Đặc điểm của đầu tư phát triển và việc quán triện các đặc điểm đó trong việc quản lý hoạt động đầu tư

Nền kinh tế Việt Nam kể từ sau khi chuyển từ cơ chế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước , đã có những bước tiến đáng kể :thu nhập quốc dân, kim ngạch xuất nhập khẩu không ngừng tăng với tốc độ cao; sản phẩm, hàng hoá trên thị trường ngày càng đa dạng, phong phú; đời sống người dân được nâng cao; Để có được những kết quả này, vai trò của hoạt động đầu tư là vô cùng quan trọng. Đặc biệt khi Việt Nam tham gia vào quá trình hợp tác và phân công lao động quốc tế, việc đẩy mạnh hoạt động đầu tư nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh là yêu cầu cấp thiết. Trong những năm gần đây, môi trường, thể chế, chính sách và luật pháp của Nhà nước ngày càng thông thoáng, phù hợp hơn đã và đang khuyến khích tất cả mọi thành phần kinh tế phát triển, khơi dậy sức dân và huy động mọi nguồn vốn cho công cuộc CNH-HĐH đất nước.

doc28 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1629 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đặc điểm của đầu tư phát triển và việc quán triện các đặc điểm đó trong việc quản lý hoạt động đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ VIỆC QUÁN TRIỆN CÁC ĐẶC ĐIỂM ĐÓ TRONG VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế Việt Nam kể từ sau khi chuyển từ cơ chế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước , đã có những bước tiến đáng kể :thu nhập quốc dân, kim ngạch xuất nhập khẩu không ngừng tăng với tốc độ cao; sản phẩm, hàng hoá trên thị trường ngày càng đa dạng, phong phú; đời sống người dân được nâng cao; …Để có được những kết quả này, vai trò của hoạt động đầu tư là vô cùng quan trọng. Đặc biệt khi Việt Nam tham gia vào quá trình hợp tác và phân công lao động quốc tế, việc đẩy mạnh hoạt động đầu tư nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh là yêu cầu cấp thiết. Trong những năm gần đây, môi trường, thể chế, chính sách và luật pháp của Nhà nước ngày càng thông thoáng, phù hợp hơn đã và đang khuyến khích tất cả mọi thành phần kinh tế phát triển, khơi dậy sức dân và huy động mọi nguồn vốn cho công cuộc CNH-HĐH đất nước. Làm thế nào để hoạt động đầu tư có hiệu quả? Sự quản lý của Nhà nước và chủ đầu tư là một yếu tố quan trong quyết định trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động đầu tư. Đến đây một vấn đề được đặt ra nữa là: làm thế nào để Nhà nước quản lý có hiệu quả? Vì đầu tư phát triển có những đặc điểm khác biệt so với các loại đầu tư khác nên các cơ quan, chủ thể quản lý cần nắm bắt, hiểu rõ được những đặc điểm này và vận dụng chúng vào công tác quản lý thực tiễn. Vì vậy chúng tôi làm bài tiểu luận này nhằm tìm hiểu chính về năng lưc cũng như hạn chế trong công tác quản lý hoạt động đầu tư phát triển ở Việt Nam. Từ đó đưa ra một số giải pháp về vấn đề này. Dưới đây là nội dung chi tiết: NỘI DUNG Đầu tư: Quá trình sử dụng nguồn lực nhằm đạt được mục đích của các đối tượng liên quan 2.1 Lý thưyết chung về đầu tư phát triển 2.1.1 Đầu tư và đầu tư phát triển. Khái niệm đầu tư. + Theo quan điểm của doanh nghiệp: Đầu tư là hoạt động bỏ vốn kinh doanh với mục tiêu thu được số vốn lớn hơn số đã bỏ ra, thông qua lợi nhuận. +Theo quan điểm của nhà nước: Đầu tư là hoạt động bỏ vốn phát triển, để từ đó thu được các hiệu quả kinh tế xã hội, vì mục tiêu phát triển quốc gia. Đầu tư là sự hi sinh nguồn lực hiện tại để tiến hành hoạt động nào đó nhằm thu về kết quả nhất định trong tưng lai lớn hơn nguôn lực bỏ ra. Thu hồi tư SXKD Thu hồi tư đầu tư Thu hồi vốn SXKD Đầu tư Vốn Người đầu tư Ngưởi cho vay Người thực hiện đầu tư Người sản xuất kinh doanh Sơ đồ 1: Chu trình luân truyển vốn trong hoạt động đầu tư Khái niệm về đầu tư phát triển. Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư là việc chi dùng vốn trong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra những tài sản vật chất ( nhà xưởng, thiết bị…) và tài sản chí tuệ ( chi thức, kỹ năng… ), gia tăng năng lực sản xuất tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển, Phân loại đầu tư phát triển. Trong công tác quản lý và kế hoạch hóa các nhà kinh tế phân loại đầu tư theo nhiều cách khác nhau. Môi tiêu thức phân loại đáp ứng những nhu cầu quản lý và nghiên cứu kinh tế khác nhau. Nhưng tiêu thức phân loại thường sử dụng là: - Theo bản chất của các đối tượng đầu tư, hoạt động đầu tư phát triển bao gồm: + Đầu tư cho các đối tượng vật chất như: Đầu tư cho tài sản vật chất hoặc tài sản thực như nhà xưởng, máy móc thiết bị… + Đầu tư cho đối tượng phi vật chất như: Đầu tư vào tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực như đào tạo, nghiên cứu khoa học, y tế… Trong các loại đầu tư trên, đầu tư cho đối tượng vật chất là điều kiện tiên quyết, cơ bản làm tăng tiềm lực của nền kinh tế,đầu tư tài sản trí tuệ và các nguồn nhân lực là điều kiện tất yếu để đảm bảo cho đầu tư các đối tượng vật chất tiên hành thuận lợi và đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao. - Theo phân cấp quản lý: Đầu tư phát triển chia thành đầu tư theo các dự án quan trọng cấp quốc gia, dự án nhóm A, B, C. Tùy theo tính chất và quy mô đầu tư của dự án mà phân thành dự án quan trọng cấp quốc gia, dự án nhóm A, B, C, trong đó dự án quan trọng cấp quốc gia do Quốc hội quyết định, dự án nhóm B do Thủ tướng Chính phủ quyết định, dự án nhóm B, C do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định. Ngày 29/6/2006 Quốc hội đã thông qua tiêu chí về dự án quan trọng cấp Quốc gia bao gồm: (1) Quy mô vốn đầu tư từ 20 nghìn tỷ đồng trở lên đối với dự án có sử dụng từ 30% vốn nhà nước trở lên. (2) Dự án có ảnh hưởng lớn đến môi trường và tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường như nhà máy điện hạt nhân, dự án sử dụng đất có yêu chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ đầu nguồn từ 200ha trở lên… (3) Dự án phải di dân tái định cư từ 20000 người trở lên ở miền núi, từ 50000 người trở lên ở các vùng khác. (4) Dự án tại địa bàn đặc biệt quan trọng đối quốc phòng, an ninh hoặc các di tích lịch sử quốc gia có giá trị đặc biệt quan trọng về lịch sử văn hóa. (5) Dự án, công trình đòi hỏi phải áp dụng cơ chế chính sách đặc biệt, cần được Quốc hội quyết định. - Theo lĩnh vực hoạt động của các kết quả đầu tư, có thể phân chia các hoạt động đầu tư thành đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng (kỹ thuật và xã hội)… các hoạt động đầu tư này có quan hệ tương hỗ với nhau. Chẳng hạn đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật và cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao; còn đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, cơ sở hạ tâng và các hoạt động đầu tư khác. - Theo đặc điểm hoạt động của các kết quả đầu tư, các hoạt động đầu tư được phân chia thành: đầu tư cơ bản và đầu tư vận hành + đầu tư cơ bản nhằm tái sản xuất các tài sản cố định + đầu tư vận hành nhằm tạo ra các tài sản lưu động cho các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ mới hình thành, tăng thêm tài sản lưu đông cho các cơ sở hiện có, duy trì hoạt động của cơ sở vật chất – kỹ thuật không thuộc các doanh nghiệp. Đầu tư cơ bản