Chuyên đề : Kinh tế môi trường ứng dụng

Những phương pháp ước lượng giá trị trong điều kiện không có giá cả trên thị trường được dùng khá phổ biến trong kinh tế môi trường như: - Phương pháp chi phí du lịch - Phương pháp đánh giá hưởng thụ - Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên - Phương pháp chi tiêu cho bảo vệ - Phương pháp thay đổi chi phí - Phương pháp thay đổi sản lượng - Phương pháp chi phí thay thế. Tất cả các phương pháp này về mặt kỹ thuật, mỗi phương pháp có một cách tiến hành khác nhau tuý thuộc vào yêu cầu và đảc điểm của tác động tới môi trường của mỗi loại dự án hay loại hình hoạt động. Mỗi phương pháp có những thế mạnh và hạn chế nhất định.

doc23 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1420 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề : Kinh tế môi trường ứng dụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KINH TẾ MÔI TRƯỜNG 1. Khái niệm về Kinh tế môi trường. Kinh tế môi trường là một lĩnh vực nghiên cứu có tính liên ngành, được hình thành và phát triển trên cơ sở nhận thức và giải quyết đúng đắn mối quan hệ hữu cơ giữa môi trường và phát triển vì "Môi trường không chỉ là cơ sở, là điều kiện để phát triển mà còn là mục tiêu của phát triển". Mối quan hệ này nói lên rằng nếu không có bảo vệ môi trường thích hợp, phát triển sẽ không bền vững và không có phát triển , bảo vệ môi trường sẽ thất bại. Như vậy không thể phát triển bằng mọi giá và cũng không thể bảo vệ môi trường bằng mọi giá. Từ đây ta thấy "Chỉ bằng cách nghiên cứu sâu sắc mối quan hệ liên ngành này chúng ta mới có thể khởi đầu sự khẳng định được mối đe dọa của môi trường một cách đầy đủ và hình thành những chính sách cần thiết cho sự sống còn của chúng ta". Nhiệm vụ chủ yếu của Kinh tế môi trường là ứng dụng các lý thuyết và những kỹ thuật phân tích kinh tế nhằm lý giải và làm sáng tỏ các nguyên nhân kinh tế của suy thoái tài nguyên môi trường, đánh giá các giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường và phát triển các công cụ thích hợp để quản lý và bảo vệ môi trường. Nói cách khác, nghiên cứu các khía cạnh kinh tế của môi trường và tài nguyên sẽ chỉ cho biết tài nguyên thiên nhiên và chất lượng môi trường dưới danh nghĩa phát triển sẽ tụt giảm mức nào, và phát triển dưới danh nghĩa bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường đã bị tổn thất đến đâu nhằm đảm bảo tối đa hiệu quả kinh tế nhưng trong khả năng cho phép của môi trường và hệ sinh thái tự nhiên. 2. Những luận điểm đặt nền móng cho nghiên cứu ứng dụng kinh tế môi trường. Môi trường không phải là một thực thể tách biệt khỏi nền kinh tế. Các hoạt động kinh tế và môi trường luôn có một mối quan hệ khăng khít với nhau theo quy luật Nhân - Quả. Không có một quyết định kinh tế nào mà không làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên hay xã hội và ngược lại không có một thay đổi nào xảy ra trong môi trường tự nhiên hay xã hội mà không có tác động về mặt kinh tế. Khi nói đến ô nhiễm môi trường, chúng ta không chỉ nghĩ đến những mất mát về vật chất và tổn hại đến sức khỏe của con người và muôn vật mà còn phải tính toán để chỉ ra được các tổn thất về kinh tế của sự ô nhiễm môi trường hoặc sử dụng tài nguyên không hợp lý. Theo quan điểm kinh tế thị trường, không một thức gì là cho không, mọi thức đều được bán. Đây chính là kết quả của sự thay đổi mẫu mực đang diễn ra trong nền kinh tế, đó là sự quá độ từ một nền kinh tế dựa trên nhận thức rằng tài nguyên là vô hạn sang một nền kinh tế dựa trên sự hiểu