Đại cương về giáo dục trẻ khiếm thính

Khái niệm giao tiếp được định nghĩa và được hiểu theo nhiều cách khác nhau: “Giao tiếp là sựthông báo hoặc quan hệqua lại thuần tuý giữa người với người nhưlà một sựtrao đổi quan điểm và cảm xúc” (L.X.Vưgôtxki) “Giao tiếp là sựtrao đổi tiếp xúc giữa người với nhau, trong đó ngôn ngữlà công cụ chủ yếu” (Từ điển Tiếng Việt) “Giao tiếp là sự trao đổi giữa người với người thông qua nói và viết, cửchỉvà điệu bộ” (Nguyễn Khắc Viện) Tuy nhiên, có thểthấy rõ nét chung nhất trong các quan điểm và định nghĩa là: “Giao tiếp là sựtiếp xúc tâm lý giữa người với người, thông qua đó con người trao đổi với nhau vềthông tin, vềcảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau” (Trần Trọng Thuỷ)

pdf25 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1838 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đại cương về giáo dục trẻ khiếm thính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 26 - Chương 3 GIAO TIẾP VỚI TRẺ KHIẾM THÍNH 3.1. Đặc điểm giao tiếp và các phương tiện giao tiếp của trẻ khiếm thính 3.1.1. Đặc điểm giao tiếp của trẻ khiếm thính 3.1.1.1. Khái niệm giao tiếp Khái niệm giao tiếp được định nghĩa và được hiểu theo nhiều cách khác nhau: “Giao tiếp là sự thông báo hoặc quan hệ qua lại thuần tuý giữa người với người như là một sự trao đổi quan điểm và cảm xúc” (L.X.Vưgôtxki) “Giao tiếp là sự trao đổi tiếp xúc giữa người với nhau, trong đó ngôn ngữ là công cụ chủ yếu” (Từ điển Tiếng Việt) “Giao tiếp là sự trao đổi giữa người với người thông qua nói và viết, cử chỉ và điệu bộ” (Nguyễn Khắc Viện) Tuy nhiên, có thể thấy rõ nét chung nhất trong các quan điểm và định nghĩa là: “Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người với người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau” (Trần Trọng Thuỷ) 3.1.1.2. Vai trò-Chức năng của giao tiếp - Chức năng thông tin: đây là chức năng quan trọng nhất của hoạt động giao tiếp, đặc biệt đối với công tác dạy học-giáo dục; nó giúp con người hiểu biết lẫn nhau, nhận thức được thông tin về thế giới bên ngoài, qua đó mở rộng tầm hiểu biết của mình. - Chức năng cảm xúc: thông qua giao tiếp, con người có thể bộc lộ thái độ, tình cảm đối với những người xung quanh. Nhờ đó, đời sống tình cảm của mỗi con người được mở rộng và sâu sắc. - Chức năng phối hợp công việc: nhờ có hoạt động giao tiếp, con người có thể bàn bạc, hợp sức để cùng nhau làm việc hoặc thực hiện những mục đích của cuộc sống, qua đó làm cho cuộc sống ngày càng phong phú hơn. - Chức năng đánh giá: cũng nhờ giao tiếp, con người hiểu biết nhau, từ đó có thể nhận thức được mình trong mối quan hệ với các thành khác, có thể tự đánh giá được bản thân mình và đánh giá người khác. Giao tiếp là quá trình tương tác, trao đổi giữa các chủ thể. Giao tiếp là hoạt động luôn luôn diễn ra trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Nói đến giao tiếp, người ta nghĩ ngay đến tiếng nói, nhưng ở đây chúng ta