Đề cương chi tiết môn Thực hành mạng máy tính

• Quản trị mạng ngang hàng với các máy tính cài đặt Windows 7 • Quản trị mạng theo mô hình Miền với Active Directory trên Windows 2008 Server Yêu cầu:Sau khi thực tập người học phải có được những khả năng sau: • Trình bày được đặc điểm của các hệ điều hành thuộc họ MS-Windows • Trình bày được kiến trúc của hệ điều hành Windows 7 • Trình bày được những điểm mới của Windows 7 so với các hệ điều hành trước đó • Trình bày được sự khác biệt giữa hai mô hình mạng Workgroup và Domain

pdf37 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1784 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương chi tiết môn Thực hành mạng máy tính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN&TT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BỘ MÔN MMT&TT *** ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT Môn học: THỰC HÀNH MẠNG MÁY TÍNH Mã môn học: CT112 Số tín chỉ: 03 Học kỳ áp dụng: Học kỳ I - Năm học 2012-2013 Đối tượng học: Kỹ sư tin học, Cử nhân Lý tin – Toán tin (Đề cương môn học của những năm học trước đều không còn giá trị trong học kỳ này) A. TÓM TẮT NỘI DUNG VÀ MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC Mục đích: Môn học này nhằm trang bị cho người học các kiến thức cơ bản về quản trị mạng Windows, bao gồm các nội dung sau: • Quản trị mạng ngang hàng với các máy tính cài đặt Windows 7 • Quản trị mạng theo mô hình Miền với Active Directory trên Windows 2008 Server Yêu cầu: Sau khi thực tập người học phải có được những khả năng sau: • Trình bày được đặc điểm của các hệ điều hành thuộc họ MS-Windows • Trình bày được kiến trúc của hệ điều hành Windows 7 • Trình bày được những điểm mới của Windows 7 so với các hệ điều hành trước đó • Trình bày được sự khác biệt giữa hai mô hình mạng Workgroup và Domain • Quản trị được hệ điều hành windows 7 ở những khía cạnh sau: o Biết cách thay đổi tên máy tính, tên nhóm, địa chỉ IP của máy tính o Phân biệt được những nhóm người dùng khác nhau của hệ thống o Tạo tài khoản người dùng mới o Thay đổi thông tin về người dùng o Đặt lại mật khẩu mới cho một người dùng o Tạo các nhóm người dùng mới và thay đổi thành viên của các nhóm người dùng o Trình bày được các loại quyền khác nhau trên hệ thống tập tin NTFS o Biết cách phân quyền trên tập tin hay thư mục cho những người dùng khác nhau o Trình bày được các quyền chia sẻ tập tin o Biết cách chia sẻ tập tin theo những quyền truy cập khác nhau o Tìm kiếm và truy cập được các tài nguyên được chia sẻ trên mạng o Phân biệt được sự khác biệt giữa Quyền trên hệ thống tập tin và quyền chia sẻ tập tin • Cài đặt và quản trị miền trên Windows 2008 Server, gồm các nội dung cụ thể sau: o Cài đặt được dịch vụ Active Directory o Đưa các máy tính trạm vào miền o Cài đặt và cấu hình cơ bản dịch vụ Web, FTP Service trên nền IIS o Thiết lập và quản lý người dùng và nhóm người dùng trong miền Ngô Bá Hùng & Trần Thị Tố Quyên – Khoa CNTT&TT – Đại Học Cần Thơ 1 o Thiết lập chính sách an toàn cho miền o Quản lý chia sẻ tài nguyền lưu trữ trong miền o Hiển thị các sự kiện kiểm toán o Theo dõi và kiểm tra hệ thống B. MÔN TIÊN QUYẾT: C. