Đặc điểm của hệ thống thoát nước thải công nghiệp

Nước thải công nghiệp (nước thải sản xuất): là nước thải từ các nhà máy đang hoạt động, có cả nước thải sinh hoạt nhưng trong đó nước thải công nghiệp là chủ yếu Nước thải sản xuất được chia làm 2 loại: Nước thải công nghiệp quy ước sạch: nước giải nhiệt, làm nguội sản phẩm khô hòa tan, vệ sinh thiết bị Nước thải sản xuất

ppt16 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1981 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm của hệ thống thoát nước thải công nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV: BÙI HỒNG HÀ Email: buihonghavittep@yahoo.com Handphone: 0902.43.00.69 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG Nước thải công nghiệp (nước thải sản xuất): là nước thải từ các nhà máy đang hoạt động, có cả nước thải sinh hoạt nhưng trong đó nước thải công nghiệp là chủ yếu Nước thải sản xuất được chia làm 2 loại: Nước thải công nghiệp quy ước sạch: nước giải nhiệt, làm nguội sản phẩm khô hòa tan, vệ sinh thiết bị… Nước thải sản xuất Hàm lượng chất rắn: Theo kích thước của hạt rắn, tổng chất rắn được phân thành các loại: chất rắn lơ lửng, chất rắn keo và chất rắn tan Màu: đây là một trong những thông số để xác định chất lượng nước. Nước sạch thường không có màu, nước thải thường là màu xám có vẩn đục. Khi bị nhiễm khuẩn, nước thải sẽ có màu đen Độ đục: một trong những đặc điểm dễ nhận biết về sự ô nhiễm của nước, đó chính là độ trong của nước, được xác định thông qua độ đục. Mùi: do khí sinh ra từ quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ hay do một số chất được đưa thêm vào trong nước thải Nhiệt độ: nhiệt độ của nước thải công nghiệp cao hơn so với nhiệt độ của nguồn nước sạch ban đầu do có sự gia nhiệt vào nước từ các máy móc thiết bị công nghiệp. Khi nhiệt độ của nước tăng lên sẽ ảnh hưởng đến khả năng hòa tan oxy trong nước, tốc độ hoạt động của vác vi khuẩn trong nước thải Lưu lượng: đơn vị tính m3/ngày, đặc tính vật lý để tính toán thiết kế. pH: độ pH được xác định thông qua nồng độ ion H+. Tính axit của nước là một trong những nguyên nhân gây nhiễm bẩn môi trường nước, do các trầm tích thường giải phóng độc chất trong môi trường axit. Độ kiềm: đặc trưng cho khả năng trung hòa axit, thường là độ kiềm bicarbonat, carbonat và dydroxit. Độ kiềm thực chất là môi trường đệm (để giữ pH trung tính) của nước thải trong suốt quá trình xử lý sinh học Hàm lượng oxy hòa tan DO (Dissolved Oxygen): DO là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất của nước vì oxy không thể thiếu được đối với tất cả các sinh vật sống trên cạn cũng như dưới nước. Oxy duy trì quá trình trao đổi chất, sinh ra năng lượng cho sự sinh trưởng, sinh sản và sản xuất Nhu cầu oxy sinh hóa BOD (Biochemical Oxygen Demand): BOD được định nghĩa là lượng oxy vi sinh vật đã sử dụng trong quá trình oxy hóa các chất hữu cơ. Phương trình tổng quát của phản ứng này như sau: Chất hữu cơ + O2  CO2 + H2O + tế bào mới + sản phẩm cố định Trong kỹ thuật môi trường, chỉ tiêu BOD được dùng rộng rãi để: Xác định gần đúng lượng oxy cần thiết để ổn định sinh học các chất hữu cơ có trong nước thải. Xác định kích thước thiết bị xử lý Xác định hiệu suất xử lý của một số quá trình Xác định sự chấp thuận tuân theo những quy định cho phép thải chất thải. vi khuẩn