Chuyên đề: Thanh tra môi trường

Thu nhận các thông tin, chứng cứ tại hiện trường bao gồm: +Kiểm tra sự tuân thủ pháp luật theo quy định của Luật, các quy định, các điều kiện trong giấy phép, quan trắc giám sát môi trường. + Nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về Pháp luật cho các cơ sở được thanh tra thông qua các yêu cầu cụ thể về Bảo vệ môi trường, giải thích về các ảnh hưởng đến môi trường do các hoạt động của đối tượng thanh tra gây ra. + Kiểm tra xem xét: Kiểm tra xem xét các ảnh hưởng tới môi trường, các yêu cầu hiện tại và những yêu cầu, đòi hỏi nhằm cải thiện môi trường.

doc19 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1563 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề: Thanh tra môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THANH TRA MÔI TRƯỜNG Phần 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG TRONG CÔNG TÁC THANH TRA 1.1. Khái niệm về kiểm tra, thanh tra Kiểm tra và thanh tra là 2 khái niệm được sử dụng rộng rãi trong công tác quản lý. Tuy nhiên có nhiều quan điểm và cách tiếp cận khác nhau về các khái niệm này. Trong phạm vi chương này chúng ta đề cập đến các khái niệm kiểm tra, thanh tra nhằm phục vụ cho nghiên cứu nghiệp vụ của công tác thanh tra kiểm tra của những chương tiếp theo. 1.1.1. Khái niệm về kiểm tra: Theo từ điển tiếng Việt, kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét như: Kiểm tra sổ sách; Thi kiểm tra; kiểm tra sức khoẻ...theo đó kiểm tra được hiểu với nghiã là dạng hoạt động xem xét thực tế về sự kiện, kết quả hoạt động nào đó để rút ra nhận xét, đánh giá và cuối cùng là nhằm tác động điều chỉnh hoạt động của con người cho phù hợp với mục đích đặt ra.. Với nhà nước, kiểm tra là nội dung không thể thiếu của công tác quản lý. Thông qua kiểm tra các chủ thể quản lý tự điều chỉnh hành vi của mình theo mục tiêu nhiệm vụ quản lý nhà nước, cơ quan quản lý cấp trên có thể thường xuyên xem xét tình hình triển khai, thực hiện nhiệm vụ của cơ quan cấp dưới. 1.1.2. Khái niệm về thanh tra Theo từ điển tiếng việt, với nghĩa thứ nhất là kiểm soát xem sét tại chỗ việc làm của địa phương, cơ quan, xí nghiệp; nghĩa thứ 2 chỉ nghề nghiệp, tên gọi chức danh như: người thanh tra, đoàn thanh tra của Bộ( Từ điển tiếng Việt trang 898). Như vậy, thanh tra luôn được gắn liền với hoạt động của chủ thể mang thẩm quyền Nhà nước. Các cơ quan tổ chức cá nhân khi được trao quyền, nhân danh chủ thể quản lý nhà nước tiến hành thanh tra, kiểm soát, xem xét tận nơi, tại chỗ của các đối tượng quản lý giúp cho quản lý được mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra. 1.1.3. Phân biệt giữa thanh tra và kiểm tra * Sự giống nhau: Thanh tra và kiểm tra đều giống nhau ở tính mục đích. Thông qua thanh tra kiểm tra nhằm phát huy những yếu tố tích cực, phát hiện và phòng ngừa những vi phạm, góp phần thúc đẩy và hoàn thành nhiệm vụ trong công tác quản lý NN. Từ đó tạo điều kiện từng bước hoàn thiện cơ chế quản lý, tăng cường pháp chế XHCN, bảo vệ lợi ích cuẩ tập thể và của nhân dân. * Sự khác nhau: Khác nhau về nội dung, khác nhau về chủ thể và khác nhau về nghiệp vụ. -Khác nhau về nội dung: -Khác nhau về chủ thể: - Khác nhau về trình độ nghiệp vụ: - Khác nhau về phạm vi hoạt động: 1.2. Hệ thống tổ chức thanh tra nhà nước 1.2.1. Hệ thống Tổ chức thanh tra nhà nước 1.2.1.1. Tổ chức cơ quan TT theo cấp hành chính gồm: Thanh Tra chính phủ Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc TW( Gọi chung là TT Tỉnh) Thanh tra Huyện, quận, thị xã, Thành phố thuộc Tỉnh( gọi chung là TT Huyện) 1.2.1.2. Tổ chức cơ quan TT theo ngành, lĩnh vực gồm: Thanh tra Bộ, cơ quan ngang bộ( gọi chung là TT bộ). TT bộ có TT hành chính và TT chuyên ngành. Thanh Tra sở: được thành lập ở những sở thực hiện nhiệm vụ quản lý NN theo ngành 1.2.2. Chức năng: Kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, xem xét giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và quản lý công tác thanh tra.Pháp lệnh thanh tra quy định và phân biệt sự khác nhau giữa tổ chức thanh tra ở các cấp với tổ chức thanh tra thuộc các ngành ở TW và Địa phương; 1.2.4.