Đề cương internet và thương mại điện tử

Khái niệm internet: • Internet (Inter-network) là một mạng máy tính rất rộng lớn kết nối các mạng máy tính khác nhau nằm rải rộng khắp toàn cầu • Sử dụng giao thức TCP/IP để kết nối và truyền dữ liệu giữa các máy Lợi ích của internet: Mạng Internet mang lại rất nhiều tiện ích hữu dụng cho người sử dụng, một trong các tiện ích phổ thông của Internet là hệ thống thư điện tử (email), trò chuyện trực tuyến (chat), máy truy tìm dữ liệu (search engine), các dịch vụ thương mãi và chuyển ngân, và các dịch vụ về y tế giáo dục như là chữa bệnh từ xa hoặc tổ chức các lớp học ảo. Chúng cung cấp một khối lượng thông tin và dịch vụ khổng lồ trên Internet

doc18 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1651 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương internet và thương mại điện tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương internet và thương mại điện tử Câu 1: Internet là gì? Nêu những lợi ích của internet? Khái niệm internet: Internet (Inter-network) là một mạng máy tính rất rộng lớn kết nối các mạng máy tính khác nhau nằm rải rộng khắp toàn cầu Sử dụng giao thức TCP/IP để kết nối và truyền dữ liệu giữa các máy Lợi ích của internet: Mạng Internet mang lại rất nhiều tiện ích hữu dụng cho người sử dụng, một trong các tiện ích phổ thông của Internet là hệ thống thư điện tử (email), trò chuyện trực tuyến (chat), máy truy tìm dữ liệu (search engine), các dịch vụ thương mãi và chuyển ngân, và các dịch vụ về y tế giáo dục như là chữa bệnh từ xa hoặc tổ chức các lớp học ảo. Chúng cung cấp một khối lượng thông tin và dịch vụ khổng lồ trên Internet Câu 2: IP là gì? Tên miền là gì? Tại sao phải sử dụng tên miền? IP : Internet Protocol : giao thức internet. IP là giao thức vận chuyển cơ bản cho các gói tin trên mạng internet và các mạng dùng giao thức TCP/IP ( transmission Control Protocol/ Internet Protocol ). IP là hình thức liên mạng. Nó cung cấp hệ thống truyền thong trên các mạng được nối với nhau. Địa chỉ IP là một con số dùng để chỉ máy chủ ( host). Ví dụ về IP 192.170.64.12. Tên miền là một sự nhận dạng vị trí của 1 máy tính trên mạng internet. Nói cách khác tên miền là tên của các mạng lưới, tên của các máy chủ trên mạng internet. Mỗi địa chỉ dạng chữ này luôn tương ứng với 1 địa chỉ IP dạng số. Tại sao phải sử dụng tên miền: Mỗi máy tính khi kết nối vào internet thì được gán cho 1 địa chỉ IP xác định. Địa chỉ IP của mỗi máy là duy nhất và giúp máy tính xác định đường đi đến 1 máy tính khác một cách dễ dàng. Ta có thể truy cập đến máy tính hay trang web thông qua địa chỉ IP của nó. Nhưng mỗi địa chỉ IP là 1 dãy số khác nhau để nhớ được IP nào là của máy tính hay trang web nào thực sự là rất khó cho người sử dụng hệ thống DNS ( domain name sytem ) : hệ thống tên miền ra đời nhằm giúp chuyển đổi từ địa chỉ IP khó nhớ mà máy sử dụng sang 1 tên dễ nhớ cho người sử dụng đồng thời giúp hệ thống internet ngày càng phát triển. mỗi tên miền thường được đặt đơn giản và có tính chất gợi nhớ, phù hợp với mục đích sử sụng và phạm vi hoạt động của tổ chức cá nhân sở hữu tên miền => giúp người dùng dễ nhớ hơn rất nhiều thay vì phải nhớ địa chỉ IP tên miền giúp các nhà quản lý dễ quản lý hơn vì hệ thống DNS sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu phân tán và phân cấp hình cây. Nhà quản lý có thể quản lý tên miền theo vị trí địa lý, theo tổ chức, theo lĩnh vực hoạt động… Câu 3: Mô tả quy trình trao đổi thông tin theo mô hình client/server? Trong mô hình này một máy tính sẽ đóng vai trò là client và máy tính kia đóng vai trò là server. Máy tính client sẽ gởi các yêu cầu (request) đến máy tính server để yêu cầu server thực hiện công việc gì đó. Chẳng hạn khi người dùng duyệt web trên mạng Internet, trình duyệt web sẽ gởi yêu cầu đến web server đề nghị web server gởi về trang web tương ứng. Máy tính server khi nhận được một yêu cầu từ client gởi đến sẽ phân tích yêu cầu để hiểu được client muốn đều gì, để thực hiện đúng yêu cầu của client. Server sẽ gởi kết quả về cho client trong các thông điệp trả lời (reply). Ví dụ, khi web server nhận được một yêu