Chương 7: Báo cáo kết quả nghiên cứu

Báo cáo kết quả nghiên cứu là giai đoạn cuối của quá trình nghiên cứu. Đây là giai đoạn quan trọng giúp cho người đọc hiểu đúng giá trị và sử dụng đúng kết quả nghiên cứu.

pdf22 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1474 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương 7: Báo cáo kết quả nghiên cứu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1Chương 7: Báo cáo kết quả nghiên cứu ThS. Trần Trí Dũng 2Nội dung 1. Tổng quan 2. Các thành phần của một báo cáo 3. Các nguyên tắc khi viết báo cáo 4. Thuyết trình kết quả 31. Tổng quan z Báo cáo kết quả nghiên cứu là giai đoạn cuối của quá trình nghiên cứu. Đây là giai đoạn quan trọng giúp cho người đọc hiểu đúng giá trị và sử dụng đúng kết quả nghiên cứu. 41. Tổng quan (tt) z Có 2 loại: – Báo cáo kỹ thuật (Technical report): z Đối tượng đọc là những nhà nghiên cứu khác, hoặc những người am hiểu và quan tâm đến phương pháp tiến hành. z Thường bao gồm đầy đủ các chi tiết về quá trình thực hiện và dữ liệu. – Báo cáo quản lý (Management report): z Đối tượng đọc chỉ quan tâm đến kết quả mà không quan tâm hoặc không hiểu rõ về phương pháp nghiên cứu. 52. Các thành phần của một báo cáo z Phần dẫn nhập (Prefatory items): Gồm trang bìa, authorization, tóm tắt và mục lục. – Trang bìa (Front pages): z Tựa đề thường gồm 3 thành tố: các biến/yếu tố nghiên cứu, loại quan hệ giữa chúng và tổng thể nghiên cứu. z Tên người/tổ chức thực hiện z Tên người/tổ chức được báo cáo z Ngày (tháng, năm) 62. Các thành phần của một báo cáo (tt) z Phần dẫn nhập (Prefatory items): Gồm trang bìa, authorization, tóm tắt và mục lục. – Phần authorization: trình bày việc giao nhiệm vụ nghiên cứu, tài trợ nghiên cứu, v.v. – Tóm tắt (Executive summary): z Bao gồm tất cả nội dung của báo cáo nhưng thật ngắn gọn, hoặc z Chỉ tóm tắt kết quả, kết luận và kiến nghị. 72. Các thành phần của một báo cáo (tt) z Phần dẫn nhập (Prefatory items): Gồm trang bìa, authorization, tóm tắt và mục lục. – Mục lục: z Nếu báo cáo dài trên 10 trang nên có mục lục z Trường hợp có nhiều hình, bảng, v.v. nên có mục lục hình/bảng riêng 82. Các thành phần của một báo cáo (tt) z Phần giới thiệu: – Cơ sở hình thành đề tài – Vấn đề nghiên cứu – Mục tiêu nghiên cứu – Phạm vi nghiên cứu 92. Các thành phần của một báo cáo (tt) z Phần Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu – Chủ yếu dành cho báo cáo khoa học hoặc nghiên cứu cơ bản. – Trong nghiên cứu ứng dụng đơn giản có thể bỏ qua. 10 2. Các thành phần của một báo cáo (tt) z Phần phương pháp: – Đối với báo cáo quản lý: nên viết thành một mục trong phần giới thiệu, sau “phạm vi nghiên cứu”. Chi tiết hơn nên đưa vào phụ lục. – Đối với báo cáo kỹ thuật: quan trọng, cần nêu rõ: z Mô tả bản chất của thiết kế nghiên cứu. z Cách lấy mẫu và cở mẫu. z Cách đo và thu thập dữ liệu z Cách xử lý và phân tích dữ liệu. 11 2. Các thành phần của một báo cáo (tt) z Phần kết quả: – Đây là phần dài nhất của báo cáo. – Nên sắp xếp kết quả theo mục tiêu n/c và nhu