đề cập đến giao tiếp bằng mọi phương thức, trong đó tiếng nói chỉ là một phương thức. 3.1.2. Các phương tiện giao tiếp của trẻ khiếm thính Trẻ khiếm thính bị mất thính lực ở mức độ nhẹ có khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ nói gần như trẻ bình thường. Trẻ bị mất thính lực ở mức độ vừa thì cũng có khả năng sử dụng ngôn ngữ nói để giao tiếp. Tuy nhiên, chất lượng tiếng nói còn hạn chế hơn như: nói không rõ, phát âm thiếu chuẩn xác, người đối thoại phải chú ý nghe mới hiểu. Đối với trẻ mất thính lực ở mức độ nặng và sâu, khả năng giao tiếp ngôn ngữ nói của trẻ rất hạn chế: nói sai nhiều, vốn từ ít, khó hiểu... Đối với trẻ khiếm thính được đi học thì chữ cái ngón tay được trẻ sử dụng làm phương tiện để giao tiếp với mọi người. Tuy nhiên phạm vi sử dụng rất hẹp bởi vì sử dụng chữ cái ngón tay trong giao tiếp tốn rất nhiều thời gian. Chữ cái ngón tay chỉ có - 27 - tác dụng nhiều ở giai đoạn đầu khi trẻ học nói, nó giúp trẻ đọc và viết chính xác tiếng Việt. Ngôn ngữ ký hiệu là ngôn ngữ bản xứ của người khiếm thính nên được sử dụng khác rộng rãi, ngôn ngữ ký hiệu là phương tiện giao tiếp chủ yếu trong cộng đồng người khiếm thính. Trẻ khiếm thính nào có ngôn ngữ viết thì chúng thường dùng thường dùng chữ viết để giao tiếp với mọi người. Bởi vì, trẻ sử dụng ngôn ngữ nói mọi người khó hiểu và ngược lại mọi người nói trẻ không hiểu. Nhu cầu giao tiếp ở trẻ khiếm thính rất phát triển, trong khi ngôn ngữ bằng lời bị hạn chế do khiếm khuyết gây ra. Cho nên trẻ khiếm thính phải sử dụng các phương tiện giao tiếp khác để đáp ứng nhu cầu giao tiếp của mình, có thể chia thành 2 nhóm sau: phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ SƠ ĐỒ PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP 3.2. Các cách tiếp cận cơ bản trong giao tiếp với trẻ khiếm thính 3.2.1 Phương pháp tiếp cận lời nói 3.2.1.1. Phương pháp tiếp cận bằng lời nói bao gồm những gì? - Tạo sự khuếch đại âm thanh thích hợp: Ngay từ khi trẻ được chẩn đoán là bị điếc, một điều quan trọng là phải thực hiện các biện pháp hỗ trợ về thính giác thính hợp. Nếu không có các phương tiện hỗ trợ về PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP Cử chỉ tự nhiên Tranh ảnh Kịch Ngôn ngữ Phi ngôn ngữ Có lời NÓI ĐỌC Không lời KÍ HIỆU CCNT VIẾT Nói và ra kí hiệu theo trật tự của lời nói Nói và ra kí hiệu theo trật tự của ngôn ngữ Ngôn ngữ kí hiệu Làm ký hiệu với trật tự của ngôn ngữ nói nhưng không nói - 28 - thính giác thì trẻ bị tổn thương nghiêm trọng và sâu sắc về thính giác sẽ không thể tiếp cận với âm thanh. Do vậy, các phương tiện trợ thính phải được sử dụng cẩn thận để lưu tâm tới những tổn thương về thính giác tự nhiên của trẻ và nhu cầu khuếch đại âm thanh của trẻ bị điếc. Cũng cần duy trì những phương tiện hỗ trợ thính giác để có thể sử dụng các phương tiện này như đã định. Trong giai đoạn đầu, cha mẹ phải chịu trách nhiệm về việc vận hành hiệu quả các phương tiện hỗ trợ âm thanh và