Đề án Cơ sở lý luận về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Ngày nay, hội nhập đã trởthành một xu thếtất yếu, một nước không thểphát triển nếu không tham gia hội nhập kinh tếquốc tế. Đứng trước tình hình đó, nền kinh tếViệt Nam đang có cơhội đầu tư, phát triển. Nhưng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngoài những cơhội còn rất nhiều những thách thức, do quy mô vừa và nhỏnên khảnăng cạnh tranh thấp, có nguy cơbị phá sản trước các doanh nghiệp lớn và trước các đối thủnặng ký từnước ngoài. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏlại đóng một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tếquốc dân, hàng năm góp phần lớn vào GDP của cảnước. Với vai trò rất lớn, nhưng lại đứng trước nhiều khó khăn, em không khỏi băn khoăn vềkhảnăng tồn tại và phát triển của nó. Đó là lý do em chọn đềtài: “Giải pháp nâng cao khảnăng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ởViệt Nam trong quá trình hội nhập kinh tếquốc tế” đểlàm đềán của mình. Đểgiải quyết đềtài này em xin trình bày những nội dung sau: - Chương I: Cơsởlý luận vềkhảnăng cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Chương II: Thực trạng khảnăng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ởviệt nam hiện nay - Chương III: Giải pháp nâng cao khảnăng cạnh tranh của các doanh nghiệp

pdf76 trang | Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 2186 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Cơ sở lý luận về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề án: "CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP" Đề án môn học LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay, hội nhập đã trở thành một xu thế tất yếu, một nước không thể phát triển nếu không tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Đứng trước tình hình đó, nền kinh tế Việt Nam đang có cơ hội đầu tư, phát triển. Nhưng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngoài những cơ hội còn rất nhiều những thách thức, do quy mô vừa và nhỏ nên khả năng cạnh tranh thấp, có nguy cơ bị phá sản trước các doanh nghiệp lớn và trước các đối thủ nặng ký từ nước ngoài. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại đóng một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, hàng năm góp phần lớn vào GDP của cả nước. Với vai trò rất lớn, nhưng lại đứng trước nhiều khó khăn, em không khỏi băn khoăn về khả năng tồn tại và phát triển của nó. Đó là lý do em chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ” để làm đề án của mình. Để giải quyết đề tài này em xin trình bày những nội dung sau: - Chương I: Cơ sở lý luận về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Chương II: Thực trạng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở việt nam hiện nay - Chương III: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Trong phạm vi của đề án môn học, em xin trình bày một cách ngắn gọn ý kiến của mình, hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. SV: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp QLKT 42A 1 Đề án môn học CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ I. HỘI NHẬP THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI: 1. Sự cần thiết của hội nhập: 1.1. Khái niệm hội nhập: Hội nhập kinh tế quốc tế là sự gắn kết nền kinh tế của một nước vào các tổ chức quốc tế khu vực và toàn cầu, trong đó các thành viên quan hệ với nhau theo những quy định chung. 1.2. Xu thế thế giới: Ngay từ những năm cuối của thế kỷ XX, sự phát triển của nền kinh tế thế giới đã chịu sự tác động sâu sắc của một loạt những xu thế mới. Đó là xu thế phát triển cách mạng khoa học và công nghệ, quốc tế hoá, toàn cầu hoá đời sống kinh tế thế giới và xu thế chuyển từ đối đầu sang đối thoại giúp cho lực lượng sản xuất được quốc tế hoá cao độ. Thương mại quốc tế phát triển mạnh mẽ và ngày càng giữ một vai trò quan trọng trong việc tăng trưởng kinh tế thế giới. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của thế giới đã tăng từ 50 tỷ USD trong đầu những năm 50 lên hơn 5500 tỷ USD năm 1999; tốc độ tăng trưởng mậu dịch thế giới tăng bình quân từ 1,2 đến 1,5 lần so với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Đầu tư đang trở thành trục đỡ cho sự tăng trưởng kinh tế của thế giới với tỷ lệ tăng trưởng đầu tư bình quân hàng năm cao hơn tỷ lệ tăng trưởng của hảng thương mại. Các công ty xuyên quốc gia ngày càng được nâng cao, ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của nền kinh tế thế giới; tầm hoạt động mới của các công ty xuyên quốc gia đã thúc đẩy quốc tế hóa sản xuất, quốc tế hoá nền kinh tế thế giới phát triển nhanh chóng. SV: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp QLKT 42A 2 Đề án môn học Ngày nay, xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển đã trở thành xu thế lớn phản ánh đòi hỏi, bức xúc của các quốc gia, dân tộc vì sự phát triển kinh tế giữa các nước. Thế giới đang xây dựng nền kinh tế với những chính sách hợp tác, hội nhập quốc tế sâu rộng, trong đó chú trọng đến hiệu quả và tăng sức cạnh tranh cho các nền kinh tế. Khi toàn cầu hoá đang trở thành xu thế khách quan thì yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng trở nên cấp bách. Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế mới của quá trình phát triển kinh tế thị trường, phản ánh trình độ phát triển cao của nền sản xuất, phân công lao động quốc tế và việc quốc tế hoá sản xuất trở nên phổ biến. Đặc điểm quan trọng của toàn cầu hoá là nền kinh tế thế giới tồn tại và phát triển như một chỉnh thể, trong đó nền kinh tế của các quốc gia chỉ là các bộ phận có quan hệ tương tác lẫn nhau, phát triển với nhiều hình thức phong phú. Bất kỳ một quốc gia nào khi tham gia vào kinh tế quốc tế đều có thể thu được lợi ích nếu quốc gia đó biết tập trung vào sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm thể hiện mối tương quan thuận lợi hơn về mặt chi phí so với các quốc gia khác. Do vậy, chỉ những quốc gia nào bắt kịp xu thế này, biết tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức mới có thể đứng vững và phát triển. Quốc gia nào không thực hiện hội nhập tức là đã tự loại mình ra khỏi lề của sự phát triển. Nói cách khác, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một tất yếu khách quan. 1.3. Tầm quan trọng của hội nhập kinh tế quốc tế đã được kiểm nghiệm qua thực tế, thể hiện ở sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Thực tế cho thấy nền kinh tế Việt Nam trước đây yếu kém, chậm phát triển. Sau đó tư tưởng đươc khai thông, Nhà nước đã đề ra nhiều chính sách kinh tế mới phù hợp với tiến trình lịch sử, đã góp phần lớn vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Bắt đầu từ Đại hội Đảng VI năm 1986, Đảng và Nhà nước chủ chương phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, cho phép tồn tại nhiều thành phần kinh tế. Từ đó đến nay nền kinh SV: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp QLKT 42A 3 Đề án môn học tế Việt Nam ngày càng năng động hơn. Nhiều đơn vị kinh doanh có hiệu quả, nhiều ngành nghề đạt và vượt mức kế hoạch đặt ra. Lĩnh vực có thành tích ấn tượng nhất là ngoại thương, với kim ngạch xuất khẩu tăng 10% năm 2002 gần gấp đôi năm 2001. Đã có 20 mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch xuất khẩu trên100 triệu USD/ năm. Năm 2002 kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Mỹ đạt 