh Độc tố tiết ra trong quá trình sống Khả năng sinh trưởng, phát triển của vi sinh vật trong cơ thể chủ + Độc tố: là những chất độc sinh ra trong quá trình sống của vi sinh vật gây bệnh. Nội độc tố: Những chất độc không tiết ra môi trường xung quanh mà chỉ được giải phóng khi tế bào vi sinh vật bị tan rã Nó gây độc yếu hơn ngoại độc tố. Ngoại độc tố: những chất độc có thể tiết ra môi trường xung quanh Ngoại độc tố nói chung rất là độc. Vd: độc tố của vi khuẩn uốn ván, VK độc thịt gây rối loạn thần kinh. Độc tố b, số lượng VSV - Chỉ khi có một số lượng lớn vi sinh vật mới có thể vượt qua được sự chống đỡ của hệ miễn dịch cơ thể chủ. - Nếu số lượng ít, vi sinh vật sẽ nhanh chóng bị bạch cầu của cơ thể chủ tiêu diệt. - Số lượng tối thiểu đủ để vi sinh vật gây bệnh cho cơ thể chủ phụ thuộc vào độc lực. - Nếu độc lực cao chỉ cần một số ít vi sinh vật cũng gây được bệnh, nếu độc lực thấp cần số lượng nhiều. c, Đường xâm nhập vào cơ thể - Mỗi một loại vi sinh vật gây bệnh có một đường xâm nhập thích hợp và thường chỉ khi xâm nhập theo đường đó chúng mới có khả năng gây bệnh. Ví dụ như vi khuẩn lao chỉ gây bệnh khi xâm nhập qua đường hô hấp. Vi khuẩn tả, lỵ, chỉ gây bệnh khi qua đường tiêu hoá. Virus HIV chỉ gây bệnh khi xâm nhập qua đường máu . - Tuy nhiên cũng có một số vi sinh vật gây bệnh ngoài con đường xâm nhập chính chúng cũng có thể gây bệnh khi xâm nhập qua con đường khác. Ví dụ như vi khuẩn dịch hạch gây bệnh chủ yếu khi xâm nhập qua đường máu do bọ chét truyền. Nhưng trong một số trường hợp chúng cũng có thể gây bệnh được khi xâm nhập qua đường hô hấp. - Những nhóm vi sinh vật gây bệnh có khả năng gây bệnh qua nhiều đường xâm nhập là những nhóm vô cùng nguy hiểm. Cùng nhiễm 1 loại VSV Ngưòi bị bệnh nặng Ngưòi không bị bệnh→ chờ cơ hội gây bệnh. Ngưòi bị bệnh nhẹ. 2. Khả năng chống đỡ của cơ thể. Sức chống đỡ của cơ thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khả năng miễn dịch, trạng thái sức khoẻ, trạng thái tinh thần, tuổi, hoàn cảnh tự nhiên, hoàn cảnh xã hội a. Khả năng miễn dịch của cơ thể. Khả năng miễn dịch là khả năng bảo vệ sự toàn vẹn của cơ thể chống lại sự xâm nhập của các vật thể lạ. * Kháng nguyên: Những vật thể lạ khi xâm nhập vào cơ thể nếu có khả năng kích thích cơ thể để cơ thể đáp ứng miễn dịch đồng thời có khả năng kết hợp đặc hiệu với kháng thể tương ứng được gọi là kháng nguyên. Kháng nguyên có thể là các vi sinh vật như vi khuẩn, virus, có thể là các polypeptit tổng hợp, cũng có thể là các tổ chức tế bào (trong trường hợp ghép mô). * Kháng thể: Được sinh ra trong quá trình đáp ứng miễn dịch, khi có kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể. Kháng thể có khả năng kết hợp đặc hiệu với kháng nguyên làm vô hiệu hoá kháng nguyên. Siêu kháng thể chống lại nhiều chủng virut cúm A Có 2 loại kháng thể: + Kháng thể dịch thể là những kháng thể hoà tan có thể lưu hành trong các dịch nội môi của cơ thể. +Kháng thể tế bào là những kháng thể không hoà tan mà chỉ nằm trên màng tế bào. Hệ thống đáp ứng miễn dịch của cơ thể gồm : Đáp ứng miễn dịch Miễn dịch tự nhiên Miễn dịch đặc hiệu - Miễn dịch tự nhiên còn gọi là miễn dịch không đặc hiệu là một hệ thống bảo vệ cơ thể có từ khi sinh ra. - Miễn dịch đặc hiệu là hệ thống đáp ứng đặc hiệu của cơ thể khi có vật lạ mang tính kháng nguyên xâm nhập. Kết quả của quá trình đáp ứng đặc hiệu này là hình thành nên những chất chống lại kháng nguyên gọi là kháng thể. B, trạng thái của cơ thể - Cơ thể hoàn toàn khoẻ mạnh sẽ có hệ thống miễn dịch tốt, vi sinh vật nhiễm vào không thể gây bệnh, gặp dịp cơ thể yếu sẽ sinh sôi nảy nở và gây thành bệnh. - Tuổi cũng liên quan đến sự