đảm bảo rằng các phương tiện này được đặt đúng vị trí trong tai. Đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng và những người thích sử dụng lời nói không phủ nhận rằng việc bảo dưỡng và sử dụng đúng các công cụ kỹ thuật nhỏ ở một vị trí nhất định, các bộ phận của thiết bị lại dễ hỏng hoặc dễ vỡ thường gây cảm giác rất khó chịu. Ngoài ra, việc sử dụng thiết bị này với những trẻ còn nhỏ, còn lạ lẫm với mọi thứ xung quanh và thường cảm thấy không thoải mái nếu phải nhét thiết bị này vào tai là một điều thực sự khó khăn. Nghiên cứu cho thấy những tương quan giữa việc phát triển ngôn ngữ lời nói và sử dụng hiệu quả các phương tiện hỗ trợ thính giác. Do các phương tiện trợ thính đóng vai trò quan trọng trong phương pháp tiếp cận bằng lời nói, những người thích sử dụng ngôn ngữ nói nhấn mạnh vai trò của các chuyên gia và sự hỗ trợ, thông của của phụ huynh/người chăm sóc để tâm và bảo quản các phương tiện hỗ trợ thính giác cho trẻ bị điếc. - Kinh nghiệm về ngôn ngữ nói: Điều kiện tiên quyết cho việc phát triển ngôn ngữ nói ở trẻ điếc là khả năng nghe của trẻ được tăng lên nhờ các phương tiện khuếch đại âm thanh tốt nhất có thể. Tuy nhiên, vấn đề không chỉ dừng lại ở đó. Nếu trẻ bị điếc phát triển ngôn ngữ nói của mình thông qua thính giác thì chúng phải nghe được ngôn ngữ nói của chúng. Những người thích sử dụng lời nói đã dành nhiều thời gian để suy nghĩ xem làm thế nào có thể tạo ra kinh nghiệm về ngôn ngữ trong những năm phát triển đầu đời của trẻ bị điếc. Những người học ngôn ngữ mà bị tổn thương thính giác nghiêm trọng cũng có cơ chế học ngôn ngữ bên trong và tiềm năng phát triển ngôn ngữ tương tự như một đứa trẻ bình thường. Nếu một đứa trẻ muốn thành thạo một ngôn ngữ, nó phải có những kinh nghiệm nhất định về ngôn ngữ đó. Nếu môi trường xung quanh trẻ không có ngôn ngữ thì trẻ sẽ không biết một ngôn ngữ nào. Những người thích sử dụng ngôn ngữ cũng nhận thấy rằng đối với những đứa trẻ mà khả năng nghe rất kém, việc sử dụng ngôn ngữ sẽ mất nhiều thời gian hơn với trẻ có khả năng nghe bình thường. Hầu hết trẻ bị giảm sút thính giác nghiêm trọng mất nhiều thời gian để học cách nghe và nhận thức các thông tin về thính giác do người đối thoại đưa ra. Do đó, sẽ không thể có được những dấu mốc quan trọng trong quá trình học tập ngôn ngữ của trẻ bị điếc như những người học tập về ngôn ngữ chưa tiến bộ. Tuy nhiên, tính liên tục trong quá trình học tập về ngôn ngữ cũng tương tự như những gì diễn ra với trẻ có thính giác bình thường, vì vậy, những người thích sử dụng ngôn ngữ nói cho rằng trẻ sẽ có khả năng nắm bắt về cấu trúc của ngôn ngữ nói. Những người thích sử dụng ngôn ngữ nói nhấn mạnh rằng yếu tố quyết định tới sự thành công trong ngôn ngữ nói là một môi trường giáo dục tạo nhiều kinh nghiệm cho trẻ bị điếc trong việc có một ngôn ngữ nói có chất lượng. Tuy nhiên, học đọc học viết là những mục tiêu giáo dục cơ bản và những người thích sử dụng ngôn ngữ nói