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của TTBộ ( Điều 25 Luật) Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, của các cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ TT việc chấp hành pháp luật chuyên ngành của cơ quan, tố chức cá nhân trong phạm vi quản lý NN theo ngành, lĩnh vực do bộ phụ trách. Xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. TT các vụ việc khác do bộ trưởng giao Thực hiện nhiệm vụ giải quyết KN-TC theo quy định của pháp luật về KN- TC Thực hiện phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về chống tham nhũng Hướng dẫn nghiệp vụ TT chuyên ngành đối với TT sở; Hướng dẫn kiểm tra các đơn vị thuộc bộ thực hiện quy định của pháp luật về công tác TT. Tổng hơp, báo cáo kết quả về công tác TT, giải quyết KN- TC chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý của bộ. Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau theo quy định của Pháp luật. 1.2.4.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của TTSở ( Điều 28 Luật TT) Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, của các cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của Sở TT việc chấp hành pháp luật chuyên ngành của cơ quan, tố chức cá nhân trong phạm vi quản lý NN theo ngành, lĩnh vực do Sở phụ trách. Xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. TT các vụ việc khác do Giám đốc Sở giao Thực hiện nhiệm vụ giải quyết KN-TC theo quy định của pháp luật về KN- TC Thực hiện phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về chống tham nhũng Hướng dẫn Kiểm tra các đơn vị thuộc sở thực hiện quy định của pháp luật về công tác TT. Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác TT, giải quyết KN- TC chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý của Sở Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau theo quy định của PL. 1.3. Thanh tra viên 1.3.1. Khái niệm TT viên: Thanh Tra viên là công chức NN được bổ nhiệm vào ngạch TT để thực hiện nhiệm vụ TT; TT viên được cấp trang phục, thẻ TT viên 1.3.2.Tiêu chuẩn chung của Thanh Tra viên ( Điều 31 Luật TT) Trung thành với tổ quốc và hiến pháp nước Cộng hoà XHCN VN; có đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan. Tốt nghiệp Đại học, có kiến thức quản lý NN và kiến thức pháp luật; đối với TT viên chuyên nghành còn phải có kiến thức chuyên môn về chuyên ngành đó. Có nghiệp vụ thanh tra Có ít nhất 2 năm làm công tác TT đối với người mới được tuyển dụng vào ngành TT (không kể thời gian tập sự). Nếu là công chức công tác ở các cơ quan tổ chức khác chuyển sang cơ quan TT thì phải có ít nhất 1 năm làm công tác TT. Phần 2. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA HOẠT ĐỘNG THANH TRA MÔI TRƯỜNG 2.1- Các văn bản pháp luật quy định chung về hoạt động thanh tra : 2.1.1. Theo quy định tại luật thanh tra : Luật TT được QH nước CHXHCNVN thông qua ngày 15/6/2004 và có hiệu lực từ ngày 01-10-2004. Pháp lệnh TT ngày 29-3-1990 hết hiệu lực từ ngày Luật TT có hiệu lực. Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra hành chính (TT Chính phủ, Tổng TT, Chánh thanh tra Tỉnh; TT huyện; Chánh TT huyện được quy định rõ tại các điều 15, 16,18,19, 21, 22, 25, 26( Luật TT). Về thanh tra chuyên ngành Nhiệm vụ của TT Bộ; Chánh TT Bộ: thanh tra Sở; Chánh TT sở được quy định tại điều 28,29,45,49,50,52( LTT) Về quyền và nghĩa vụ của đối tượng TT được quy định tại điều 53,54 (LTT). 2.1.2. Theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính: Năm 2002, Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/10/2002. Một số nội dung của Pháp lệnh mới có thay đổi so với Pháp lệnh năm 1995, như: Thay đổi về Thẩm quyền xử phạt (ví dụ: Thẩm quyền xử phạt về môi trường của Chánh Thanh tra Bộ là 70 triệu đồng, theo Pháp lệnh cũ là 20 triệu đồng; thẩm quyền xử phạt của Chánh Thanh tra Sở là 20 triệu đồng, theo Pháp lệnh cũ là 10 triệu đồng, v.v.); Pháp lệnh mới không quy định cho người có thẩm quyền buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra. 2.2. Theo quy định tại luật Bảo vệ Môi trường Luật BVMT 2005 được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ tám thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005; Chương XIV. Thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và bồi thường thiệt hại về môi trường - Gồm 9 điều (từ điều 125 đến điều 134), chia làm 2 mục. Mục 1. Thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về môi trường Mục 2. Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường 2.3. Các văn bản pháp quy ban hành dưới Luật BVMT Việt Nam Nghị định 80/2006/NĐ-CP Để hướng dẫn thi hành Luật BVMT sửa đổi năm 2005, Nghị định 81/2006/NĐ-CP Tại chương II ( Trang 155) từ điều 8-32 của nghị định này quy định rất cụ thể mức phạt trong các lĩnh vực: vi phạm cam kết BVMT; về đánh giá tác động môi trường; về xả nước thải, về thải khí bụi, tiếng ồn, độ rung, thải chất thải rắn; về quản lý, vận chuyển và xử lý rác thải; vi phạm về nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, nguyên liệu, phế liệu… Đặc biệt, tại nghị định này còn quy định rất rõ về thẩm quyền( Điều 33-34) thủ tục xử phạt (Điều 35) của từng cấp và quyền khiếu nại đối quyết định xử phạt và tố cáo của công dân đối với những hành vi trái luật về xử phạt (Điều 39-40), v.v. Một số văn bản pháp quy ban hành dưới Luật BVMT 2.4.Các văn bản quy phạm pháp luật khác: 2.5- Tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam: 2.6. Một số hướng dẫn cụ thể khác trong hoạt động thanh tra : Trong hoạt động thanh tra cần chú ý xem xét các nội dung báo cáo ÐTM sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt trở thành yêu cầu cơ bản có tính pháp lý, làm cơ sở cho hoạt động thanh tra về bảo vệ môi trường đối với các chủ thể của báo cáo ÐTM. 2.7. Quyết định thanh tra Môi trường Quyết định thanh tra dựa vào những căn cứ sau đây: - Chương trình, kế hoạch thanh tra được lập ra theo yêu cầu của công tác quản lý của cơ quan NN; - Yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền của cơ quan NN, tổ chức thanh tra ; - Những vụ, việc được thủ trưởng cơ quan quản lý NN, thủ trưởng tổ chức thanh tra cấp trên giao; - Do tổ chức thanh tra tự phát hiện có vi phạm pháp luật trong phạm vi trách nhiệm của mình. Quyết định thanh tra phải ghi rõ nội dung, thời hạn thanh tra ; đối với vụ việc có tình tiết phức tạp thì kiến nghị cấp có thẩm quyền gia hạn. Thời hạn thanh tra và thẩm quyền gia hạn của từng cấp do Hội đồng Bộ trưởng quy định (nay là Chính phủ). Quyết định thanh tra do Ðoàn thanh tra hoặc thanh tra viên thực hiện." 2.8. Các quy định về cưỡng chế trong hoạt động thanh tra : 2.8.1. Thẩm quyền cưỡng chế thực hiện các yêu cầu thanh tra : Các quy định của pháp luật về thẩm quyền cưỡng chế thực hiện các yêu cầu, quyết định xử lý trong hoạt động thanh tra nhằm đảm bảo hiệu lực của công tác thanh tra. Cụ thể: - Theo quy định Luật Thanh tra về quyền hạn của thanh tra viên và Ðoàn thanh tra khi thanh tra được quy định tại điều 49-50 + Tạm đình chỉ việc làm xét thấy đang hoặc sẽ gây tác hại đến lợi ích NN, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân, đồng thời báo cáo ngay cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết ở đây trước hết phải là cơ quan ra quyết định thanh tra để xem xét giải quyết tiếp theo. Trên cơ sở báo cáo này của Ðoàn thanh tra hoặc thanh tra viên, Cơ quan ra quyết định thanh tra xem xét cụ thể, nếu thấy "Việc làm" bị đình chỉ thuộc cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quyền quản lý thực tiếp của mình thì sẽ ra quyết định giải quyết tiếp. Nếu không thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của mình thì xem xét cụ thể thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức nào hoặc thuộc lĩnh vực quản lý NN của cơ quan, tổ chức nào (Cơ quan cấp giấy phép hoạt động cho cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có "việc làm" bị đình chỉ), để có hướng phối hợp giải quyết cụ thể. + Trường hợp cần thiết phải báo cáo ngay với người ra quyết định thanh tra Nếu không thực hiện thì người đã có yêu cầu, kiến nghị, quyết định đó phải áp dụng các biện pháp cần thiết theo thẩm quyền buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân nói trên phải thực hiện". + Các biện pháp cần thiết ở đây áp dụng đối với đối đối tượng thanh tra là: Lập Biên bản vi phạm hành chính và chuyển hồ sơ vi phạm cho Chánh thanh tra Sở để ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với đối tượng thanh tra. Nếu tiếp tục không thực hiện các yêu cầu, quyết