Đại cương về ngôn ngữ và tiếng Việt

Kiến thức: – Xác định, phân tích và lí giải được bản chất xã hội, bản chất tín hiệu, tính hệ thống của ngôn ngữ; đối tượng và nhiệm vụcủa Ngôn ngữhọc. – Xác định và lí giải được các đặc trưng của tiếng Việt. Kĩnăng: Vận dụng được những hiểu biết về đại cương ngôn ngữvà tiếng Việt để: – Lí giải cơsởkhoa học của một sốphương pháp nghiên cứu ngôn ngữ. – Giải thích một sốhiện tượng trong tiếng Việt. – Bước đầu lí giải cơsởkhoa học của việc xây dựng chương trình, các dạng bài tập trong sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học. Thái độ: – Thấy được hữu ích của việc học Đại cương vềngôn ngữvà tiếng Việt. – Có ý thức vận dụng các kiến thức được học vào việc nghiên cứu các chủ đề tiếp theo.

pdf162 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 10486 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đại cương về ngôn ngữ và tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 1. Đại cương về ngôn ngữ và tiếng Việt Mục tiêu Kiến thức: – Xác định, phân tích và lí giải được bản chất xã hội, bản chất tín hiệu, tính hệ thống của ngôn ngữ; đối tượng và nhiệm vụ của Ngôn ngữ học. – Xác định và lí giải được các đặc trưng của tiếng Việt. Kĩ năng: Vận dụng được những hiểu biết về đại cương ngôn ngữ và tiếng Việt để: – Lí giải cơ sở khoa học của một số phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ. – Giải thích một số hiện tượng trong tiếng Việt. – Bước đầu lí giải cơ sở khoa học của việc xây dựng chương trình, các dạng bài tập trong sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học. Thái độ: – Thấy được hữu ích của việc học Đại cương về ngôn ngữ và tiếng Việt. – Có ý thức vận dụng các kiến thức được học vào việc nghiên cứu các chủ đề tiếp theo. Giới thiệu nội dung STT Tên tiểu chủ đề Số tiết 1 Đối tượng, nhiệm vụ của Ngôn ngữ học 2 2 Bản chất xã hội của ngôn ngữ 6 3 Hệ thống tín hiệu ngôn ngữ 4 4 Một số đặc trưng của tiếng Việt 2 5 Kiểm tra 1 Tài liệu và thiết bị dạy học – Nguyễn Thiện Giáp (Chủ biên). Dẫn luận Ngôn ngữ. Nxb Giáo dục, 1995. – Sách giáo khoa Tiếng Việt 1, 2, 3, 4, 5; NXB Giáo dục. Đối tượng nhiệm vụ của ngôn ngữ học Hoạt động 1: Tìm hiểu đối tượng của ngôn ngữ học Thông tin Người Việt giao tiếp với nhau bằng tiếng Việt. Tiếng Việt được gọi là một ngôn ngữ. Ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng được tạo thành bởi các bộ phận: ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Khi sử dụng tiếng Việt, phải tuân theo các quy tắc của nó đã được mọi người Việt chấp nhận. Hoạt động sử dụng tiếng Việt để giao tiếp được gọi là hoạt động ngôn ngữ. Hoạt động ngôn ngữ tạo ra sản phẩm hoặc ở dạng âm thanh hoặc ở dạng chữ viết. Sản phẩm này được gọi là lời nói. Người ta trao đổi được với nhau (trao đổi thông tin và tình cảm) thông qua phương tiện vật chất là lời nói. Ngôn ngữ, hoạt động ngôn ngữ và lời nói là đối tượng nghiên cứu của Ngôn ngữ học. Nhiệm vụ Nhiệm vụ 1: Hãy kể tiếp các ngôn