Đa dạng loài

Ước tính đến thời điểm này đã có khoảng 1,7 triệu loài đã được xác định; còn tổng số loài tồn tại trên trái đất vào khoảng 5 triệu đến gần 100 triệu . Theo  như ước tính của công tác bảo tồn, có khoảng 12,5 triệu loài trên trái đất. Nếu xét trên khái niệm số lượng loài đơn thuần, thì sự sống trên trái đất chủ yếu bao gồm côn trùng và vi sinh vật

ppt75 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2104 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đa dạng loài, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHÓM 2: Trần Thùy Trang Trần Thị Nga Lê Thị Tuyết Mai Mai Văn Toàn Bạn biết gì về đa dạng loài??? Ước tính đến thời điểm này đã có khoảng 1,7 triệu loài đã được xác định; còn tổng số loài tồn tại trên trái đất vào khoảng 5 triệu đến gần 100 triệu . Theo  như ước tính của công tác bảo tồn, có khoảng 12,5 triệu loài trên trái đất. Nếu xét trên khái niệm số lượng loài đơn thuần, thì sự sống trên trái đất chủ yếu bao gồm côn trùng và vi sinh vật Nội dung chính Khái niệm về loài Định nghĩa đa dạng loài Nguyên nhân của đa dạng loài Các nhân tố tác động Quy luật phân bố Lợi ích của sự đa dạng loài Các cấp độ đe dọa Các phương pháp bảo tồn loài Khái niệm loài Loài là tập hợp các sinh vật được cách li về mặt sinh học trong quá trình tiến hoá, giao phối tự do với nhau để cho con cái hoàn toàn hữu thụ, cách li với các loài khác bởi sự khó kết hợp với nhau về mặt sinh sản hữu tính. Amorphophallus titanum- loài thực vật đặc biệt nhất từ trước đến nay được tìm thấy tại vùng nhiệt đới ẩm ướt ở xứ Wales. Với cấu trúc chỉ có một bông hoa nở rộ và một lá, cao 3m so với mặt đất, nó đã trở thành loài thực vật lớn nhất như chính cái tên của mình. Thêm vào đó đặc trưng của loài cây này là mùi hôi độc nhất vô nhị. Định nghĩa đa dạng loài Định nghĩa Các chỉ số đo tính đa dạng Định nghĩa Đa dạng loài là số lượng và sự đa dạng của các loài được tìm thấy tại một khu vực nhất định tại một vùng nào đó. Đa dạng loài là tất cả sự khác biệt trong một hay nhiều quần thể của một loài cũng như đối với quần thể của các loài khác nhau. Các chỉ số đo tính đa dạng Tính đa dạng α số loài trong một quần xã duy nhất, một hệ sinh thái hay một vùng nào đó. Nó gần với quan điểm tính giàu loài và có thể dùng để so sánh số loài của các hệ sinh thái khác. Tính đa dạng β sự khác nhau về số lượng loài giữa các sinh cảnh. Sự khác nhau giữa các sinh cảnh càng cao làm cho tính đa dạng β càng lớn. Tính đa dạng γ tỷ lệ các loài thay thế với khoảng cách giữa các vùng có cùng một sinh cảnh tương tự, hoặc tỷ lệ các loài thay thế với sự mở rộng khu phân bố địa lý (Cody 1986). Nguyên nhân của đa dạng loài Nguyên nhân tự nhiên Nguyên nhân nhân tạo (Bảo vệ sinh vật vì sự sống trên trái đất) Nguyên nhân tự nhiên Do các yếu tố lịch sử vùng địa lý. Vùng nào có lịch sử cổ hơn thì tính đa dạng cao hơn. Ví dụ: Phong Nha - Kẻ Bàng là