quyết định đầu tư vận hành, đầu tư vận hành tạo điều kiện cho các kết quả của đầu tư cơ bản phát huy tác dụng. Không cod đầu tư vận hành thì kết quả của đầu tư cơ bản không hoạt động được, ngược lại không có đầu tư cơ bản thì đầu tư vận hành chẳng để làm gì hết. Đầu tư cơ bản thuộc loại đầu tư dài hạn, đặc điểm kỹ thuật của quá trình thực hiện đầu tư để tái sản xuất mở rộng các tài sản cố định là phức tạp, đòi hỏi số vốn lớn, thu hồi vốn lâu (nếu có thể thu hồi). Đầu tư vận hành chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư, đặc điểm kỹ thuật của quá trình thực hiện đầu tư không phức tạp. Đầu tư tư vận hành cho các cơ sở sản xuất kinh doanh có thêt thui nhanh sau khi đưa ra các kết quả đầu tư nói chung vào hoạt động. - Theo giai đoạn hoạt động của các kết quả đầu tư trong quá trình tái sản xuất xã hội, có thể phân loại đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh thành đầy tư thương mại và đầu tư sản xuất. + Đầu tư thương mại là hoạt động đầu tư mà thời gian thực hiện đầu tư và hoạt động của các kết quả đầu tư để thu hồi vốn đầu tư ngắn, vốn vận động nhanh, độ mạo hiểm thấp do trong thời gian ngắn tính bất định không cao, lại dễ dự đoán và dự đoán dễ đạt độ chính xác cao. + Đầu tư sản xuất là loại đầu tư dài hạn (5;10;20 năm hoặc lâu hơn), vốn đầu tư lớn, thu hồi chậm, thời gian thực hiện đầu tư lâu, độ mạo hiểm cao, vì tính kỹ thuật của đầu tư phức tạp, phải chịu tác động của nhiều yếu tố bất định trong tuơng lai không thể dự đoán hết và dự đoán chính xác được (về nhu cầu, giá cả đầu vào và đầu ra, cơ chế chính sách, tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật, thiên tai, sự ổn định chính trị…). Loại đầu tư này phải được chuẩn bị kỹ, phải cố gắng dự đoán những gì có liên quan đến kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư trong tương lai xa; xem xet các biện pháp xử lý khi các yếu tố bất định xảy ra để đảm bảo thu hồi đủ vốn và có lãi khi hoạt động đầu tư kết thúc. Trong thực tế, trên giác độ điều tiết vĩ mô, nhà nước thông qua các cơ chế chinh sách của mình để làm sao hướng được các nhà đầu tư không chỉ đầu tư vào lĩnh vực thương mại mà cả vào lĩnh vực sản xuất, theo các định hướng và mục tiều đã dự kiến trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong cả nước. -Theo thời gian thức hiện và phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư, có thể phân chia hoạt động đầu tư phát triển thành: Đầu tư ngắn hạn và đầu tư dài hạn. + Đầu tư dài hạn là việc đầu tư xây dựng các công trình đòi hỏi thời gian đầu tư kéo dài, khối lượng vốn lớn, thời gian thu hồi vốn lớn lâu. Đó là các công trình thuộc lĩnh vực sản xuất, đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, xây dựng cơ sở hạ tầng… Đầu tư dài hạn thường chứa đựng những yếu tố khó lường, rủ ro lớn, do đó, cần có những dự báo dài hạn, khoa học. + Đầu tư ngăn hạn là loại đầu tư tiến hành trong một thời gian ngắn,thường do những chủ đầu tư it vốn thực hiện, đầu tư vào những hoạt động nhanh chóng thu hồi vốn. Tuy nhiên, rủi ro đối với hình thức đầu tư này cũng rất lớn. Trên phạm vi nền kinh tế hai loại đầu tư này luôn hòa quyện, hỗ trợ nhau, nhằm đảm bảo tính bền vững, vì mục tiêu phát triển của công cuộc đầu tư. -Theo quan hệ quản lý của chủ đầu tư, hoạt động đầu tư có thể phân chia thành đầu tư gián tiếp và đầu tư trực tiếp. + Đầu tư gián tiếp: trong đó người bỏ vốn không trực tiếp tham gia điều hành quản lý quá trình thức hiện và vận hành các kết quả đầu tư. Người có vốn thông qua các tổ chức tài chính trung gian để đầu tư phát triển. Đó là việc các chính