Đạo diễn truyền hình

1. A. MỞ ĐẦU Đạo diễn là một nghề hấp dẫn với những người yêu sáng tạo và thích thử thách, điều ấy ai cũng có thể nhận thấy. Trước hết, đây là một nghề hiện đang được công chúng rất quan tâm. Các đạo diễn thường là tâm điểm cho các tờ báo, tạp chí giải trí, đạo biệt là xung quanh thời điểm họ cho ra đời tác phẩm của họ. Điều này cũng dễ hiểu. Bởi lẽ, các sản phẩm mà họ làm ra được số lượng lớn công chúng tiếp nhận. Đó là những cản phẩm tinh thần có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, nhận thức và thẩm mĩ của mọi người, không chỉ dành chomột, mà nhiều nhóm đối tượng công chúng. Tuy nhiên, điều đó cũng đồng nghĩa với việc đạo diễn không phải là một nghề đơn giản và nhàn hạ, nó bao gồmmột chuỗi những công việc tốn rất nhiều thời gian và công thức. Để trở thành đạo diễn, bạn phải hội tụ đầy đủ cáctố chất và kĩ năng cần thiết, không những thế bạn phải là người có hành trang kiến thức sâu rộng và đầu óc nghệthuật tinh tế.

pdf17 trang | Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 753 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đạo diễn truyền hình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠO DIỄN TRUYỀN HÌNH 1. A. MỞ ĐẦU Đạo diễn là một nghề hấp dẫn với những người yêu sáng tạo và thích thử thách, điều ấy ai cũng có thể nhận thấy. Trước hết, đây là một nghề hiện đang được công chúng rất quan tâm. Các đạo diễn thường là tâm điểm cho các tờ báo, tạp chí giải trí, đạo biệt là xung quanh thời điểm họ cho ra đời tác phẩm của họ. Điều này cũng dễ hiểu. Bởi lẽ, các sản phẩm mà họ làm ra được số lượng lớn công chúng tiếp nhận. Đó là những cản phẩm tinh thần có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, nhận thức và thẩm mĩ của mọi người, không chỉ dành cho một, mà nhiều nhóm đối tượng công chúng. Tuy nhiên, điều đó cũng đồng nghĩa với việc đạo diễn không phải là một nghề đơn giản và nhàn hạ, nó bao gồm một chuỗi những công việc tốn rất nhiều thời gian và công thức. Để trở thành đạo diễn, bạn phải hội tụ đầy đủ các tố chất và kĩ năng cần thiết, không những thế bạn phải là người có hành trang kiến thức sâu rộng và đầu óc nghệ thuật tinh tế. Song song với việc đề cập đến công việc của đạo diễn, tiểu luận này cũng đưa ra những giải pháp, yếu tố cần thiết để cho một bộ phim tài liệu thêm phần hấp dẫn. Bởi lẽ thực trạng hiện nay cho thấy, phim tài liệu tryền hình của Việt Nam sản xuất rất nhiều nhưng số tác phẩm để lại ấn tượng trong lòng công chúng lại rất ít. Nhắc đến đạo diễn, người ta thường nghĩ ngay đến các bộ phim điện ảnh, phim truyền hình. Nhưng trong phạm vi tiểu luận này, tôi chỉ bàn sâu hơn đến công việc của một đạo diễn phim tài liệu truyền hình và những vẫn đề xoay xung quanh nó. Việc móc nối hai vấn đề này hy vọng giúp mọi người hiểu rõ hơn về công việc của đạo diễn nói chung và đạo diễn truyền hình nói riêng. Và cũng với tác phẩm này, tôi mong rằng sẽ mang lại cho các bạn trẻ đang có ước mơ trở thành đạo diễn truyền hình có thêm được một gợi ý để họ có được sự quyết định đúng đắn. 1. B. NỘI DUNG 2. I. ĐẠO DIỄN VÀ ĐẠO DIỄN TRUYỀN HÌNH 3. 