tin rằng đối với trẻ bị điếc (cũng như đối với trẻ bình - 29 - thường), ngôn ngữ nói là nền tảng cơ bản để trẻ biết đọc biết viết. Một khi trẻ bị điếc biết đọc, bản thân việc đọc có thể giúp cho trẻ tăng vốn từ mới và tăng cường cấu trúc ngôn ngữ của trẻ. Trẻ bị điếc biết đọc có thể bổ sung hiểu biết của mình nếu như trẻ không thể nghe được cuộc hội thoại của những người khác. 3.2.1.2. Cách sử dụng ngôn ngữ nói - Nhu cầu nói: Nền tảng cơ bản cho phương pháp tiếp cận bằng nghe-nói để phát triển ngôn ngữ và giao tiếp ở đứa trẻ bị điếc là giao tiếp bằng lời nói, một hình thức nổi trội trong các phương thức trao đổi, giao tiếp của xã hội. Nếu không có khả năng nói và hiểu về những điều người khác nói thì mối liên kết giữa một cá nhân và xã hội rộng lớn sẽ bị hạn chế nghiêm trọng và những người thích sử dụng lời nói hẳn sẽ phản đối. Sự thật là có thể những người điếc có biết đến ngôn ngữ bằng cách ra dấu và do đó có thể sử dụng dấu hiệu như là một phương tiện giao tiếp. Nhưng nếu một người điếc chỉ biết duy nhất một ngôn ngữ bằng cách ra dấu thì người này sẽ chỉ giao tiếp được với những người quen ra dấu khác, nói chung là những người điếc khác mà thôi. Về lý thuyết, những người điếc chỉ giao tiếp bằng ngôn ngữ dấu hiệu có thể sử dụng dịch vụ phiên dịch từ dấu hiệu sang lời nói làm trung gian giữa họ và những người bình thường trong xã hội. Nhưng những người thích sử dụng ngôn ngữ nói lại cho rằng việc giao tiếp quan trung gian sẽ làm mất tính tự chủ và độc lập của con người. Trên thực tế, cũng không thể chắc chắn rằng dịch vụ “phiên dịch” giữa dấu hiệu và ngôn ngữ nói lúc nào cũng sẵn có. Đối với những người thích sử dụng ngôn ngữ nói, mục tiêu của lời nói với người điếc là xác định các lý lẽ về sự tự do, độc lập và khả năng của mỗi cá nhân trong việc tham gia vào cộng đồng xã hội. Nhưng liệu mục tiêu này có thể đạt được hay không? Liệu tất cả những người điếc bẩm sinh có thể phát triển khả năng giao tiếp thuần thục bằng lời nói và hiểu lời nói của người khác hay không? Rà soát những kết quả đã đạt được trong quá khứ về trẻ bị điếc đã có sự giáo dục về lời nói chỉ ra rằng đã không có những thành công đáng kể trong việc đưa ngôn ngữ nói và khả năng biết đọc biết viết đến với những người điếc. - Sự phát triển về thính học: Qua hai thập kỷ, các phương tiện trợ thính con người luôn sẵn sàng có và ngày càng có tác động lớn hơn do việc sử dụng rộng rãi các phương tiện này. Hiện nay, nhiều trẻ bị điếc đã có thể nghe được những phần của âm thanh lời nói mà trước đây khoảng 20 năm thì chúng không thể nghe được. Vì vậy, những người thích sử dụng lời nói cho rằng đó là những tiến bộ vượt bậc có tính tiên quyết đối với sự phát triển của lời nói. Hiện nay, sự phát triển của các phương tiện trợ thính nhờ sự ra đời của các phương tiện xử lý tín hiệu kỹ thuật số đem lại nhiều hy vọng về việc phát triển các công cụ trợ thính hiện đại hơn. Kỹ thuật làm núm tai đã phát triển nhanh và các