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Sinh viên tự đọc lý thuyết có liên quan đến phần thực hành. Các buổi thực hành được thiết kế theo những chủ đề riêng vì thế sinh viên phải đi đúng buổi. Sinh viên phải đọc và chuẩn bị trước các công việc phải làm theo yêu cầu của từng buổi. Sinh viên sử dụng USB 08GB trở lên để lưu các images bài thực hành của mình và sử dụng trong tất cả các buổi thực hành. Sinh viên vắng 2 buổi thực hành trở lên xem như không hoàn thành môn học. Yêu cầu phần mềm: - Virtual Box - Image máy ảo Windows 7 (hoặc Windows ThinPC) - Image máy ảo Windows 2008 Server D. HÌNH THỨC ĐÁNH GIÁ - Thi thực hành: 10 điểm - Thi trực tiếp trên images máy ảo của sinh viên. E. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. [Ngô Bá Hùng, Phạm Thế Phi], Giáo trình Mạng máy tính, Khoa CNTT, 2005 2. Tô Thanh Hải, Phương Lan, Quản trị Windows Server 2008, Nhà xuất bản Phương Đông F. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT Buổi Chủ đề Bài 1 Mạng ngang hàng với Windows 7 Bài 1 – 7 2 Cài đặt Active Directory Bài 8 – 10 3 Cài đặt và cấu hình cơ bản Web, FTP services trên nền IIS Quản trị người dùng trong miền Bài 11 – 12 Bài 13 – 18 4 Chính sách an toàn trong miền Quản lý chia sẻ tài nguyên lưu trữ Bài 19 – 22 Bài 23 5 Theo dõi hệ thống Bài 24 – 28 6 Thi thực hành (Xem chi tiết các bài thực tập ở trang tiếp theo) Cán bộ biên soạn TS Ngô Bá Hùng & KS Trần Thị Tố Quyên Ngô Bá Hùng & Trần Thị Tố Quyên – Khoa CNTT&TT – Đại Học Cần Thơ 2 MỤC LỤC 1. Cài đặt máy ảo Windows ThinPC................................................................................................4 2. Đổi tên máy tính, tên nhóm, địa chỉ IP của máy tính...................................................................4 3. Tạo tài khoản cục bộ....................................................................................................................6 4. Thay đổi thông tin về tài khoản....................................................................................................7 5. Quản trị nhóm cục bộ...................................................................................................................8 6. Quyền trên hệ thống tập tin NTFS...............................................................................................9 7. Chia sẻ dữ liệu............................................................................................................................10 8. Cài đặt máy ảo Windows 2008 Server.......................................................................................13 9. Cài đặt Active Directory (AD)...................................................................................................13 10. Khảo sát cây thư mục AD........................................................................................................15 11. Cài đặt và cấu hình IIS với single Website..............................................................................17 12. Cài đặt và cấu hình cơ bản FTP Service...................................................................................18 13. Tạo các đơn vị tổ chức ............................................................................................................21 14. Điều chỉnh Policy cho phép đặt password đơn giản.................................................................21 15. Tạo tài khoản người dùng trong các đơn vị tổ chức ................................................................22 16. Xem thông tin mặc định về một tài khoản người dùng............................................................23 17. Gán điều khiển (Delegating Control).......................................................................................24 