1. Đạo diễn. Trong tiếng Anh, thuật ngữ đạo diễn xuất hiện sớm để chỉ những người chỉ đạo diễn viên, lựa chọn bối cảnh và địa điểm đặt máy quay. Lúc đầu người đạo diễn phải kiêm rất nhiều việc, nhưng càng về sau, công việc của đạo diễn càng được phân hóa và chuyên biệt. Ban đầu, trong suốt thời kì điện ảnh cũ cho đến thập niên 50, người đạo diễn thường áp đặt quan điểm của mình cho khán giả. Nhưng nhiều năm trở lại đây, việc một tác phẩm điện ảnh hay truyền hình ra đời lại phụ thuộc nhiều yếu tố khác nữa. Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về nghề đạo diễn, tùy theo góc độ nhìn nhận về nghề này: Theo quan điểm của người trong nghề, cái nhìn của các chuyên gia nghiên cứu hoặc khán giả. Trong phạm vi rộng của từ này, có thể hiểu: Đạo diễn là chỉ đạo để làm ra một bộ phim, một vở kịch, một chương trình dựa trên những chất liệu có sẵn (kịch bản, diễn viên, bối cảnh, kĩ thuật). Điều đó có nghĩa là, đạo diễn là người chỉ đạo diễn xuất, kiểm soát chung mọi việc, từ khâu đầu đến khâu cuối để mọi việc coa thể diễn ra một cách hài hòa, đồng điệu, nhịp nhàng, đúng với ý đồ ban đầu. Hiểu một cách đơn giản, Đạo diễn là người chịu trách nhiệm chỉ đạo quá trình thực hiện một tác phẩm nghe nhìn, thường là điện ảnh hoặc truyền hình. Đạo diễn là người gắn bó lâu dài, sâu sắc và toàn diện với tác phẩm từ khi mới chỉ là ý tưởng cho đến khi hoàn thành hơn bất cứ một nhân viên nào, dù đó là biên tập viên, diễn viên, quay phim hay kĩ thuật viên. Khi bắt đầu với một kịch bản, đạo diễn là người sẽ định hướng những hiệu quả hình ảnh và nghệ thuật cho bộ phim. Lúc khởi quay, đạo diễn sẽ dàn cảnh, chỉ đạo diễn xuất và các phương tiện kĩ thuật khác. Chính vì phải đạm nhiệm công việc như vậy mà người đạo diễn phải có thêm kĩ năng của quay phim, một chút biên tập, diễn xuất và đôi khi là của một chuyên gia tâm lý để nắm bắt được cả tâm trạng của không chỉ nhân vật mà của tất cả các thành viên trong ekip. 1. 2. Đạo diễn Truyền hình. Truyền hình là một loại hình báo chí tổng hợp, nó vừa là nghệ thuật, vừa là báo chí. Và công việc của một đạo diễn truyền hình cũng trở nên phong phú hơn, khó khăn hơn. Đạo diễn truyền hình chính là người trực tiếp sáng tạo, chỉ đạo, tổ chức, diễn tả một sự kiện, một vấn đề bằng hình ảnh. Là diễn tả chứ không phải là kể, bởi lẽ ngôn ngữ của truyền hình là hình ảnh, tầm quan trọng của nó như thế nào chúng ta sẽ bàn ở phần sau. Công việc của một đạo diễn truyền hình ở mỗi tác phẩm phụ thuộc vào tính chất thể loại của tác phẩm đó. Nhưng dù ở thể loại nào đi nữa thì đạo diễn truyền hình đều có trách nhiệm giám sát vị trí của máy quay, thiết bị chiếu sáng, âm thanh, đạo cụ. Đối với một tác phẩm truyền hình mang tính nghệ thuật cao như phim tài liệu thì vai trò của đạo diễn truyền hình gần giống như một đạo diễn điện ảnh. Trong quá trình ghi hình, đạo diễn cũng phải kết nối các bộ phận một cách khoa học và nhịp nhàng thì mới có thể tạo ra được