biết về giới hạn của môi trường. Thực tế đang tồn tại một lối suy nghĩ lệch lạc về giá cả của những dạng tài nguyên và môi trường phi thị trường (không khí, đất, nước và những sản phẩm tự do tiếp cận mà không phải trả tiền vì chúng được cung cấp vô hạn). Những chức năng hay dịch vụ của môi trường như tuần hoàn nước và chất dinh dưỡng hay điều hòa khi dậu dễ dạng bị bỏ qua vì chúng không có thị trường, chúng nằm ngoài hệ thống hạch toán kinh tế và chủ yếu được định giá bằng không (P = 0). Vì vậy các yêu cầu khấu hao, bảo trì, duy tu các nguồn tài nguyên và môi trường vẫn chưa được kể đến trong hạch toán kinh tế. Ở Việt Nam, có rất nhiều những cuộc tranh luận gần đây tập trung vào những gì phải đánh đổi giữa bảo tồn và phát triển kinh tế. Người ta tin rằng, để phát triển thì các địa phương không có sự lựa chọn nào khác hơn là phải khai thác nhiều nhất có thể các nguồn tài nguyên của mình và để các mối lo toan về môi trường cho giai đoạn phát triển sau này, lúc đã giàu có hơn rồi. Sau khi đã gặt hái được những thành quả phát triển, các địa phương có thể tung tiền ra sửa chữa những hậu quả suy thoái môi trường mà họ tạo ra trong suốt quá trình phát triển. Tuy nhiên, kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, có rất nhiều các thành phố phát triển đã có sự bế tắc trong việc làm thế nào để cải thiện môi trường nước ở các kênh rạch nội thành. Mô hình kinh tế đang xuất hiện dựa vào một tầm nhìn rông rãi hơn về các hoạt động kinh tế, chú ý nhiều hơn vào môi trường vật lý và sinh học mà trong đó các hoạt động sản xuất và tiêu thụ đang diễn ra. Trong đó chi phí môi trường cần phải được nội hóa đầy đủ (các mô hình kinh tế cổ điển thường xem các chi phí tổn thất môi trường như là ngoại ứng) chứ không chuyển sang cho người khác hoặc thế hệ sau này. Bởi vì mô hình mới dựa vào nội hóa toàn bộ chi phí, nên cần thiết phải đánh giá chi phí - lợi ích một cách chính xác và phân biệt rõ ràng giữa việc tạo ra thu nhập và gây ra hao mòn các nguồn tài nguyên thiên nhiên do việc làm cạn kiệt hoặc suy thoái tài nguyên. Các nỗ lực bảo vệ môi trường suy cho cùng cũng nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững. Phát triển bền vững cũng là yêu cầu và đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Phát triển bền vững trước hết là sự phát triển với sự cân đối hài hòa cả ba phương diện Kinh tê - Xã hội - Môi trường. 3. Bản chất và những nội dung cơ bản của Kinh tế môi trường. Bản chất và những khía cạnh cốt lõi của kinh tế môi trường có thể tóm tắt trong một trình tự gồm 3 bước tiếp nối như sau: Đánh giá tầm quan trọng về mặt kinh tế của sự suy thoái môi trường. Tìm các nguyên nhân kinh tế của sự suy thoái môi trường. Đề ra những biện pháp, công cụ thích hợp để ngăn chặn và cải thiện sự suy thoái môi trường, góp phần bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Nội dung nghiên cứu của kinh tế môi trường tập trung vào những vấn đề sau: Lý thuyết phát triển bền vững: Nghiên cứu mối quan hệ giữa 3 hệ thống lớn (Kinh tế - Xã hội - Môi trường) thông qua mô hình cân bằng vật chất và cân bằng phúc lợi xã hội. Trên cơ sở đó, xác dịnh những bước đi cần thiết cho sự phát triển bền vững, những nguyên tắc hoạt động và thước đo sự phát triển bền vững trong thực tế. Lý thuyết sử dụng tối ưu các tài nguyên thiên nhiên và mức ô nhiễm tối ưu kinh tế: Phân tích các nguyên nhân kinh tế dẫn đến cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường, những điều kiện sử dụng tối ưu tài nguyên và môi trường trong nền kinh