cầu gởi đến từ trình duyệt web, nó sẽ phân tích yêu cầu để xác định xem client cần nhận trang web nào, sau đó mở tập tin html tương ứng trên đĩa cứng cục bộ của nó để gởi về trình duyệt web trong thông điệp trả lời. Một số ứng dụng được xây dựng theo mô hình client / server như: www, mail, ftp,... Quy trình trao đổi thông tin theo mô hình client/server : Câu 4: TMĐT là gì? Nêu những khó khăn và lợi ích của TMĐT. Trình bày 1 ví dụ áp dụng TMĐT trong đào tạo và giảng dạy? Theo nghĩa hẹp thìTMĐT (ECommerce) là các giao dịch mua, bán, hay trao đổi các sản phẩm, dịch vụ, thông tin thông qua các phương tiện điện tử mà chủ yếu là Internet Theo nghĩa rộng thì TMĐT là toàn bộ chu trình và các hoạt động kinh doanh liên quan đến các tổ chức hay cá nhân, được thực hiện thông qua phương tiện điện tử. Khó khăn của thương mại điện tử: Sự phát triển của Internet vẫn chưa đáp ứng yêu cầu cho mọi khách hàng, hơn nữa nhiều khách hàng chưa có đủ điều kiện tiếp cận với thương mại điện tử, những điều này đều gây nhiều khó khăn cho phát triển của thương mại điện tử. Việc quản lý dịch vụ thương mại điện tử là phức tạp, độ tin cậy của hệ thống là thấp do các yếu tố công nghệ liên quan luôn biến động. Sự phát triển của những cuộc tấn công hệ thống trái phép và nạn ăn cắp thông tin trên mạng tràn lan đã gâp ra không ít những khó khăn cho các nhà xây dựng hệ thống,… Hạ tầng Internet vẫn chưa phát triển rộng khắp, hơn nữa nhiều khách hàng chưa có đủ điều kiện tiếp cận với thương mại điện tử. Công nghệ phần cứng & phần mềm luôn thay đổi nhanh chóng , nếu doanh nghiệp không nắm bắt và ứng dụng kịp các công nghệ mới sẽ có thể bị tụt hậu và đánh mất lợi thế cạnh tranh. Việc quản lý hệ thống TMĐT là phức tạp, độ tin cậy của hệ thống là thấp do các yếu tố công nghệ liên quan luôn biến động. Sự phát triển của những cuộc tấn công hệ thống TMĐT trái phép và nạn ăn cắp thông tin trên mạng tràn lan đã gây ra nhiều khó khăn cho việc phát triển các hệ thống TMĐT Ví dụ về các ảnh hưởng tiêu cực từ các cuộc truy nhập, tấn công bất hợp pháp thông qua Internet vào các hệ thống TMĐT: Gây ngưng hoạt động của hệ thống trong 1 thời gian, cho đến làm sai lạc dữ liệu, xóa cơ sở dữ liệu, làm hỏng máy chủ web không thể khắc phục được… Tuy nhiên thì cũng có một số hoạt động kinh doanh không thích hợp TMĐT. Ví dụ, nhiều thực phẩm nhanh hỏng và các mặt hàng đắt tiền như đồ trang sức hoặc đồ cổ không thể kiểm tra được một cách xác đáng từ điểm xa theo các công nghệ mới sẽ được phát minh ra trong tương lai. Tuy nhiên, hầu hết những bất lợi của TMĐT ngày nay bắt nguồn từ tính chất mới lạ và tốc độ phát triển nhanh của các công nghệ cơ bản Hạn chế về kĩ thuật. Hạn chế về thương mại. Lợi ích: Cung cấp phương thức giao dịch nhanh nhất, hiệu quả nhất, tận dụng tối đa mọi nguồn lực trong mua bán, kinh doanh. Các doanh nghiệp có nhiều cơ hội để quảng bá và bán sản phẩm, nắm được nhiều thông tin về thị trường và các đối tác. Người mua lại có nhiều cơ hội lựa chọn hàng hóa cho phù hợp với nhu cầu của mình với giá thành rẻ hơn, thông tin về hàng hóa đầy đủ hơn, …. TMĐT giúp cho các Doanh nghiệp nắm được thông tin phong phú về thị trường và đối tác TMĐT giúp giảm chi phí sản xuất TMĐT giúp giảm chi phí bán hàng và tiếp thị. TMĐT qua INTERNET giúp người tiêu dùng và các doanh nghiệp giảm đáng kể thời gian và chí phí giao dịch. TMĐT tạo điều kiện cho việc thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các thành phần tham gia vào quá trình thương mại. Tạo điều kiện sớm tiếp cận nền kinh tế số hoá. Câu 5: Cho một số ví dụ về ứng dụng TMĐT trong lĩnh vực thương mại, kinh doanh? Giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp - B2B (business to business); 1. Trang Sàn giao dịch thép Việt nam – VINAMETAL 2. Trang web cổng thông tin XNK của Bộ Công Thương – Vụ TMĐT 3. Trang web Go Phat Dat chuyên về B2B 4. Trang web XNK của Phòng TM CNVN – VCCI 5. Trang web về XNK Thủ công Mỹ Nghệ Giao dịch giữa doanh nghiệp với khách hàng - B2C (business to consumer); 123mua.com Chodientu.vn Vatgia.com Giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước - B2G (business to