Chương II Quản trị vốn cố định

Vốn cố định là gì? Các loại tài sản cố định? Các phương pháp khấu hao tài sản cố định? Lập kế hoạch và sử dụng quỹ khấu hao như thế nào? Quản trị vốn cố định và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định?

pdf18 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2155 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chương II Quản trị vốn cố định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1Giảng viên: Nguyễn Tiến Trung CHƯƠNG II 1 Giảng viên: Nguyễn Tiến Trung 1. Tài sản cố định 2. Phân loại tài sản cố định 3. Vốn cố định & đặc điểm luân chuyển của vốn cố định 4. Hao mòn tài sản cố định 5. Các phương pháp tính khấu hao Giảng viên: Nguyễn Tiến Trung 6. Lập kế hoạch khấu hao và sử dụng quỹ khấu hao 7. Quản trị vốn cố định 8. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định 9. Bài tập quản trị tài sản cố định Giảng viên: Nguyễn Tiến Trung Kiến thức: Vốn cố định là gì? Các loại tài sản cố định? Các phương pháp khấu hao tài sản cố định? Lập kế hoạch và sử dụng quỹ khấu hao như thế nào? Quản trị vốn cố định và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định? 4 2Giảng viên: Nguyễn Tiến Trung Kỹ năng: Trình bày được vốn cố định là gì Phân biệt được các loại tài sản cố định Tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định theo các phương pháp đã học Lập kế hoạch và sử dụng quỹ khấu hao Quản trị vốn cố định và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định 5 Giảng viên: Nguyễn Tiến Trung 6 PHẦN I Giảng viên: Nguyễn Tiến Trung  Tài sản cố định là gì?  Các loại tài sản cố định? 7 Giảng viên: Nguyễn Tiến Trung Những tư liệu lao động có đầy đủ 4 tiêu chuẩn sau đây được coi là tài sản cố định: - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. - Nguyên giá phải được xác định một cách đáng tin cậy. - Có thời hạn sử dụng tối thiểu từmột năm trở lên. - Có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên. 8 3Giảng viên: Nguyễn Tiến Trung Tuy nhiên trong thực tế việc xem xét tiêu chuẩn và nhận biết TSCĐ của doanh nghiệp là phức tạp hơn: Một là: Việc phân biệt giữa đối tượng lao động với các tư liệu lao động là TSCĐ của doanh nghiệp trong một số trường hợp không chỉ đơn thuần dựa vào đặc tính hiện vật mà còn phải dựa vào tính chất và công dụng của chúng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Cùng một tài sản ở trường hợp này được coi là TSCĐ song ở trường hợp khác chỉ được coi là đối tượng lao động. 9 Giảng viên: Nguyễn Tiến Trung Hai là: Một số các tư liệu lao động nếu xét riêng lẻ từng bộ phận thì không đủ các tiêu chuẩn là TSCĐ, song khi được tập hợp sử dụng đồng bộ như một hệ thống thì cả hệ thống đó được coi như một TSCĐ. Ví dụ như trang thiết bị cho một phòng thí nghiệm, một văn phòng, một phòng ở của khách sạn, một vườn cây lâu năm... 10 Giảng viên: Nguyễn Tiến Trung Ba là: Một số khoản chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nếu đồng thời thoả mãn bốn tiêu chuẩn cơ bản trên và không hình thành các TSCĐ hữu hình thì được coi là các TSCĐ vô hình của doanh nghiệp 11 Giảng viên: Nguyễn Tiến Trung Đặc điểm chung của các TSCĐ trong doanh nghiệp là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm với vai trò là các công cụ lao động. Trong quá trình đó hình thái vật chất và đặc tính sử dụng ban đầu của TSCĐ là không thay đổi. Song giá trị của nó lại được chuyển dịch dần từng phần vào giá trị sản phẩm sản xuất ra. Bộ phận giá trị chuyển dịch từ TSCĐ cấu thành một yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và được bù đắp mỗi khi sản phẩm được tiêu thụ. 12 4Giảng viên: Nguyễn Tiến Trung Từ những nội dung trên đây, ta có khái niệm về tài sản cố định như sau: Tài sản cố định trong các doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu có giá trị lớn tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, giá trị của nó thì được chuyển dịch dần từng phần vào giá trị sản phẩm trong các chu kỳ sản xuất. 13 Giảng viên: Nguyễn Tiến Trung Phân loại TSCĐ là việc phân chia toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp theo những tiêu thức nhất định nhằm phục vụ yêu cầu quản lý doanh nghiệp. Thông thường có những cách phân loại chủ yếu sau đây: a. Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện kết hợp với tính chất đầu tư, toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp được chia làm 3 loại: - Tài sản cố định hữu hình - Tài sản cố định vô hình - Tài sản cố định thuê tài chính 14 Giảng viên: Nguyễn Tiến Trung b. Phân loại TSCĐ theo mục đích sử dụng.. Theo tiêu thức này toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành 3 loại: * Tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh * Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng. * Các tài sản cố định bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ Nhà Nước Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp thấy được cơ cấu TSCĐ của mình theo mục đích sử dụng của nó. Từ đó có biện pháp quản lý TSCĐ theo mục đích sử dụng sao cho có hiệu quả nhất. 15 Giảng viên: Nguyễn Tiến Trung c. Phân loại TSCĐ theo công dụng kinh tế. Căn cứ vào công dụng kinh tế của TSCĐ, toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp có thể chia thành các loại sau: - Nhà cửa, vật kiến trúc - Máy móc, thiết bị - Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn; - Thiết bị, dụng cụ quản lý; - Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm; - Các loại TSCĐ khác. Cách phân loại này cho thấy công dụng cụ thể của từng loại TSCĐ trong doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý sử dụng TSCĐ và tính toán khấu hao TSCĐ chính xác. 16 5Giảng viên: Nguyễn Tiến Trung d. Phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng. Căn cứ vào tình hình sử dụng TSCĐ người ta chia tài sản cố định của doanh nghiệp thành các loại: - Tài sản cố định đang sử dụng; - Tài sản cố định chưa cần dùng; - Tài sản cố định không cần dùng chờ thanh lý. Cách phân loại này cho thấy mức độ sử dụng có hiệu quả các TSCĐ của doanh nghiệp như thế nào, từ đó có biện pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng chúng. 17 Giảng viên: Nguyễn Tiến Trung Mỗi cách phân loại trên đây cho phép đánh giá, xem xét kết cấu TSCĐ của doanh nghiệp theo các tiêu thức khác nhau. Kết cấu TSCĐ là tỷ trọng giữa nguyên giá của một loại TSCĐ nào đó so với tổng nguyên giá các loại TSCĐ của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. 18 Nguyên giá của một loại TSCĐ Tổng nguyên giá các loại TSCĐ Kết cấu TSCĐ = Giảng viên: Nguyễn Tiến Trung 19 PHẦN II Giảng viên: Nguyễn Tiến Trung  Vốn cố định là gi ? 20 6Giảng viên: Nguyễn Tiến Trung Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, việc mua sắm, xây dựng hay lắp đặt các TSCĐ của doanh nghiệp đều phải thanh toán, chi trả bằng tiền. Số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng hay lắp đặt các TSCĐ hữu hình và vô hình được gọi là vốn cố định của doanh nghiệp. Đó là số vốn đầu tư ứng trước vì số vốn này nếu được sử dụng có hiệu quả sẽ không mất đi, doanh nghiệp sẽ thu hồi lại được sau khi tiêu thụ các sản phẩm, hàng hoá hay dịch vụ của mình. 21 Giảng viên: Nguyễn Tiến Trung Ta có định nghĩa về vốn cố định như sau: Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về TSCĐ mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi TSCĐ hết thời gian sử dụng. 22 Giảng viên: Nguyễn Tiến Trung Một là : Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm, điều này do đặc điểm của TSCĐ được sử dụng lâu dài, trong nhiều chu kỳ sản xuất quyết định. Hai là : VCĐ được luân chuyển dần dần từng phần trong các chu kỳ sản xuất. Ba là : Sau nhiều chu kỳ sản xuất VCĐ mới hoàn thành một vòng luân chuyển. 23 Giảng viên: Nguyễn Tiến Trung 24 PHẦN III 7Giảng viên: Nguyễn Tiến Trung  Hao mòn tài sản cố định là gì?  Có mấy loại hao mòn?  Khấu hao tài sản cố định là gì?  Có mấy phương pháp khấu hao?  