Công cụ kinh tế bảo vệ môi trường

Các công cụ kinh tế được sử dụng nhằm tác động tới chi phí và lợi ích trong hoạt động của tổ chức kinh tế để tạo ra các tác động tới hành vi ứng xử của nhà sản xuất có lợi cho môi trường. Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường gồm: - Thuế và phí môi trường. - Giấy phép chất thải có thể mua bán được hay "cota ô nhiễm". - Ký quỹ môi trường. - Trợ cấp môi trường. - Nhãn sinh thái. Các công cụ này cho phép doanh nghiệp lựa chọn phương án tối ưu đáp ứng các yêu cầu về môi trường. Thu phí nước thải chỉ là một trong số nhiều công cụ kinh tế quản lý môi trường đã, đang và sẽ được đẩy mạnh áp dụng trong thời gian tới. Giải pháp ưu tiên này đã được ghi rõ trong Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 vừa được Thủ tướng chính phủ phê duyệt ngày 2/12. Theo chiến lược mới được phê duyệt, đến năm 2010 Việt Nam phấn đấu "Hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, khắc phục tình trạng suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường; giải quyết một bước cơ bản tình trạng suy thoái môi trường ở các khu công nghiệp, các khu dân cư đông đúc ở các thành phố lớn và một số vùng nông thôn; cải tạo và xử lý ô nhiễm môi trường trên các dòng sông, hồ ao, kênh mương. Trên cơ sở những mục tiêu cần đạt được vào 2010, đến năm 2020, Việt Nam phấn đấu đưa mục tiêu môi trường lên một tầm cao mới.

doc2 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2109 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Công cụ kinh tế bảo vệ môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Công cụ kinh tế bảo vệ môi trường Các công cụ kinh tế được sử dụng nhằm tác động tới chi phí và lợi ích trong hoạt động của tổ chức kinh tế để tạo ra các tác động tới hành vi ứng xử của nhà sản xuất có lợi cho môi trường. Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường gồm: - Thuế và phí môi trường. - Giấy phép chất thải có thể mua bán được hay "cota ô nhiễm". - Ký quỹ môi trường. - Trợ cấp môi trường. - Nhãn sinh thái. Các công cụ này cho phép doanh nghiệp lựa chọn phương án tối ưu đáp ứng các yêu cầu về môi trường. Thu phí nước thải chỉ là một trong số nhiều công cụ kinh tế quản lý môi trường đã, đang và sẽ được đẩy mạnh áp dụng trong thời gian tới. Giải pháp ưu tiên này đã được ghi rõ trong Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 vừa được Thủ tướng chính phủ phê duyệt ngày 2/12. Theo chiến lược mới được phê duyệt, đến năm 2010 Việt Nam phấn đấu "Hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, khắc phục tình trạng suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường; giải quyết một bước cơ bản tình trạng suy thoái môi trường ở các khu công nghiệp, các khu dân cư đông đúc ở các thành phố lớn và một số vùng nông thôn; cải tạo và xử lý ô nhiễm môi trường trên các dòng sông, hồ ao, kênh mương. Trên cơ sở những mục tiêu cần đạt được vào 2010, đến năm 2020, Việt Nam phấn đấu đưa mục tiêu môi trường lên một tầm cao mới. Một số mục tiêu cụ thể đến 2010: 100% cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm thiểu ô nhiễm, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường, 50% các cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc chứng chỉ ISO 14001, 40% các khu đô thị, 70% các khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường, thu gom 90% chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ, xử lý trên 60% chất thải nguy hại và 100% chất thải bệnh viện. Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định 64/2003/QĐ-TTG ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ, 100% doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu áp dụng ISO 14001 đến 2020, 80% cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc chứng chỉ ISO 14001. 1005 số đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường. Hình thành và phát triển ngành công nghiệp tái chế chất thải để sử dụng, phấn đấu 30% chất thải thu gom được tái chế, 1005 sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và 50% hàng hoá tiêu dùng nội địa được ghi nhãn môi trường theo tiêu chuẩn ISO 1421. Cùng với việc phê duyệt Chiến lược, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về nguyên tắc 36 chương trình, dự án, kế hoạch ưu tiên thực hiện cấp quốc gia trong lĩnh vực môi trường. Tuy nhiên, đó mới là bước đi ban đầu. Một trong những yếu tố quyết định thành công trong thực hiện chiến lược đề ra là tài chính. Hiện nay, đầu tư cho môi trường hiện mới chiếm 0,1% tổng chi ngân sách. Trong khi đó, theo ước tính của các chuyên gia, để thực hiện các mục tiêu đặt ra trong Chiến lược, nguồn đầu tư này cần được tăng nhanh, ít nhất đạt mức 2% tổng chi ngân sách Nhà nước vào năm 2010. Vốn ODA cho môi trường phải gấp 3 lần mức năm 2000. Đó là chưa kể các nguồn vốn đầu tư từ xã hội cho môi trường ít nhất phải ngang bằng với nguồn đầu tư từ ngân sách Nhà nước. Tài chính là một thách thức lớn, có thể nói là lớn nhất cho công tác bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay. Giải pháp "tạo chuyển biến cơ bản trong đầu tư bảo vệ môi trường" được đề ra trong chiến lược với sự nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường và đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư cho môi trường đi đôi với quản lý nguồn vốn này theo hướng tiết kiệm, hiệu quả, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải.. Hầu hết các chuyên gia bảo vệ môi trường trong và ngoài nước tại hội thảo đều cho rằng trong bối cảnh không ngừng hoàn thiện cơ chế kinh tế thị trường có sự qản lý của Nhà nước, đặc biệt khi Việt Nam chuẩn bị các lộ trình trong WTO, việc đẩy mạnh hơn nữa sử dụng các công cụ kinh tế cho quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường là tất yếu khách quan hướng tới phát triển bền vững môi trường. .