sự thành công. Tuy nhiên, công việc của một đạo diễn truyền hình cũng phải chịu rất nhiều áp lực như kinh phí hạn hẹp, phụ thuộc vào cơ quan truyền thông và nhà tài trợ. Bên cạnh đó, dù đứng ở vị trí chỉ đạo nhưng đạo diễn cuãng chỉ là một bộ phận của ekip, vì vậy họ không được làm theo ý mình. Dù nói thế nào đi nữa thì truyền hình thực chất cũng là một loại hình báo chí, bởi vậy các tác hẩm luôn phải đi theo định hướng nhất định của cơ quan truyền thông, chất lượng tác phẩm luôn đứng sau định hướng đó, điều này cũng làm hạn chế đi sự sáng tạo của đạo diễn. Tiêu chí của mỗi thể loại chương trình truyền hình khác nhau, tiều thuộc nội dung, nhân vật, sự kiệnĐiều đó bắt buộc đạo diễn phải có sự thay đổi trong cách tư duy, tránh gây nhàm chán cho khán giả. Mặt khác, đọa diễn Truyền hình phải luôn xác định rằng các tác phẩm của mình sẽ được phát sóng rộng khắp, phần lớn hướng tới phục vụ đông đảo quần chúng ở nhiều độ tuổi, ngành nghề và trình độ khác nhau nên phải có cách tiếp cận phù hợp nhất. Người đạo diễn phải cập nhật những cái mới, thay đổi tư duy sáng tạo và đưa chúng vào tác phẩm để tăng tính thời sự. Bên cạnh đó, nhiệm vụ đặt ra cho đạo diễn truyền hình là phải làm sao thể hiện nội dung một cách cô đọng, súc tích, không rườm rà, tốn thời gian bởi truyền hình đòi hỏi tính nhanh nhạy, chính xác. Đối với tác phẩm điện ảnh, có những người thưởng thức xong tác phẩm phải mất thời gian khá lâu mới hiểu được. Nhưng nếu điều đó xảy ra với tác phẩm truyền hình thì đó là một thất bại. Công việc của một đạo diễn truyền hình hiện nay đang dần trở thành một nghề nghiệp được công nhận và thậm chí còn phổ biến hơn đạo diễn điện ảnh. Bởi các chương trình truyền hình hiện nay rất đa dạng các thể loại, yêu cầu về trình độ tay nghề của đạo diễn thuộc nhiều mức độ khác nhau. Một đạo diễn truyền hình tài năng là người đem lại linh hồn cho chương trình, tác phẩm truyền hình. Đó là người nắm bắt rõ kiến thức, kĩ năng trong từng khâu, từng bộ phận sản xuất chương trình, có khả năng cùng một lúc thực hiện nhiều công việc thuộc nhiều chuyên môn khác nhau. 1. 3. Đạo diễn Phim tài liệu Truyền hình. Có thể đưa ra khái niệm về phim tài liệu truyền hình: phim tài liệu truyền hình là một thể loại báo chí truyền hình nằm trong nhóm thể loại chính luận nghệ thuật. Nó nói lên tư tưởng chủ đề, tức là tính chính luận của báo chí, thông qua việc xây dựng hình tượng từ những sự kiện, hiện tượng, con người cụ thể có thật trong đời sống xã hội. Nói cách khác, phim tài liệu truyền hình dùng sự thật để xây dựng hình tượng nghệ thuật, qua đó làm nhiệm vụ giáo dục thẩm mỹ và định hướng cách nhận thức sự thật đó cho công chúng. Đạo diễn phim tài liệu Truyền hình cần một tư duy khách quan và khoa học. Công việc của họ là ghi lại một cách trung thực nhất những mặt khác nhau của cuộc sống tự nhiên và xã hội. Như đạo diễn Roman Carmen- tác giả của những thước phim tài liệu quý báu về chiến tranh Điện Biên Phủ, Việt Nam đã từng nói: “Nguyên tắc cơ bản nhất của phim tài liệu là