vùng karst cổ, có lịch sử phát triển vỏ Trái đất lâu dài (450 triệu năm) đến nay. Ở đây có một hệ động-thực vật đa dạng, phong phú. Lớp che phủ rừng có nhiều kiểu thảm thực vật. Đây là mẫu điển hình của thảm thực vật trên núi đá vôi và hầu như không thấy ở các nước khác trong khu vực. Trên vùng đá vôi và núi đất, rừng chiếm trên 96% diện tích và có tính đa dạng sinh học rất cao. Ở đây đã thống kê được 876 loài thực vật bậc cao và 568 loài động vật có xương sống. Đặc biệt, có một số loài đặc hữu phân bố rất hẹp chỉ gặp ở Phong Nha - Kẻ Bàng như một số loài linh trưởng.  Lan hài Phong Nha -Kẻ Bàng Do chọn lọc tự nhiên đã tích lũy các đột biến và biến dị tổ hợp theo những hướng thích nghi với các điều kiện sinh thái, địa lý khác nhau, loài có sự cách ly với quần thể gốc. Theo Học thuyết Đác uyn thì chọn lọc tự nhiên chính là động lực then chốt của sự phân loài. Ví dụ: Loài bọ que ở SantaBarbara Chaparral (Nam California). Bọ que không biết bay. Chúng sinh sống trên cây vật chủ và ăn lá cây. Các dạng sinh thái khác nhau của chúng được tìm thấy trên các loài thực vật khác nhau với những kiểu màu sắc riêng biệt tương ứng với đặc điểm cây vật chủ. Đôi khi sự thích nghi với sự sống trên những loài cây khác nhau này không chỉ có ngụy trang, mà còn cả sự thích nghi phức tạp trog khả năng chống lại những hóa chất độc hại của cây. - Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá: tế bào của cơ thể lai xa chứa 2 bộ NST đơn bội không tương đồng vì vậy không có khả năng tạo giao tử bình thường nên chỉ sinh sản sinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu xảy ra quá trình đa bội hoá thì quá trình giảm phân sẽ tiến hành được và cơ thể lai xa có khả năng sinh sản hữu tính. Ví dụ: loài thực vật đa bội Spartina towtsendis là loài lai giữa S.alternifolia gốc ở đầm lầy nước mặn châu Mỹ được thuần hoá ở các đảo Anh, với S.maritima của địa phương. Nguyên nhân nhân tạo Do sự chọn lọc, thuần hóa, lai tạo các giống mới nhằm đáp ứng nhu cầu về chăn nuôi, trồng trọt của con người. Các nhân tố làm suy giảm tính đa dạng loài Có thể bạn chưa biết, hơn 99% những sự tuyệt chủng thời cận đại là do con người gây ra . Gia tăng dân số là nhân tố đe dọa lớn nhất đối với đa dạng sinh học nói chung và đa dạng loài nói riêng Ảnh hưởng của sự gia tăng dân số: Gây biến đổi nơi cư trú Gây ô nhiễm đất, nước, và không khí Khai thác quá mức các nguồn tài nguyên Nhập nội các loài ngoại lai Gây ra sự ấm toàn cầu Mất và phá huỷ nơi cư trú: Do kết quả trực tiếp từ các hoạt động của con người, dẫn đến sự suy giảm loài, quần thể và hệ sinh thái. Việc chia cắt, xé lẻ nơi cư trú có thể dẫn đến sự mất mát nhanh chóng của các loài còn lại bởi vì chúng tạo ra những rào chắn ngăn cản việc phát tán, việc định cư và kiếm mồi của các loài động vật. Voi rừng đang có nguy cơ tuyệt chủng, những cánh rừng - không gian sinh tồn của loài voi ngày càng