Chương 9: Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp

Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp là hoạt động sử dụng vốn trong hiện tại nhằm duy trì sự hoạt động và làm tăng thêm tài sản mới cho doanh nghiệp, tạo thêm việc làm, phát triển nguồn nhân lực và nâng cao đời sống các thành viên trong đơn vị.

pdf36 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2265 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương 9: Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 9: ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG DOANH NGHIỆP 9.1. Khái niệm, ý nghĩa và phân loại đầu tư phát triển trong doanh nghiệp 9.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp 9.3. Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp 9.4. Nội dung cơ bản của đầu tư phát triển trong doanh nghiệp Khái niệm hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp n Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp là hoạt động sử dụng vốn trong hiện tại nhằm duy trì sự hoạt động và làm tăng thêm tài sản mới cho doanh nghiệp, tạo thêm việc làm, phát triển nguồn nhân lực và nâng cao đời sống các thành viên trong đơn vị. Vai trò của đầu tư phát triển trong doanh nghiệp n Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. n Nâng cao chất lượng sản phẩm n Giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận n Đổi mới công nghệ, trình độ khoa học kĩ thuật n Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Phân loại đầu tư phát triển trong doanh nghiệp n Căn cứ vào lĩnh vực phát huy tác dụng: ¨Đầu tư phát triển sản xuất, ¨Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng – kỹ thuật ¨Đầu tư phát triển văn hóa giáo dục, y tế ¨… Phân loại đầu tư phát triển trong doanh nghiệp n Theo nội dung: ¨Đầu tư xây dựng cơ bản ¨Đầu tư hàng tồn trữ ¨Đầu tư phát triển nguồn nhân lực ¨Đầu tư phát triển khoa học và công nghệ ¨Đầu tư cho hoạt động marketing ¨Đầu tư các tài sản vô hình khác Phân loại đầu tư phát triển trong doanh nghiệp n Xuất phát từ quá trình hình thành và thực hiện đầu tư ¨ Đầu tư cho các hoạt động chuẩn bị đầu tư ¨ Đầu tư trong quá trình thực hiện đầu tư ¨ Đầu tư trong giai đoạn vận hành n Từ góc độ tài sản ¨ Đầu tư chia tài sản vật chất ¨ Đầu tư tài sản vô hình n Căn cứ vào phương thức thực hiện đầu tư: ¨ Đầu tư theo chiều rộng ¨ Đầu tư theo chiều sâu 9.4. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG DOANH NGHIỆP n 9.4.1. Đầu tư xây dựng cơ bản (đầu tư vào tài sản cố định n 9.4.2. Đầu tư hàng tồn trữ trong doanh nghiệp n 9.4.3. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực n 9.4.4. Đầu tư nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ n 9.4.5. Đầu tư cho hoạt động Marketing 9.4.1. Đầu tư xây dựng cơ bản (đầu tư vào tài sản cố định) n Xét theo nội dung ¨Đầu tư xây dựng nhà xưởng, các công trình kiến trúc, kho tàng, bến bãi, phương tiện vận tải, truyền dẫn. ¨Đầu tư mua sắm, lắp đặt máy móc, thiết bị sản xuất. ¨Đầu tư sửa chữa, nâng cấp, cải tạo những tài sản hư hỏng, lỗi thời… ¨Đầu tư vào tài sản cố định khác: trang thiết bị văn phòng, thiết bị dụng cụ dùng cho quản lý… 9.4.1. Đầu tư xây dựng cơ bản (đầu tư vào tài sản cố định) n Xét theo khoản mục chi phí ¨Chi phí ban đầu liên quan đất đai ¨Chi phí xây dựng ¨Chi phí mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải ¨Chi phí lắp đặt máy móc thiết bị ¨Chi phí đầu tư sửa chữa tài sản cố định (cơ sở hạ tầng và máy móc thiết bị) Chi phí ban đầu liên quan đất đai n Chi phí thuê đất hoặc chi phí quyền sử dụng đất. n Chi phí đền bù và tổ chức giải phóng mặt bằng. Chi phí xây dựng: xây mới và mở rộng