nhìn một cách sâu sắc vào cuộc sống xung quanh, tìm thấy ở hàng nghìn hiện tượng điều khẳng định, tôn nổi cho ý nghĩa nghệ thuật.Nếu như nhìn thấy cái gì đó thú vị trên đường, nhất định pahir quay, không bao giờ được nghĩ rằng còn được nhìn thấy như thế nhiều lần, còn kịp quay nó. Vì vậy nên sẵn sàng máy quay. Nó không thể ở trong hộp mà phải luôn ơ bên mình, trong tay” Nguyên liệu làm phim của đạo diễn là thực tế, hành trình của đạo diễn là hành trình khám phá, sản phẩm của họ là những góc nhìn sáng tạo và độc đáo về thực tế cuộc sống. Người đạo diễn phim tài liệu không chỉ là một đạo diễn làm phim đơn thuần mà còn mang phẩm chất của một nhà khoa học, một nhà báo với tư duy sắc bén, cách tổ chức vấn đề hợp lý, cách nhìn nhận vấn đề thấu suốt và khi đưa ra vấn đề cũng thật súc tích, nhanh nhạy. Nếu như trong mảng phim tài liệu chiến tranh, người đạo diễn thường sắm luôn cả vai quay phim. Vì trong điều kiện khắc nghiệt ấy, khó có thể có được một đoàn phim đầy đủ các bộ phận với máy móc cồng kềnh. Chấp nhận những tổn thương có thể gặp phải, thậm chí là hy sinh tính mạng để có được những thước phim quý báu, lúc này đạo diễn phim tài liệu truyền hình thực sự là một anh hùng. 1. II. NGÔN NGỮ HÌNH ẢNH- CHỦ LỰC TRONG TÁC PHẨM TRUYỀN HÌNH. 2. 1. Ngôn ngữ hình ảnh. Truyền hình không chỉ là phương tiên truyền thông đại chúng mà còn là một loại hình sáng tạo. Mỗi loại hình sáng tạo đều có ngôn ngữ nghệ thuật đặc thù của mình. Đó là tổng thể những thủ pháp kĩ thuật và phương tiện tạo hình mà người sáng tạo dung để thệ hiện ý đồ của mình. Hình ảnh trong truyền hình cũng như điện ảnh vừa là phương tiện vừa là nội dung thể hiện ý đồ tư tưởng của tác phẩm. Nó phản ánh không gian ba chiều lên mặt phảng hai chiều của truyền hình. Khác với hình ảnh tĩnh tại của các nghệ thuật tạo hình như hội họa, nhiếp ảnh. Hình ảnh trong truyền hình là hình ảnh động có thực đã qua xử lý kỹ thuật . Ở điện ảnh và truyền hình, hình ảnh được tái tạo sinh động, liên tục về quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng, còn ở nhíêp ảnh, hình ảnh là sự tái hiện cuộc sống trong khoảng khắc. Trong tác phẩm truyền hình, hình ảnh không chỉ mô tả sự họat động của con người mà còn giúp khán giả “tham gia” sự kiện. Chỉ cần ngồi tại chỗ với chiếc máy thu hình, người xem có thể biết được sự việc xảy ra xung quanh mình hoặc cách xa mình hàng vạn cây số, hàng năm ánh sáng. Truyền hình đã kế thừa kinh nghiệm của điện ảnh về cỡ cảnh, góc độ máy, động tác máy và nghệ thuật Montage. Các cỡ cảnh chính trong truyền hình là: toàn cảnh, trung cảnh, cận cảnh, Với các cỡ cảnh này, truyền hình có thể thỏa mãn nhu cầu muốn biết cái gì đang xảy ra, nó xảy ra như thế nào của khán giả. Ví dụ như một góc toàn quay từ trên cầu xuống mặt sông rộng lớn, bao la sẽ cho ta cảm giác thư thái, tâm hồn bay bổng; hay cận cảnh khuôn mặt với đôi mắt đỏ heo rưng rưng ngấn lệ của một cô gái cho ta thấy được nỗi buồn và đau khổ của nhân vật đóMặt khác qua các cỡ cảnh tác giả có thể bộc lộ được thái độ tâm lý của con người trong sự kiện đó. Qua các góc quay cao thấp, chính diện, ¾ góc độ chủ quan và khách quan, các tác phẩm truyền hình có thể giúp cho người xem “tham gia” sự kiện hay “đứng trên” nhìn vào sự kiện. Tuy nhiên, hình ảnh trong truyền hình có nhiều điểm khác hình ảnh trong phim truyện. Mục đích của các cảnh trong các tác phẩm truyền hình là thông tin thời sự và xác thực. Tính thời sự, tính phổ biến không thể thiếu được trong các tác phẩm báo chí. Còn điện ảnh, với mục đích giải trí, với phương pháp tái tạo cuộc sống bằng hình tượng nghệ thuật, việc hư cấu là không thể xóa bỏ. Bởi vậy, khi làm phim truyện, người ta phải mất nhiều thời gian dàn cảnh, bố trí đạo cụ, phục trang, hóa trang. Trong khi đó, người phóng viên khi quay phim phóng sự hay tin truyền hình, ít khi có điều kiện dàn dựng hiện trường, ít có góc độ thời gian để chọn góc độ, ánh sáng. Thậm chí khi công chúng phát hiện ra sự dàn dựng giả tạo, tính thuyết phục của tác phẩm truyền hình sẽ giảm sút. Cũng như các loại hình “nghệ thuật ống kính” khác (nhiếp ảnh, điện ảnh) truyền hình phải lựa chọn những hình ảnh truyền thông đắt nhất để phản ánh nét bản chất của vấn đề. Quá trình xử lý hình ảnh trong tác phẩm truyền hình phải phù hợp với điều kiện và môi trường giao tiếp thông tin (trong gia đình với khoảng cách gần và màn ảnh). Thông thường để hiểu được nội dung một cận cảnh, người ta cần từ 2-5 giây, để hiểu được nội dung trung cảnh, người ta cần 5-8 giây, còn toàn cảnh lượng thời gian còn nhiều hơn nữa. Hình ảnh trong các tác phẩm truyền hình phải tuân thủ theo nguyên tắc cảm nhận như thói quen quan sát khuôn hình từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, quy luật hình khối, xa gần, cân đối đường nét, màu sắc, kích thước sự vật, đường vàng (đường chéo), đường mạch, điểm mạch, chiều vận động của đối tượng. 1. 2. Vai trò của ngôn ngữ hình ảnh đối với Truyền hình. Hình ảnh là yếu tố chủ lực đối với một tác phẩm truyền hình (điện ảnh). Khi tác giả theo dõi một tác phẩm điện ảnh hay truyền hình, hình ảnh là yếu tố đầu tiên tác động đến họ, sau đó mới đến âm thanh và người xem mới dần dần nắm bắt được nội dung của tác phẩm đó. Chính vì vậy hình ảnh là yếu tố đầu tiên quyết định thành bại của một tác phẩm truyền hình (điện ảnh). Sức mạnh của truyền hình là kết hợp hài hòa giữa yếu tố hình ảnh với âm thanh, trong đó hình ảnh được xem là chính ngôn. (Là ngôn ngữ Quốc tế, chỉ cần nhìn là đã hiểu phần nào nội dung). Lời bình, lời thoại chỉ nói được những phần mà hình ảnh chưa nói được. Ví dụ, Khi diễn tả lại cảnh một đôi trai gái yêu nhau được gặp lại nhau sau bao năm xa cách, chàng trai đi bộ đội trở về. Khung cảnh diễn ra bên bờ sông, dưới ánh trăng sáng vằng vặc. Cô gái đang múc nước, bỗng thấy chàng trai đeo ba lô đi từ xa đến, cô buông vội chiếc thùng và vội vàng chạy đến. Chàng trai cũng chạy xô đến phía cô gái. Tuy nhiên, hai người chỉ dừng lại khi gần đến và đứng nhìn nhau. Lúc này chúng ta sẽ thấy hình ảnh chiếc thùng nước bị quên lững lờ trên dòng