oằn mình bởi sự tàn phá, xâm hại của con người. Đàn voi rừng phát cuồng, chạy từ nơi này sang nơi khác, chúng trở nên bạo hơn trong thế quẫn của sự sinh tồn. Gây ô nhiễm đất, nước và không khí Là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các chất hóa học, sinh học,... gây ảnh hưởng đến đời sống sinh vật. Ví dụ: Ô nhiễm dầu và dầu tràn dù nồng độ dầu trong nước chỉ 0,1mg/l cũng có thể gây chết các loài sinh vật phù du; ảnh hưởng lớn đến con non và ấu trùng của các sinh vật đáy biển... Cá là loài chịu tác động tiêu cực mạnh mẽ của ô nhiễm dầu trên biển Sự nhập nội các loài ngoại lai Có thể phá vỡ toàn bộ hệ sinh thái và ảnh hưởng đến các quần thể thực vật và động vật bản địa, do quá trình sử dụng các loài bản địa làm thức ăn, làm nhiễm độc chúng, cạnh tranh với chúng hoặc giao phối với chúng. (cây mai dương - rừng tràm U Minh) Ốc bươu vàng được nhập khẩu vào nước ta khoảng hơn 10 năm nay. Không những chúng có tốc độ sinh trưởng quá nhanh mà thức ăn chủ yếu là lá lúa. Mỗi năm nhà nước phải chi tốn hàng trăm triệu đồng để tiêu diệt loài ốc này. Khai thác quá mức một loài hoặc một quần thể Ví dụ: Lan hài là một phân loài đặc biệt của họ lan. Khi nở hoa, nó có một cánh ở giữa, hình như chiếc hài công chúa, đẹp lộng lẫy và quý phái, nó được coi như một thứ “quốc bảo”. IUCN (Hiệp hội Bảo vệ Thiên nhiên Thế giới) năm 1996, đã xếp lan hài là loài đang đứng trước nguy cơ diệt vong rất cao (tuyệt chủng trong tương lai gần). Biến đổi khí hậu toàn cầu Biến đổi khí hậu làm thay đổi các điều kiện môi trường. Các loài và các quần thể có thể bị suy giảm nếu chúng không thể thích nghi được với những điều kiện mới hoặc sự di cư. Hiện tượng ấm lên toàn cầu làm giảm số lượng gấu Bắc Cực. Băng tan sớm trong mùa xuân khiến gấu khó bắt được hải cẩu, chúng bị giảm cân. Việc giảm trọng lượng trung bình ngày càng nhiều ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của con cái và sự sống của con non. Khí hậu ấm lên làm thay đổi cách thức xâm nhập của các chất ô nhiễm vào Bắc Cực. Khẩu phần ăn giàu chất béo khiến nguy cơ tích tụ các chất ô nhiễm hữu cơ là rất cao, ảnh hưởng đến tuyến nội tiết, hệ miễn dịch và khả năng tái sinh sản của gấu. Quy luật phân bố Sự phân bố theo các nhân tố Sự phân bố theo vùng Sự phân bố theo các nhân tố Theo vĩ độ Theo độ cao Độ mưa Mức độ chất dinh dưỡng Độ muối Năng lượng Theo vĩ độ: Đa dạng loài tăng khi vĩ độ giảm. Theo độ cao Đa dạng giảm khi độ cao tăng. Theo độ mưa Đa dạng tăng khi lượng mưa tăng nhưng lại giảm ở những nơi có lượng mưa lớn và ít tăng hay không tăng khi mưa một lần lớn từ 1000 – 1500 mm/năm. (Rừng nhiệt đới) Mức độ chất dinh dưỡng: Đa dạng cao nhất ở nơi chất dinh dưỡng trung bình và giảm khi chất dinh dưỡng cao hơn. Độ muối: Ở nước mặn: độ đa dạng tăng khi độ muối tăng. Ở nước ngọt: độ đa dạng giảm khi độ muối tăng. Năng lượng: Năng lượng có sẵn có liên quan