cầu thông tin. – Các thông tin phải tổ chức, trình bày theo trình tự (flow) chặt chẽ & logic. – Phân biệt giữa các sự kiện và diễn dịch, cần có các minh hoạ cho diễn dịch nhưng không lạm dụng. 12 2. Các thành phần của một báo cáo (tt) z Phần kết luận và kiến nghị – Tóm tắt kết quả (sự kiện) và kết luận (diễn dịch) – Liên hệ những kết quả tìm được với những nhu cầu thông tin, mục tiêu nghiên cứu. – Có hai quan điểm về kiến nghị: z Dựa theo kết quả thông tin, kinh nghiệm để đưa ra kiến nghị. z Không nên đưa ra những kiến nghị chủ quan dễ làm lệch lạc cho người nhận thông tin. 13 2. Các thành phần của một báo cáo (tt) z Phần kết luận và kiến nghị (tt) – Các hạn chế: z Nêu rõ các hạn chế có thể gây ảnh hưởng đến giá trị của kết quả. z Thường các hạn chế như: – Cỡ mẫu & cách thu thập dữ liệu. – Cách phân tích dữ liệu. – Nhược điểm của mô hình/nguyên tắc lý thuyết. 14 2. Các thành phần của một báo cáo (tt) z Các phụ lục – Dùng để trình bày chi tiết hơn các thông số thống kê, bảng biểu nhưng báo cáo chính không thật sự cần. – Dùng cung cấp thêm thông tin khi người đọc cần tìm hiểu sâu vấn đề. 15 2. Các thành phần của một báo cáo (tt) z Tài liệu tham khảo – Liệt kê các tài liệu tham khảo theo các tiêu chuẩn đã quy định trước, theo các hình thức được sử dụng rộng rãi. 16 3. Các nguyên tắc khi viết báo cáo z Trước khi viết: – Cần xác định rõ: z “Mục đích của báo cáo là gì?” z “Ai là người đọc?” z Có những yêu cầu gì về nội dung/hình thức ? – Thiết kế dàn ý chi tiết (outline): z Dàn ý các đề mục(topic outline) z Dàn ý các nội dung (sentence outline) – Chuẩn bị tài liệu tham khảo/hỗ trợ 17 3. Các nguyên tắc khi viết báo cáo (tt) z Trong khi viết: – Trình bày rõ mục tiêu và nhu cầu thông tin z Báo cáo có tác dụng truyền đạt thông tin đến người RQĐ. z Trình bày rõ ràng các mục tiêu, nhu cầu thông tin, kết quả, các vấn đề quản lý, đề xuất. – Tính khách quan z Báo cáo phải trung thực với các kết quả đã tìm được (fact). z Các trường hợp liên quan đến nhận định, phán đoán chủ quan của người trả lời thì cần nêu rõ. 18 3. Các nguyên tắc khi viết báo cáo (tt) z Trong khi viết (tt): – Văn phong z Câu ngắn gọn, từ thông dụng, khách quan. z Chặt chẽ, logic, nhất quán và cấu trúc. z Tránh viết tắt, viết tháo. z Dùng thì hiện tại đối với nội dung, quá khứ đối với cách thực hiện, thể thụ động. z Tận dụng bảng, hình, đồ thị để minh hoạ. z Thống nhất các các ghi chú, tài liệu tham khảo. 19 3. Các nguyên tắc khi viết báo cáo (tt) z Sau khi viết: – Hiệu đính về nội dung – Chú ý về hình thức trình bày – Đọc kỹ nhiều lần (bởi nhiều người) để kiểm tra sai sót về nội dung và hình thức. – In ấn, đóng bìa, tạo soft-copy, etc 20 4. Thuyết trình kết quả z Cần xác định trước: – Thời gian trình bày – Mục đích của buổi thuyết trình – Đối tượng nghe z Thiết kế dàn ý và nội dung – Phần mở đầu – Phương pháp – Kết quả và kết luận – Kiến nghị 21 4. Thuyết trình kết quả (tt) z Phương tiện hỗ trợ (Bảng, Bút, Charts, Handouts, Slides, Powerpoints, Minh họa, etc.) 22 The End
Tài liệu liên quan