nhà xưởng, nhà kho, vật kiến trúc…. n Chi phí khảo sát quy hoạch xây dựng công trình. n Chi phí thiết kế xây dựng . n Chi phí quản lí dự án. n Chi phí bảo hiểm công trình, vệ sinh, bảo vệ môi trường…. n Chi phí san lấp mặt bằng xây dựng. n Chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công. n Chi phí kiểm định vật liệu công trình. n Chi phí chuyển thiết bị thi công và vật liệu, lực lượng xây dựng. n Các loại thuế và phí bảo hiểm thiết bị công trình cần thiết. n Các chi phí khác, chi phí dự phòng được ghi trong tổng dự toán Chi phí mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải n Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ và trang thiết bị phục vụ sản xuất, quản lí. n Chi phí mua các phương tiện vân tải, thiết bị truyền dẫn phục vụ kinh doanh, báo cáo tổng hợp… n Chi phí vận chuyển máy móc tới công trình. n Chi phí lưu kho, bảo quản bảo dưỡng tại kho. n Chi phí kiểm tra thiết bị máy móc khi tiến hành lắp đặt. n Chi phí bảo hiểm các thiết bị máy móc. n Chi phí cho các loại thuế nhập khẩu máy móc... n Chi phí khác… Chi phí lắp đặt máy móc thiết bị n Chi phí tháo dỡ phá hủy các máy móc. n Chi phí lắp đặt thiết bị trong các thiết bị vật dụng, hệ thống công trình cơ sở hạ tầng. n Chi phí cho các hoạt động thăm dò phục vụ hoạt động lắp đặt đó. n Chi phí cho thiết bị không cần lắp đặt trên nền máy cố định. n Chi phí cho thiết bị máy móc cần lắp đặt toàn bộ hay bộ phận trên nền máy cố định. n Chi phí thuê chuyên gia lắp đặt máy móc (tùy vào doanh nghiệp) n Chi phí bổ sung khác… Chi phí đầu tư sửa chữa tài sản cố định (cơ sở hạ tầng và máy móc thiết bị) n Chi phí sửa chữa n Chi phí nâng cấp tài sản cố định cho phù hợp với tiến bộ khoa học công nghệ. n Chi phí duy trì bảo dưỡng, đại tu thường xuyên. Khái niệm, phân loại hàng tồn trữ n Hàng tồn trữ của doanh nghiệp là toàn bộ nguyên vật liệu, bán thành phẩm, chi tiết, phụ tùng, sản phẩm hoàn thành được tồn trữ trong doanh nghiệp. n Theo khái niệm (hoặc hình thức): ¨Nguyên liệu thô ¨Sản phẩm đang chế biến ¨Dự trữ thành phẩm. Khái niệm, phân loại hàng tồn trữ n Theo bản chất của cầu: ¨Khoản mục cầu độc lập ¨Khoản mục cầu phụ thuộc. n Theo mục đích dự trữ chia thành: ¨Dự trữ chu kỳ ¨Dự trữ bảo hiểm ¨Dự trữ dự phòng ¨Dự trữ cho thời kỳ vận chuyển Chi phí tồn trữ Chi phí tồn trữ trong doanh nghiệp gồm: n Chi phí cho khoản mục tồn trữ (giá mua và chi phí vận chuyển); n Chi phí bảo quản; n Chi phí đặt hàng. Chi phí tồn trữ n Chi phí cho khoản mục tồn trữ là chi phí mua hoặc chi phí sản xuất của khoản mục dự trữ. n Chi phí đặt hàng là toàn bộ những chi phí liên quan đến việc thiết lập các đơn hàng, gồm: chi phí tìm nguồn hàng; Chi phí thực hiện qui trình đặt hàng; Chi phí chuẩn bị và thực hiện chuyển hàng hoá về kho doanh nghiệp. Chi phí tồn trữ Chi phí dự trữ trữ hàng gồm: n Chi phí về nhà cửa kho tàng (Lệ phí kho bãi, chi phí bảo hiểm nhà kho, kho hàng); n Chi phí sử dụng thiết bị phương tiện (Tiền thuê, khấu hao thiết bị; n Chi phí điện nước; n Chi phí vận hành thiết bị); n Chi phí về nhân lực (Chi bảo vệ; Chi giám sát); n Phí tổn cho đầu tư vào dự trữ (Thuế tài sản; Lãi phải trả; Phí bảo hiểm hàng dự trữ); n Hao hụt hư hỏng trong kho (Hao hụt, mất mát, bán hạ giá). 9.4.3. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực n Đầu tư phát triển nguồn nhân lực là hoạt động đầu tư nâng cao chất lượng nguồn lực con người, là quá trình trang bị kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động, cải thiện và nâng cao chất lượng điều kiện làm việc của người lao động. n Bản chất của đầu tư phát triển nguồn nhân lực: mô hình đi học và lý thuyết vốn con người Vai trò đầu tư nguồn nhân lực n Nâng cao chất lượng lao động, năng suất lao động, thu nhập cho người lao động, nâng cao mức sống. n Chính phủ chi ít hơn cho trợ cấp thất nghiệp và phúc lợi xã hội, chi ít hơn cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe, Chính phủ lại thu được nhiều thuế thu nhập hơn. n Tác động đến tăng trưởng kinh tế, nhất là giáo dục trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ. n Tạo ra nhiều hiệu ứng lan tỏa Đặc điểm của đầu tư phát triển nguồn nhân lực n Đầu tư phát triển nguồn nhân lực không bị giảm giá trị trong quá trình sử dụng mà ngược lại càng sử dụng nhiều, khả năng tạo thu nhập và thu hồi vốn càng cao. n Đầu tư vào nguồn nhân lực có chi phí không quá cao trong khi thời gian sử dụng lại lớn. n Đầu tư vào con người không chỉ do tỷ lệ thu hồi đầu tư trên thị trường quyết định. n Hiệu ứng gián tiếp, và lan tỏa rất lớn. Nguồn nhân lực trình độ cao giúp tăng trưởng kinh tế tốt hơn và điều chỉnh tốt hơn đối với các vấn đề dân số, kế hoạch hóa gia đình, môi trường.... n Đầu tư phát triển nguồn nhân lực không chỉ là phương tiện để gia tăng thu nhập mà còn là mục tiêu của xã hội Nội dung đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp n Đầu tư đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực; n Đầu tư chăm sóc sức khoẻ, y tế; n Đầu tư cải thiện môi trường, điều kiện làm việc; n Trả lương đúng và đủ cho người lao động. Đầu tư đào tạo đội ngũ lao động n Theo đối tượng đào tạo nhân lực: ¨Đầu tư đào tạo nghề cho công nhân ¨Đầu tư đào tạo trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân viên chức ¨Đầu tư đào tạo kiến thức quản lý cho cán bộ quản lý n Theo nội dung đào tạo: ¨Đầu tư xây dựng chương trình giảng dạy ¨Đầu tư đội ngũ giáo viên và phương pháp dạy học ¨Đầu tư cơ sở hạ tầng giáo dục Đầu tư cải thiện môi trường làm việc của người lao động n Đầu tư cải thiện môi trường làm việc để đảm bảo đầy đủ các điều kiện vật chất, kỹ thuật, an toàn, đảm bảo vệ sinh và sức khoẻ cho người lao động, đảm bảo các yêu cầu về thẩm mỹ và tâm lý lao động. n Đầu tư cải thiện môi trường làm việc gồm: ¨ Đầu tư bổ sung, đổi mới trang thiết bị, cải thiện điều kiện làm việc. ¨ Bố trí không gian sản xuất và làm việc phù hợp với thẩm mỹ công nghiệp; ¨ Đầu tư tăng cường bảo hộ lao động, giảm thiểu tai nạn lao động; ¨ Đầu tư cho công tác bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội. Hoạt động đầu tư cho y tế, chăm sóc sức khỏe n Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe; n Đầu tư đào tạo bồi dưỡng cán bộ y tế; n Chi phí khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; n Chi phí cho công tác vệ sinh lao động, an toàn thực phẩm; Đầu tư cho công tác bảo hộ lao động như trang phục bảo hộ lao động, trang bị phòng sơ cấp cứu và các tai nạn lao động thường gặp trong sản xuất; n Chi phí bảo hiểm y tế, xã hội… 9.4.4. Đầu tư nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ n Đầu tư đổi mới công nghệ và phát triển khoa học- công nghệ là hình thức đầu tư nhằm hiện đại hóa công nghệ và trang thiết bị, cải tiến đổi mới sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, góp phần tạo chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá, tạo ra những công nghệ mới trong các ngành và doanh nghiệp. 