nước. Tay chàng trai mân mê quai ba lô, còn chân cô gái di đi di lại trên nền cát. Trạng thái tâm lý lúc này của hai nhân vật chỉ hình ảnh mới có thể diễn tả được chứ lời bình không thể nào nói hết. Đó chính là sức mạnh của ngôn ngữ hình ảnh. Hay như trong bộ phim “Trở về Ngư Thủy” của đạo diễn Nguyễn Mạnh Thích, người xem có thể hình dung một cách sinh động nhất, chân thật nhất về chân dung cuộc sống thời bình của những người nữ Pháo binh xưa thông qua hình ảnh. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy những mái tóc xanh ngày xưa nay đã bạc, khuôn mặt đã có những nếp nhăn của thời gian, của nắng và gió. Lời bình nào có thể diễn tả đầy đủ điều này. Và cũng có nhiều hình ảnh mang tính nghệ thuật rất cao như hình ảnh cỏ long chông lăn trên bãi cát, đó là hình ảnh mang tính biểu tượng và gợi cho khán giả rất nhiều suy nghĩ về những kiếp người long đong, vất vả. Truyền hình là phương tiện quan sát trực tiếp cuộc sống của mỗi gia đình, khả năng trực quan có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình nhận thức của con người. Chỉ riêng một khuôn hình thôi cũng có thể truyền đạt trực tiếp hình ảnh của sự vật cụ thể. Trong các tác phẩm truyền hình , mỗi hình ảnh đều phải bao hàm một ý nghĩa, một nội dung nào đó hoặc là nguyên nhân, diễn biến hoặc là kết quả của quá trình phát triển sự kiện trong cuộc sống. Các hình ảnh liên kết với nhau theo tuyến tính thời gian. Hình ảnh trong tác phẩm truyền hình là phương tiện để tác giả biểu thị ý đồ, tư tưởng: “ Bản thân sự thể hiện hình ảnh đã là nội dung, là hành động rồi và vì vậy, nó hàm chứa những nguyên nhân của chính cách xây dựng khuôn hình, hoặc thay thế khuôn hình này bằng một khuôn hình khác.” Ý nghĩa của hình ảnh trong tác phẩm truyền hình thể hiện ở chỗ cảnh quay cho xem cái gì, góc quay và động tác máy có ý nghĩa như thế nào, tác giả muốn biểu lộ ý đồ qua góc quay này. Khả năng biểu hiện của hình ảnh trong tác phẩm truyền hình còn thể hiện ở mối liên hệ trong các hình ảnh. Qua phương pháp Montage, nội dung tự thân của mỗi hình ảnh phối hớp với nhau, tạo ra nội dung thông tin mới mang tính tổng thể. Sự sắp xếp hình ảnh trong quá trình truyền đạt thông tin giúp con người cảm nhận được tính đa chiều, lập thể trong mỗi sự kiện, vấn đề, số phận con người. Tư duy làm khán giả phát hiện được tính ẩn dụ của hình ảnh, của các hiện tượng lắp ráp và qua đó biểu hiện được mối quan hệ của sự kiện, sự vật. Đôi khi, trong một số trường đọa của phim, chỉ cần hình ảnh mà không cân thêm yếu tố nào khác cũng đủ làm người xem nhận ra vấn đề. Ai đã từng xem bộ phim tài liệu “Linh hồn Việt cộng” của đạo diễn Minh Chuyên cũng sẽ không thể quên khoảnh khắc khi Homer đến nhà của gia đình liệt sĩ Hoàng Ngọc Đảm và hình ảnh người chị gái của liệt sĩ Đảm khóc lóc, trách móc Homer. Đan xen với thái độ phẫn nộ đó là gương mặt người cựu lính mỹ già với đôi mắt rưng rưng lệ, thoáng chút lo sợ và hối hận. Đoạn phim này hầu như không có lời bình. Thiết nghĩ, chỉ cần những hình ảnh như vậy thôi