18. Quản trị người dùng trong một đơn vị tổ chức.........................................................................25 19. Tìm hiểu kiểu nhóm và phạm vi của .......................................................................................27 20. Tạo một chính sách nhóm (Group Policy)...............................................................................28 21. Kiểm tra chính sách nhóm .......................................................................................................29 22. Huỷ liên kết GPO khỏi các đối tượng và xoá GPO..................................................................30 23. Sử dụng File Service Resource.................................................................................................30 24. Xem sự kiện (Event Viewer)....................................................................................................35 25. Bật chế độ kiểm toán cho server .............................................................................................35 26. Đặt chế độ kiểm toán ở cấp đối tượng tập tin...........................................................................36 27. Tạo ra các sự kiện kiểm toán ...................................................................................................37 28. Xem các sự kiện kiểm toán......................................................................................................37 Ngô Bá Hùng & Trần Thị Tố Quyên – Khoa CNTT&TT – Đại Học Cần Thơ 3 YÊU CẦU THỰC HÀNH BUỔI 1: MẠNG NGANG HÀNG VỚI WINDOWS 7 1. Tạo máy ảo Windows ThinPC Windows ThinPC là phiên bản Windows 7 nhỏ gọn, do Microsoft cung cấp, lược bỏ một số tính năng để phù hợp với máy tính có cấu hình thấp. Tạo máy ảo trên Virtual Box từ image đã có sẵn (Cung cấp bởi giáo viên hương dẫn thực hành) cới các thông số sau: - Base RAM memory size: 512 MB - Virtual disk file size: 4GB - Setting \ Network \ Attached to: Chọn Host-Only Adapter để tạo mạng LAN riêng giữa các máy ảo (Hình 1) Hình 1 Cửa sổ Settings (Cài đặt cho máy ảo Windows ThinPC) - User administrator name: THMMT - Password user THMMT: thmmt 2. Đổi tên máy tính, tên nhóm, địa chỉ IP của máy tính - Vào Start \ Nhấp chuột phải lên biểu tượng My Computer \ Chọn Properties \ Chọn Change settings trong phần Computer name, domain, and workgroup settings để mở cửa sổ System Properties \ Chọn Change cho phép thay đổi thông tin về Tên (Computer Name) và tên Miền (Domain) hay Tên nhóm (Workgroup): (Hình 2 và Hình 3) Hình 2 Cửa sổ System (Xem thông tin hệ thống) Ngô Bá Hùng & Trần Thị Tố Quyên – Khoa CNTT&TT – Đại Học Cần Thơ 4  Hãy đổi tên máy thành: MXXXXXXX với XXXXXXX là MSSV của bạn. Ví dụ bạn có MSSV là 1071701 thì tên máy của bạn sẽ là: M1071701  Đổi tên nhóm (Workgroup) thành: NhomN, với N là số thứ tự nhóm thực tập của bạn  Restart lại máy ảo để áp dụng các thay đổi. Hình 3 Cửa sổ System Properties và Computer Name/Domain Changes (Thay đổi tên máy và tên nhóm) - Chọn Menu Start \ Control Panel \ Network and Internet \ Local Area Connection \ Properties \ Internet Protocol Version 4 (TCP/IPv4) \ Properties để mở cửa sổ cấu hình địa chỉ IP cho máy tính: (Hình 4 và Hình 5) Hình 4 Cửa sổ Network And Sharing Center và Local Area Connection Status (Xem thông tin về Network Connection) Ngô Bá Hùng & Trần Thị Tố Quyên – Khoa CNTT&TT – Đại Học Cần Thơ 5 Hình 5 Cửa sổ Local Area