Chương 4 Các phương thức thanh toán trong thanh toán quốc tế

Khái niệm: Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó một khách hàng của ngân hàng (người chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng chuyển một số tiền nhất định cho người thụ hưởng ở một địa điểm nhất định

ppt136 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1889 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương 4 Các phương thức thanh toán trong thanh toán quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 4 CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ I. Phương thức chuyển tiền (Remittance) 1. Khái niệm: Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó một khách hàng của ngân hàng (người chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng chuyển một số tiền nhất định cho người thụ hưởng ở một địa điểm nhất định I. Phương thức chuyển tiền (Remittance) I. Phương thức chuyển tiền (Remittance) (1) Trên cơ sở hợp đồng mua bán được ký kết, người bán tiến hành giao hàng và lập bộ chứng từ hàng hóa gửi đến người mua (2) Người chuyển tiền làm thủ tục yêu cầu ngân hàng chuyển tiền cho người hưởng lợi I. Phương thức chuyển tiền (Remittance) (3) Ngân hàng tiến hành kiểm tra yêu cầu chuyển tiền có hợp pháp không (4) Sau khi kiểm tra nếu đồng ý thì ngân hàng chuyển tiền ra lệnh cho ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài chuyển trả tiền cho người hưởng lợi (5) Ngân hàng đại lý chuyển tiền cho người hưởng lợi I. Phương thức chuyển tiền (Remittance) 2. Hình thức chuyển tiền Chuyển tiền bằng thư (Mail Transfer M/T) Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer T/T) Chi phí thấp Chậm, rủi ro cao, ảnh hưởng biến động tỷ giá Nhanh, rủi ro thấp Chi phí cao + - Chuyển tiền bằng điện thông thường (Telex) Chuyển tiền qua mạng Swift I. Phương thức chuyển tiền (Remittance) Swift (Society Worldwide Interbank Telecommunications) Hiệp hội viễn thông Liên bang Tài chính toàn cầu, có trụ sở tại Brusel Bỉ. I. Phương thức chuyển tiền (Remittance)  Tiện lợi của hệ thống Swift - Thông tin được chuyển đi rất nhanh trong ngày - Đảm bảo an toàn trong việc chuyển thông tị - Lệ phí thấp hơn nhiều so với Telex I. Phương thức chuyển tiền (Remittance)  Nhận xét: - Thủ tục thanh toán đơn giản, phí thanh toán rẻ - Ngân hàng khi tham gia phương thức này chỉ đóng vai trò trung gian thực hiện chuyển tiền theo yêu cầu của khách hàng và không có bất kỳ cam kết nào đối với khách hàng I. Phương thức chuyển tiền (Remittance) Những rủi ro mà khách hàng có thể gặp phải khi sử dụng phương thức thanh toán này? I. Phương thức chuyển tiền (Remittance) Sử dụng phương thức này trong trường hợp nào? II. Phương thức nhờ thu (Collection of payment) 1. Khái niệm Phương thức nhờ thu là một phương thức thanh toán trong đó người bán ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ở người mua trên cơ sở hối phiếu do người bán lập ra II. Phương thức nhờ thu (Collection of payment) Các bên tham gia: - Người ra chỉ thị nhờ thu (Principal) - Ngân hàng gửi nhờ thu (Remitting Bank) - Ngân hàng thu hộ (Collecting Bank) - Ngân hàng trả tiền (Drawee) II. Phương thức nhờ thu (Collection of payment) 2. Các loại nhờ thu a) Nhờ thu trơn a.1. Khái niệm Nhờ thu trơn là phương thức trong đó người bán ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua căn cứ vào hối phiếu do người bán lập ra, còn chứng từ hàng hóa sẽ được gửi trực tiếp cho người mua không qua ngân hàng II. Phương thức nhờ thu (Collection of payment) a.2. Trình tự tiến hành II. Phương thức nhờ thu (Collection of payment) a) Nhờ thu trơn (1) Căn cứ vào hợp đồng mua bán được ký kết giữa người mua và người bán, người bán tiến hành giao hàng đồng thời gởi thẳng bộ chứng từ hàng hóa cho người mua (2) Người bán lập hối phiếu và chỉ thị nhờ thu gởi ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền II. Phương thức nhờ thu (Collection of payment) a) Nhờ thu trơn (3) Căn cứ vào chỉ thị nhờ thu, ngân hàng phục vụ bên bán lập thư nhờ thu gởi kèm hối phiếu đến ngân hàng đại lý của mình ở nước người mua để thu hộ tiền (4) Ngân hàng đại lý yêu cầu người mua trả tiền hối phiếu (nếu hối phiếu trả ngay) hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu (nếu hối phiếu có kỳ hạn) II. Phương thức nhờ thu (Collection of payment) a) Nhờ thu trơn (5) Nếu đồng ý thì người mua trả tiền hay chấp nhận trả tiền (6) Ngân hàng chuyển tiền thu được cho người bán thông qua ngân hàng phục vụ bên bán. Nếu chỉ là chấp nhận hối phiếu thì ngân hàng giữ hối phiếu hoặc chuyển lại cho người bán. Khi đến hạn thanh toán, ngân hàng sẽ đòi tiền ở người mua và thực hiện việc chuyển tiền như trên II. Phương thức nhờ thu (Collection of payment) a) Nhờ thu trơn  Nhận xét - Thủ tục thanh toán đơn giản - Ngân hàng khi tham gia vào phương thức này chỉ đóng vai trò trung gian thực hiện thu hộ tiền theo yêu cầu của khách hàng Những rủi ro mà khách hàng (người mua, người bán) có thể gặp phải khi sử dụng phương thức thanh toán này? II. Phương thức nhờ thu (Collection of payment) a) Nhờ thu trơn Sử dụng phương thức này trong trường hợp nào? Người bán và người mua tin cậy lẫn nhau Thanh toán các dịch vụ liên quan đến xuất khẩu hàng hóa II. Phương thức nhờ thu (Collection of payment) b) Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection) b.1.Khái niệm Phương thức nhờ thu kèm chứng từ là phương thức thanh toán trong đó người bán ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua không chỉ căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hóa gởi kèm, với điều kiện là nếu người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ hàng hóa cho người mua để nhận hàng II. Phương thức nhờ thu (Collection of payment) b.2. Trình tự tiến hành II. Phương thức nhờ thu (Collection of payment) b) Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection) (1) Trên cở sở hợp đồng được ký kết, người bán tiến hành giao hàng (2) Người bán lập hối phiếu, chỉ thị nhờ thu và bộ chứng từ hàng hóa gởi ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền (3) Căn cứ vào chỉ thị nhờ thu, ngân hàng phục vụ bên bán lập thư nhờ thu gởi kèm hối phiếu và chứng từ hàng hóa đến ngân hàng đại lý của mình ở nước người mua để thu hộ tiền II. Phương thức nhờ thu (Collection of payment) b) Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection) (4) Ngân hàng đại lý yêu cầu người mua trả tiền hối phiếu (điều kiện D/P) hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu (điều kiện D/A) để nhận bộ chứng từ hàng hóa (5) Nếu đồng ý thì người mua trả tiền hoặc kí chấp nhận trả tiền hối phiếu để nhận bộ chứng từ hàng hóa (6) Ngân hàng đại lý trả tiền thu được hoặc hối phiếu đã ký chấp nhận cho người bán thông qua ngân hàng phục vụ bên bán II. Phương thức nhờ thu (Collection of payment) b) Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection)  Nhận xét - So với phương thức nhờ thu trơn, phương thức này đảm bảo quyền lợi của người bán hơn. Tuy nhiên người bán chỉ khống chế việc sở hữu hàng hóa chứ chưa khống chế được việc trả tiền của người mua. - Thời gian thanh toán chậm do quá trình luân chuyển