9.4.4. Đầu tư nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ n Đầu tư phát triển khoa học công nghệ ¨ Đầu tư phần cứng của KHKT-CN ¨ Đầu tư phần mềm của KHKT-CN. n Đầu tư phát triển khoa học công nghệ ¨ Đầu tư nghiên cứu khoa học ¨ Đầu tư cho máy móc thiết bị, chuyển giao công nghệ ¨ Đầu tư đào tạo nhân lực sử dụng công nghệ mới Đầu tư nghiên cứu khoa học n NCKH là hoạt động tìm kiếm, xem xét, điều tra hoặc thử nghiệm. Dựa vào những số liệu, tài liệu, kiến thức…để phát hiện cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội, để sáng tạo phương tiện kỹ thuật cao hơn, giá trị hơn. n Theo các giai đoạn nghiên cứu, chia thành: ¨ Nghiên cứu cơ bản: nghiên cứu nhằm phát hiện thuộc tính, cấu trúc, động thái sự vật. Kết quả nghiên cứu cơ bản có thể là các khám phá, phát minh; ¨ Nghiên cứu ứng dụng: là sự vận dung qui luật được phát hiện từ nghiên cứu cơ bản để giải thích sự vật hoặc tạo ra những nguyên lý mới về giải pháp; ¨ Triển khai: là sự vận dụng các lý thuyết để đưa ra các hình mẫu với những tham số khả thi về kỹ thuật. Đầu tư cho máy móc thiết bị, chuyển giao công nghệ để phát triển sản phầm mới n Chuyển giao công nghệ là hình thức mua và bán công nghệ trên cơ sở hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được thỏa thuận phù hợp với các quy định của pháp luật. Bên bán có nhiệm vụ chuyển giao các kiến thức tổng hợp của công nghệ hoặc cung cấp các máy móc, thiết bị dịch vụ đào tạo, kèm theo các kiến thức công nghệ cho bên mua và bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán để tiếp thu, sử dụng các kiến thức công nghệ đó theo các điều kiện đã thỏa thuận và ghi nhận trong hợp đồng chuyển giao công nghệ. Đầu tư cho máy móc thiết bị, chuyển giao công nghệ để phát triển sản phầm mới n Doanh nghiệp có thể mua máy móc thiết bị bằng các cách khác nhau: ¨ Mua đứt (công nghệ sẽ thuộc quyền sở hữu độc quyền của doanh nghiệp, doanh nghiệp là người duy nhất có quyền quyết định về công nghệ đó). ¨Mua quyền sử dụng công nghệ: doanh nghiệp thường áp dụng hình thức vì ít rủi ro và tốn ít chi phí hơn. 9.4.5. Đầu tư cho hoạt động Marketing n Đầu tư cho hoạt động quảng cáo n Đầu tư xúc tiến thương mại n Đầu tư phát triển thương hiệu Đầu tư cho hoạt động quảng cáo n Chiến lược quảng cáo là cách thức truyền tải thông tin tới người tiêu dùng. Nhiệm vụ đầu tiên của quảng cáo là nhằm cung cấp thông tin, củng cố hoặc bảo đảm uy tín cho sản phẩm. n Đầu tư cho hoạt động quảng cáo gồm: ¨Chi tiêu cho các chiến dịch quảng cáo (chi phí nghiên cứu thị trường mục tiêu, nghiên cứu thị trường, nghiên cứu thông điệp quảng cáo). ¨Chi phí truyền thông phù hợp (báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình, gửi thư trực tiếp)… Đầu tư xúc tiến thương mại n Xúc tiến thương mại (trade promotion) là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo, trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại. n Đầu tư cho hoạt động xúc tiến thương mại: ¨Đầu tư trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ; ¨Chi phí tổ chức hội trợ, triển lãm thương mại; ¨Chi phí các đoàn xúc tiến và giới thiệu sản phẩm ở nước ngoài… Đầu tư phát triển thương hiệu n Thương hiệu: nhãn hiệu hàng hóa (thương hiệu sản phẩm), tên thương mại của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh (thương hiệu doanh nghiệp) hay các chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ hàng hóa. n Đầu tư phát triển thương hiệu gồm: ¨Đầu tư xây dựng thương hiệu; ¨Đầu tư đăng ký bảo hộ thương hiệu trong và ngoài nước… Vai trò đầu tư phát triển thương hiệu n Tạo ra nhận thức và niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm và dịch vụ. n Tạo dựng hình ảnh công ty, thu hút khách hàng mới n Giúp phân phối sản phẩm, tìm thị trường mới n Tạo lòng trung thành của khách hàng đối với sản phẩm, khách hàng tin tưởng vào chất lượng, yên tâm và tự hào khi sử dụng sản phẩm. n Đem lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Tài liệu liên quan