900 triệu USD, xuất khẩu thuỷ sản đạt 2, 03 tỷ USD. Hội nhập đã làm tăng sự năng động trong bản thân người sản xuất, do đó, trong lĩnh vực nông nghiệp cũng có nhiều triển vọng, nhiều lĩnh vực mới được chú trọng đầu tư như nuôi thuỷ sản, năng suất lúa liên tục tăng. Nước ta ngày càng mở rộng quan hệ quốc tế, điều đó là hết sức cần thiết và phù hợp với tiến trình phát triển của lịch sử, giúp chúng ta hạn chế đước những yếy kém như đã kể trên. Như vậy, có thể nói nền kinh tế nước ta phát triển vượt bậc gắn liền với quá trình hội nhập quốc tế. 2. Cơ hội và thách thức khi Việt Nam ra nhập thị trường thế giới: Với một nước có nền kinh tế thấp kém như Việt Nam thì hội nhập quốc tế đem lại rất nhiều cơ hội nhưng cũng không ít những thách thức. 2.1. Cơ hội: Thứ nhất, với quan điểm và nguyên tắc rõ ràng, Việt Nam đẩy nhanh quá trình hội nhập. Đường lối ở tầm vĩ mô không thể tránh khỏi đối với sự phát triển của quá trình tham gia toàn cầu hoá thực tế có ý nghĩa rất lớn đối với sự nghiệp đổi mới, hội nhập của Việt Nam. Từ nhận thức này trong những năm qua Việt Nam đã có bước chuyển đổi lớn trong chính sách phát triển kinh tế đối ngoại. Các chính sách này đều theo hướng tự do hoá, tất nhiên ở các tầng lớp khác nhau phụ thuộc vào thực lực của mỗi lĩnh vực. Thứ hai, tham gia toàn cầu hóa chính là tranh thủ các điều kiện quốc tế để tranh thủ tiềm năng nước nhà, phục vụ cho việc nâng cao đời SV: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp QLKT 42A 4 Đề án môn học sống nhân dân. Việt nam là nước có tài nguyên thiên nhiên phong phú nhưng chưa được khai thác hiệu quả. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú không chỉ tạo ta điều kiện cho việc phát triển các ngành khai thác chế biến mà còn thu hút đầu tư của các công ty nước ngoài. Trên cơ sở các nguồn tài nguyên thiên nhiên có sẵn, Việt nam có thể xác lập cơ cấu ngành kinh tế với những sản phẩm có tính cạnh tranh đáp ứng được nhu cầu trị trường thế giới. Thứ ba: Trong điều kiện nền kinh tế thế giới đang quá độ sang nền kinh tế trí tuệ, khoa học và công nghệ phát triển mạnh trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, chi phối mọi lĩnh vực kinh tế xã hội nhưng cũng không thể thay thế vai trò của nguồn lực lao động. Hơn nữa, bản thân nguồn lực lao động còn là nhân tố sáng tạo ra công nghệ thiết bị mới và sử dụng chúng trong quá trình phát triển kinh tế. Trên thực tiễn nhièu công ty nước ngoài vào Việt Nam, một trong những lý do quan trọng là tận dụng nguồn lực lao động dồi dào, rẻ và có khả năng tiếp thu công nghệ mới của Việt Nam. Theo đánh giá của các công ty Nhật Bản khi phân tích lợi thế môi trường kinh doanh của các quốc gia ASEAN, Việt Nam đứng thứ 7 trong tổng số các quốc gia (10 quốc gia) lớn hơn Lào, Campuchia và Myanma1. Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra cơ hội để nguồn lực của nước ta khai thông giao lưu với thế giơí bên ngoài. Việt Nam đã xuất khẩu lao động qua các hợp đồng gia công chế biến hàng xuất khẩu và nhập khẩu lao động kỹ thuật công nghệ mới rất cần thiết. Như vậy với lợi thế nhất định về nguồn lao động cho phép lựa chọn dạng hình phù hợp tham gia vào hội nhập và qúa trình hội nhập đã tạo điều kiện để nâng cao chất lượng nguồn lao động Việt Nam. 1 Nguồn:Thời báo kinh tế, năm 2001 SV: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp QLKT 42A 5 Đề án môn học Thứ tư: Việt Nam đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế trong điều kiện đất nước hoà bình, chính trị-xã hội ổn định. Đây là cơ hội rất quan trọng để tập trung phát triển kinh tế, mở rộng quan hệ đối ngoại. Với sự đổi mới phát triển hơn 17 năm qua Việt Nam đã thu được kết quả rất đáng tự