ngữ của các dân tộc khác và cho biết chúng được tạo thành bởi các bộ phận nào. Nhiệm vụ 2: Phát biểu quan niệm của bạn về: ngôn ngữ, hoạt động ngôn ngữ, lời nói. Nhiệm vụ 3: Thảo luận quan hệ giữa ngôn ngữ và lời nói dựa trên những ý kiến sau đây của F. đ Saussure. “Tách ngôn ngữ ra khỏi lời nói, người ta đồng thời cũng tách luôn: 1 cái gì có tính chất xã hội với cái gì có tính chất cá nhân; 2. cái gì có tính chất cốt yếu với cái gì có tính chất thứ yếu và ít nhiều ngẫu nhiên”... “Tất nhiên, hai đối tượng này gắn bó khăng khít với nhau và giả định lẫn nhau: ngôn ngữ là cần thiết để cho lời nói có thể hiểu được và gây được tất cả những hiệu quả của nó; nhưng lời nói lại cần thiết để cho ngôn ngữ được xác lập”. Đánh giá Bạn hãy cho biết dạy ngôn ngữ khác dạy hoạt động ngôn ngữ như thế nào, tại sao ở tiểu học lại dạy hoạt động ngôn ngữ chứ không dạy ngôn ngữ. Hoạt động 2: Xác định nhiệm vụ của ngôn ngữ học Thông tin Trong giáo trình Ngôn ngữ học đại cương, F. đ. Saussure viết: Nhiệm vụ của Ngôn ngữ học sẽ là: a. Miêu tả và vạch lại lịch sử của ngôn ngữ mà nó có thể với đến được, mà như vậy chung quy là vạch lại lịch sử các ngữ tộc và phục hồi, trong chừng mực có thể, các ngôn ngữ mẹ của mỗi ngữ tộc. b. Tìm ra những sức mạnh có tác động thường xuyên và phổ biến trong mọi ngôn ngữ, và rút ra những quy luật khái quát có thể giải thích được tất cả các hiện tượng cá biệt của lịch sử. c. Tự phân giải và tự xác định mình. Nhiệm vụ Tóm tắt và kể ra các nhiệm vụ nghiên cứu của Ngôn ngữ học. Đánh giá Căn cứ vào các nhiệm vụ nghiên cứu của Ngôn ngữ học, bạn hãy đề xuất nhiệm vụ khi nghiên cứu tiếng Việt. Hoạt động 3: Xác định các phân ngành và bộ môn của Ngôn ngữ học Thông tin Thông tin 1: F. D. Saussure đưa ra sự đối lập theo hình vẽ sau: AB là trục của những hiện tượng đồng thời. Trục này liên quan đến những sự vật đang cùng tồn tại, loại trừ mọi sự can thiệp của thời gian. CD là trục của những hiện tượng kế tục. Trục này liên quan đến sự vật xét theo quá trình phát triển của chúng. Tương ứng với hai trục trên là hai phân ngành: Ngôn ngữ học đồng đại (Ngôn ngữ học miêu tả) và Ngôn ngữ học hiện đại. Thông tin 2: Ngôn ngữ gồm ba bộ phận: ngữ âm (âm thanh ngôn ngữ), từ vựng (tập hợp các từ và các đơn vị tương đương), ngữ pháp (các phương tiện và quy tắc cấu tạo và hoạt động của từ, cụm từ, câu và các đơn vị trên câu). Tương ứng với ba bộ phận đó là các bộ môn: Ngữ âm học, Từ vựng học và Ngữ pháp học. Ngoài ra các thành phần ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp lại được thể hiện cụ thể trong hoạt động giao tiếp. Đây chính là lĩnh vực nghiên cứu chủ yếu của Phong cách học. Nhiệm vụ Nhiệm vụ 1: Ngôn ngữ học hiện đại và Ngôn ngữ học đồng đại cùng nghiên cứu ngôn ngữ nhưng chúng khác nhau như thế nào? Cho ví dụ minh họa. Nhiệm vụ 2: Bạn hãy liệt kê các bộ môn và nội dung nghiên cứu của chúng. Đánh giá Bạn hãy cho biết các phân ngành, các bộ môn và nhiệm vụ nghiên cứu của chúng