loại núm tai hiện đại đã không như trong quá khứ đã làm hạn chế khả năng của các thiết bị trợ thính công suất lớn. Sự phát triển của hệ thống FM (hỗ trợ radio) cũng là một bước phát triển lớn về phương tiện hỗ trợ thính giác. Hệ thống FM đã góp phần vào việc phát triển khả năng của trẻ trong việc đón nhận ngôn ngữ nói. Điểm mạnh cơ bản của hệ thống FM là nó - 30 - khuyến khích người ta phân biệt giọng nói của một người nào đó, chẳng hạn như cha mẹ hay thầy cô giáo trong một mớ âm thanh phức tạp. Trong quá khứ, một vấn đề có lẽ còn quan trọng hơn cả vấn đề khuếch đại âm thanh-đó là việc giữ gìn, bảo dưỡng các phương tiện hỗ trợ. Nếu như các phương tiện này không được quản lý và bảo dưỡng cẩn thận, thì dù cho công nghệ có tinh vi đến đâu, hiệu quả hoạt động có tốt thế nào thì các công cụ này cũng không thể tối đa hoá khả năng nghe của trẻ điếc được. Một sự phát triển về thính học nữa cũng nên đề cập đến (có liên quan đến khả năng nghe của trẻ) là kỹ thuật đo lường thính giác ở trẻ nhỏ. Kỹ thuật này có thể đo thính giác của trẻ ngày từ khi mới sinh bằng cách kiểm tra điện thính giác thân não. Cho tới ngày nay, chỉ có những bé mới sinh và bị đánh giá là “có nguy hiểm” mới được sử dụng phương pháp đánh giá thính giác này. Hiện nay, chương trình khám sàng lọc đại trà sử dụng phương pháp điện sinh lý đã được thực hiện hoặc xem xét thực hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới. Điều này có nghĩa là nhiều trẻ bị điếc nặng sẽ được xác định ngay trong những tuần tuổi đầu tiên và có thể có lợi khi sử dụng phương pháp khuếch đại âm thanh trong năm tuổi đầu tiên của trẻ. Cuối cùng, có một bước tiến trong công nghệ đang có ảnh hưởng tới một số trẻ bị điếc là công nghệ mà trong tương lai có thể rất quan trọng: cấy điện cực ốc tai. Cấy điện cực ốc tai sẽ cấy một thiết bị nhân tạo trên bề mặt sọ để kích thích các dây thần kinh thính giác. Việc cấy ốc tai được thiết kế nhằm chuyển âm thanh thành năng lượng điện để kích thích trực tiếp các dây thần kinh thính giác, bỏ qua việc một số tế bào lông bị tổn hại trong ốc tai. Sự phát triển về công nghệ cấy điện cực ốc tai đã tạo ra những thiết bị có thể giúp người nghe tăng khả năng phân biệt âm thanh trong những tình huống khác nhau. - Tăng cường hiểu biết về phát triển ngôn ngữ Nhiều phụ huynh cho rằng họ rất khó thực hện việc trao đổi, giao tiếp hàng ngày với trẻ bị điếc. Tại Anh, trong các hoạt động giao tiếp bằng lời nói giữa người chăm sóc và trẻ bị điếc có các dịch vụ cung cấp các nguồn hỗ trợ cho cha mẹ trẻ bị điếc. Giáo viên của trẻ bị điếc là những người ngạy cảm hơn trong quá trình xử lý nhận thức ngôn ngữ của trẻ, do vậy, họ thường khuyên cha mẹ trẻ những lời khuyên có tính xây dựng, tạo điều kiện cho trẻ phát triển ngôn ngữ nói ngay từ trong những năm đầu đời. Trên cơ sở niềm tin của những người thích sử dụng ngôn ngữ nói về tầm quan trọng của ngôn ngữ tự nhiên trong sự tiến bộ ngôn ngữ, nhiều nhà giáo dục tin