nhiễm bệnh và phát bệnh do vi sinh vật, mỗi tuổi mẫn cảm với một số bệnh nhất định. *Ví dụ như trẻ con dễ bị bệnh đường tiêu hoá, người già dễ bị viêm phổi v.v... C, Môi trường sống - Môi trường sống cũng rất ảnh hưởng đến sức chống đỡ của cơ thể đối với vi sinh vật gây bệnh. * Ví dụ vào mùa đông, sức chống đỡ của cơ thể đối với bệnh cúm yếu hơn mùa hè. Ngược lại vào mùa hè sẽ dễ bị nhiễm những bệnh đường ruột như tả, lỵ, thương hàn v.v... - Môi trường xã hội cũng vô cùng quan trọng, trong một xã hội tốt đẹp, cuộc sống tinh thần và vật chất được chăm lo, con người được sống trong tình thương yêu của gia đình và xã hội sẽ có sức chống đỡ với bệnh tật tốt IV, MỘT SỐ VI SINH VẬT GÂY BỆNH Trong đất, trong nước, trong không khí đều phát hiện thấy những nhóm vi sinh vật gây bệnh, đặc biệt là những môi trường bị ô nhiễm vi sinh, những nơi rác rưởi tồn đọng, những khu vực xung quanh bệnh viện ... Một số nhóm vi sinh vật gây bệnh chính thường thấy xuất hiện trong những môi trường bị ô nhiễm vi sinh: 1, Nhóm vi khuẩn gây bệnh đường ruột Nhóm vi khuẩn gây bệnh đường ruột hầu hết có dạng hình que nên còn gọi làtrực khuẩn đường ruột, thuộc họ Enterobacteriaceae.Một số đặc điểm chung như sau: - Không có khả năng hình thành bào tử. - Nhuộm gram âm. - Có khả năng khử natri thành nitrit. - Sử dụng glucoza và một số đường khác theo cơ chế lên men. - Thường sống ở ruột người và một số động vật, khi sống trong ruột chúng cóthể ở trạng thái gây bệnh hoặc không gây bệnh. A, Trực khuẩn đại tràng Escherichia coli B, Trực khuẩn lỵ C, trực khuẩn thương hàn 2. Nhóm vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp Nhóm vi khuẩn này có hình dáng khác nhau như hình que, hình cầu ... Đa số vi khuẩn đường hô hấp có tính chất bắt màu gram dương. Chúng có khả năng tồn tại trong không khí và các môi trường khác một thời gian nhất định trước khi xâm nhập vào đường hô hấp của cơ thể chủ. Nhóm vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp bao gồm nhiều giống, loài. Ở đây chỉnói đến 3 loài thường gặp là Mycbacterium tuberculosis (trực khuẩn lao), Diplococcuspneumoniae (cầu khuẩn phổi) và Corynebacterium diphteriae (trực khuẩn bạch hầu). A, Trực khuẩn lao TK lao trong xương TK lao trong phổi ngươi bệnh B, Cầu khuẩn phổi Trẻ bị viêm họng do liên cầu khuẩn Cầu khuẩn 2. Streptococcus. Streptococcus thường có nhiều trong phân. Bởi vậy sự có mặt của nhóm này ởmột số lượng quá mức quy định ngoài việc nói lên sự ô nhiễm vi sinh nói chung, còn nói lên khả năng bị ô nhiễm phân của môi trường. 3. Clostridium - Clostridium là một nhóm vi khuẩn kỵ khí có trong phân người và một số động vật. Bởi vậy nó cũng được dùng làm một chỉ tiêu đánh giá mức độ ô nhiễm phân. Tuy nhiên nhóm này ít gây bệnh. Riêng về mặt vi sinh vật học, các chỉ tiêu nói trên là để đánh giá mức độ ônhiễm môi trường do vi sinh vật gây bệnh. Ngược lại, trong các môi trường tự nhiên lại có những nhóm vi sinh vật làm sạch môi trường. Ví dụ như các vi sinh vật phân huỷ chất hữu cơ, vi sinh vật chuyển hoá các chất độc hại v.v.... . Nói tóm lại, vai trò của vi sinh vật trong môi trường có 2 mặt quan trọng ngang nhau: làm sạch môi trường và ô nhiễm môi trường. Thế giới vi sinh vật thật vô cùng kỳ thú và huyền ảo, nó mang đến cho loài người biết bao điều tốt đẹp, đồng thời nó cũng mang lại cho chúng ta nhiều nỗi kinh hoàng. Nắm được những kiến thức cơ bản về nó, các nhà khoa học có thể mang lại cho loài người một môi trường sống tuyệt diệu trên trái đất. Đó là sự cân bằng sinh thái giữa các loài - Sự sống của loài người với muôn loài sinh vật trên trái đất - Mái nhà chung thân yêu của tất cả chúng ta.
Tài liệu liên quan