Nhu cầu oxy hóa học COD (Chemical Oxygen Demand): Chỉ số này được dùng rộng rãi để biểu thị hóa hàm lượng chất hữu cơ trong nước thải và mức độ ô nhiễm nước tự nhiên. COD được định nghĩa là hàm lượng oxy cần thiết cho quá trình oxy hóa học các chất hữu cơ trong mẫu nước thành CO2 và nước. Clo: tồn tại trong nước và nước thải chủ yếu ở dạng ion Cl-. Nồng độ clo trong nước thải thường cao hơn nước nguyên chất Nitơ: chỉ tiêu hàm lượng nitơ trong nước cũng được xem như chất chỉ thị tình trạng ô nhiễm của nước vì NH3 tự do là sản phẩm phân hủy các chất chứa protein. Nitơ thường tồn tại ở các dạng: N hữu cơ, N-NH3, N-NO2, N-NO3. Phospho: là chất dinh dưỡng cần thiết cho tất cả các tế bào sống và là thành phần tự nhiên của nước thải. Dạng tồn tại chính của nó là phosphat – muối của axit phosphoric. Lưu huỳnh: là nguyên tố cần thiết cho quá trình tổng hợp các protein. Các ion SO42- thường hiện diện trong nước cấp và cả nước thải. Sunfat bị biến đổi sinh học thành sunfit, sau đó có thể kết hợp với hydro tạo thành H2S, là độc chất đối với động thực vật. Các hợp chất gây độc: các chất này độc đối với hệ vi sinh vật và ảnh hưởng đến quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học. Các kim loại nặng: hầu hết tồn tại trong nước ở dạng ion. Chúng có mối liên quan do tính độc hại của chúng đối với các vi sinh vật, và cuối cùng là con người. Các chất này gồm: As, Ba, Cd, Al, Cu, Pb, Hg, Ni, Selen, Ag, Zn. Các hóa chất bảo vệ thực vật (Pesticides): gồm thuốc trừ sâu (insecticides), thuốc trừ nấm(fungicides), thuốc diệt cỏ (herbicides) và thuốc diệt tảo (algicides) Các hợp chất hữu cơ: protein, carbohydrat và các chất tẩy rửa Thành phần nước thải sản xuất rất đa dạng Số liệu cũng có thể thay đổi đáng kể do mức độ hoàn thiện của công nghệ sản xuất hoặc điều kiện môi trường Căn cứ vào thành phần và khối lượng nước thải mà lựa chọn công nghệ và các kỹ thuật xử lý Nguồn: Giáo trình Công nghệ xử lý nước thải, Trần Văn Nhân và Ngô Thị Nga, 1999 Nguồn: Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường. Ngày 18/5/2004 Trong Khu công nghiệp (KCN): Nước thải phát sinh từ các nhà máy thành viên được thu gom bằng hệ thống thu gom nước thải. Giải pháp thoát nước thải: Nước thải được xử lý qua 2 cấp: Xử lý cấp 1: xử lý cục bộ tại từng nhà máy thành viên Xử lý cấp 2: xử lý tại trạm XLNT tập trung Nước thải tại các nhà máy thành viên được xử lý cục bộ đạt tiêu chuẩn nước thải đầu vào của trạm XLNT tập trung của KCN trước khi thải vào đường cống thu gom nước thải của KCN. Nước thải được xử lý tập trung tại trạm XLNT tập trung của KCN đạt tiêu chuẩn về môi trường trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Để tiết kiệm chi phí đầu tư và vận hành, trạm XLNT tập trung của KCN sẽ được xây dựng theo mô đun. Ngoài KCN: Nước thải phải được xử lý đạt tiêu chuẩn về môi trường trước khi thải ra nguồn tiếp nhận Nguồn tiếp nhận: Nguồn tiếp nhận là các nguồn nước mặt như sông, hồ, ao, suối, biển ven bờ… Nguồn tiếp nhận được phân thành 2 loại: loại A và loại B (QCVN 08 : 2008/BTNMT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt”) Khi xả nước thải công nghiệp vào các nguồn nước mặt phải tuân theo các quy định hiện hành. Cụ thể là QCVN 24: 2009/BTNMT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp”
Tài liệu liên quan