rằng khuynh hướng giáo dục trẻ có thính giác bị tổn thương nặng nề và sâu sắc tại các trường học bình thường sẽ góp phần vào thành công của phương pháp tiếp cận bằng ngôn ngữ nói. Trong môi trường học bình thường đa phần trẻ sử dụng ngôn ngữ nói một cách tự nhiên và trong nhiều ngữ cảnh. Trẻ bị điếc có thể có lợi do có nhiều kinh nghiệm về ngôn ngữ nói được sử dụng bởi người đối thoại trực tiếp với mình. Có nơi nào tốt hơn để học về ngôn ngữ hơn là ngôn ngữ nói-phương thức giao tiếp nổi bật. Trẻ bị điếc học tập trong những lớp học chính thức gặp nhiều thách thức, không chỉ trong việc nói năng sao cho dễ hiểu mà còn phải nghe một cách hiệu quả nhằm giao tiếp với những người xung quanh. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng khả năng nói sẽ tăng lên trong một môi trường có sự trao đổi bằng ngôn ngữ nói. Tuy nhiên, hầu hết những người thích sử dụng ngôn ngữ nói đồng tình rằng kinh nghiệm có được về ngôn ngữ nói cũng có thể có được - 31 - trong những trường học đặc biệt. Nếu trẻ bị điếc có được các phương tiện khuếch đại âm thanh tốt nhất và có kinh nghiệm trong việc phát triển ngôn ngữ thì địa điểm giáo dục trẻ sẽ không phải là yếu tố quan trọng. Việc hỗ trợ các trường học đặc biệt vẫn tiếp tục và những nhà giáo dục trong môi trường này đã ý thức được “những cái bẫy” đi kèm với các trường học đặc biệt và họ có thể “tạo ra một môi trường phát triển ngôn ngữ”. 3.2.1.3. Các bằng chứng hỗ trợ cho phương pháp tiếp cận bằng lời nói Để nêu lên những lý do nhằm hỗ trợ phương pháp tiếp cận bằng lời nói, cần phải nhìn nhận những kết quả nghiên cứu gần đây về những trẻ em được giáo dục bằng lời nói. Đầu tiên là nghiên cứu tại Mỹ của Geers và Moog (1989) ở 100 trẻ điếc ở độ tuổi 16, 17. Những nghiên cứu ở Anh do Harrison, Simpson và Stuart (1991) ở 86 trẻ bị điếc đại diện cho nhiều tầng lớp và các nhóm dân tộc khác nhau. Nghiên cứu của Lewis (1994) ở 82 thiếu niên điếc đã rời ghế nhà trường (15-17 tuổi). Kết quả các công trình nghiên cứu trên cho thấy: dù có bị tổn thương thính giác nặng nề, hầu hết trẻ vẫn có thể có khả năng biết đọc, biết viết cũng như giao tiếp bằng ngôn ngữ nói một cách trôi chảy và dễ hiểu. Trong giáo dục, không có lý do gì để nghĩ rằng những kết quả đã đạt được về ngôn ngữ lại không thể cao hơn. Kết quả nghiên cứu trên đã làm cho nhnữg người thích sử dụng ngôn ngữ nói rất hài lòng và cũng là những quan điểm ủng hộ họ về phương pháp tiếp cận bằng ngôn ngữ nói về tính xác thực và sự phát triển của ngôn ngữ nói. 3.2.1.4. Các vấn đề với ngôn ngữ nói - Cản trở về ngôn ngữ: Những người thích sử dụng ngôn ngữ nói ý thức được rằng với phương pháp tiếp cận bằng ngôn ngữ nói, trẻ điếc không học nghe ngay được nếu không có sự hỗ trợ của các dụng cụ trợ thính và việc sử dụng ngôn ngữ nói sẽ mất nhiều thời gian hơn so với trẻ bình thường. Sự trì trệ này dường như không cản trở trẻ bị điếc trong việc nắm vững cấu trúc ngữ pháp của ngôn ngữ ở trẻ dưới 5 