phủ thông qua các chương trình tài trợ không hoàn lại hoặc cá hoàn lại với lãi suất thấp cho các chính phủ của các nước khác vậy để phát triển kinh tế xã hội; là việc các cá nhân, các tổ chức mua các chứng chỉ có giá trị như cổ phiếu, trái phiếu…để hưởng lợi tức (gọi là đầu tư tài chính). Đấu tư gián tiếp là phương thức huy động vốn cho đầu tư phát triển. + Đầu tư trực tiếp: Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư, trong đó người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư. Loại đầu tư này tạo những năng lực sản xuất phục vụ mới (cả về lượng và chất). Đây là loại đầu tư để tái sản xuất mở rộng, là biện pháp chủ yếu để tăng thêm việc làm cho người lao động, là tiền đề để thực hiện đầu tư tài chính vầ đầu tư chuyển dịch cơ cấu. Đầu tư trực tiếp được thực hiện bởi người trong nước và cả nước ngoài. Do vậy, việc cân đối giữa hai luồng vốn đầu tư ra và vào và việc coi trọng cả hai luồng vốn này là hết sức cần thiết. Chính sự điều tiết của bản thân thị trường và các chính sách khuyến khích đầu tư của nhà nước sẽ hướng việc sử dụng vốn của các nhà đầu tư theo định hướng của nhà nước, từ đó tạo nên được một cơ cấu đầu tư phục vụ cho việc hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý. - Theo nguồn vốn trên phạm vi quốc gia, hoạt động đầu tư chia thành: Đầu tư bằng nguồn vốn trong nước và đầu tư bằng nguồn vốn nước ngoài. + Đầu tư bằng nguồn vốn trong nước: các hoạt động đầu tư được tài trợ tư nguồn vốn tích lũy của ngân sách, của doanh nghiệp, tiền tiết kiệm của dân cư. + Đầu tư bằng nguồn vốn nước ngoài: hoạt đông đầu tư được thực hiện bằng các nguồn vốn đầu tư gián tiếp và trực tiếp nước ngoài. Cách phân loại này có tác dụng chỉ rõ vai trò từng nguồn vốn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội đất nước. Trong đó, phải thống nhất quan điểm: vốn trong nước là quyết định, vốn đầu tư nược ngoài là quan trọng. - Theo vùng lãn thổ chia thành đầu tư phát triển của các vùng lãnh thổ, các vùng kinh tế trọng điểm, đầu tư khu vực thành thị và nông thôn… Cách phân chia này phản ánh tình hình đầu tư của từng tỉnh, từng vùng kinh tế và ảnh hưởng của đầu tư đối với tình hình phát triển kinh tế - xã hôi ở từng địa phương. Ngoài ra, trong thực tế, để đáp ứng yêu cầu quản lý và nghiên cứu kinh tế người ta còn phân chia đầu tư theo quan hệ sở hữu, theo quy mô và theo các tiêu thức khác nữa. Đặc điểm của đầu tư phát triển. - Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư phát triển thường rất lớn. Vốn đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của vốn nói chung. vốn đầu tư phát triển là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những chi phí đã chi ra để tạo ra năng lực sản xuất (tăng thêm tài sản cố định và tài sản lưu động) và các khoản đầu tư phát trỉển khác. Trên phạm vi nền kinh tế, vốn đầu tư phát triển bao gồm: vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn lưu động bổ sung và vốn đầu tư phát triển khác.Trong đó, vốn đầu tư xây dựng cơ bản là quan trọng nhất. Đó là những chi phí bằng tiền để xây dựng mới, mở rộng, xây dựng lại hay là khôi phục năng lực sản xuất của tài sản cố định trong nền kinh tế. Quy mô các dự án đầu tư có lớn hay không thể hiện ở nguồn vốn đầu tư. Mặt khác, các dự án đầu tư cũng cần một số lượng lao động rất lớn, đặc biệt là các dự án trọng điểm quốc gia. - Thời kỳ đầu tư kéo dài. Thời kỳ đầu tư được tính từ khi khởi công thực hiện dự án cho đến khi dự án hoàn thành và đưa vào hoạt động. Do quy mô các dự án đầu tư thường rất lớn nên thời gian hoàn thành các dự án thường tốn rất nhiều