chặt với đa dạng loài trên phạm vi rộng nhất là trong các hê sinh thái lục địa. Sự phân bố theo vùng Các vùng dọc xích đạo có khí muối (hệ sinh thái ở nước): tính đa dạng tăng khi nồng độ muối tăng (nước mặn) và giảm khi độ hậu gió ẩm mậu dịch, có số loài cao. Ví dụ: Nam Mỹ: Vênêzuêla: 15000 – 25000 loài; Côlômbia: 35000 loài; Brazil: 55000 loài Châu Phi số lượng loài thấp hơn châu Mỹ: Gabôn: 6000 – 7000 loài; Tanzania: 10000 loài. Tính đa dạng thực vật hạt kín tăng từ hai cực đến xích đạo. Ví dụ: vùng nhiệt đới châu Mỹ La tinh 1 ha có 40 – 100 loài gỗ; ở Đông Bắc Mỹ có 10 – 30 loài; Pêru: 300 loài Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới có độ đa dạng cao nhất, mặc dù chỉ chiếm 7% diện tích đất nhưng có tới hơn 50% tổng số loài trên trái đất cư trú trong các rừng mưa nhiệt đới. Lợi ích của đa dạng loài Duy trì sự cân bằng của hệ sinh thái Là nguồn cho năng suất và tính bền vững nông nghiệp Làm giàu chất lượng sống của con người: cung cấp lương thực, thực phẩm, làm dược phẩm Giúp cho sự ổn định các hệ thống chính trị, xã hội Duy trì cân bằng hệ sinh thái Ví dụ: các loài cây thủy sinh phát triển tốt trong nước, dưới đáy hồ, trên mặt nước, chúng hấp thụ chất vô cơ trong nước để phát triển và việc hấp thụ này có tác dụng làm giảm ô nhiễm môi trường nước. Các loài cây thủy sinh như: sen hoa các màu, hoa súng, rau muống bè, rong đuôi chó, rong tóc tiên, rong ráp,… Là nguồn cho năng suất và tính bền vững nông nghiệp (phát triển nguồn giống cây trồng vật nuôi) Làm giàu chất lượng sống con người: cung cấp lương thực, thực phẩm, làm dược phẩm,… Khi bị mụn nhọt, vết thương, ta có thể lấy lá bèo tây rửa sạch, giã nát, thêm ít muối trắng rồi đắp lên nơi sưng tấy. Khoai lang là loại thực phẩm giàu các chất mangan, canxi, vitamin A, B, choline... Củ khoai đã phơi khô có chứa những chất rất quý với cơ thể là vitamin chống nhiễm mỡ. Nếu thiếu vitamin này có thể dẫn đến hỗn loạn chuyển hoá gan, nhiễm mỡ gan, xơ gan. Các cấp độ đe dọa Cứ 20 phút lại có một loài động vật hay thực vật nào đó bị tuyệt chủng và 50 năm trở lại đây, tốc độ tuyệt chủng đã tăng nhanh gấp 40 lần so với thời kỳ cách mạng công nghiệp. Hành tinh của chúng ta đang bước vào giai đoạn tuyệt chủng hàng loạt lần thứ 6. Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) ngày 2-5-2006 đã cảnh báo: Hơn 16.000 loài động, thực vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng trên toàn cầu và với tốc độ phá hủy nơi cư trú như hiện nay thì trong vòng 10 năm tới mỗi năm sẽ có khoảng 25.000 loài động, thực vật bị tuyệt chủng. Sách đỏ 2006 cũng ghi rằng 25% các loài bò sát và động vật có vú, 20% các loài lưỡng cư, 12% các loài chim, 10% các loài thực vật hiện có trên trái đất sẽ phải đối mặt với sự tuyệt chủng trong vòng 30 năm tới. Tuyệt chủng (Extinct, EX) Tuyệt chủng là một trạng thái bảo tồn của sinh vật đươc quy định trong sách đỏ IUCN. Một loài hoặc dưới loài bị coi là tuyệt chủng khi có những bằng chứng chắc chắn rằng cá thể cuối cùng đã chết. (Bò xám) Tuyệt chủng trong tự nhiên (Extinct in the Wild – EW) Tuyệt chủng trong tự nhiên là một trạng thái bảo tồn của sinh vật. Một loài hoặc dưới loài bị coi là tuyệt chủng trong tự nhiên khi các cuộc khảo sát kỹ lưỡng ở sinh cảnh đã biết hoặc sinh cảnh dự đoán, vào những thời gian thích hợp (theo ngày, mùa năm) xuyên suốt vùng phân bố lịch sử của loài đều không ghi nhận được cá thể nào. Các cá thể của loài này chỉ còn được tìm thấy với số lượng rất ít trong sinh cảnh nhân tạo và phụ thuộc hoàn toàn vào chăm sóc của con người. (Rùa Rafetus swinhoei) Cực kỳ nguy cấp (Critically Endangered – CE) Cực kỳ nguy cấp là một trạng thái bảo tồn của sinh vật. Một loài hoặc nòi được coi là cực kỳ nguy cấp khi nó phải đối mặt với nguy có tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao, trong một tương lai rất gần. (Cá heo sông Trung Quốc) Nguy cấp (Endangered - EN) Nguy cấp là một trạng thái bảo tồn của sinh vật. Một loài bị coi là nguy cấp khi nó phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao, trong một tương lai gần nhưng kém hơn mức cực kỳ nguy cấp. (Khỉ đột gorila phương Tây) Sắp nguy cấp (Vulnerable – VU) Sắp nguy cấp là một trạng thái bảo tồn của sinh vật. Một loài hoặc nòi bị đánh giá là sắp nguy cấp khi nó không nằm trong hai bậc CE và EN nhưng phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên cao và trong tương lai không xa. (Cá sấu Ấn Độ) Sắp bị đe doạ Các đơn vị phân loại không được xếp vào diện Phụ thuộc bảo tồn, nhưng đủ tiêu chuẩn để xếp vào bậc Sắp nguy cấp. (Tê giác trắng) Ít quan tâm Các đơn vị phân loài không đủ tiêu chuẩn để xếp vào loài Phụ thuộc bảo tồn hoặc Sắp bị đe dọa. Thiếu dữ liệu đánh giá Một đơn vị là Thiếu dữ liệu khi không có thông tin thích hợp để đánh giá trực tiếp hoặc gián tiếp nguy cơ tuyệt chủng của nó dựa trên sự phân bố hoặc tình trạng quần thể của chúng. Phương pháp bảo tồn loài Bảo tồn tại chỗ Bảo tồn ngoại vi (Voọc mũi hếch (Việt Nam) Loài vật này chỉ có ở miền bắc Việt Nam và từng bị cho là tuyệt chủng cho đến khi được phát hiện lại vào năm 1989. Hiện còn 150 con sống rải rác tại các khu bảo tồn thiên nhiên) Bảo tồn tại chỗ Là quá trình bảo tồn một loài nào đó tại nơi cư trú tự nhiên của nó (on-site convervation), bao gồm việc bảo vệ khu vực sinh sống từ các tác động bên ngoài hoặc bảo vệ loài này khỏi các loài săn mồi. Việc cần làm là phải duy trì các khu bảo tồn đủ lớn để loài được bảo tồn có thể tồn tại với số lượng lớn, để có thể duy trì sự đa dạng gen cần thiết cho việc tiếp tục thích nghi và tiến hoá của quần thể loài, duy trì sự sống còn của loài. Cho tới nay, chúng ta đã xây dựng được một hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu bảo vệ cảnh quan bao gồm hầu hết các hệ sinh thái trong phạm vi toàn quốc như: vườn quốc gia Cúc Phương, khu dự trữ thiên nhiên Ea so,... Ngoài ra, một danh sách gồm 22 khu bảo tồn biển và 64 khu bảo tồn đất ngập nước được chuẩn bị luận chứng để trình Chính phủ xem xét. (Hệ thống các khu bảo tồn ở Việt Nam) Bảo tồn ngoại vi Là quá trình bảo tồn ở bên ngoài nơi cư trú tự nhiên của một loài nào đó. Đây là quá trình bảo vệ một loài nguy cấp bằng cách chuyển một phần quần thể từ nơi cư trú bị đe dọa và đưa đến một chỗ mới, có thể là một khu vực hoang dã hoặc một khu vực có sự chăm sóc của con người. Phương pháp bảo tồn ngoại vi: phương pháp cổ điển và phổ biến nhất như các vườn thú, các trang trại bảo tồn,… Hiện nay, một số vườn cây thuốc đã được thành lập, như Vườn Bách Thảo ở Hà Nội, thành lập từ hơn 100 năm nay với hàng trăm loài cây, phần lớn là các loài cây bản địa. (Hoa sưa trong vườn bách thảo) phương pháp mới và hiện đại nhất như nuôi cấy, lưu trữ gen trong phòng thí nghiệm, các ngân hàng giống,… Hiện nay, ngân hàng giống lưu trữ nguồn giống mới đã được thực hiện ở một số cơ sở nghiên cứu. Ngành nông nghiệp Việt Nam hiện có 4 cơ quan có kho bảo quản lạnh, đang bảo quản 6500 giống của 34 loài cây có hạt, bảo quản in vitro 76 giống các loài cây sinh sản vô tính (khoai tây, khoai lang, dứa, dâu tây...). Việc bảo tồn nguyên liệu di truyền dưới dạng tinh đông viên mới được thực hiện với bò. Ngoài ra, việc lưu giữ một số các chủng vi sinh vật và tảo đơn bào cũng được thực hiện ở một số các cơ sở nghiên cứu và đào tạo. Lần đầu tiên, san hô được đưa vào sách đỏ 2007. Những hiện tượng thời tiết bất thường như El Nino đã đẩy san hô Galapagos vào tình trạng nguy kịch. Các nhà khoa học lo rằng hiện tượng trái đất ấm lên sẽ khiến El Nino xuất hiện ngày càng nhiều và làm cho san hô không thể khôi phục được. Hình Ảnh Những Loài Ðộng Vật Nguy Cấp Dê sừng lớn Là loài thú quý hiếm có nhiều ở vùng núi Nevada, Mỹ nhưng theo số liệu của UFW thì chúng đang có nguy cơ bị vơi dần do bệnh tật hoành hành. Nguyên thuỷ, chúng sống nhiều ở vùng núi California nhưng hiện đang di cư xuống vùng Tây Bắc Nevada. Đây là hiện tượng lạ chưa từng thấy bao giờ, chứng tỏ có sự thay đổi lớn về môi trường sống, thực phẩm cạn kiệt, khí hậu khắc nghiệt buộc chúng phải di cư đến vùng đất mới. Dân số khỉ đột vùng đất trũng đang ngày càng thu hẹp do vùng đất sinh sống bị con người phá hủy, đồng thời chúng cũng bị virus Ebola tấn công. Loài kền kền Ai Cập đã bị suy giảm nghiêm trọng cùng với rất nhiều loài kền kền khác. Chúng phải chống chọi với khu vực sinh sống ngày càng bị thu hẹp, thiếu hụt thức ăn và bị ngộ độc thuốc.   Rắn chuông đảo Santa Catalina ở Mexico có bộ da đẹp khiến chúng trở thành mục tiêu của những kẻ đi săn. Khu vực sinh sống của chúng cũng bị thu hẹp do các thành phố ngày càng mở rộng.   Loài cá sọc Banggai thường được nuôi trong các bể cá. Trong tự nhiên, chúng chỉ có ở quần đảo Banggai ở Indonesia. Sức ép của con người như đánh bắt cá và sự biến đổi khí hậu cũng dẫn đến sự suy giảm dân số loài này.   