tuổi. Trẻ có thể gặp nhiều vấn đề về ngôn ngữ hơn khi chúng bắt đầu tới trường. Trẻ thường gặp khó khăn trong việc nắm vững cấu trúc ngữ pháp và có vốn từ vựng rất nhỏ. Những trẻ này có thể gặp nhiều bất lợi do việc thiếu khả năng ngôn ngữ dẫn tới không thể hiểu hết điều giáo viên dạy. - Nỗ lực giao tiếp và thu nhận kiến thức: Trẻ bị điếc thường bất lợi hơn trẻ bình thường trong việc thu nhận thông tin qua lời nói: trẻ bị điếc phải tập trung cả bằng mắt và bằng tai để nghe giảng. Ngoài ra, để giao tiếp hàng ngày thông qua ngôn ngữ nói cũng tăng thêm gánh nặng với trẻ bị điếc. Điều này càng đặc biệt hơn với trẻ bị điếc học trong môi trường bình thường, nơi xung quanh trẻ là những trẻ bình thường và luôn gợi cho trẻ nhớ rằng mình là người tàn tật do những thất bại trong việc hiểu lời nói của người khác và không thể tham gia đầy đủ vào cuộc sống nhà trường. Tuy còn nhiều vấn đề thách thức song giáo dục bằng ngôn ngữ nói tại các trường bình thường đã mang lại cho người điếc những kết quả giáo dục tốt và đó là cách chuẩn bị tốt nhất cho họ để gia nhập vào cuốc sống xã hội. Những bằng chứng gần đây mới thu thập từ trẻ bị điếc cho thấy cô gái này đã thành công trong quá trình học cao hơn và - 32 - điều này khẳng định việc hỗ trợ người bị điếc bằng phương pháp tiếp cận bằng ngôn ngữ nói. Thực sự, nếu tôi không được giáo dục bằng ngôn ngữ nói, tôi không biết bây giờ mình sẽ ra sao. Thực tế đáng buồn là có lẽ những người ủng hộ cho ngôn ngữ bằng dấu hiệu tại Anh đã không nhận thức được vấn đề... Chúng ta phải nhìn nhận một thực tế là những người điếc đã hình thành nên một nhóm trong cộng đồng xã hội và do đó, chúng ta không thể trông chờ ở việc tất cả những người điếc sẽ học ngôn ngữ bằng các dấu hiệu vì lợi ích của một số người điếc, những người mà có thể họ sẽ chẳng bao giờ gặp. - Kìm nén cá tính của người điếc: Những người phản đối giáo dục bằng ngôn ngữ nói cho rằng việc giáo dục bằng ngôn ngữ nói là sai lầm về đạo đức, đã đồng hoá đứa trẻ điếc vào thế giới bình thường và trở nên “bình thường hoá”. Theo Treesgurg (1990), đó là hành động bạo ngược và độc ác. Do đó, người ta cho rằng trẻ bị điếc chẳng thể nào phát triển hơn, ngoài việc trở thành một “cái bóng mờ nhạt” của những người có thính giác bình thường. Và tất nhiên những người sử dụng ngôn ngữ nói phản đối ý kiến trên. Họ đồng ý điếc làm hạn chế nhiều mối quan hệ trong xã hội nhưng họ không cho rằng đây là một việc làm xấu. - “Những thất bại” dai dẳng của ngôn ngữ nói: Vì nhiều lý do, cũng có những trường hợp trẻ điếc (dù có môi trường ngôn ngữ “trong lành”) không phát triển được ngôn ngữ giao tiếp trôi chảy cũng như phát triển được cấu trúc câu và từ vựng. Trẻ bị điếc thường mắc các bệnh về tinh thần và điều này ảnh hưởng đến khả năng nghe của trẻ vì điều này có liên quan đến khả năng nhận thức được những đặc tính của ngữ điệu trong ngôn ngữ nói. Những nỗ lực phát triển các công cụ xác định kh
Tài liệu liên quan