Connection Properties và Internet Protocol Version 4 (TCP/IPv4) Properties (Thay đổi cấu hình địa chỉ IPv4)  Đặt địa chỉ IP của máy là: 192.168.N.X, Với N là số thứ tự của nhóm thực hành của bạn, X là số thứ tự của máy tính bạn đang ngồi. Ví dụ bạn thuộc nhóm 2 và đang ngồi ở máy số 10, khi đó sẽ đặt địa chỉ IP là 192.168.2.10  Subnet mask: 255.255.255.0 3. Tạo tài khoản cục bộ - Đăng nhập vào máy tính Windows 7 ThinPC với tài khoản người quản trị. - Chọn Menu Start \ Nhấp chuột phải vào My Computer \ Chọn Management để mở cửa sổ Computer Management (Hình 6) cho phép quản trị máy tính hiện tại: Hình 6 Cửa sổ Computer Management (Quản trị máy tính)  Chọn Local User and Groups \ Users, liệt kê danh sách những người dùng đang có trong hệ thống.  Nhấp chuột phải lên thư mục Users \ Chọn New để mở cửa sổ New User cho phép tạo người dùng mới (Hình 7).  Giả sử bạn tên là Nguyễn Văn A, hãy tạo tài khoản cho bạn với các thông tin sau: o User name: nva o Full name: Nguyen Van A o Description: Sinh vien thuc tap o Password: o Tuỳ chọn User must change password at next logon bắt buộc người dùng mới phải đổi mật khẩu ở lần đăng nhập kế tiếp. Tuỳ chọn User cannot change password không cho phép người dùng này thay đổi mật khẩu. Tuỳ chọn Password never expires cho mật khẩu không bao giờ hết hạn. Tuỳ chọn Account is disabled để vô hiệu hoá tài khoản này. Ngô Bá Hùng & Trần Thị Tố Quyên – Khoa CNTT&TT – Đại Học Cần Thơ 6 Hình 7 Cửa sổ New User (Tạo người dung mới)  Nhấp chuột phải vào người dùng vừa tạo \ Chọn Properties để thay đổi thuộc tính tài khoản người dùng này. Trong thẻ Member of \ Chọn Add để thêm người dùng và nhóm khác (Hình 8). Để thêm người dùng vào nhóm Administrators, nhấp chọn Advanced \ Find now để tìm kiếm tất cả các nhóm (tuỳ chọn Group) đang có trong máy tính (Tuỳ chọn Locations) \ Administrators trong phần Search results \ OK (Hình 9). Tài khoản người dùng mới này đã được thêm vào nhóm quản trị viên. Hình 8 Cửa sổ User Properties và Select Groups (Thêm tài khoản vào nhóm khác) Hình 9 Cửa sổ Select Groups (Chọn nhóm cho người dùng) - Logoff ra khỏi hệ thống. - Đăng nhập lại với tài khoản người dùng vừa được tạo. Lần đăng nhập đầu tiên của người dùng mới sẽ mất một khoảng thời gian để hệ thống tạo ra tài nguyên cần thiết cho người dùng. - Tạo thêm hai tài khoản mới:  Tài khoản có tên user thuộc nhóm Users  Tài khoản superman thuộc nhóm Power Users - Lần lượt đăng nhập vào hệ thống bằng các tài khoản user và superman. Mỗi lần đăng nhập thực hiện việc sửa đổi giờ hệ thống. Ghi nhận lại trường hợp nào thành công, trường hợp nào thất bại. Đưa ra kết luận về mức độ phân quyền của 3 nhóm người dùng Administrators, Power Users, Users. 4. Thay đổi thông tin về tài khoản - Đăng nhập vào máy Windows ThinPC bằng tài khoản người quản trị. Ngô Bá Hùng & Trần Thị Tố Quyên – Khoa CNTT&TT – Đại Học Cần Thơ 7 - Mở cửa sổ Computer management \ Mở thư mục Users. Nhấp chuột phải lên các tài khoản user đã tạo:  Chọn Set password để đặt lại mật khẩu mới cho user. Một cảnh báo đưa ra nhắc nhở bạn thận trọng trước khi thay đổi mật khẩu của người dùng này.  Chọn Rename: Thay đổi tên tài khoản user thành tài khoản user1  Chọn Properties: Trong thẻ General, thay đổi Full Name của người dùng superman thành Nguoi Dung Cao Cap và đặt thuộc tính yêu cầu người superman phải thay đổi mật khẩu kể từ lần đăng nhập kế tiếp  Lần lượt đăng nhập vào hệ thống bằng các tài khoản user và superman. 