Chuyên đề 2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu phát triển hệ thống canh tác bền vững

Quan điểm hiện nay về nghiên cứu và phát triển hệ thống canh tác bền vững là khuyến khích sự giao tiếp trực tiếp giữa cán bộ nghiên cứu, cán bộ khuyến nông với nông dân để hiểu biết rõ về hoàn cảnh, khó khăn mà người nông dân gặp phải để qua đó giúp họ các giải pháp phù hợp mà họ chấp nhận được.

ppt25 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1379 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề 2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu phát triển hệ thống canh tác bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO Người hướng dẫn chuyên đề: PGS.TS. Phạm Văn Hiền TS. Nguyễn Duy Cần NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CANH TÁC BỀN VỮNG Chuyên đề 2 Nghiên cứu sinh: Nguyễn Văn Khang Quan điểm Quan điểm hiện nay về nghiên cứu và phát triển hệ thống canh tác bền vững là khuyến khích sự giao tiếp trực tiếp giữa cán bộ nghiên cứu, cán bộ khuyến nông với nông dân để hiểu biết rõ về hoàn cảnh, khó khăn mà người nông dân gặp phải để qua đó giúp họ các giải pháp phù hợp mà họ chấp nhận được. Mục đích, nội dung nghiên cứu và phát triển HTCT bền vững Mục đích Đẩy mạnh phát triển sản xuất và quản lý môi trường một cách bền vững Liên kết các hợp phần để ứng dụng khoa học kỹ thuật vào hệ sinh thái cụ thể Nâng cao năng lực nông dân và cộng đồng trong phát triển HTCT bền vững Nâng cao thu nhập cho nông dân và phát triển nông thôn Sản xuất phát triển thường dẫn đến sự biến đổi môi trường . Để bảo vệ môi trường cho sản xuất cần đẩy mạnh ứng dụng: IPM, 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm… Đưa cộng đồng tham gia trực tiếp vào hệ thống quản lý môi trường. Sản xuất phát triển nhưng đồng thời bảo vệ được môi trường Phải đảm bảo tăng thu nhập, tăng hiệu quả đầu tư: lao động, tiền vốn, vật tư. Phải đảm bảo tính bền vững về độ phì nhiêu đất đai, tiểu khí hậu và môi trường sống tại vùng nghiên cứu. Liên kết các hợp phần để ứng dụng khoa học kỹ thuật vào hệ sinh thái cụ thể Nâng cao năng lực nông dân và cộng đồng Tăng cường nhận thức, kỹ năng hành động cho nông dân. Phát triển năng lực tự quản cộng đồng theo 3 bước: Thức tỉnh cộng đồng, tăng năng lực bên trong cộng đồng, tăng tính tự lực cộng đồng. Đây là mục tiêu rất quan trọng của HTCT, tuy nhiên một HTCT được gọi là bền vững khi thỏa 4 yêu cầu sau: hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, được người dân chấp nhận. Nhiều HTCT kết hợp ở ĐBSCL theo hướng bền vững được nông dân chấp nhận. Nâng cao thu nhập nông hộ và phát triển nông thôn Nội dung nghiên cứu và phát triển hệ thống canh tác bền vững Phân loại vùng sinh thái Tổ chức phối hợp hoạt động liên ngành Hệ thống hóa các mối tương tác tài nguyên Mô tả và chẩn đoán khó khăn Sắp xếp các thứ tự ưu tiên để nghiên cứu và phát triển Đánh giá kết quả và tiếp tục cải tiến phương pháp quản lý Phát triển ra diện rộng toàn vùng Tiến trình nghiên cứu hệ thống canh tác bền vững Nhóm nghiên cứu Chọn vùng nghiên cứu Phân chia tiểu vùng sinh thái Chọn điểm nghiên cứu Chọn vùng và điểm nghiên cứu Tổ chức phối hợp hoạt động liên ngành Tập hợp các nghiên cứu đơn ngành, Tính liên ngành là sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành,các nhà chuyên môn khác nhau, cùng làm việc trong một nhóm nghiên cứu để giải quyết một cách đầy đủ và đồng bộ các vấn đề khó khăn trong một HTCT cụ thể nào đó. Hệ thống hóa các mối tương tác tài nguyên Hình 2.1: Dòng dinh dưỡng giữa các thành phần trong hệ thống VAC Nguồn: Đặng Kiều Nhân, 2008 Liệt kê trở ngại chính và nguyên nhân Xếp loại trở ngại theo thứ tự ưu tiên Nhận ra nguyên nhân gây ra trở ngại Liệt kê các giải pháp kỹ thuật Chọn giải pháp kỹ thuật để giải quyết Mô tả và chẩn đoán khó khăn Sắp xếp các thứ tự ưu tiên để tiến hành nghiên cứu và phát triển: Thông thường có 7 bước: Trở ngại ảnh hưởng đến thu nhập Trở ngại nghiêm trọng liên quan đến sản xuất Giải pháp khả thi Chọn lọc các giải pháp kỹ thuật Thời gian và chi phí nghiên cứu Định mức theo