định thanh tra thì có công văn thông báo cho cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của đối đối tượng thanh tra (việc cưỡng chế thực hiện Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đề cập ở phần dưới mục này). +Trường hợp người có yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra đã áp dụng các biện pháp cần thiết mà cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan vẫn không thực hiện thì thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức, cá nhân nói trên phải áp dụng các biện pháp cần thiết theo thẩm quyền buộc họ phải thực hiện. Nếu thủ trưởng cấp trên quản lý trực tiếp của họ thiếu trách nhiệm hoặc cố tình bao che thì tuỳ tính chất và mức độ nặng hoặc nhẹ của sai phạm mà bị xử lý kỷ luật, nếu gây thiệt hại buộc phải bồi thường, trường hợp nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm theo Bộ luật Hình sự. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính thường tiến hành như sau: + Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường, người có thẩm quyền xử phạt phải ra lệnh đình chỉ ngay hành vi vi phạm, lập biên bản vi phạm,Trừ trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn giản; lập biên bản theo đúng mẫu quy định của pháp luật và xử phạt theo đúng thẩm quyền; trường hợp hành vi vi phạm không đúng thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản phải được gửi dến người có thẩm quyền xử phạt + Đôí với vi phạm hành chính mà hình thức xử phạt bằng hình thức cảnh cáo, phạt tiền đến 100.000 đồng thì người có thẩm quyền xử lý phải ra quyết định xử phạt tại chỗ. Quyết định xử phạt ghi rõ ngày tháng năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của người vi phạm hoặc tỏ chức vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; họ tên người ra QĐ, điều khoản các văn bản pháp luật yđược áp dụng. QĐ này được giao cho cá nhân, tổ chức bị phạt 1 bản…(.xem Điều 36-NĐ81) + Đối với vi phạm hành chính, mức phạt lớn hơn 100.000 đồng thì người có thẩm quyền xử lý phạt phải lập biên bản về vi phạm hành chính. Trong biên bản về vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày tháng năm địa điểm lập biên bản, họ, tên, địa chỉ của người vi phạm hoặc tổ chức vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và đảm bảo việc xử phạt( nếu có); Tình trạng hàng hoá vật phẩm bị tạm giữ (nếu có); lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ tên, địa chỉ người bị hại + Tiền phạt được nộp vào kho bạc NN và được ghi trong QĐ xử phạt (Trừ trường hợp trên biển hoặc đường xá xa sôi có thể nộp tiền cho người có thẩm quyền xử phạt. - Không xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình - Ngoài việc áp dụng hình thức xử phạt chính đối với hành vi vi phạm hành chính, Chánh thanh tra Sở TN&MT ( ngoài quyền phạt tới 20 triệu đồng) còn có quyền xử phạt bổ sung và các biện pháp khác để cưỡng chế việc thực hiện các yêu cầu cần thiết theo quy định của pháp luật đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh như sau: + Xử phạt bổ sung: tước quyền sử dụng giấy phép về môi trường do Sở TN&MT cấp; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (điều 37/NĐ81) + Các biện pháp khác: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường sống, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra; buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người - Ngoài việc áp dụng hình thức xử phạt chính đối với hành vi vi phạm hành chính, thanh tra viên Sở TN&MT( ngoài quyền phạt tới 500 nghìn đồng) còn có quyền xử phạt bổ sung và các biện pháp khác để cưỡng chế việc thực hiện các yêu cầu cần thiết theo quy định của pháp luật đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh như sau: + Xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để gây ô nhiễm môi trường có giá trị đến 2.000.000 đồng; (Điều 34/NĐ81) + Các biện pháp khác: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường sống, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra; buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người và môi trường sống tại các quy định nêu tại phần trên. - Trong trường hợp xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm thì Chánh thanh tra Sở TN&MT phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan hình sự có thẩm quyền giải quyết. Nghiêm cấm việc giữ lại các vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý hành chính (Ðiều 53 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính" - Việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại Ðiều 55, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính: "1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính mà không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành bằng các biện pháp sau đây: a, Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản Ngân hàng; b, Kê biên phần tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá; c, áp dụng các biện pháp cưỡng chế khác để thi hành quyết định xử phạt. 2. Người có thẩm quyền xử phạt có quyền ra quyết định cưỡng chế và có nhiệm vụ tổ chức việc cưỡng chế. 3. Lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm thi hành quyết định cưỡng chế của UBND cùng cấp và phải phối hợp với các cơ quan NN khác tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế cuả các cơ quan đó khi được yêu cầu. 4. Tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế. 5. Thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế quy định tại khoản 1 Ðiều này và cưỡng chế thực hiện các hình thức xử phạt bổ sung, các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm do Chính phủ quy định." Theo quy định này thì thanh tra viên và Chánh thanh tra Sở TN&MT phải ra quyết định cưỡng chế 2.8.2. Thẩm quyền đình chỉ các cơ sở gây ô nhiễm: Trong trường hợp khẩn cấp, Ðoàn thanh tra hoặc thanh tra viên có quyền tạm đình chỉ hoạt động có nguy cơ gây ra sự cố môi trường nghiêm trọng đồng thời phải báo cáo ngay cho Chánh thanh tra và Giám đốc Sở TN&MT biết để xem xét xử lý tiếp. - Chánh thanh tra Sở TN&MT có thẩm quyền "Ðình chỉ việc làm xét thấy đang hoặc sẽ gây tác hại đến lợi ích của NN, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân" "Việc làm" trong quy định này có thể hiểu và áp dụng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là các hoạt động đã hoặc đang xảy ra, hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, hoặc làm suy thoái môi trường, hoặc gây sự cố môi trường. Trong trường hợp này, Chánh thanh tra Sở TN&MT có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ các hoạt động nêu trên của cơ sở là chủ thể các hoạt động đó. - Căn cứ vào từng trường hợp và đối tượng cụ thể mà cơ quan chính quyền các cấp theo thẩm quyền quản lý lãnh thổ của mình và cơ quan quản lý NN có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ các hoạt động có thể gây ra sự cố môi trường và xử lý tiếp như sau: + Ðối với các cơ sở sản xuất nhỏ, tổ hợp, hợp tác xã có đăng ký kinh doanh do Chủ tịch UBND Quận, Huyện cấp, thẩm quyền ra quyết định đình chỉ hoạt động sản xuất và thu hồi giấy phép kinh doanh thuộc quyền của Chủ tịch UBND Quận, Huyện. + Ðối với các doanh nghiệp do Tỉnh quản lý, được Chủ tịch UBND Tỉnh ra quyết định thành lập doanh nghiệp và các doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp do Sở Kế hoạch và Ðầu tư cấp đăng ký kinh doanh, Sở TN&MT phải gửi báo cáo cho UBND Tỉnh để xem xét quyết định; đồng thời đề nghị Sở Kế hoạch và Ðầu tư thu hồi đăng ký kinh doanh. + Ðối với các Doanh nghiệp của Trung ương đóng trên địa bàn Tỉnh, thành phố, các cơ sở có liên doanh với nước ngoài, Sở TN&MT phải báo cáo Chủ tịch UBND Tỉnh, thành phố bằng văn bản và thực hiện theo đúng sự chỉ đạo của Chủ tịch UBND Tỉnh. 2.9. Các hình thức xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật: 2.9.1. Các hình thức xử lý đối với vi phạm: - Luật pháp nước ta đã có quy định các hình thức xử lý đối với các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường gồm: + Xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 81/CP; + Xử lý theo quy định của Bộ luật Dân sự. Theo quy định, nếu thiệt hại về vật chất do vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường gây ra có giá trị trên 1.000.000 đồng mà không thoả thuận được giữa bên gây ra và bên bị thiệt hại thì được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Trong việc thoả thuận này, thường thanh tra Sở TN&MT đóng vai trò cơ quan trung gian (hoặc làm v