trong Việt ngữ học. Thông tin phản hồi Thông tin phản hồi cho hoạt động 1 Đối tượng nghiên cứu của Ngôn ngữ học là ngôn ngữ của loài người. Ngôn ngữ của loài người được hiểu ở hai khía cạnh: ngôn ngữ với tư cách là phương tiện giao tiếp của loài người nói chung và ngôn ngữ của một cộng đồng nào đó (tiếng Việt, tiếng Hán, tiếng Anh...). Để nhận diện rõ đối tượng nghiên cứu của Ngôn ngữ học, cần phân biệt các khái niệm: ngôn ngữ, hoạt động ngôn ngữ và lời nói. Ngôn ngữ là một kho tàng được thực tiễn nói năng của những người thuộc một cộng đồng ngôn ngữ lưu lại, tồn tại dưới dạng thức tiềm năng trong mỗi bộ óc để làm phương tiện giao tiếp và tư duy. Hoạt động ngôn ngữ là hoạt động sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp và tư duy. Còn lời nói chính là sản phẩm được tạo ra trong quá trình giao tiếp bằng ngôn ngữ. Lời nói vừa là sản phẩm vừa là phương tiện để giao tiếp. Ngôn ngữ và lời nói khác biệt nhau: – Ngôn ngữ có tính xã hội còn lời nói có tính cá nhân. – Ngôn ngữ có tính trừu tượng, còn lời nói là cụ thể. Tuy nhiên, ngôn ngữ và lời nói “gắn bó khăng khít với nhau và giả định lẫn nhau”. – Ngôn ngữ là cơ sở để tạo lời nói và hiểu lời nói. – Lời nói là biểu hiện cụ thể của ngôn ngữ, là nơi tồn tại hiện thực của ngôn ngữ. Dạy tiếng Việt ở tiểu học là dạy hoạt động ngôn ngữ tức là dạy các em cách thức sử dụng tiếng Việt để giao tiếp đạt hiệu quả cao nhất. Bởi lẽ, có dạy như vậy mới đáp ứng được mục tiêu cơ bản của môn Tiếng Việt ở tiểu học “hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong môi trường hoạt động của lứa tuổi”. (Chương trình Tiếng Việt tiểu học 2000). Thông tin phản hồi cho hoạt động 2 Ngôn ngữ học có các nhiệm vụ cơ bản sau đây: – Miêu tả các hệ thống ngôn ngữ, tìm ra nguồn gốc và quá trình phát triển ngôn ngữ nói chung và từng ngôn ngữ nói riêng; – Tìm những quy luật bản chất của ngôn ngữ, rút ra những quy tắc khái quát để giải thích và sử dụng ngôn ngữ; – ứng dụng những thành tựu nghiên cứu vào cuộc sống, đặc biệt là việc dạy và học ngôn ngữ, khắc phục những khuyết tật về ngôn ngữ của con người. Khi nghiên cứu tiếng Việt, cần giải quyết các nhiệm vụ cơ bản sau: – Xác định nguồn gốc, quá trình phát triển của tiếng Việt; – Miêu tả hệ thống tiếng Việt với các đơn vị và quy tắc tổ chức của nó; – Khái quát các quy tắc sử dụng tiếng Việt vào giao tiếp; – Nghiên cứu ứng dụng những thành tựu nghiên cứu đạt được vào cuộc sống (dạy tiếng Việt, chữa bệnh ngôn ngữ, xây dựng mật mã, mã tín hiệu bưu chính– viễn thông, ...). Thông tin phản hồi cho hoạt động 3 Ngôn ngữ học gồm hai phân ngành: Ngôn ngữ học đồng đại và Ngôn ngữ học lịch đại. Đi theo hướng nghiên cứu thứ nhất, người ta sưu tầm, miêu tả, rút ra quy luật và quy tắc tổ chức nội bộ và hoạt động của ngôn ngữ. Đi theo hướng thứ hai, người ta nghiên cứu ngôn ngữ theo kiểu so sánh đối chiếu các yếu tố của ngôn ngữ trong quá trình phát triển của nó. Tuy nhiên, trong thực tế, các nhà nghiên cứu thường