hào. Sau gần hai thập kỷ tăng trưởng GDP đã tăng lên gấp 2 lần, từ nước nhập khẩu lương thực trở thành nước có mức xuất khẩu gạo lớn. Năm 2002 xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 3,5 triệu tấn, năm 2001-3,55 triệu tấn, năm 2002-3,25 triệu tấn, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới2. Cùng với mức đó, đời sống vật chất và văn hoá tinh thần của nhân dân được cải thiện. Thành qủa này tạo ra niềm tin vững chắc của toàn dân vào sự nghiệp đổi mới. Thứ năm: mặc dù kinh tế Việt Nam chưa phát triển nhưng không phải hội nhập với hai bàn tay trắng, ngoài tài nguyên thiên nhiên nguồn lực cùng với sự ổn đinh về chính trị xã hội, Việt Nam cũng có kinh nghiệm nhất định sau hơn 17 năm đổi mới, hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Cơ hội chỉ phát huy tác dụng khi chúng ta biết nắm bắt lấy nó. Nhận thức một cách đúng đắn và đầy đủ các cơ hội để khai thác triệt để sẽ giúp cho nền kinh tế Việt Nam phát triển. Khi nền kinh tế Việt Nam phát triển hơn bên cạnh các thuận lợi chung cho mọi thành phần kinh tế. 2.2 Thách thức: Bên cạnh những thuận lợi kể trên nền kinh tế Việt Nam còn nhiều thách thức trong đó đặc biệt là năm thách thức sau đây: Thứ nhất, tiềm lực vật chất của Việt Nam còn yếu, nguồn nhân lực dồi dào nhưng nói chung là có kỹ năng không cao, điều này khiến cho hệ thống phân công lao động quốc tế gặp nhiều bất cập. Khó khăn này thể hiện ở 2 Nguồn: Số liệu của tổng cục thống kê năm 2002 SV: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp QLKT 42A 6 Đề án môn học chỗ năng lực tiếp cận khoa học công nghệ chủ yếu, khó phát huy lợi thế của nước đi sau trong việc tiếp cận các nguồn lực sẵn có từ bên ngoài để nâng cao cơ sở hạ tầng kỹ thuật dẫn đến nguy cơ Việt Nam có thể trở thành “bãi rác” của các công nghệ lạc hậu. Với quy mô vốn nhỏ như các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) thì khả năng nhập các công nghệ lạc hậu càng lớn. Thứ hai, sự cạnh tranh, đặc biệt là cả các sản phẩm công nghiệp còn quá thấp do đó việt nam gặp nhiều khó khăn trong việc củng cố và phát triển các thị trường mới trong điều kiện nhiều nước đang phát triển cùng chọ chiến lược tăng cường hướng về xuất khẩu nên việt nam sẽ bị áp lực cạnh tranh ngay tại thị trường nội địa; việc mở rộng thị trường nội địa theo AFTA, WTO có thể biến việt nam thành thị trường tiêu thụ sản phẩm nước ngoài. Hàng hoá nước ngoài chất lượng cao lại được cắt giảm thuế, điều này khiến cho hàng hoá của các DNVVN bị cạnh tranh gay gắt. Thứ ba, do tri thức và trình độ kinh doanh của các goanh nghiệp còn thấp, cộng với hệ thống tài chính và ngân hàng còn yếu kém nên dễ nị tổn thương và bị thao túng nếu tự do hoá thị trường vốn sớm; từ kinh nghiệm của các nước ngoài và quốc tế ngày càng tăng. Thứ tư, hệ thống thông tin viến thông toàn cầu hoá với tư cách là một thứ quyền lực siêu hàng đang phát triển nhanh có thể gây ra tác động tiêu cức trực tiếp đến an ninh kinh tế, văn hoá, xã hội theo hướng gây rối loạn và làm lợi cho các thế lực bên ngoài. Vấn đề là kiểm soát việc tự do hoá thông tin, truyền thông như thế nào để không từ bỏ lợi ích tận dụng khai thác nó mà vẫn hạn chế tối đa nguy cơ gây thiệt hại sảy ra. Thư năm, trong quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ yếu là với các quốc gia có tiềm lực mạnh có thể chứa đựng những yếu tố tiêu cực như muốn kìm hãm thậm chí gây sức ép buộc Việt Nam phải thay đổi định hướng, mục đích phát triển. II. DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ: SV: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp QLKT 42A 7 Đề án môn học 1. Khái niệm: Không có một khái niệm chung nào thống nhất trên thị trường quốc tế về những gì cấu thành nên một doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN). Các khái niệm và sự phân loại thay đổi từ nước này sang nước khác. Quy mô của doanh nghiệp thường được xác định bởi nhiều chỉ tiêu bao gồm quy mô của tài sản, số người lao động, cơ cấu sở hữu, nguồn và loại hình tài chợ, lĩnh vực doanh nghiệp hoạt động. Đối với Việt Nam theo nghị định số 90/2001/ND- CP ngày 23/11/2001 thì DNVVN được định nghĩa như sau: DNVVN là cơ sở sản xuất, kinh doanh theo pháp luật hiện hành có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình không quá 300 người. Đối với một số lĩnh vực có quy định cụ thể như sau: Bảng 1: Tiêu thức vốn và lao động. Quy mô doanh nghiệp Vốn tối đa (đồng) Số người lao động tối đa Lĩnh vực sản xuất công nghiệp và xây dựng Trong đó DN nhỏ: 10 tỷ 1 tỷ 500 100 Lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp và hải sản Trong đó DN nhỏ: 10 tỷ 1 tỷ 1000 200 Lĩnh vực thương mại và dịch vụ Trong đó DN nhỏ: 5 tỷ 500 triệu 250 50 Nguồn: Những nội dung cơ bản về quản trị DNVVN, tháng 1/2002. Theo cách chung nhất, phân loại doanh nghiệp phụ thuộc vào số người lao động hoặc số vốn kinh doanh. Tuy nhiên còn cách phân loại khác được sử dụng trong các tài liệu phát triển đó là theo lĩnh vực chính quy và phi chính quy. Theo hướng này thì “phi chính quy” ám chỉ các doanh nghiệp SV: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp QLKT 42A 8 Đề án môn học nhỏ, một thành viên, thường làm việc bán thời gian hay theo thời vụ mà thông thường chúng không có tài sản cố định và có thể hoạt động tại gia đình. Thêm vào đó các doanh nghiệp thường hoạt động dưới dạng không đăng ký chính thức và ngoài vòng kiểm soát của Chính phủ về mặt thuế và quản lý. Thuật ngữ doanh nghiệp nhỏ thường được sử dụng để nói đến thu nhập nhỏ phát sinh từ các hoạt động thuộc loại này. Khu vực doanh nghiệp “chính quy” thường được sử dụng để kể đến các loại hình và quy mô doanh nghiệp sử dụng một số lượng lao động lớn hơn, không điều hành hoạt động từ gia đình. Loại doanh nghiệp này phải chịu chi phối bởi pháp luật và có khả năng tiếp cận dễ dàng đến các thể chế tài chính và dự án phát triển. Khái niệm thường được sử dụng cho doanh nghiệp chính quy là: “DNVVN là đơn vị tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân nhằm thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng, trao đổi hàng hoá và dịch vụ trên thị trường để tối đa hoá lợi ích của người tiêu dùng, thông qua đó để tối đa hóa lợi nhuận của chủ sở hữu tài sản của doanh nghiệp”3. 2. Đặc trưng cơ bản của DNVVN: - Hình thức sở hữu: Có đủ các hình thức sở hữu: Nhà nước, tập thể, tư nhân và hỗn hợp. - Về hình thức pháp lý: Các DNVVN được hình thành theo Luật doanh nghiệp và những văn bản dưới luật. Đây là những những công cụ pháp lý xác định tư cách pháp nhân rất quan trọng để điều chỉnh hành vi của các doanh nghiệp nói chung trong đó có DNVVN, đồng thời xác định rõ vai trò của Nhà nước đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế. - Lĩnh vực và địa bàn hoạt động: DNVVN chủ yếu phát triển ở ngành dịch vụ, thương mại (buôn bán). Lĩnh vực sản xuất chế biến và giao thông còn ít (tập trung ở ba ngành: Xây dựng, công nghiệp, nông lâm 3 PGS.TS.