Mèo rừng Trung Mỹ Theo số liệu thống kê của UFW, mèo rừng là động vật quý và có nguy cơ tuyệt chủng rất cao. Hiện còn khoảng trên dưới 100 con sống nhiều tại vườn thú Dallas, số còn lại sống ngoài môi trường hoang dã rất ít. Nguyên do là vì nạn săn bắt triệt để gây ra. Những loài linh trưởng nguy cấp nhất thế giới Khỉ đột Cross River (Nigeria, Cemeroon) Dân số khỉ đột sống ở vùng đất thấp thuộc phía tây bắc đã giảm xuống chỉ còn 200-300 con, hầu hết sống trong các khu rừng bảo vệ dọc theo biên giới Cameroon-Nigeria. Đười ươi Sumatra (Indonesia) Loài vượn lớn này đã giảm xuống còn 7.000 con sống tại 13 khu vực khác nhau trên hòn đảo Sumatra. Khỉ đuôi lợn (Indonesia) Còn chưa tới 10.000 con, khỉ đuôi lợn bị buộc phải sống trong những khu rừng nhỏ ở quần đảo Mentawai của Indonesia. Khỉ mặt tím (Sri Lanka) Loài khỉ này chỉ sống trong một khu vực nhỏ quanh thủ đô Colombo của Sri Lanka, với dân số khoảng 10.000 con. Voọc chà vá chân xám (Việt Nam) Mặc dù loài voọc này đã được bảo vệ trong những khu vực cấm tại Việt Nam, nhưng việc săn bắn bất hợp pháp vẫn đe dọa 600-700 con còn sót lại. Khỉ đỏ Colobus (Kenya) Chưa tới 1000 con khỉ này còn tồn tại bên sông Tana của Kenya, trong khi 50% lượng rau quả địa phương đã bị suy giảm để phục vụ nông nghiệp và gỗ bị lấy làm vật liệu xây nhà, thuyền. Culi đồng bằng Horton (Sri Lanka) Còn được gọi là culi vùng núi Ceylon, loài linh trưởng ăn đêm nhỏ bé này có đôi mắt sát gần nhau và chân mảnh khảnh như que củi. Vượn mào đen Hainan (Trung Quốc) Với chỉ còn 17 con sống trong một khu rừng riêng biệt, loài này nằm trong số những linh trưởng có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất. Voọc quần đùi trắng - Delacour (Việt Nam) Khoảng 200-250 con voọc tưởng đã bị tuyệt chủng - tất cả đều sống ở một khu vực nhỏ thuộc miền bắc Việt Nam. Voọc đầu vàng (Việt Nam) Việc buôn bán lấy thuốc đã làm giảm đáng kể dân số loài này xuống còn 65. Chúng sống riêng biệt trên đảo Cát Bà ở miền bắc Việt Nam. Kipunji (Tanzania) Khi Kipunji được tìm thấy vào năm 2003, đó là phát hiện đầu tiên về một loài khỉ mới ở châu Phi trong vòng 20 năm. Khu rừng sinh sống của Kipunji đã bị phá hủy chủ yếu do chặt lấy gỗ và than. Khỉ nhện đầu nâu (Colombia, Ecuador, Panama) Loài khỉ leo cây này thích sống ở trên những tầng cao nhất của khu rừng nhiệt đới. Sự sống còn của loài này đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi việc săn bắn và tàn phá rừng. Khỉ Roloway Guenon (Ghana, Bờ biển Ngà) Việc săn bắn lấy thịt đã làm suy giảm nghiêm trọng dân số loài khỉ sống trên cây ở cả Ghana và Bờ biển Ngà. Khỉ Tarsier đảo Siau (Indonesia) Chỉ còn một vài nghìn con sống sót trên đảo Siau, nơi mà thợ săn hằng ngày giết chúng để làm món ăn phổ biến gọi là tola-tola. Thanks for listening! ! ! ! !