kết hợp giữa hai hướng nghiên cứu trên. Ngôn ngữ học có bốn bộ môn là: Ngữ âm học, Từ vựng học, Ngữ pháp học và Phong cách học. – Ngữ âm học nghiên cứu mặt âm thanh của ngôn ngữ trên cả ba mặt: vật lí học (âm học), sinh lí học (cấu âm) và mặt chức năng xã hội. – Từ vựng học nghiên cứu từ và các đơn vị tương đương (ngữ cố định). Trong Từ vựng học có các phân môn: Từ nguyên học, Ngữ nghĩa học, Từ điển học. – Ngữ pháp học nghiên cứu cách thức, quy tắc và phương tiện cấu tạo từ, câu và các đơn vị trên câu. Ngữ pháp học bao gồm: Từ pháp học, Cú pháp học và Ngữ pháp văn bản. – Phong cách học nghiên cứu đặc điểm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp ở các lĩnh vực giao tiếp (phong cách) khác nhau, đồng thời nghiên cứu giá trị biểu cảm của các phương tiện ngôn ngữ trong lời nói. Tương ứng với các bộ môn trên của Ngôn ngữ học, Việt ngữ học có các bộ môn: – Ngữ âm học tiếng Việt – Từ vựng học tiếng Việt – Ngữ pháp học tiếng Việt – Phong cách học tiếng Việt. Bản chất xã hội của ngôn ngữ Hoạt động 1:Tìm hiểu nguồn gốc và quá trình phát triển của ngôn ngữ Thông tin Thông tin 1: Nói đến nguồn gốc ngôn ngữ là nói đến nguồn gốc của ngôn ngữ loài người nói chung mà không phải là nguồn gốc của một ngôn ngữ cụ thể nào. Từ thời xa xưa, loài người đã có nhiều giả thuyết về nguồn gốc của ngôn ngữ loài người. Sau đây là một số giả thuyết tiêu biểu. – Thuyết thần ngôn về nguồn gốc của ngôn ngữ. Thuyết này quan niệm ngôn ngữ loài người là do các bậc tối cao sáng tạo ra và ban cho con người. – Thuyết tượng thanh Toàn bộ ngôn ngữ nói chung và các từ riêng biệt của nó đều là do ý muốn tự giác của con người bắt chước những âm thanh của thế giới bao quanh. Con người dùng cơ quan phát âm của mình mô phỏng những âm thanh do sự vật phát ra như tiếng chim kêu, tiếng gió thổi, tiếng nước chảy... hoặc dùng đặc điểm của tư thế bộ máy cấu âm, mô phỏng đặc điểm của sự vật khách quan, ví dụ các từ có âm tròn môi thường biểu thị các sự vật có đặc điểm “hình lõm”, “trống rỗng”, “hình tròn” hoặc, “kéo dài”. – Thuyết cảm thán Ngôn ngữ loài người bắt nguồn từ những âm thanh của các trạng thái tâm lí như vui mừng, buồn, giận, đau đớn... phát ra lúc tình cảm bị xúc động. – Thuyết tiếng kêu trong lao động. Thuyết này cho rằng ngôn ngữ là do con người thỏa thuận với nhau mà quy định ra. – Thuyết ngôn ngữ cử chỉ Thuyết này cho rằng ban đầu con người chưa có ngôn ngữ thành tiếng, để giao tiếp với nhau người ta dùng tư thế của thân thể và của tay. Thông tin 2: Ngôn ngữ loài người luôn luôn phát triển và hoàn thiện. Trước khi có ngôn ngữ ngày nay, ngôn ngữ loài người đã hình thành và phát triển qua các giai đoạn. – Ngôn ngữ bộ lạc và các biến thể của nó. Mỗi bộ lạc bao gồm nhiều thị tộc, vì các thị tộc trong cùng một bộ lạc có quan hệ chặt chẽ với nhau nên không có ngôn ngữ riêng cho từng thị tộc mà cả bộ lạc có một ngôn ngữ chung. Do sự phân li của một số bộ lạc, đã hình thành một số bộ lạc độc lập có quan hệ họ hàng với nhau. Cùng với sự phân li đó, ngôn ngữ của các bộ lạc cũng hình thành những nét riêng, độc lập, và tạo ra các biến thể. – Ngôn ngữ khu vực Các bộ lạc liên minh với nhau theo từng khu vực. Kéo theo đó là sự thống nhất các ngôn ngữ bộ lạc thành ngôn ngữ chung của khu vực. Ngôn ngữ khu vực là tiền thân của ngôn ngữ dân tộc. – Ngôn ngữ dân tộc Sự phát triển và hình thành dân tộc gắn liền với sự mở rộng và tăng cường các mối quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa... đòi hỏi phải có một ngôn ngữ chung – ngôn ngữ dân tộc. Ngôn ngữ dân tộc là phương tiện giao tiếp chung của toàn dân tộc, dù dân tộc đó có địa bàn phân bố khác nhau. – Ngôn ngữ văn hóa và các biến thể của nó Ngôn ngữ văn hóa là biểu hiện của sự thống nhất ngôn ngữ dân tộc ở mức độ cao. Ngôn ngữ văn hóa hoạt động theo những quy tắc chặt chẽ – các chuẩn mực ngôn ngữ. Tuy nhiên, ngôn ngữ văn hóa cũng có những biến thể phong cách khác nhau tuỳ thuộc vào các lĩnh vực giao tiếp. – Ngôn ngữ cộng đồng tương lai Ngôn ngữ cộng đồng tương lai là mơ ước của nhân loại. Đó là thứ ngôn ngữ dùng chung cho cả loài người không phân biệt dân tộc và sắc tộc. Việc ra đời ngôn ngữ này sẽ tiết kiệm được khá nhiều sức lực trong việc học ngoại ngữ, làm cho loài người xích lại gần nhau, hiểu nhau dễ dàng hơn. Các nhà ngôn ngữ đang có những cố gắng bước đầu để thực hiện mơ ước này. Biểu hiện đầu tiên là cố gắng tạo ra ngôn ngữ Ep-phrăng-tô (quốc tế ngữ) hiện nay. Nhiệm vụ Nhiệm vụ 1: Đọc thông tin 1 ở phần trên và tóm lược nội dung của các giả thuyết về nguồn gốc của ngôn ngữ. Nhiệm vụ 2: Bạn hãy nêu lí do hợp lí của các giả thuyết trên và phê phán những bất hợp lí của chúng. Ví dụ: Muốn tìm những bất hợp lí của thuyết tượng thanh có thể phân tích: – Số lượng từ tượng thanh so với từ của ngôn ngữ. – Sự không phù hợp giữa đặc điểm tư thế bộ máy phát âm và đặc điểm của sự vật trong thực tế. – Để có một ngôn ngữ, ngoài từ còn cần các bộ phận nào nữa? Nhiệm vụ 3: Các nhà nghiên cứu đều công nhận tính đúng đắn của giả thuyết duy vật biện chứng về nguồn gốc của ngôn ngữ do Ăng–ghen đề xướng – thuyết lao động xã hội “Đem so sánh con người với các loài động vật, ta sẽ thấy rõ rằng ngôn ngữ bắt nguồn từ trong lao động và cũng nảy sinh với lao động, đó là cách giải thích duy nhất đúng về nguồn gốc của ngôn ngữ”. Bạn hãy dựa vào kiến thức về nguồn gốc loài người để thảo luận các vấn đề sau: – Bản chất của lao động – một hoạt động đặc thù của con người. – Tác dụng của lao động với việc hoàn thiện bộ máy cấu âm – Cơ sở để tạo ra ngôn ngữ thành tiếng của con người. – Tác dụng của lao động trong việc tạo ra nhu cầu giao tiếp. – Tác dụng của lao động đối với việc mở rộng hiểu biết và phát triển tư duy của con người. Nhiệm vụ 4: Bạn hãy đọc thông tin 2 và thực hiện một số yêu cầu sau đây: – Tóm tắt các giai đoạn phát triển của ngôn ngữ loài người. – Theo bạn, ngôn ngữ loài người hiện nay đang ở giai đoạn nào? – Kể một số biến thể của