tiêu chuẩn Nhà nước Thu thập thông tin phản hồi từ phía nông dân Đánh giá kết quả và tiếp tục cải tiến phương pháp quản lý: Thử nghiệm mô hình Tổng kết đánh giá mô hình Phát triển rộng toàn vùng Phát triển diện rộng toàn vùng cần có sự hỗ trợ của mạng lưới khuyến nông vùng, sự hợp tác của nông dân và các chính sách nông nghiệp thúc đẩy của địa phương, nhất là những vùng sâu vùng xa còn nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp và đời sống. Phương pháp nghiên cứu và phát triển hệ thống canh tác bền vững Xác định những trở ngại và những cơ hội trong vùng nghiên cứu Phân tích những trở ngại và những cơ hội trong vùng nghiên cứu Ứng dụng các kỹ thuật liên ngành vào hệ thống Các phương pháp nghiên cứu và phát triển HTCT bền vững Xác định trở ngại và cơ hội trong vùng nghiên cứu Thu thập số liệu thứ cấp để xác định trở ngại: Thông tin định tính, định lượng; cơ chế, chính sách của Nhà nước. Phân tích lợi thế so sánh cấp vùng Dự báo các sản phẩm tiềm năng của vùng đối với thị trường trong và ngoài nước Phương hướng sử dụng tài nguyên Phân tích trở ngại và cơ hội trong vùng nghiên cứu Phân tích SWOT: xác định mạnh, yếu, triển vọng và rủi ro Chọn lựa cây trồng, vật nuôi thích hợp và so sánh các chọn lựa đó: trên cơ sở HTCT hiện tại, nhóm nghiên cứu sẽ thiết kế 2-3 mô hình mới để so sánh với mô hình hiện tại của nông dân Nghiên cứu, thực nghiệm để xác định kỹ thuật áp dụng thích hợp nhất cho vùng Ứng dụng các kỹ thuật liên ngành vào hệ thống Ứng dụng nghiên cứu liên ngành sẽ phát hiện những trở ngại về mặt kỹ thuật và chính sách để kịp thời điều chỉnh. Sau khi mức độ trầm trọng của trở ngại được chẩn đoán ở giai đoạn mô tả điểm, các nhà khoa học về sinh học sẽ cố gắng đưa ra các giải pháp kỹ thuật thích hợp để giải quyết trở ngại đã nhận ra dựa vào các tiêu chuẩn như sau: (1) thích nghi về mặt sinh học; (2) mang lại hiệu quả kinh tế cao; (3) thích hợp điều kiện nguồn lực của nông dân; và (4) khả năng chấp nhận về mặt tập quán xã hội. Các phương pháp nghiên cứu Phương pháp điều tra: chọn mẫu, nội dung Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) Phương pháp xây dựng bản đồ phân vùng thích nghi đất đai Phân tích kinh tế Tham khảo ý kiến chuyên gia (KIP) Sử dụng khung sinh kế bền vững để phân tích các tác động và ảnh hưởng đến sự lựa chọn quyết định sản xuất của nông dân (sơ đồ khung sinh kế bền vững) Các phương pháp nghiên cứu và phát triển HTCT bền vững Nội dung theo dõi mô hình canh tác bền vững Bền vững về sinh thái môi trường: biểu hiện qua các chỉ tiêu về độ phì của đất và đa dạng sinh học; tính bền vững được đánh giá dựa vào mô hình sử dụng đất, mô hình cây trồng, mô hình quản lý màu mỡ đất, độ màu mỡ của đất (phân tích) và quản lý dịch bệnh. Bền vững về mặt xã hội, văn hóa,chính sách: tính công bằng xã hội, an toàn lương thực, chất lượng cuộc sống… Bền vững về kinh tế: Đảm bảo 8 mục tiêu Khai thác nhiều hơn các chu trình dinh dưỡng, cố định đạm, quan hệ sâu hại- thiên địch Giảm thiểu đầu tư từ bên ngoài theo phương châm giảm giá thành, không tiềm ẩn lớn về hủy hoại môi trường, ảnh hưởng sức khỏe con người Tiếp cận hợp lý cơ hội và nguồn tài nguyên Sử dụng có hiệu quả tiềm năng sinh học và di truyền Sử dựng có hiệu quả tri thức và tiềm năng bản địa Tăng cường tính tự chủ và tự tin trong nông dân Sản xuất có hiệu quả và có lãi đi đôi với quản lý tổng hợp trang trại. Xây dựng chính sách địa phương để nhân rộng mô hình tương tự Kết luận Nghiên cứu và phát triển hệ thống canh tác bền vững là phương pháp xem toàn bộ nông hộ/trang trại như là một thể thống nhất. Ở các vùng sản xuất lúa gạo phổ biến, hệ thống canh tác bền vững bao gồm các chỉ tiêu chính sau: (a) bảo tồn đất, nước và các nguồn gen cây trồng vật nuôi; (b) môi trường không bị phá hại; (c) kỹ thuật thích hợp; (d) có hiệu quả kinh tế; và (e) xã hội chấp nhận. Ở ĐBSCL, đa dạng hoá nông nghiệp nhằm đảm bảo an ninh lương thực và cho xuất khẩu. Bên cạnh đó, nâng cao sản xuất các mặt hàng thủy sản, cây ăn trái có lợi thế cạnh tranh để xuất khẩu vào thị trường khu vực và thế giới.