Đánh giá sự chuyển động dọc theo đường cung về lao động

Để đánh giá sự chuyển động dọc theo đường cung về lao động người ta tính Hệ số co dãn theo công thức sau: Hệ số co dãn về cung của lao động = % thay đổi về lượng lao động cung ứng % thay đổi về mức lương Các yếu tố tạo ra sự co dãn của cung về lao động này bao gồm: sự ưa thích của cá nhân về nghỉ ngơi và lao động, các khoản thu nhập khác, sức khoẻ, triển vọng được hưởng gia tài, các luật thuế và giá hàng tiêu dung. Ngoài các yếu tố đã phân tích, việc cung ứng lao đọng còn chịu tác động của các động lực phi tiền tệ do sự ham thích công việc, các chính sách, luật lệ

doc4 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1317 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá sự chuyển động dọc theo đường cung về lao động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Để đánh giá sự chuyển động dọc theo đường cung về lao động người ta tính Hệ số co dãn theo công thức sau: Hệ số co dãn về cung của lao động = % thay đổi về lượng lao động cung ứng % thay đổi về mức lương Các yếu tố tạo ra sự co dãn của cung về lao động này bao gồm: sự ưa thích của cá nhân về nghỉ ngơi và lao động, các khoản thu nhập khác, sức khoẻ, triển vọng được hưởng gia tài, các luật thuế và giá hàng tiêu dung. Ngoài các yếu tố đã phân tích, việc cung ứng lao đọng còn chịu tác động của các động lực phi tiền tệ do sự ham thích công việc, các chính sách, luật lệ CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Khi đưa hai đường cung và cầu lao động vào cùng một hệ trục toạ độ, thì dễ thấy tiền công phản ánh hai vấn đề cùng một lúc đó là: Điều chỉnh để cân bằng cung cầu lao động và bằng doanh thu cận biên của lao động. Khi thị trường lao đọng nằm trong trạng thái cân bằng, doanh nghiệp sẽ thuê tất cả những lao dộng mà họ họ thấy sẽ đem lại lợi nhuận tại mức tiền công cân bằng. Có nghĩa là các doanh nghiệp sẽ thuê lao động dựa theo nguyên tắc tối đa hoá lợi nhuận; họ sẽ thuê lao động cho tới khi doanh thu cận biên của lao động bằng tiền lương thị trường MRPL = W Khi có các yếu tố làm tác động đến cung - cầu về thị trường lao động thì đường cung và đường cầu sẽ dịch chuyển làm thay đổi Cân bằng trên thị trường lao động. Sự dịch chuyển đường cung về lao động: Giả sử có yếu tố làm thay đổi cung của thị trường lao động đó là: sự di cư. Sự di cư sẽ làm tăng số lao động trên thị trường lao động, lúc này đường cung sẽ dịch chuyển sang phải. Tại mức tiền công ban đầu, lượng cung lớn hơn lượng cầu dẫn tới lao động dư thừa tạo sức ép làm giảm tiền công của người lao động, sự giảm tiền công này sẽ mang lại lợi nhuận nhiều hơn cho các doanh nghiệp, khiến cho họ có thể thuê nhiều lao động hơn. Khi số lượng lao động được thuê tăng lên (với các yếu tố khác là không đổi) thì Sản phẩm cận biên và Doanh thu cận biên của lao động giảm. Tại trạng thái cân bằng mới, cả tiền công và doanh thu cận biên của lao động đều thấp hơn so với trước khi có hiện tượng nhập cư. Sự dịch chuyển đường cầu về lao động: Khi giá của một loại hàng hoá hay dịch vụ nào đó tăng lêvu, thì nó không hề làm thay đổi Sản phẩm cận biên của lao động ở mọi mức lao động, song nó làm tăng Doanh thu cận biên của lao động. Với giá sản phẩm cao hơn, việc thuê thêm lao động để sản xuất sản phẩm có thể đem lại lợi nhuận và doanh nghiệp sẽ trả tiền công cao hơn cho người lao động. Ngược lại. khi giá sản phẩm giảm, nhà sản xuất kiếm được ít lợi nhuận hơn và lao động sản xuất ra sản phẩm đó cũng nhận được tiền công thấp hơn. Như vậy, khi đường cầu về lao động dịch chuyển sang phải thì tiền công cân bằng tăng lên và lượng lao động cân bằng cũng tăng lên. Kết quả là tiền công và doanh thu cận biên của lao động thay đổi cùng chiều với nhau. Quá trình dịch chuyển đường cung, đường cầu về lao động sẽ tạo ra các điểm cân bằng mới. Đó chính là sự điều chỉnh cân bằng trên thị trường lao động. Đồng thời, các doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận có nhu cầu lao động đảm bảo cho tiền công cân bằng luôn bằng doanh thu cận biên của lao động. Tuy nhiên, đối với thị trường độc quyền về lao động thì các doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận có nhu cầu lao động đảm bảo cho chi phí cận biên của lao động luôn bằng doanh thu cận biên của lao động. Tiền lương tối thiểu và những quy định về tiền lương tối thiểu Tiền lương tối thiểu là mức lương thấp nhất mà Chính phủ quy định người sử dụng lao động phải trả cho người lao động, để đảm bảo cuộc sống cho người lao động và vì mục tiêu công bằng xã hội. Mối liên hệ tương qua giữa cung cầu lao động đẫ tạo ra điểm cân bằng giữa số lao động cần thuê và mức tiền công. Còn tiền lương tối thiểu được Nhà nước quy định, nếu quy định mức lương này thấp hơn mức tiền công cân bằng thì sẽ không hợp lí. Tại mức lương tối thiểu đó thì lượng cung về lao động nhỏ hơn lượng cầu về lao động sẽ gây nên tình trạng thiếu hụt trên thị trường lao động. Còn nếu quy định mức tiền lương tối thiểu cao hơn so với mức tiền lương cân bằng thì lượng cung ứng lao động sẽ tăng lên, nhưng lượng cầu về lao động lại giảm đi dẫn tới hiện tượng dư thừa. Việc quy định mức tiền lương tối thiểu phải dựa trên cơ sở sản phẩm giá trị cận biên của lao động (MVPL) cho các doanh nghiệp có sức cạnh tranh trên thị trường. Thông thường thì mức lương tối thiểu cao hơn mức giá cân bằng trên thị trương lao động.
Tài liệu liên quan