thời gian, có khi tới hàng chục năm như các công trình thuỷ điện, xây dựng cầu đường... Thời gian thực hiện các dự án đầu tư dài kéo theo sự ảnh hưởng đến tiến độ nghiệm thu công trình và đưa vào sử dụng, do đó có thể làm giảm hiệu quả đầu tư, thời gian thu hồi vốn chậm.Thời gian đầu tư càng dài thì rủi ro cũng như chi phí đầu tư lại càng lớn, hơn nữa, nó còn ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.Do vốn lớn lại nằm khê đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư nên để nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, cần tiến hành phân kỳ đầu tư, bố trí vốn và các nguồn lực tập trung hoàn thành dứt điểm từng hạng mục công trình, quản lý chặt chẽ tiến độ kế hoạch vốn đầu tư, khắc phục tình trạng thiếu vốn, nợ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản nhằm hạn chế thấp nhất những mặt tiêu cực có thể xảy ra trong thời kỳ đầu tư. - Thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài. Thời gian vận hành các kết quả đầu tư được tính từ khi đưa vào hoạt động cho đến khi hết hạn sử dụng và đào thải công trình.Các thành quả của hoạt động đầu tư có thể kéo dài hàng chục năm hoặc lâu hơn thế như Vạn lý trường thành ở Trung Quốc, nhà thờ và đấu trường La Mã ở Italia...trong quá trình vận hành các kết quả của đầu tư phát triển chịu tác động cả hai mặt, tích cực và tiêu cực của nhiêù yếu tố tự nhiên, chính trị, kinh tế, xã hội...Do đó, yêu cầu đặt ra đối với công tác đầu tư là rất lớn, nhất là về công tác dự báo về cung cầu thị trường sản phẩm đầu tư trong tương lai, quản lý tốt quá trình vận hành, nhanh chóng đưa thành quả đầu tư đưa vào sử dụng, hoạt động tối đa công suất để nhanh chóng thu hồi vốn, tránh hao mòn vô hình, chú ý đến cả độ trễ thời gian trong đầu tư. Đây là đặc điểm có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý hoạt động đầu tư. - Đặc điểm thứ tư là các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển mà là các công trình xây dựng thường phát huy tác dụng ngay tại nơi nó được tạo dựng nên, do đó, quá trình thực hiện đầu tư cũng chịu ảnh hưởng rất lớn của các nhân tố về tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng. Các điều kiện tự nhiên của vùng như khí hậu, đất đai... có tác động rất lớn trong việc thi công, khai thác và vận hành các kết quả đầu tư. Đối với các công trình xây dựng, điều kiện về địa chất ảnh hưởng rất lớn không chỉ trong thi công mà cả trong giai đoạn đưa công trình vào sử dụng, nếu nó không ổn định sẽ làm giảm tuổi thọ cũng như chất lượng công trình. Tình hình phát triển kinh tế của vùng ảnh hưởng trực tiếp tới việc ra quyết định và quy mô vốn đầu tư. Ngoài ra môi trường xã hội cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện các dự án đầu tư như phong tục tập quán, trình độ văn hóa... - Một đặc điểm dễ nhận thấy là hoạt động đầu tư phát triển có độ rủi ro cao. Mọi kết quả và hiệu quả của quá trình thực hiện đầu tư chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố không ổn định theo thời gian và điều kiện địa lý của không gian. Do quy mô vốn đầu tư lớn, thời kỳ đầu tư kéo dài và thời gian vận hành các kết quả đầu tư cũng kéo dài...nên mức độ rủi ro của hoạt động đầu tư phát triển thường rất cao, nhiều vấn đề phát sinh ngoài dự kiến buộc các nhà quản lý và chủ đầu tư cần phải có khả năng nhận diện rủi ro cũng như biện pháp khắc phục kịp thời. Để quản lý hoạt động đầu tư có hiệu quả trươc hết cần nhận diện rủi ro. Có rất nhiều rủi ro trong hoạt động đầu tư,các rủi ro về thời tiết ví dụ như trong quá trình đâu tư gặp phải mưa bão, lũ lụt... làm cho các hoạt động