tế thị trường, đạo đức môi trường, quy mô hoạt động kinh tế trong những giới hạn sinh thái đối với nền kinh tế. Các phương pháp đánh giá kinh tế: Định lượng các giá trị phi thị trường của những hàng hóa và dịch vụ môi trường, các phí tổn kinh tế và phí tổn xã hội do ô nhiễm và suy thoái môi trường. Kinh tế môi trường sẽ không có ý nghĩa thực tế nếu không định lượng được các giá trị trên. Các giải pháp quản lý môi trường tích hợp: Bao gồm các cách thức hữu hiệu (các công cụ khuyến khích và xử phạt kinh tế) mà chính phủ và chính quyền địa phương có thể sử dụng để điều tiết thị trường hướng vào việc thực hiện các nguyên tắc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, những vấn đề liên quan đến phân tích chi phí - lợi ích xã hội lồng ghép vào trong thủ tục đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư. Mô hình hóa kinh tế môi trường: Bao gồm việc sử dụng mô hình toán kinh tế và mô hình toán về sự chuyển hóa của các dòng vật chất/năng lượng trong môi trường nhằm giúp cho các nhà làm chính sách điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế và tốc độ tăng trưởng kinh tế cho phù hợp với khả năng của hệ tự nhiên. Nó cũng bao gồm cả các phương pháp hạch toán kinh tế các dạng tài nguyên và môi trường. 4. Cơ sở khoa học nghiên cứu kinh tế môi trường. 4.1. Sự liên kết giữa Kinh tế - Môi trường. Thông qua hình dưới cho thấy một biểu hiện phức tạp về mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường thông qua biến đổi của dòng vật chất. Trong sơ đồ này cho ta thấy, những yếu tố ở bên trong hình bầu dục là các bộ phận của hệ thống kinh tế. Toàn bộ các yếu tố đó, về cơ bản, được bao bọc bên trong môi trường tự nhiên. Kinh tế học được chia ra thành hai phân đoạn lớn: "người sản xuất" và "người tiêu thụ". "Người sản xuất" bao gồm toàn bộ các hãng, công ty thu nạp và chuyển hoá những đầu vào thành những đầu ra hữu ích. Những đầu vào chủ yếu của khu vực sản xuất lấy từ môi trường tự nhiên là các vật tư ở dạng tự nhiên, dạng nhiên liệu, khoáng sản và gỗ, chất lỏng như nước và dầu mỏ, nhiều loại khí như khí tự nhiên và ôxy. Tất cả các loại hàng hoá và dịch vụ đều bắt nguồn từ các vật tư nhờ sử dụng năng lượng đưa vào. Như vậy. hàng hoá và dịch vụ đã được sản xuất ra chính là hiện thân của một phần nguồn vật chất và năng lượng này để rồi sau đó hướng đến "người tiêu thụ". "Người tiêu thụ" cũng có thể sử dụng nguồn vật chất và năng lượng lấy trực tiếp từ tự nhiên mà không qua khâu trung gian (người sản xuất). Chẳng hạn, chúng ta có thể dùng nước giếng khơi tại nhà hoặc lấy củi để đun nấu. Nhưng để đơn giản hoá, những chức năng này không được tính đến và đưa vào lược đồ. Trong trường hợp đó, chúng ta có thể coi "người sản xuất" và "người tiêu thụ" là một. Môi trường thiên nhiên Đã tái tuần hoàn (Rrp) Sản xuất Tiêu thụ Nguyên liệu Môi trường thiên nhiên Thải bỏ (Rdp) Chất thải (Rc) Hàng hóa (G) Goods Chất thải (Rp) Thải bỏ (Rdc) Đã tái tuần hoàn (Rrc) (M) Material Cân bằng vật chất và quan hệ giữa kinh tế và môi trường Nguồn: Phiên bản từ Barry C. Field. Environmental Economics: an introduction. 