chứng từ - Ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian trong việc thu hộ tiền Những rủi ro mà khách hàng (người mua,người bán có thể gặp phải khi sử dụng phương thức thanh toán này? II. Phương thức nhờ thu (Collection of payment) b) Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection) Những rủi ro mà khách hàng (người mua,người bán có thể gặp phải khi sử dụng phương thức thanh toán này? Người bán Người mua Chưa khống chế được việc trả tiền của người mua Chấp nhận trả tiền hoặc ký chấp nhận mà chưa kiểm tra hàng hóa trước khi nhận hàng Sử dụng phương thức này trong trường hợp nào? II. Phương thức nhờ thu (Collection of payment) b) Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection)  Những điều cần lưu ý khi sử dụng phương thức nhờ thu Văn bản pháp lý quốc tế áp dụng cho phương thức nhờ thu: “Quy tắc thống nhất về nhờ thu”(The Uniform Rules for Collection URC 522) II. Phương thức nhờ thu (Collection of payment) b) Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection)  Khi sử dụng phương thức nhờ thu, người bán phải lập chỉ thị nhờ thu gởi đến ngân hàng phục vụ mình để nhờ thu hộ tiền. Trong chỉ thị nhờ thu, người bán phải đề ra những điều kiện nhờ thu và được ngân hàng chấp nhận. Đây là chứng từ pháp lý cụ thể điều chỉnh quan hệ giữa người bán và ngân hàng phục vụ bên bán II. Phương thức nhờ thu (Collection of payment) b) Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection) Nội dung của chỉ thị nhờ thu - Tên, địa chỉ của người nhờ thu (Principal) - Tên, địa chỉ của người trả tiền (Drawee) - Tên, địa chỉ của ngân hàng thu hộ (Collecting bank) - Số tiền, loại tiền nhờ thu - Bảng kê các chứng từ kèm theo II. Phương thức nhờ thu (Collection of payment) b) Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection) Nội dung của chỉ thị nhờ thu - Điều kiện trả tiền: + D/P: Delivery of Documents against Payment. Người mua phải trả tiền hối phiếu thì ngân hàng mới giao bộ chứng từ hàng hóa + D/A: Delivery of Documents against Acceptance. Người mua phải ký chấp nhận trả tiền trên hối phiếu II. Phương thức nhờ thu (Collection of payment) b) Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection) Nội dung của chỉ thị nhờ thu - các loại chi phí nếu có do ai chịu - Tiền lãi (nếu có): lãi suất, thời gian tính lãi, cơ sở tính toán - Các điều khác nếu có - Ghi dẫn chiếu “Quy tắc thống nhất về nhờ thu”(URC 522) II. Phương thức nhờ thu (Collection of payment) 3. Các chứng từ sử dụng trong phương thức nhờ thu Hóa đơn Vận đơn Chứng nhận xuất xứ Bảng kê bao bì chi tiết Chứng từ tài chính (Financial documents) Chứng từ thương mại (Commercial documents) III. Phương thức ghi sổ (Mở tài khoản - Open Account) 1. Khái niệm Phương thức ghi sổ là phương thức thanh toán trong đó tổ chức xuất khẩu khi xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ thì ghi nợ cho bên nhập khẩu vào một cuốn sổ riêng của mình và việc thanh toán các khoản nợ này được thực hiện trong từng thời kỳ nhất định có thể là hàng tháng hoặc hàng quý. Khi thực hiện phương thức này, tức là tổ chức xuất khẩu đã thực hiện cấp một khoản tín dụng thương mại cho người nhập khẩu. III. Phương thức ghi sổ (Mở tài khoản - Open Account) 2. Trường hợp áp dụng - Thanh toán nội địa, ít sử dụng trong thanh toán quốc tế do khó theo dõi đối chiếu - Hoặc 2 bên mua bán thực sự tin cậy lẫn nhau - Hoặc có thể dùng cho phương thức mua bán hàng đổi hàng, nhiều lần, thường xuyên trong một thời kỳ nhất định - Hoặc dùng thanh toán trong phi mậu dịch như: cước phí vận tải, phí bảo hiểm, hoa hồng tỏng dịch vụ môi giới, ủy thác, tiền lãi cho vay, đầu tư IV. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 1. Khái niệm: Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (PTTTTDCT) là một sự thỏa thuận không thể hủy ngang, trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở TTD) theo yêu cầu của khách hàng ( người yêu cầu mở TTD) cam kết sẽ thanh toán ngay hoặc thanh toán sau hoặc thương lượng thanh toán hoặc cho phép một ngân hàng khác sẽ trả một số tiền nhất định cho người thứ ba (người hưởng lợi) hoặc trả theo lệnh của người này trong phạm vi số tiền của TTD với điều kiện người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ phù hợp với: + Các điều kiện và điều khoản đã đề ra trong thư tín dụng; + Quy tắc thực hành và thống nhất tín dụng chứng từ (UCP 600) + Tiêu chuẩn quốc tế về kiểm tra bộ chứng từ của ngân hàng (ISBP 2007) IV. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ Thư tín dụng (Letter of Credit - L/C): là một chứng thư rất quan trọng của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, trong đó ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu nếu họ xuất trình được một bộ chứng từ phù hợp. Từ tín dụng trong thuật ngữ được hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa “Tín nhiệm, chứ không phải đơn thuần để chỉ “khoản tiền vay” theo nghĩa thông thường của từ này IV. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ Nội dung của PTTTTDCT được thực hiện theo bản “Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” (Uniform Customs and Practice for Documentary Credits) do Phòng Thương mại quốc tế (ICC) ban hành. Văn bản đầu tiên được xuất bản năm 1933, sau đó được sửa đổi bổ sung qua các năm 1951,1962,1974,1983 (UCP 400) và năm 1993 (UCP 500) có giá trị hiệu lực kể từ ngày 1/1/1994. Gần đây nhất là ngày 25/10/2006, ICC đã công bố UCP 600 có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2007. IV. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ UCP 600 là một văn bản pháp lý quốc tế không mang tính chất bắc buộc các bên mua bán quốc tế phải áp dụng. Nó chỉ được áp dụng khi nào trong L/C ghi rõ “L/C này áp dụng theo UCP 600, bản sửa đổi năm 2006 của phòng thương mại quốc tê. Do đó, nếu áp dụng UCP nào thì phải dẫn chiếu điều ấy trong thư tín dụng của mình IV. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 2. Các bên tham gia trong PTTTTDCT - Người xin mở L/C (Applicant): người mua hay nhà nhập khẩu - Ngân hàng phát hành L/C(Issuing Bank): ngân hàng phục vụ người mua, ở bên nước người nhập khẩu. Ngân hàng này được 2 bên NK và XK thỏa thuận, lựa chọn và được quy định trong hợp đồng thương mại. Nếu chưa có sự quy định trước thì người nhập khẩu có quyền lựa chọn. Đây là ngân hàng đứng ra cam kết trả tiền cho người hưởng lợi. IV. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 2. Các bên tham gia trong PTTTTDCT - Ngân hàng thông báo L/C(Advising Bank): Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu, có nhiệm vụ thông báo L/C cho nhà xuất khẩu. - Ngân hàng hưởng lợi L/C (Beneficiary): là người bán, nhà xuất khẩu - Người xuất trình (Presenter): người thụ hưởng, ngân hàng hoặc bất kỳ bên nào thực hiện việc xuất trình IV. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 2. Các bên tham gia trong PTTTTDCT - Ngân hàng xác nhận (Confirming bank): ngân hàng đứng ra xác nhận trách nhiệm cùng với ngân hàng mở L/C bảo đảm việc trả tiền cho người hưởng lợi - Ngân hàng thanh toán (Paying bank) - Ngân hàng chiết khấu (Negotiating bank): là ngân hàng thực hiện chiết khấu bộ chứng từ IV. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 3. Bản chất và tính chất của L/C a) Bản chất L/C là một văn bản thể hiện sự cam kết có điều kiện của ngân hàng phát hành đối với người hưởng lợi Sự cam kết  Có điều kiện: về bộ chứng từ xuất trình Cam kết thanh toán ngay Chấp nhận và thanh toán hối phiếu ủy quyền cho ngân hàng khác IV. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 3.Bản chất và tính chất của L/C b) Tính chất - L/C ra đời dựa trên cơ sở hợp đồng mua bán - Sau khi được thiết lập thì L/C tồn tại độc lập với hợp đồng mua bán IV. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 4.Nội dung của L/C a) Số hiệu, địa điểm, ngày mở L/C - Số hiệu L/C - Địa điểm mở L/C: là nơi ngân hàng cam kết trả tiền cho người thụ hưởng. Nó có ý nghĩa trong việc lựa chọn luật áp dụng khi có tranh chấp IV. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 4.Nội dung của L/C a) Số hiệu, địa điểm, ngày mở L/C - ngày mở L/C Là ngày bắt đầu phát sinh sự cam kết của NH mở L/C với người XK Ngày ngân hàng mở L/C chính thức thừa nhận đơn xin mở L/C của nhà nhập khẩu Là ngày bắt đầu tính hiệu lực của L/C Căn cứ để người XK kiểm tra xem người NK có thực hiện việc mở L/C theo đúng thời hạn như trong hợp đồng không Date of issue Ngày mở thư L/C IV. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 4.Nội dung của L/C b) Loại thư tín dụng Chi tiết vầ các loại L/C sẽ được trình bày ở phần sau Theo điều 2 UCP 600, nếu L/C không ghi loại gì thì được coi như là L/C không hủy ngang IV. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 4.Nội dung của L/C c) Tên, địa chỉ của những người có liên quan - Người yêu cầu mở L/C - Người hưởng lợi - Ngân hàng mở L/C - Ngân hàng thông báo - Ngân hàng trả tiền hay ngân hàng chiết khấu IV. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 4.Nội dung của L/C d) Số tiền của thư tín dụng - Số tiền bằng số và bằng chữ phải thống nhất với nhau - Ghi tên đơn vị tiền tệ rõ ràng - Không nên ghi số tiền dưới dạng số tuyệt đối IV. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 4.Nội dung của L/C d) Số tiền của thư tín dụng Ví dụ: Với số tiền thanh toán 10.000USD thì nên ghi là ±10% tức là số tiền sẽ thanh toán là từ 9.000 đến 11.000 USD Trong L/C, các từ “about”, (khoảng đó) hay “approximatily” (ước khoảng) hoặc các từ tương đương dùng để chỉ số tiền L/C được hiểu là cho phép xê dịch hơn kém không quá 10% của tổng số tiền đó (10% more or less). Theo điều 3 UCP 600 IV. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 4.Nội dung của L/C e) Thời hạn hiệu lực của L/C Thời hạn hiệu lực là thời hạn mà ngân hàng phát hành cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu nếu người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ thanh toán trong thời hạn đó và phù hợp với những điều quy định trong L/C. Thời hạn hiệu lực của L/C bắt đầu tính từ ngày mở L/C đến ngày hết hiệu lực của L/C IV. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 4.Nội dung của L/C e) Thời hạn hiệu lực của L/C Việc xác định thời hạn hiệu lực dựa trên nguyên tắc: e.1. Ngày giao hàng phải nằm trong thời hạn hiệu lực  Ngày giao hàng có được trùng với ngày hết hạn hiệu lực không? IV. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 4.Nội dung của L/C e) Thời hạn hiệu lực của L/C e.2. Ngày mở L/C phải trước ngày giao hàng một thời gian hợp lý và không được trùng với ngày giao hàng. Thời gian hợp lý được tính tối thiểu bằng tổng số của: - Số ngày cần phải có để thông báo mở L/C - Số ngày lưu L/C ở ngân hàng thông báo khác - Số ngày chuẩn bị hàng để giao cho người nhập khẩu (tùy theo chủng loại hàng và địa điểm cung ứng hàng) IV. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 4.Nội dung của L/C e) Thời hạn hiệu lực của L/C e.2. Ngày mở L/C Ví dụ: Công ty Pháp nhận hàng của Imexco, ngày giao hàng quy định trong L/C là 31/12/2007. Ngày mở tối thiểu được tính như sau: * 48 tiếng cho ngân hàng thực hiện mở L/C và thông báo nó * 24 tiếng cho ngân hàng thông báo(Vietcombank) thông báo L/C cho Imexco *20 ngày cho Imexco chuẩn bị giao hàng Vậy tổng số ngày cần thiết là 23 ngày làm việc. Ngày mở L/C dành cho công ty nhập khẩu ở châu Âu thường là 23 ngày trước ngày giao hàng, cụ thể trong trường hợp này là ngày 8/12/2007 IV. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 4.Nội dung của L/C e) Thời hạn hiệu lực của L/C e.3. Ngày hết hiệu lực của L/C Ngày hết hiệu lực của L/C phải sau ngày giao hàng một thời gian hợp lý. Thời gian này bao gồm số ngày chuyển chứng từ từ nơi giao hàng đến cơ quan của nhà xuất khẩu, số ngày lập bộ chứng từ, số ngày lưu giữ chứng từ tại ngân hàng thông báo, số ngày vân chuyển chứng từ đến ngân hàng phát hành (hay ngân hàng trả tiền) IV. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 4.Nội dung của L/C e) Thời hạn hiệu lực của L/C e.3. Ngày hết hiệu lực của L/C Ví dụ: Ngày giao hàng 31/12/2007 tại An Giang, ngày hết hiệu lực của L/C được tính như sau: - Số ngày chuyển chứng từ giao hàng từ An Giang đến thành phố Hồ Chí Minh cho Imexco là 3 ngày - Số ngày lập chứng từ ở Imexco là 3 ngày - Số ngày lưu giữ chứng từ của Vietcombank (Ngân hàng thông báo) là 2 ngày - Số ngày chuyển chứng từ đến ngân hàng mở ở Châu Âu là 12 ngày Tổng số ngày lập và gởi chứng từ là 20 ngày. Vậy ngày hết hạn hiệu lực của L/C tối thiểu là ngày 20/1/2008. IV. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 4.Nội dung của L/C e) Thời hạn hiệu lực của L/C e.3. Ngày hết hiệu lực của L/C Theo UCP 600, ngân hàng sẽ không chấp nhận các chứng từ xuất trình quá 21 ngày dương lịch sau ngày giao hàng. Trong mọi trường hợp chứng từ phải được xuất trình không chậm hơn ngày hết hạn hiệu lực của chứng từ tín dụng IV. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 4.Nội dung của L/C e) Thời hạn hiệu lực của L/C e.3. Ngày hết hiệu lực của L/C Điều 14 UCP 600, thời hạn để các ngân hàng phát hành, ngân hàng xác nhận (nếu có) hay ngân hàng chiết khấu (nếu có) kiểm tra và quyết định thanh toán hay từ chối chứng từ là không quá 5 ngày làm việc của ngân hàng kể từ khi nhận được chứng từ (không tính ngày xuất trình chứng từ) Ngày làm việc của ngân hàng là ngày mà vào ngày đó ngân hàng là ngày mà vào ngày đó một hoạt động có liên quan đến các quy tắc này được thực hiện IV. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 4.Nội dung của L/C f) Thời hạn trả tiền của L/C Thời hạn trả tiền có thể nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C (nếu trả tiền ngay) hoặc có thể nằm ngoài thời hạn hiệu lực của L/C (nếu trả chậm). Trong trường hợp trả chậm thì hối phiếu có kỳ hạn phải được xuất trình để được chấp nhận trong thời hạn hiệu lực của L/C Ngày mở L/C Thời gian hiệu lực của L/C Trả tiền ngay Trả tiền có kỳ hạn Xuất trình hối phiếu Thời hạn trả tiền Thời hạn trả tiền Ngày hết hiệu lực L/C IV. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 4.Nội dung của L/C g) Thời hạn giao hàng (Shipment date) Được ghi trong thư tín dụng và do hợp đồng mua bán quy định, thời hạn giao hàng có quan hệ chặt chẽ với thời hạn hiệu lực của L/C IV. Phương thức thanh t