Dạy bé viết chữ đẹp

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người có chữviết rất đẹp như rồng bay phượng múa. Lại có l ắm người không dám đưa chữcủa mình cho ai xem. Vậy làm thếnào đểtrẻviết ch ữđẹp ởnhững năm tiểu học? Uốn nắn trẻtừthuởban đầu Hẳn các bạn không quên câu: “Dạy con từthu ởcòn thơ”, công việc khi đã thành thói quen, thành nếp sẽrất khó ch ữa. Chữviết của trẻcũng vậy, xấu do nhiều lý do, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là trẻkhông viết đúng cách từnhững ngày đầu tập viết. Và sau đây l à cách tập viết cho trẻ.

pdf6 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2740 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dạy bé viết chữ đẹp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dạy bé viết chữ đẹp Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người có chữ viết rất đẹp như rồng bay phượng múa. Lại có lắm người không dám đưa chữ của mình cho ai xem. Vậy làm thế nào để trẻ viết chữ đẹp ở những năm tiểu học? Uốn nắn trẻ từ thuở ban đầu Hẳn các bạn không quên câu: “Dạy con từ thuở còn thơ”, công việc khi đã thành thói quen, thành nếp sẽ rất khó chữa. Chữ viết của trẻ cũng vậy, xấu do nhiều lý do, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là trẻ không viết đúng cách từ những ngày đầu tập viết. Và sau đây là cách tập viết cho trẻ. Phần chuẩn bị phải được đề cao - Vở sạch chữ đẹp là tiêu chí hàng đầu ở những năm tiểu học. Trẻ dễ thích thú, say mê và ham học hơn với điều kiện học tập thoải mái. Do vậy, bạn nên đầu tư ngay từ ban đầu, vừa đạt hiệu quả cao vừa đỡ tốn kém về sau. - Bàn và ghế phải vừa đúng tầm của trẻ, sao cho khi trẻ ngồi thì khuỷu tay vừa chấm xuống mặt bàn. Nếu bàn quá thấp, trẻ phải khom lưng xuống, lâu ngày sẽ bị gù hoặc tệ hơn nữa là vẹo cột sống... Nhưng nếu bàn quá cao, trẻ phải nhướn người lên, hoặc cúi sát để viết dễ dẫn đến cận thị... - Chọn vở tập viết cho trẻ cũng là một khâu quan trọng. Trẻ mới tập viết nên chọn loại vở có kẻ ô ly to, rõ nét... , giấy dày để chữ không bị hằn hoặc mực không bị thấm sang mặt giấy bên kia. Mới tập viết, có thể cho trẻ viết bút chì, sau mới viết bút mực. Không nên cho trẻ viết bút bi, vì độ trơn, nhạy của viết sẽ dễ làm cho trẻ không làm chủ được cây viết của mình và nét chữ không thật. - Ánh sáng ở góc học tập của trẻ cũng rất quan trọng. Một góc học tập sạch sẽ, sáng sủa làm cho trẻ dễ chịu và hưng phấn hơn. Không nên chọn chỗ tối tăm, muỗi gián làm trẻ đâm ra sợ hãi và không còn hứng thú trong việc học. - Nếu đặt đèn, bạn phải đặt phía trước mặt hoặc hắt từ bên trái sang. Vì nếu đặt sau lưng hoặc bên phải, bóng của lưng và tay trẻ sẽ làm tối sách vở. Những ngày đầu tiên là quan trọng nhất - Những ngày đầu tập viết rất quan trọng với trẻ. Trẻ sau này có viết chữ đẹp hay không thì ngay ngày đầu phải kèm chặt, không phải thấy trẻ biết viết là được. Viết không đúng cách, để tập không đúng vị trí cũng làm cho chữ trẻ viết không đẹp. Viết cẩu thả, quấy quá cho qua và không theo dõi đều khiến trẻ ít viết hoặc không cố gắng viết cũng làm hiệu quả việc tập viết bị giảm. - Khi khâu chuẩn bị đã hoàn tất, bạn bắt đầu tập viết cho con được rồi đấy! Hiện nay, tại các nhà sách có rất nhiều loại vở tập viết cho trẻ, những quyển vở này có hàng chữ mẫu ở đầu trang và trẻ sẽ viết theo chỉ một kiểu chữ mẫu đó cho đến hết trang. Viết đi, viết lại nhiều lần, nhằm giúp trẻ quen với các ký tự, không mắc lỗi chính tả và viết cho đều tay. - Dáng ngồi khi viết cũng cần phải chú ý. Nên tập cho trẻ ngồi thoải mái, vở để thẳng trước mặt. Nhiều trẻ để vở nghiêng hẳn về bên phải hoặc bên trái mới viết được, bạn nên sửa ngay cách ngồi sai này, để lâu dần thành thói quen rất khó sửa. - Cò nhìều phụ huynh ra sức chỉnh sửa chữ viết cho con khi “gạo đã thành cơm”, có nghĩa là trẻ đã quen với cách viết riêng của nó. Trong trường hợp này, bạn phải từng bước nắn lại chữ bằng cách cho trẻ viết thật nhiều theo khuôn mẫu. Dĩ nhiên, tính kiên trì là cần thiết trong trường hợp này vì trẻ cần thời gian để tập luyện lại. Từ lớp 2-3, cha mẹ nên bắt đầu khuyến khích trẻ đánh ký tự đúng cách. Tăng dần khả năng đánh những chữ ngắn không nhìn bàn phím. Hướng dẫn trẻ cách xuống dòng, làm thẳng hàng, bỏ CD-ROM và đĩa đúng cách. Vào khoảng giữa lớp 3, bạn có thể dạy trẻ cách làm thế nào để dùng scanner, máy chụp hình digital... Trẻ con ở lứa tuổi này có thể bắt đầu tự hóa giải được các lỗi vì vậy đừng vội giúp chúng sửa chữa. Sang đến lớp 4-5, trẻ có thể học làm thế nào tạo ra được biểu đồ và các dữ kiện. Chúng sẵn sàng cải tiến khả năng soạn thảo văn bản, đánh máy nhanh hơn. Ở lứa tuổi này, trẻ có thể học về Internet, nhưng cha mẹ nên để mắt đến chuyện này. Hãy dạy trẻ cách căn lề, phân đoạn hay chia cột, về đầu trang hay để khoảng cách cuối trang. Đến lớp 6-7, trẻ cần được biết những điều căn bản về Internet, làm thế nào để nhận và gửi thư điện tử. Cha mẹ nên giới thiệu cho trẻ những chương trình cao hơn và tự tìm cách trả lời các câu hỏi do chúng đặt ra. Dạy cho trẻ cách làm thế nào để có thể nối các bộ phận rời và gắn mạch dây vào máy vi tính. Đến lớp 8, trẻ sẵn sàng biết tất cả về máy vi tính. Chúng có thể tự học, nhưng có lẽ sẽ học nhanh hơn nếu được chỉ định làm một đồ án nào đó. Nhiều chuyên gia cho rằng, đồ án lớn sẽ làm gia tăng sự hiểu biết về máy tính, bao gồm thiết lập một web site, viết một lá thư cho ai đó, thiết lập dữ kiện và sưu tập âm nhạc. Cha mẹ nên cùng sử dụng Internet với con và giúp chúng phân biệt đâu là sự thật, đâu là tưởng tượng. Dạy bé ý thức làm bài tập Bài tập ở nhà được trẻ cho là cực hình ghê gớm và nặng nề nhưng lại là một sự giáo dục tốt. Nó dạy cho trẻ biết tuân theo chỉ dẫn, áp dụng những kỹ năng và tập trung suy nghĩ. Quan trọng là phải bảo đảm bài tập ở nhà không gây ảnh hưởng đến tinh thần và thể xác, nó phải được làm với một chút tranh luận, trẻ phải ý thức được trách nhiệm với chính bản thân. Xin mách những chỉ dẫn sau đây: 1. Vào đầu năm học, tiếp xúc với giáo viên, tìm hiểu xem cách ra bài tập ở nhà của giáo viên là gì - nó được ra đề như thế nào, loại bài tập nào sẽ có và tốn thời gian bao lâu để làm xong. Do đó, nếu con bạn bất ngờ nói không có bài tập ở nhà, thì hãy hỏi lại giáo viên xem sao. 2. Đặt thời khóa biểu ở nhà: đưa ra thời khóa biểu trước sẽ cho trẻ thói quen giải quyết những bài học của trẻ. Bạn xác định thời gian xen kẽ, tùy thuộc vào thời gian của trẻ. Trẻ có khuynh hướng thử xem rằng bạn có theo dõi được thời gian học tập cho chúng hay không. Sẽ ra sao nếu không làm bài tập đúng thời gian quy định hoặc chúng sẽ làm một cách cẩu thả? Tham khảo với giáo viên, xem bài tập đó cần được làm trong bao lâu, để chắc rằng bạn có cùng tâm trạng như thầy cô vậy. Sau đó ấn định thời gian mà bạn cho là thích hợp và áp dụng thời gian đầy đủ vào mỗi tối. Hãy cho trẻ biết là làm bài tập một cách cẩu thả sẽ không giảm bớt thời gian học là mấy. 3. Cất vào hộp tất cả dụng cụ học tập: Để tránh lãng phí công sức thời gian khi phải theo dõi những thứ lặt vặt như đồ chuốt viết chì... hãy cất tất cả dụng cụ học tập cần thiết vào hộp viết. Hãy để trẻ lớn tự vạch ra kế hoạch cho bài tập ở nhà. 4. Tán thưởng và khuyến khích: Một số chuyên gia đề nghị, dùng phần thưởng để khuyến khích những ý thức. Con bạn đang muốn xem một bộ phim? Hãy đề nghị, sẽ cho trẻ xem nếu như làm xong bài vào mỗi tối. Hãy tán dương những công việc trẻ đã làm. Lyn Corno, một giáo sư về giáo dục và tâm lý của ĐH Columbia đã làm nghiên cứu phát hiện rằng nếu cha mẹ đóng vai trò như một người dẫn dắt có óc hài hước thì sẽ khêu gợi sự tự tin nơi con trẻ khả năng giải quyết, ngay cả những vấn đề cực khó. Một lời nhắn nhủ cho các bậc phụ huynh là nên nhắc trẻ: ''Con có thể làm được việc này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm cách giải quyết". Theo Corno, sau một thời gian trẻ sẽ ghi nhớ lời nhắc đó, chúng sẽ gia tăng lòng tự tin và khả năng giải quyết những nhiệm vụ đầy thử thách. 5. Hãy lập mối quan hệ với những phụ huynh khác: Nếu con bạn khăng khăng rằng không thể làm được bài tập đó, có lẽ bài tập đó thật sự quá khó. Hãy tham khảo ở những bậc phụ huynh khác trong lớp xem con của họ ra sao, sau đó hãy nói chuyện với giáo viên để tìm cách giải quyết. 6. Đôi khi trẻ không thật sự khó khăn trong bài tập, chúng chỉ phản ứng vì đó là công việc phải làm. Mỗi ngày bạn có thể nhờ giáo viên ghi vào những bài cần làm cho phụ huynh thấy. Vậy là bạn kiểm tra được việc của con mình, điều này làm cho trẻ và phụ huynh khỏi phải tranh luận nhiều và không khí gia đình vui vẻ hơn. Chúng ta cũng lưu ý, bài tập ở nhà không thật sự thú vị như chơi game hay chơi búp bê. Điều quan trọng nhất là sự kiên nhẫn. Phụ huynh phải dành nhiều thời gian để dạy cho trẻ ý thức làm bài ở nhà và nên có sự linh động cho mỗi tình huống.
Tài liệu liên quan