1994, p.24. Sản xuất và tiêu thụ tạo nên chất thải, bao gồm tất cả các loại cặn bã vật chất có thể thải vào không khí hoặc nước, hay được huỷ bỏ trên mặt đất. Các chất thải rất nhiều và danh sách của chúng dài đến nỗi không thể tin được: điôxýt lưu huỳnh, hợp chất hữu cơ bay hơi, dung môi độc hại, phân động vật, thuốc trừ sâu, các loại bụi lơ lửng, vật liệu xây dựng thải ra, kim loại nặng, v.v... và v.v... Năng lượng thải ra dưới dạng nhiệt, tiếng ồn và phông xạ mang đặc trưng của cả vật chất và năng lượng cung là những chất thải quan trọng của sản xuất. "Người tiêu thụ" cũng phải chịu trách nhiệm về việc thải vào môi trường một lượng chất thải khổng lồ, đặc biệt là cống rãnh và khí do ô tô thải ra. Tất cả các vật chất kết tinh trong hàng hoá của người tiêu thụ cuối cùng, tất yếu phải kết thành các thứ để lại, ngay cả khi chúng có thể được tái tuần hoàn. Điều này giải thích tại sao ngày càng có một lượng lớn chất thải rắn, các hoá chất độc hại và dầu đã sử dụng còn tồn tại. Trước hết, chúng ta hãy xem xét vấn đề chất thải của sản xuất và tiêu thụ trên quan điểm hoàn toàn vật lý. Sơ đồ trên cho thấy vật chất và năng lượng được khai thác từ môi trường tự nhiên và chất thải được thải trở lại vào môi trường tự nhiên. Định luật thứ nhất của nhiệt động học (Định luật nổi tiếng về bảo toàn vật chất) chỉ cho chúng ta thấy rằng: Trong cuộc "chạy đua đường dài", hai dòng này phải bằng nhau, nghĩa là: M = Rpd+ RCd Điều này chứng tỏ một kết luận rất cơ bản là: Nếu chúng ta muốn giảm khối lượng chất thải vào môi trường tự nhiên, thì chúng ta phải giảm số lượng nguyên vật liệu đưa vào hệ thống. Để hiểu rõ hơn, bây giờ chúng ta thay thế M theo dòng: Rpd + Rcd = M = G + Rp - Rpr - Rcr Nghĩa là số lượng nguyên, vật liệu (M) bằng tái sản xuất ra (G) cộng với chất thải sản xuất (Rp) trừ đi tổng lượng chất tái tuần hoàn của người sản xuất (Rpr) và của người tiêu (Rcr). Có ba cách chủ yếu để giảm M (và do đó giảm chất vào môi trường tự nhiên): a. Giảm G: Tức là giảm chất thải bằng cách giảm lượng hàng hoá và dịch vụ do nền kinh tế sản xuất ra. b. Giảm Rp: Có một cách khác để giảm M và do đó giảm được chất thải ra, đó là giảm Rp. c. Tăng (Rpr + Rcr ): Khả năng thứ ba là tăng tái tuần hoàn. Nguồn vật chất đã chuyển hoá thành năng lượng thì không thể nào có thể phục hồi được. Thêm nữa, bản thân quy trình tái tuần hoàn cũng có thể tạo nên chất thải. Hy vọng rằng, các nghiên cứu, tìm kiếm trong lĩnh vực này sẽ phát hiện ra nhiều phương pháp tái tuần hoàn mới, nhiều quy trình công nghệ không có hoặc có ít chất thải. 4.2. Mô hình thị trường và hiệu quả kinh tế. Bất kỳ khung cảnh nào trong đó tập hợp những người mua và người bán họ tác động qua lại lẫn nhau dẫn đến khả năng trao đổi, mua bán các loại hàng hoá và dịch vụ. Trong một số trường hợp, người mua và người bán có thể tiếp xúc trực tiếp tại các địa điểm cố định như các thị trường hàng tiêu dùng: thực phẩm, rau quả, quần áo... Trong những trường hợp khác, các công việc giao dịch có thể diễn ra thông qua vô tuyến, điện thoại hoặc các phương tiện viễn thông khác như trong thị trường chứng khoán, giao dịch ngân hàng... Điểm chung nhất của các thành viên tham gia thị trường là họ đều tìm cách tối đa hoá lợi ích của mình. Người bán (sản xuất) muốn tối đa hoá lợi nhuận, còn người mua (người tiêu dùng) mượn tối đa hoá sự thoả mãn hay lợi ích mà họ nhận được từ hàng hoá hay dịch vụ mà họ mua. Để hiểu được quá trình này một cách đầy đủ hơn, chúng ta cần một mô hình thị trường điển hình trong đó tập trung vào cầu - hành vi của người mua và cung, hành vi của người bán. Cầu: Là mối quan hệ giữa giá (P) và lượng cầu (Q) của một loại hàng hoá hoặc dịch vụ. Đó là lượng hàng hoá dịch vụ mà người mua có khả năng mua và sẵn sàng mua tại mức giá đã cho trong một thời gian nhất định. Trong những điều kiện như nhau, giá càng thấp thì lượng cầu càng lớn và ngược lại. Nếu biểu thị mối quan hệ này bằng đồ thị ta có