thi công công trình đều phải dừng lại ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ và hiệu quả đầu tư. Các rủi ro về thị trường như giá cả, cung cầu các yếu tố đầu vào và sản phẩm đầu ra thay đổi, ví dụ như do thông tin trong sữa Trung Quốc có chất gây bệnh sỏi thận mà cầu về sữa giảm sút nghiêm trọng, hoạt động đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất chế biến sữa của một số doanh nghiệp vì thế cũng bị ngưng trệ...Ngoài ra quá trình đầu tư còn thể gặp rủi ro do điều kiện chính trị xã hội không ổn định. Khi đã nhận diện được các rủi ro nhà đầu tư cần xây dựng các biện pháp phòng chống rủi ro phù hợp với từng loại rủi ro nhằm hạn chế thấp nhất tác động tiêu cực của nó đến hoạt động đầu tư. 2.1.2 Sự tác động của đặc điểm đầu tư đến công tác quản lý đầu tư. Tác động ở cấp vĩ mô. Nhà nước cần ban hành các văn bản pháp luật về đầu tư một cách chặt chẽ và có hệ thống cũng như các văn bản liên quan như luật đất đai, luật đấu thầu...Các văn bản này có tác dụng khuyến khích đầu tư, hướng các hoạt động đầu tư theo định hưóng của Nhà nước, khuyến khích các nhà đầu tư tư nhân tham gia vào các lĩnh vực đầu tư phát triển. Nhà nước cần có các chính sách để huy động mọi nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Các nguồn vốn có thể huy động được bao gồm nguồn vốn ngân sách, vốn từ dân cư, vốn ODA, FDI, vốn vay thương mại quốc tế. Nhà nước cần có các quy định chặt chẽ về phân bổ vốn đầu tư hợp lý theo tiến độ, đầu tư chiều sâu để mang lại hiệu quả cao nhất. Mặt khác, nhà nước cũng cần có các quy định về quy hoạch, tránh tình trạng quy hoạch treo gây thất thoát lãng phí nguồn tài nguyên. Cùng với đó là đào tạo nguồn nhân lực một cách hiệu quả, đáp ứng kịp thời nhu cầu về nguồn lực con người trong hoạt động đâu tư. Ngoài ra, Hệ thống cơ quan chuyên trách về quản lý dự án đầu tư và cán bộ có trình độ chuyên môn cao đáp ứng yêu cầu thực tế cũng cần được nhà nước chú trọng xây dựng. Tác động ở cấp vi mô. Khi nhà nước đã có những chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư thì các nhà đầu tư cũng cần có các biện pháp để quản lý hoạt động đầu tư ở tầm vi mô một cách có hiệu quả. Trước khi tiến hành các hoạt động đầu tư, chủ đầu tư cần nghiên cứu kỹ các điều kiện về môi trường tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội ở địa phương. Nó giúp cho chủ đầu tư có thể khai thác tối đa lợi thế vùng và nâng cao hiệu quả vốn đầu tư. Ngoài ra, doanh nghiệp cần xây dựng một chiến lược đầu tư rõ ràng, khoa học để hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro có thể gặp phải. Cần rõ ràng trong chuẩn bị về vốn đầu tư, tiến trình đầu tư...Một điều cũng rất quan trọng đó là cần xác định chính xác sự thay đổi của cung cầu trên thị trường về đầu vào và đẩu ra của dự án, đưa ra được dự báo chính xác trong tương lai để có các biện pháp điều chỉnh kịp thời. 2.2 Thực trạng của hoạt động đầu tư phát triển tại Việt Nam. Thực tiễn Việt Nam từ khi thực hiện chính sách đổi mới mở cửa, bên cạnh việc thoát khỏi khủng hoảng kinh tế Việt Nam còn đạt đựơc thành tích tăng trưởng kinh tế cao liên tục (bình quân GDP hàng năm trong giai đoạn 1991_2005 đạt 7.5% năm 2006 8.2%), năm 2007 8.48%, năm 2008 6.23%). Điều đó làm cho khả năng huy động, khai thác và sử dụng các nguồn vốn đầu tư được mở rộng hơn.Tốc độ gia tăng quy mô đầu tư gia tăng đáng kể trung bình tăng hơn 20%/năm) Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2008 theo giá thực tế ước tính đạt 637,3 nghìn tỷ đồng, bằng 43,1% GDP và tăng 22,2% so với năm 2007, bao gồm vốn
Tài liệu liên quan