So sánh Hao mòn & khấu hao? 25 Giảng viên: Nguyễn Tiến Trung 3.1.1 Hao mòn hữu hình Hao mòn hữu hình của TSCĐ là sự hao mòn về vật chất, về giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ trong quá trình sử dụng. Về mặt vật chất đó là sự hao mòn có thể nhận thấy được từ sự thay đổi trạng thái vật lý ban đầu ở các bộ phận, chi tiết TSCĐ dưới sự tác động của ma sát, tải trọng, nhiệt độ, hoá chất... 26 Giảng viên: Nguyễn Tiến Trung 3.1.1 Hao mòn hữu hình Về giá trị sử dụng đó là sự giảm sút về chất lượng, tính năng kỹ thuật ban đầu trong quá trình sử dụng và cuối cùng không còn sử dụng được nữa. Từ đó giảm dần giá trị của TSCĐ cùng với quá trình chuyển dịch dần từng phần giá trị hao mòn vào giá trị sản phẩm sản xuất. Đối với các TSCĐ vô hình, hao mòn hữu hình chỉ thể hiện ở sự hao mòn về mặt giá trị. Muốn khôi phục lại giá trị sử dụng của nó phải tiến hành sửa chữa, thay thế. 27 Giảng viên: Nguyễn Tiến Trung 3.1.2 Hao mòn vô hình Hao mòn vô hình là sự giảm sút về giá trị trao đổi của TSCĐ do ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật. 28 8Giảng viên: Nguyễn Tiến Trung - Hao mòn vô hình loại 1. Tài sản cố định bị giảm giá trị trao đổi do đã có những TSCĐ như cũ song giá mua lại rẻ hơn. Tỷ lệ hao mòn vô hình loại 1 được xác định theo công thức:   đ   đ  % Trong đó :  : Tỷ lệ hao mòn vô hình loại 1. đ : Giá mua ban đầu của TSCĐ.  : Giá mua hiện tại của TSCĐ. 29 Giảng viên: Nguyễn Tiến Trung - Hao mòn vô hình loại 2. Tài sản cố định bị giảm giá trị trao đổi do có những TSCĐ mới tuy mua với giá như cũ nhưng lại hoàn thiện hơn về mặt kỹ thuật. Tỷ lệ hao mòn vô hình loại 2 được xác định theo công thức:    đ  % Trong đó :  : Tỷ lệ hao mòn vô hình loại 2.  : Giá trị của TSCĐ cũ không chuyển dịch được vào giá trị sản phẩm. đ : Giá mua ban đầu của TSCĐ. 30 Giảng viên: Nguyễn Tiến Trung - Hao mòn vô hình loại 3. Tài sản cố định bị mất giá hoàn toàn do chấm dứt chu kỳ sống của sản phẩm, tất yếu dẫn đến những TSCĐ sử dụng để chế tạo các sản phẩm đó cũng bị mất tác dụng. Hoặc trong các trường hợp các máy móc thiết bị, qui trình công nghệ…còn nằm trên các dự án thiết kế, các bản dự thảo đã trở nên lạc hậu. Điều này cho thấy hao mòn vô hình không chỉ xảy ra đối với TSCĐ hữu hình mà còn xảy ra đối với TSCĐ vô hình 31 Giảng viên: Nguyễn Tiến Trung 3.2.1 Khái niệm. Khấu hao TSCĐ là việc chuyển dịch phần giá trị hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng vào giá trị sản phẩm sản xuất ra theo các phương pháp tính toán thích hợp. Mục đích của khấu hao TSCĐ là nhằm tích luỹ vốn để tái sản xuất giản đơn hoặc tái sản xuất mở rộng TSCĐ. 32 9Giảng viên: Nguyễn Tiến Trung 3.2.1 Khái niệm: Khấu hao tài sản cố định là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao (hoặc nguyên giá) của tài sản cố định vào chi phí sản xuất kinh doanh trong suốt thời gian sử dụng tài sản cố định. 33 Giảng viên: Nguyễn Tiến Trung  3.2.2 Một số qui định khi tính khấu hao tài sản cố định - Tài sản cố định đã khấu hao đủ thì không trích khấu hao kể từ ngày khấu hao đủ. - Tài sản cố định thuê tài chính thì bên đi thuê trích khấu hao. - Tài sản cố định thuê hoạt động thì bên đi thuê không trích khấu hao. - Tài sản cố định đầu tư bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, quỹ phúc lợi khi hoàn thành đưa vào sử dụng cho hoạt động sự nghiệp, dự án, phúc lợi tập thể... thì không trích khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh mà chỉ tính hao mòn để ghi giảm vốn cố định mỗi năm một lần vào cuối năm. - Giá trị hao mòn luỹ kế: là tổng cộng số khấu hao đã trích vào chi phí SXKD qua các kỳ kinh doanh của tài sản cố định tính đến thời điểm báo cáo. - Giá trị còn lại = Nguyên giá - hao mòn luỹ kế (khấu hao luỹ kế) 34 Giảng viên: Nguyễn Tiến Trung 3.2.3 Ý nghĩa của việc trích lập quỹ khấu hao - Trích khấu hao chính xác làm cho giá thành sản phẩm chính xác từ đó lợi nhuận được xác định chính xác. - Trích khấu hao chính xác giúp tái sản xuất giản đơn và tái sản suất mở rộng ra tài sản cố định chính xác. 35 Giảng viên: Nguyễn Tiến Trung Phương pháp khấu hao đường thẳng: Là phương pháp đơn giản nhất, theo phương pháp này tỷ lệ khấu hao và mức khấu hao hàng năm được xác định không đổi trong suốt thời gian sử dụng của tài sản và được xác định như sau: B1- Xác định mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho tài sản cố định theo công thức dưới đây: Mức khấu hao trung bình hàng năm = Nguyên giá tài sản cố định Thời gian sử dụng của TSCĐ . 