Đồng Xuân Ninh: Những vấn đề quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ, trường ĐH KTQD SV: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp QLKT 42A 9 Đề án môn học nghiệp, thương mại dịch vụ), địa bàn hoạt động chủ yếu ở các thị trấn, thị tứ và đô thị. - Công nghệ và thị trường: Các DNVVN chủ yếu có năng lực tài chính rất thấp, có công nghệ, thiết bị lạc hậu, chủ yếu sử dụng lao động thủ công. Sản phẩm của các DNVVN chủ yếu tiêu thụ ở thị trường nội địa, chất lượng sản phẩm kém; mẫu mã bao bì còn đơn giản, sức cạnh tranh yếu. Tuy nhiên có một số DNVVN hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông lâm, hải sản có sản phẩm xuất khẩu với giá trị kinh tế cao. - Trình độ tổ chức quản lý và tay nghề của người lao động còn thấp và yếu. Hầu hết các DNVVN hoạt động độc lập, việc liên doanh, liên kết còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn. 3. Vai trò của DNVVN: Mặc dù có những yếu kém và bất lợi nhất định nhưng do đặc điểm, tính chất của chúng nên các DNVVN có vị trí, vai trò và tác động kinh tế xã hội rất lớn. Thứ nhất, các DNVVN có vị trí rất quan trọng ở chỗ, chúng chiếm đa số về mặt số lượng trong tổng số các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và ngày càng gia tăng mạnh. Ở hầu hết các nước, số lượng DNVVN chiếm khoảng 90% tổng số các doanh nghiệp. Tốc độ gia tăng số lượng các DNVVN lớn hơn tốc độ ra tăng số lượng các doanh nghiệp lớn. Ở nước ta hiện nay DNVVN chiếm 65,9% so với tổng số doanh nghiệp Nhà nước và chiếm 33,6% so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài… Thứ hai, các DNVVN có vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng của nền kinh tế. Chúng đóng góp phần quan trọng vào sự gia tăng thu nhập quốc dân của các nước trên thế giới, bình quân chiếm khoảng trên dưới 50% GDP mỗi nước. Ở Việt Nam, theo đánh giá của viện nghiên cứu và quản lý trung ương, DNVVN đóng góp 24- 25% GDP của cả nước, 31% giá trị sản SV: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp QLKT 42A 10 Đề án môn học xuất công nghiệp; chiếm 78% mức bán lẻ của ngành thương nghiệp, 64% khối lượng vận chuyển hành khách và hàng hoá. Trong nhiều ngành sản xuất và dịch vụ khác các DNVVN cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể. Thứ ba, tác động kinh tế- xã hội lớn nhất của DNVVN là giải quyết một số lượng lớn chỗ làm việc cho dân cư, làm tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo. Xét theo luận điểm tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động, thì khu vực này vươn xa hơn hẳn các khu vực khác, góp phần giải quyết nhiều vấn đề xã hội bức xúc. Ở hầu hết các nước, DNVVN lại thu hút nhiều lao động hoặc có tốc độ thu hút lao động mới cao hơn khu vực doanh nghiệp lớn. Ở Việt Nam, cũng theo đánh giá của viện nghiên cứu và quản lý trung ương, số lượng lao động của các DNVVN trong các lĩnh vực phi nông nghiệp có khoảng 7,8 triệu người, chiếm khoảng 79,2% tổng số lao động phi nông nghiệp và chiếm khoảng 22,5% lực lượng lao động của cả nước. Thứ tư, các DNVVN góp phần làm năng động nền kinh tế trong cơ chế thị trường. Do lợi thế của quy mô nhỏ là năng động, linh hoạt, sáng tạo trong kinh doanh có sự kết hợp chuyên môn hoá và đa dạng hoá mềm dẻo, hoà nhịp với đòi hỏi uyển chuyển của nền kinh tế thị trường. Thứ năm, khu vực DNVVN thu hút được khá nhiều vốn trong dân. Hầu hết các DNVVN dựa vào vốn tự có, vốn huy động ngoài rất ít với 7% DNVVN có vay không trả lãi và trên 2% vay từ ngân hàng. Do tính chất nhỏ lẻ, dễ phân tán, đi sâu vào các ngõ ngách, yêu cầu vốn ban đầu không nhiều cho nên các DNVVN có vai trò, tác dụng rất lớn trong việc thu hút các nguồn vốn nhỏ lẻ nhàn dỗi trong các tầng lớp dân cư đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Thứ sáu, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển địch cơ cấu kinh tế, đặc biệt với khu vực nông thôn.Sự phát triển của các DNVVN ở nông thôn sẽ thu hút người lao động ở nông thôn thiếu hoặc chưa có việc làm vào hoạt SV: Phạm Thị Bích Ngọc Lớp QLKT 42A 11 Đề án môn học động sản xuất, kinh doanh, rút dần lực lượng lao động ở nông thôn chuy
Tài liệu liên quan