đường cầu. Thông thường, đường cẩu dốc xuống từ trái sang phải như trong hình. Cung: Là mối quan hệ giữa giá (P) và lượng cung (Q) của một loại hàng hoá /dịch vụ. Đó là lượng hàng hoá/dịch vụ mà người bán sẵn lòng và có khả năng cung tại mức giá xác định trong một thời gian nhất định. Trong những điều kiện như nhau, giá càng cao thì lượng cung càng lớn và ngược lại. Chúng ta có thể biểu thị mối quan hệ này dưới dạng đồ thị, đó là đường cung. Thông thường, đường cung có độ dốc đi lên từ trái sang phải như hình. Cân bằng thị trường Khi cần đối với một hàng hoá/dịch vụ nào đó xuất hiện trên thị trường, người sản xuất sẽ tìm cách đáp ứng mức cầu đó. Thị trường ở trạng thái cân bằng khi việc cung hàng hóa dịch vụ đủ thoả mãn cấu đối với hàng hoá /dịch vụ đó trong một thời kỳ nhất định. Tại trạng thái cân bằng này chúng ta có mức giá cân bằng (P*) và sản lượng cân bằng (Q*). Trên hình, mức cân bằng được xác định bằng giao điểm của hai đường cung và cầu. Đặc điểm quan trọng của mức giá cân bằng này là nó không được xác định bởi từng cá nhân riêng lẻ mà được hình thành bởi hoạt động tập thể của toàn bộ người mua và người bán. Đây chính là cách định giá khách quan theo "Bàn tay vô hình" của cơ chế thị trường. Tại những mức giá thấp hơn giá cân bằng, sẽ xuất hiện tình trạng dư cầu (thiếu cung); Tình trạng này sẽ tạo ra sức ép làm tăng giá. Ngược lại, tại những mức giá cao hơn giá cân bằng, sẽ xuất hiện tình trạng dư cung; tình trạng này sẽ tạo ra sức ép làm giảm giá. Khi giá thay đổi, lượng cung và lượng cầu cũng điều chỉnh cho tới khi đạt được trạng thái cân bằng. Mô hình cung - cầu cơ bản có thể được dùng để nghiên cứu nhiều vấn đề môi trường và chính sách. Phúc lợi xã hội. Lợi ích và thặng dư tiêu dùng a) Lợi ích Thuật ngữ lợi ích được hiểu như là sự vừa ý, sự hài lòng do việc tiêu dùng hàng hóa dịch vụ đem lại. - Lợi ích toàn bộ (hay Tổng lợi ích - TB) là tổng thể sự hài lòng do toàn bộ sự tiêu dùng hàng hoá/dịch vụ đem lại. - Lợi ích cận biên (MB) phản ánh mức độ hài lòng do tiêu dùng một đơn vị sản phẩm đem lại. Lợi ích là một khái niệm trừu tượng dùng trong kinh tế học để chỉ cảm giác thích thú chủ quan, tính hữu ích hoặc sự thoả mãn do tiêu dùng hàng hoá /dịch vụ mà có. Chúng ta không thể đo được lợi ích và lợi ích cận biên bằng các đơn vị vật lý như chiều dài, cân nặng. Tuy vậy, chúng ta có thể dùng giá để đo lợi ích cận biên của việc tiêu dùng: lợi ích cận biên của việc tiêu dùng hàng hoá /dịch vụ càng lớn thì người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao hơn cho nó, khi lợi ích cận biên giảm thì sự sẵn lòng chi trả cũng giảm đi. Nếu vậy, đường cầu cũng chính là đường thể hiện lợi ích cận biên của việc tiêu dùng. b) Thặng dư tiêu dùng Thặng dư tiêu dùng là khái niệm phản ánh sự chênh lệch giữa lợi ích của người tiêu dùng khi tiêu dùng một lượng hàng hoá /dịch vụ so với chi phí thực tế để thu được lợi ích Người tiêu dùng là người tối đa hoá lợi ích nên sẽ tiêu dùng hàng hoá cho đến khi lợi ích cận biên của đơn vị hàng hoá cuối cùng bằng với giá phải trả cho đơn vị hàng hoá đó. Chi phí và thặng dư sản xuất a) Chi phí Chi phí đối với một doanh nghiệp được hiểu là các khoản chi trả mà doanh nghiệp phải thực hiện để duy trì việc sản xuất một số lượng hàng hoá /dịch vụ. - Tổng chi phí (TC) của việc sản xuất một lượng hàng hoá bao gồm giá thị trường của toàn bộ các nguồn lực được sử dụng để sản xuất ra lượng hàng hoá đó. Có thể phân biệt hai loại chi phí: Cố định và biến đổi. - Chi phí cố định (FC) là những chi