ngôn ngữ dân tộc và ngôn ngữ văn hóa. Đánh giá 1. Phân tích mối quan hệ giữa tiếng Việt văn hóa với các phương ngữ. Hãy so sánh phương ngữ của bạn với tiếng Việt văn hóa. 2. Nêu và phân tích các biến thể của tiếng Việt văn hóa. Các biến thể này có gì khác với hiện tượng sử dụng tiếng Việt tuỳ tiện không tôn trọng chuẩn mực? Hoạt động 2: Phân tích và lí giải các quy luật phát triển của ngôn ngữ Thông tin Thông tin 1: Sau đây là một bài thơ Nôm (sáng tác bằng tiếng Việt và viết bằng chữ Nôm) của Nguyễn Trãi cách đây nhiều thế kỉ: Rồi hóng mát thuở ngày trường Hòe lục đùn đùn tán rợp trương Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ Hồng liên trì đã tận mùi hương Lao xao chợ cá làng ngư phủ Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương Dẽ có ngư cầm đàn một tiếng Dân giàu đủ khắp đòi phương. Thông tin 2: Trong cuốn từ điển Việt – Bồ – Latinh của A-lếch-xăng de Rốt có các từ viết khác bây giờ. Sau đây là một số ví dụ: Blời (trời), blăng (trăng, blúc blắc (lúc lắc) tle (tre), tlâu (trâu), tlêu (trêu, mlẽ (lẽ), mlát (lát), mlời (lời), mnhẽ (nhẽ), mnhặt (nhặt), mnhầm (nhầm) Nhiệm vụ Nhiệm vụ 1: Thống kê những từ, ngữ khó hiểu và thử giải thích hoặc tìm từ hiện đại tương đương. Nhiệm vụ 2: Tuy đọc bài thơ của Nguyễn Trãi hơi khó hiểu song vẫn có thể hiểu được nội dung cơ bản. Theo bạn, tại sao lại như vậy? Nhiệm vụ 3: Thử khái quát quy luật biến đổi ngữ âm của một số âm ghi ở thông tin 2. Nhiệm vụ 4: Theo suy nghĩ của bạn, thì: – Ngôn ngữ có bỗng nhiên biến mất, và được thay thế bằng một ngôn ngữ hoàn toàn mới không? Tại sao? – Các bộ phận ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp thay đổi có đồng đều không? Bộ phận nào biến đổi nhanh nhất? Bộ phận nào biến đổi chậm nhất? Tại sao? – Thử tìm các nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển của ngôn ngữ. Đánh giá Trình bày các quy luật phát triển của ngôn ngữ và các nhân tố chi phối sự phát triển này. Hoạt động 3: Tìm hiểu nguồn gốc và quá trình phát triển của tiếng Việt Thông tin Thông tin 1: Tiếng Việt là tiếng nói của người Việt, (còn gọi là người Kinh) đồng thời cũng là ngôn ngữ quốc gia của Việt Nam. Về nguồn gốc của nó, trong vòng gần một trăm năm qua, khá nhiều giả thuyết đã được đưa ra. Gần đây, dựa vào những cứ liệu mới, nhiều nhà nghiên cứu lịch sử và ngôn ngữ đã đưa ra một giả thuyết có nhiều sức thuyết phục: tiếng Việt bắt nguồn từ một ngữ hệ lớn sinh thành trong khung cảnh Đông Nam á tiền sử: ngữ hệ Đông Nam á, mà địa bàn của nó bao trùm cả một vùng rộng lớn, từ bờ sông Dương Tử (Trung Quốc) cho tới vùng Atsam (Mianma), vùng núi và cao nguyên nay thuộc đất Thái Lan, Lào, Việt Nam, Campuchia... và về phía nam thì lan tỏa tới các bán đảo và đảo giáp với châu Đại Dương. Trong nhiều thiên niên kỉ, qua sự tiếp xúc với các ngôn ngữ thuộc các loại hình khác, ngữ hệ này đã phân chia thành một số dòng, trong đó đáng chú ý hơn cả là dòng Môn – Khơme phân bố ở vùng cao nguyên nam Đông