36 10 Giảng viên: Nguyễn Tiến Trung Phương pháp khấu hao đường thẳng: B2: - Xác định mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng. - Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng xác định như sau: Tỷ lệ khấu hao = 1 Thời gian sử dụng của TSCD x 100% 37 Giảng viên: Nguyễn Tiến Trung Phương pháp khấu hao đường thẳng: - Trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá của tài sản cố định thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình của tài sản cố định bằng cách lấy giá trị còn lại trên sổ kế toán chia (:) cho thời gian sử dụng xác định lại hoặc thời gian sử dụng còn lại (được xác định là chênh lệch giữa thời gian sử dụng đã đăng ký trừ thời gian đã sử dụng) của tài sản cố định. - Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian sử dụng tài sản cố định được xác định là hiệu số giữa nguyên giá tài sản cố định và số khấu hao luỹ kế đã thực hiện đến năm trước năm cuối cùng của tài sản cố định đó. 38 Giảng viên: Nguyễn Tiến Trung Phương pháp khấu hao đường thẳng: Ưu điểm của phương pháp này: Đơn giản, dễ hiểu Mức khấu hao tính vào giá thành sản phẩm ổn định Tiết kiệm khối lượng công tác tính toán Nhược điểm của phương pháp này: Không phản ánh chính xác độ hao mòn thực tế của TSCĐ vào giá thành sản phẩm trong các thời kỳ sử dụng TSCĐ khác nhau 39 Giảng viên: Nguyễn Tiến Trung Ví dụ 1: Công ty A mua một tài sản cố định (mới 100%) với giá ghi trên hoá đơn là 119 triệu đồng, chiết khấu mua hàng là 5 triệu đồng, chi phí vận chuyển là 3 triệu đồng, chi phí lắp đặt, chạy thử là 3 triệu đồng. Biết rằng tài sản cố định có tuổi thọ kỹ thuật là 12 năm, thời gian sử dụng của tài sản cố định doanh nghiệp dự kiến là 10 năm (phù hợp với quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ- BTC), tài sản được đưa vào sử dụng vào ngày 1/1/2004. Tính mức khấu hao trung bình hàng năm, hàng tháng theo phương pháp đường thẳng? 40 11 Giảng viên: Nguyễn Tiến Trung Ví dụ 2: Sau 5 năm sử dụng, doanh nghiệp nâng cấp tài sản cố định trong ví dụ 1 với tổng chi phí là 30 triệu đồng, thời gian sử dụng được đánh giá lại là 6 năm (tăng 1 năm so với thời gian sử dụng đã đăng ký ban đầu), ngày hoàn thành đưa vào sử dụng là 1/1/2009. Tính mức khấu hao trung bình hàng năm, hàng tháng theo phương pháp đường thẳng? 42 Giảng viên: Nguyễn Tiến Trung b. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh: Nội dung của phương pháp: Mức trích khấu hao tài sản cố định theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh được xác định như sau: - Xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định: doanh nghiệp xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định theo quy định tại Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC của Bộ Tài chính. - Xác định mức trích khấu hao năm của tài sản cố định trong các năm đầu theo công thức dưới đây: 44 Giảng viên: Nguyễn Tiến Trung 45 Tỷ lệ khấu hao nhanh Giá trị còn lại của tài sản cố định Mức trích khấu hao hàng năm của tài sản cố định Hệ số điều chỉnh Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng Tỷ lệ khấu hao nhanh% Giảng viên: Nguyễn Tiến Trung 46 Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của tài sản cố định quy định tại bảng dưới đây: Thời gian sử dụng của tài sản cố định Hệ số điều chỉnh (lần) Đến 4 năm ( t ≤ 4 năm) 1,5 Trên 4 đến 6 năm (4 năm < t ≤ 6 năm) 2,0 Trên 6 năm (t > 6 năm) 2,5 12 Giảng viên: Nguyễn Tiến Trung b. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh: Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của tài sản cố định chia cho số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định. Mức trích khấu hao hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng. 47 Giảng viên: Nguyễn Tiến Trung Ví dụ 3: Công ty A mua một thiết bị sản xuất các linh kiện điện tử mới với nguyên giá là 10 triệu đồng. Thời gian sử dụng của tài sản cố định là 5 năm. Xác định mức khấu hao hàng năm, tháng theo phương pháp giảm dần có điều chỉnh? 48 Giảng viên: Nguyễn Tiến Trung c. Phương pháp khấu hao theo sản lượng Là phương pháp trích khấu hao tài sản cố định trong doanh nghiệp theo số lượng, khối lượng sản phẩm. * Nội dung của phương pháp: - Căn cứ vào hồ sơ kinh tế- kỹ thuật của tài sản cố định, doanh nghiệp xác định tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định, gọi tắt là sản lượng theo công suất thiết kế. - Căn cứ tình hình thực tế sản xuất, doanh nghiệp xác định số lượng, khối lượng sản phẩm thực tế sản xuất hàng tháng, hàng năm của tài sản cố định. 51 Giảng viên: Nguyễn Tiến Trung - Xác định mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định theo công thức dưới đây: 52 Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng Mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định Nguyên giá của tài sản cố định Sản lượng theo công suất thiết kế Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm 13 Giảng viên: Nguyễn Tiến Trung - Mức trích khấu hao năm của tài sản cố định bằng tổng mức trích khấu hao của 12 tháng trong năm, hoặc tính theo công thức sau: 53 Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm Mức trích khấu hao trong năm của tài sản cố định Trường hợp công suất thiết kế hoặc nguyên giá của tài sản cố định thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao của tài sản cố định. Giảng viên: Nguyễn Tiến Trung Ví dụ 4: Công ty A mua máy ủi đất (mới 100%) với nguyên giá 450 triệu đồng. Công suất thiết kế của máy ủi này là 30m3/giờ. Sản lượng theo công suất thiết kế của máy ủi này là 2.400.000 m3. Tính mức trích khấu hao hàng tháng, biết rằng khối lượng sản phẩm đạt được trong năm thứ nhất của máy ủi này là: 54 Giảng viên: Nguyễn Tiến Trung 57 PHẦN IV Giảng viên: Nguyễn Tiến Trung  Theo nhóm em lập kế hoạch khấu hao là làm những việc gì? 58 14 Giảng viên: Nguyễn Tiến Trung Xác định phạm vi TSCĐ phải tính khấu hao và tổng nguyên giá TSCĐ phải tính khấu hao đầu kỳ kế hoạch. Tất cả tài sản cố định hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, gồm cả tài sản cố định không cần dùng, chờ thanh lý, trừ những tài sản cố định thuộc công trình phúc lợi công cộng, nhà ở. Tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì không phải trích khấu hao nữa. Xác định giá trị TSCĐ tăng, giảm trong kỳ kế hoạch và nguyên giá bình quân TSCĐ phải trích khấu hao trong kỳ. TSCĐ tăng, giảm, ngừng tham gia hoạt động kinh doanh trong tháng sẽ được trích hoặc thôi trích khấu hao từ ngày đầu của tháng tiếp theo. 59 Giảng viên: Nguyễn Tiến Trung Giá trị bình quân TSCĐ tăng thêm hoặc giảm bớt trong kỳ kế hoạch được xác định theo công thức:              :Nguyên giá bình quân TSCĐ phải tính khấu hao tăng trong kỳ.  : Nguyên giá bình quân TSCĐ phải tính khấu hao giảm trong kỳ.  : Nguyên giá TSCĐ phải khấu hao tăng trong kỳ.  : Nguyên giá TSCĐ phải khấu hao giảm trong kỳ.  : Số tháng sử dụng TSCĐ trong năm kế hoạch. 60 Giảng viên: Nguyễn Tiến Trung Sau khi xác định được nguyên giá bình quân TSCĐ phải tính khấu hao tăng hoặc giảm trong kỳ, nguyên giá bình quân TSCĐ phải tính khấu hao trong năm sẽ được tính theo công thức.  = đ +  – Trong đó :  : Nguyên giá bình quân TSCĐ phải tính khấu hao. đ: Nguyên giá TSCĐ ở đầu kỳ phải tính khấu hao. : Nguyên giá TSCĐ phải tính KH tăng trong kỳ : Nguyên giá TSCĐ phải tính KH giảm trong kỳ 61 Giảng viên: Nguyễn Tiến Trung - Xác định mức khấu hao bình quân hàng năm.  =  x  Trong đó : : Mức khấu hao bình quân hàng năm. : Tỷ lệ khấu hao bình quân hàng nă
Tài liệu liên quan