phí không thay đổi khi sản lượng thay đổi, đó chính là những chi phí mà doanh nghiệp phải thanh toán dù không sản xuất hoặc sản xuất rất ít; ví dụ, tiền thuê nhà xưởng, khấu hao thiết bị, bảo dưỡng thiết bị, tiền lương của bộ máy quản lý. - Chi phí biến đối (VC) là những chi phí tăng hoặc giảm cùng với mức tăng hoặc giảm của sản lượng, ví dụ như tiền mua nguyên, vật liệu, nhiên liệu năng lượng, tiền lương công nhân... - Chi phí cận biên (MC) là chi phí phải chi bổ sung để sản xuất thêm một đơn vị sản lượng hàng hoá /dịch vụ. b) Thặng dư sản xuất Thặng dư sản xuất là khái niệm phản ánh mức chênh lệch giữa số tiền mà người sản xuất thực sự nhận được từ việc cung cấp một lượng hàng hoá /dịch vụ so với số tiền tối thiểu mà anh ta sẵn sàng chấp nhận chi trả. Lợi ích ròng xã hội Chúng ta vừa đề cập đến những vấn đề liên quan đến lợi ích và chi phí. Tổng lợi ích xã hội của việc tiêu dùng một loại hàng hoá/dịch vụ với một lượng nào đó được xác định là tổng lợi ích của tất cả các cá nhân trong xã hội được hưởng liên quan đến việc tiêu dùng hàng hoá/dịch vụ đó. Tổng lợi ích xã hội cũng được xác đmh bằng tổng cộng sự sẵn lòng chi trả của các cá nhân trong xã hội cho việc tiêu dùng hàng hoá/dịch vụ. Tổng chi phí xã hội của việc sản xuất một hàng hoá/dịch vụ được xác định là tổng chi phí của tất cả các nguồn lực cần thiết (kể cả chi phí cơ hội) để sản xuất ra hàng hoá/dịch vụ đó. 4.3. Ngoại ứng (Externality). Yếu tố ngoại ứng xuất hiện khi một quyết định sản xuất hoặc tiêu dùng của một một số cá nhân tác động trực tiếp đến việc sản xuất hay tiêu dùng của những người khác mà không thông qua giá cả thị trường. Ngoại ứng có thể xuất hiện giữa những người sản xuất với nhau, giữa những người tiêu dùng với nhau hoặc giữa người sản xuất với người tiêu dùng. Vấn đề chính yếu của ngoại ứng là nó tạo ra các lợi ích và chi phí không được bồi hoàn, không có sự tham gia của bất kỳ luồng tài chính nào. Các ngoại ứng có thể là tiêu cực hay tích cực. - Ngoại ứng tiêu cực nảy sinh khi các doanh nghiệp hoặc cá nhân gây ra tổn thất, thiệt hại cho người khác mà không phải thanh toán, bồi thường cho những tổn thất, thiệt hại đó; nói cách khác ngoại ứng tiêu cực là khi hoạt động của một bên áp đặt những chi phí cho các bên khác. Ví dụ một doanh nghiệp sản xuất giấy và bột giấy thải nước bẩn xuống sông mà không phải chịu một chi phí nào cả, mặc dù việc thải nước này đã gây nên những tổn thất cho các sinh vật dưới dòng sông, làm giảm thu nhập của ngư dân và gây khó khăn cho các hộ tiêu dùng nước sông, gây ra một số bệnh do sử dụng nước không sạch... Lượng chất thải vào sông càng lớn thì những tổn thất gây ra càng nhiều. Rõ ràng doanh nghiệp đã áp đặt những chi phí cho ngư dân và các hộ tiêu dùng nước khi đưa ra quyết định sản xuất của mình, tức là đã tạo ra ngoại ứng tiêu cực. - Ngoại ứng tích cực nảy sinh khi các doanh nghiệp hoặc cá nhân tạo ra lợi ích cho những người khác mà không nhận được những khoản thù lao thoả đáng cho việc đó. Ví dụ một hộ gia đình sửa sang lại ngôi nhà của mình, xây bồn trồng hoa làm đẹp cho cả khu phố. Các gia đình trong phố được hưởng những tác động tốt đẹp này mà không phải trả một khoản nào, còn chủ nhân của ngôi nhà trên cũng không tính đến lợi ích của xóm giềng trong quyết định sửa nhà, trồng hoa của mình. 4.4. Ô nhiễm tối ưu. 4.4.1. Ô nhiễm là ngoại ứng. Khái niệm ô nhiễm môi trường theo quan điểm kinh tế học phụ thuộc vào 2 yếu tố. Tác động vật lý của chất thải và phản ứng của con người đối với tác động ấy. Tác động