cũng đủ chuyển tải thông điệp đến khán giả rồi. Cũng giống như chữ viết đối với Báo in hay báo mạng; âm thanh đối với phát thanh, hình ảnh đối với truyền hình là yếu tố cần thiết, không thể thiếu. Nếu khuyết đi hình ảnh thì truyền hình không còn là truyền hình nữa. Trong quá trình sáng tạo tác phẩm điện ảnh hay truyền hình, cần đặc biệt chú ý đến việc điều tiết hình ảnh, đặt các góc máy, khuôn hình, động tác máy như thế nào cho phù hợp với việc chuyển tải nội dung đến khán giả. Hình ảnh cũng phải được triển khai thành từng “từ”, từng “câu”, “đoạn” hoàn chỉnh. Hình ảnh phải luôn luôn đặt giá trị chân thực lên hàng đầu, kĩ thuật chỉ làm tăng thêm tính nghệ thuật, thẩm mĩ và dễ hiểu cho những hình ảnh đó mà thôi. Và điều này phụ thuộc rất nhiều đến điểm nhìn của người đạo diễn. Đó phải là điểm nhìn khách quan. Đạo diễn cũng phải điều tiết làm sao để phù hợp với cách xem cũng như tâm lý tiếp nhận của khán giả, biết cách đồng cảm với số đông công chúng. Tất cả những phân tích trên đây đã cho thấy ngôn ngữ hình ảnh chính là củ lực của điện ảnh và truyền hình. Là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất chuyển tải nội dung, thông tin, tư tưởng chủ đề của tác phẩm đến công chúng. Thông qua hình ảnh mà sự tác động của nội dung, thông tin đó đến với khán giả một cách nhanh chóng và mạnh mẽ hơn, để lại ấn tượng sâu đậm hơn. Và đôi khi, chỉ cần hình ảnh mà không cần thêm yếu tố nào khác cũng đủ để nói lên tiếng nói, thông điệp mà tác giả muốn gửi tới công chúng. 1. III. ĐỀ TÀI, CHỦ ĐỀ VÀ CHỦ ĐỀ TƯ TƯỞNG CỦA PHIM TÀI LIỆU. 2. 1. Đề tài và ý tưởng văn học. - Đề tài: Trong quá trình sáng tạo các tác phẩm báo chí nói chung và truyền hình nói riêng, đề tài chính là đối tượng để nghiên cứu hoặc miêu tả thể hiện trong tác phẩm khoa học hoặc văn học nghệ thuật. Đề tài trong các tác phẩm truyền hình là lĩnh vực các sự kiện, hiện tượng, vấn đề trong đời sống xã hội được lựa chọn để phản ánh trong tác phẩm đó. Trong cuộc sống có muôn vàn sự kiện, hiện tượng, tất cả những điều đó có thể đều trở thành đề tài cho một bộ phim tài liệu. Có một chú dế mền cũng có thể trở thành đề tài cho Tô Hoài viết “Dế mèn phiêu lưu kí”. Những vấn đề to lớn cũng có thể trở thành tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình”. Rồi thì tình yêu, cuộc sống và đa dạng những đề tài khác nữa cũng có thể trở thành đề tài cho một tác phẩm Truyền hình. Hiểu một cách nôm na, đề tài của phim tài liệu chính là việc khoanh vùng cuộc sống thành một mảng nào đó để thể hiện chúng. Cái quan trọng là cách phát hiện ra đề tài và cách khai thác đề tài đó. Cùng một đề tài những cuộc hội ngộ sau chiến tranh, nếu cố NSND – đạo diễn Lê Mạnh Thích Cuộc hội ngộ sau 30 năm về cuộc gặp cảm động giữa “o du kích nhỏ giương cao súng” Nguyễn Thị Kim Lai và người tù binh Mỹ “lênh khênh bước cúi đầu” Robinson thì bộ phim tài liệu “Linh hồn Việt Cộng” của đạo diễn Minh Chuyên lại kể lại sự gặp gỡ của cựu binh Mỹ Homer với thân nhân người chiến sĩ Việt Cộng mà ông đã
Tài liệu liên quan