5. Quản trị nhóm cục bộ - Đăng nhập vào máy Windows ThinPC bằng tài khoản người quản trị. - Mở cửa sổ Computer Management cho phép quản trị máy tính hiện tại. Mở thư mục System Tools \ Local Users and Groups \ Groups: Hãy liệt kê các nhóm đang có trong hệ thống. Nhấp chuột phải vào nhóm Administrators \ chọn Properties: Liệt kê tên các thành viên của nhóm Administrators. Nhấp chuột phải lên thư mục Groups \ Chọn New Group để mở cửa sổ New Group cho phép tạo một nhóm mới (Hình 10). Hãy tạo nhóm có tên SinhVien và đưa các tài khoản đã tạo ở Bài 3 vào làm thành viên của nhóm này (Thao tác Add). Hình 10 Cửa sổ New Group và Select Users (Tạo nhóm mới và thêm người dùng vào nhóm)  Lưu ý:  Bạn có thể nhập trực tiếp tên tài khoản người dùng vào phần Enter the object names to select và nhấp vào Check Names để đơn giản hoá thao tác tìm kiếm.  Bạn có thể sử dụng tiện ích Manage Accounts (Start \ Control Panel \ User Accounts \ Add or remove user accounts) để dễ dàng quản lý tài khoản người dùng trên máy tính (Hình 11). Ngô Bá Hùng & Trần Thị Tố Quyên – Khoa CNTT&TT – Đại Học Cần Thơ 8 Hình 11 Tiện ích Manage Accounts (Quản lý tài khoản người dùng) 6. Quyền trên hệ thống tập tin NTFS - Đăng nhập vào Windows ThinPC bằng tài khoản người quản trị. - Tạo thư mục C:\NhomN , với N là số thứ tự nhóm thực tập của bạn - Nhấp chuột phải lên thư mục C:\NhomN \ Chọn Properties \ Security để mở cửa sổ cho phép thông tin về quyền trên thư mục này (Hình 12):  Hãy cho biết người dùng và nhóm người dùng nào có quyền gì trên thư mục C:\NhomN Hình 12 Cửa sổ Folder Properties – Thẻ Security (Xem thông tin quyền người dùng trên thư mục)  Nhấp chọn Advanced \ Chọn Change Permissions để thay đổi quyền trên thư mục NhomN (Hình 13): o Bỏ dấu chọn trên tuỳ chọn Include inheritable permissions from the object’s parent để loại bỏ các quyền trên thư mục thừa hưởng từ thư mục cha (C:\). Cửa sổ cảnh báo mở ra, chọn Add để giữ lại những quyền đã thừa kế từ thư mục cha và tiếp tục chỉnh sửa. o Loại bỏ (Remove) nhóm Authenticated Users ra khỏi danh sách nhóm có quyền trên thư mục C:\NhomN. Ngô Bá Hùng & Trần Thị Tố Quyên – Khoa CNTT&TT – Đại Học Cần Thơ 9 Hình 13 Cửa sổ Advanced Security Settings for Folder (Thay đổi quyền người dùng trên thư mục)  Về cửa sổ Folder Properties \ Security \ Nhấp chọn Edit để mở cửa sổ Permissions for Folder (Hình 14). Thêm (Add) người dùng superman có quyền Modify, Write, Read & Execute, List folder content. Hình 14 Cửa sổ Permission for Folder (Thêm quyền người dùng trên thư mục) o Administrator mặc định có quyền Full Control với thư mục tự tạo. - Lần lượt đăng nhập vào hệ thống bằng các tài khoản user, superman. Mỗi lần đăng nhập thực hiện việc tạo một thư mục con bất kỳ trong thư mục C:\NhomN. Ghi nhận lại trường hợp thành công và trường hợp thất bại. Giải thích lý do thành công hay thất bại. - Đăng nhập trở lại bằng tài khoản người quản trị. - Trên thư mục C:\NhomN phân thêm cho nhóm SinhVien đã tạo ở Bài 5 quyền Modify, Write, Read & Execute, List folder content. - Đăng nhập trở lại bằng tài khoản user. Tạo một thư mục con trong thư mục C:\NhomN. Ghi nhận lại kết quả và giải thích lý do thành công hay thất bại. 7. Chia sẻ dữ liệu - Đăng nhập vào Windows ThinPC bằng tài khoản người quản trị. - Tạo thư các thư mục con như sau: C:\NhomN\public, C:\NhomN\softs, C:\NhomN\SinhVien, C:\NhomN\superman. - Chia sẻ các thư mục trên