Dương và miền phụ cận vùng núi bắc Đông Dương. Tiếng Việt, từ chỗ là một ngôn ngữ thuộc dòng Môn – Khơme (được gọi là ngôn ngữ tiền Việt – Mường), đã chuyển biến thành tiếng Việt – Mường chung hoặc tiếng Việt cổ và cuối cùng tách thành tiếng Việt và tiếng Mường. Quá trình chuyển biến này để lại nhiều dấu vét có thể khảo sát được qua việc đối chiếu, so sánh tiếng Việt với tiếng Mường, tiếng Tày – Thái, tiếng Khơme. Trong tiếng Việt hiện đại, những từ như chim, sông, cá, chân, tay... đã được chứng minh là có nguồn gốc Môn – Khơme; những từ như đồng, rẫy, gạo... là có nguồn gốc Tày – Thái. So sánh tiếng Việt với tiếng Mường, có thể tìm thấy sự tương ứng về ngữ âm, ngữ nghĩa của nhiều từ. Ví dụ: Việt Mường ngày ngài mưa mươ nắng rắng trắng tlăng trong tlong nước rák Một số âm tiết trong một số từ Việt lâu nay vẫn bị coi là không có nghĩa, thực ra đó lại là những từ có nghĩa gốc Môn – Khơme. Ví dụ: Xoa trong trắng xóa (Việt) vốn có quan hệ cội nguồn với so là trắng (tiếng Khơme); đai trong đất đai (Việt) vốn có quan hệ cội nguồn với đay là đất (tiếng Khơme)... Cũng theo chiều hướng này và đi sâu thêm, ta thấy một số từ xưa nay vẫn cho là từ Hán, nhưng gần đây có nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng đó là từ Việt gốc Tày – Thái. Ví dụ: – Phụ đạo, một chức vị cai quản địa phương dưới thời các vua Hùng, không phải là từ Hán mà chính là ptao (hoặc mtao), một từ Tày – Thái, chỉ chức vị thủ lĩnh, được phiên âm và ghi lại bằng chữ Hán. – Mị nương, con gái vua Hùng, không phải là từ gốc Hán, mà chính là mênang, từ Tày – Thái chỉ con gái nhà quý tộc, đã được phiên âm và ghi bằng chữ Hán v.v... Vấn đề nguồn gốc tiếng Việt và diện mạo tiếng Việt ở thời kì đầu hiện đang được giới nghiên cứu trong và ngoài nước tiếp tục đi sâu tìm hiểu. Tuy nhiên, có một điều có thể khẳng định được, đó là: ngay từ thời dựng nước xa xưa, trong quá trình giao hòa với nhiều dòng ngôn ngữ trong vùng, tiếng Việt với cội nguồn Nam á đã sớm tạo dựng được một cơ sở vững chắc để có thể tiếp tục tồn tại và phát triển trước sự xâm nhập ồ ạt của ngôn ngữ văn tự Hán ở những thế kỉ đầu công nguyên. (Theo Đặng Đức Siêu) Thông tin 2: Tiếng Việt trong thời kì phong kiến Sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, trải qua một nghìn năm Bắc thuộc và các triều đại phong kiến Việt Nam cho đến trước thời kì thuộc Pháp, ngôn ngữ giữ vai trò chính thống là tiếng Hán, tiếng Việt thường bị các tầng lớp thống trị coi rẻ. Tuy nhiên, thời gian gần hai nghìn năm đó cũng là thời gian đấu tranh nhằm bảo tồn và phát triển tiếng nói của dân tộc. Về mặt loại hình, tiếng Việt và tiếng Hán lại gần nhau. Cả hai đều thuộc loại ngôn ngữ đơn lập – âm tiết tính. Trong quá trình tiếp xúc, tiếng Việt đã vay mượn rất nhiều từ ngữ Hán. Chiều hướng chủ đạo của việc vay mượn này là Việt hóa, trước hết là về mặt âm đọc, sau đó là về mặt ý nghĩa và phạm vi sử dụng. Bắt đầu từ thế kỉ XI, việc học ngôn ngữ văn t
Tài liệu liên quan