như sau: Thư mục Nguời/Nhóm người Full Change Read Ngô Bá Hùng & Trần Thị Tố Quyên – Khoa CNTT&TT – Đại Học Cần Thơ 1 D:\NhomN\public Everyone x D:\NhomN\softs Everyone x superman x x D:\NhomN\SinhVien SinhVien x x D:\NhomN\superman superman x x ( HD: Để chia sẻ một thư mục nhấp chuột phải lên thư mục \ chọn Properties \ Chọn thẻ Sharing \ Chọn Share this folder \ Nhập tên mà thư mục này sẽ được nhìn thấy từ các máy khác trong ô Share name. Chọn Advanced Sharing \ Chọn permission để mở cửa sổ Permission for Folder (Hình 15) phân quyền chia sẻ cho thư mục này) Hình 15 Cửa sổ Permissions for Folder (Phân quyền chia sẻ cho thư mục) - Lần lượt đăng nhập vào máy tính với các tài khoản user, superman. Mỗi lần như thế truy xuất đến 4 thư mục được chia sẻ trên máy của bạn là public, softs, SinhVien, superman và thực hiện việc tạo thư mục con trong các thư mục này. Ghi nhận lại trường hợp thành công và trường hợp thất bại. - Lưu ý: Truy cập đến 4 thư mục được chia sẻ này bằng tiện ích : Network. Trước khi sử dụng cần Turn on Network discovery and file sharing for all public network. Hình 16 Cửa sổ Network (Tài nguyên được chia sẻ) Kết luận buổi 1:  Phân quyền của các nhóm người dùng: - Administrators: Thành viên của nhóm này có toàn quyền quản trị hệ thống. - Guests: Là nhóm người sử dụng có quyền ưu tiên thấp nhất trong hệ thống. Ngô Bá Hùng & Trần Thị Tố Quyên – Khoa CNTT&TT – Đại Học Cần Thơ 1 - Power Users: Thành viên của nhóm này có quyền quản trị hệ thống, tương tự như thành viên của nhóm Administrators, nhưng không thể chỉnh sửa hay là thao tac đối với các thành viên của nhóm Aministrators. - Users: Là nhóm những người dùng thông thường, mặc định các User khi được tạo ra sẽ là thành viên của nhóm này. - Authenticated Users: Là nhóm người đã có login thành công (đã được chứng thực). Ngô Bá Hùng & Trần Thị Tố Quyên – Khoa CNTT&TT – Đại Học Cần Thơ 1 BUỔI 2: CÀI ĐẶT ACTIVE DIRECTORY 8. Cài đặt máy ảo Windows 2008 Server Thông số cài đặt: - Base RAM memory size: 512 MB - Virtual disk file size: 8GB - Password user Administrator: abcd@1234 (Mật khẩu tối thiểu 8 ký tự, phải bao gồm cả chữ, số và ký tự đặc biệt) - Key: - Setting \ Network \ Attached to: Chọn Host-Only Adapter để tạo mạng LAN giữa các máy ảo. - Khi đăng nhập, dùng tổ hợp phím Ctrl (phải) + Del thay thế tổ hợp Ctrl + Alt + Del. 9. Cài đặt Active Directory (AD) - Đăng nhập vào Windows 2008 Server với tài khoản Administrator. - Mở cửa sổ Local Area Connection Properties, bỏ dấu check ở mục Internet Protocol Version 6 (TCP/IPv6) để vô hiệu hoá giao thức IPv6. - Hãy đổi tên máy server thành: SXXXXXXX với XXXXXXX là MSSV của bạn. Ví dụ bạn có MSSV là 1071701 thì tên máy server của bạn sẽ là: S1071701 - Đặt địa chỉ IP cho server:  IP address: 192.168.X.100 (X là số nhóm của bạn)  Subnet mask: 255.255.255.0  Preferrede DNS: 127.0.0.1 (Chính server sẽ cài đặt dịch vụ DNS) - Cài đặt Active Directory Domain Service:  Vào Start \ Server Manager \ Role \ Nhấp chọn Add role \ Nhấp chọn Next  Check vào dòng Active Directory Domain Services \ Nhấp chọn Next \ Nhấp chọn Next \ Nhấp chọn Install để cài đặt dịch vụ AD. Sau khi cài xong, nhấp chọn Close.  Vào Start \ run \ Gõ dcpromo \ OK. Hệ thống sẽ bắt đầu kiểm tra xem dịch vụ Active Directory Domain Services đã được cài hay chưa, sau đó sẽ tiến hành cài đặt.  Trong màn hình Active Directory Domain Services Installation Wizard, c
Tài liệu liên quan