government); - Giao dịch trực tiếp giữa các cá nhân với nhau - C2C (consumer to consumer); Enbac.com Muaban.net Rongbay.com Muare.vn - Giao dịch giữa cơ quan nhà nước với cá nhân - G2C (government to consumer). B2B là loại hình giao dịch qua các phương tiện điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Theo Tổ chức Liên hợp quốc về Hợp tác và Phát triển kinh tế (UNCTAD), TMĐT B2B chiếm tỷ trọng lớn trong TMĐT (khoảng 90%). Các giao dịch B2B chủ yếu được thực hiện trên các hệ thống ứng dụng TMĐT như mạng giá trị gia tăng (VAN); dây chuyền cung ứng hàng hoá, dịch vụ (SCM), các sàn giao dịch TMĐT… Các doanh nghiệp có thể chào hàng, tìm kiếm bạn hàng, đặt hàng, ký kết hợp đồng, thanh toán qua các hệ thống này. Ở một mức độ cao, các giao dịch này có thể diễn ra một cách tự động. TMĐT B2B đem lại nhiều lợi ích thực tế cho doanh nghiệp, đặc biệt giúp giảm các chi phí về thu thập thông tin tìm hiểu thị trường, quảng cáo, tiếp thị, đàm phán, tăng các cơ hội kinh doanh,… B2C là loại hình giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng qua các phương tiện điện tử. Doanh nghiệp sử dụng các phương tiện điện tử để bán hàng hóa, dịch vụ tới người tiêu dùng. Người tiêu dùng thông qua các phương tiện điện tử để lựa chọn, mặc cả, đặt hàng, thanh toán, nhận hàng. Giao dịch B2C tuy chiếm tỷ trọng ít (khoảng 10%) trong TMĐT nhưng có sự phạm vi ảnh hưởng rộng. Để tham gia hình thức kinh doanh này, thông thường doanh nghiệp sẽ thiết lập website, hình thành cơ sở dữ liệu về hàng hoá, dịch vụ; tiến hành các quy trình tiếp thị, quảng cáo, phân phối trực tiếp tới người tiêu dùng. TMĐT B2C đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng. Doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí bán hàng do không cần phòng trưng bày hay thuê người giới thiệu bán hàng, chi phí quản lý cũng giảm hơn. Người tiêu dùng sẽ cảm thấy thuận tiện vì không phải tới tận cửa hàng, có khả năng lựa chọn và so sánh nhiều mặt hàng cùng một lúc. B2G là loại hình giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước, trong đó cơ quan nhà nước đóng vai trò khách hàng. Quá trình trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước được tiến hành qua các phương tiện điện tử. Cơ quan nhà nước cũng có thể thiết lập những website tại đó đăng tải thông tin về nhu cầu mua hàng của các cơ quan nhà nước, tiến hành việc đấu thầu hàng hoá, dịch vụ và lựa chọn nhà cung cấp trên website. Điều này một mặt giúp tiết kiệm các chi phí tìm nhà cung cấp, đồng thời giúp tăng cường tính minh bạch trong hoạt động mua sắm công. C2C là loại hình giao dịch giữa các cá nhân với nhau. Sự phát triển của các phương tiện điện tử làm cho nhiều cá nhân có thể tham gia hoạt động thương mại với tư cách là người bán, người cung cấp dịch vụ. Một cá nhân có thể tự thiết lập website để kinh doanh những mặt hàng do mình làm ra hoặc sử dụng một website có sẵn để đấu giá một số món hàng mình có. C2C góp phần tạo nên sự đa dạng của thị trường. G2C là loại hình giao dịch giữa cơ quan nhà nước với cá nhân. Đây chủ yếu là các giao dịch mang tính hành chính, nhưng có thể mang những yếu tố của TMĐT. Ví dụ khi người dân đóng tiền thuế qua mạng, trả phí khi đăng ký hồ sơ trực tuyến, v.v... Câu 6:Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự phát triển chậm của TMĐT tại Việt Nam ? : Internet vào Việt Nam muộn Việc nắm bắt sự thay đổi của công nghệ ở nước ta còn chậm không bắt kịp những thay đổi từng ngày của công nghệ trên thế giới. Do vậy thường xuyên phải nhận những công nghệ lạc hậu từ các nước đi trước. Thương mại điện tử cũng như bán hàng hay giao dịch qua mạng phải cần được phát triển kèm theo các dịch vụ khác như ngân hàng tiền chuyển khoản thẻ tín dụng mà những thứ đó ở nước ta chưa thực sự phát triển Nhà nước không có sự đầu tư kỹ lưỡng cho lĩnh vực internet cũng như thương mại điện tử Sự thiếu tin tưởng của người tiêu dùng vào thương mại điện tử về cấp độ an toàn trong thanh toán, chất lượng của sản phẩm được giao bán qua mạng. Sự thiếu tin tưởng của các nhà cung cấp sản phẩm trong vấn đề bảo mật thông tin và an toàn cơ sở dữ liệu Thiếu nhân lực về thương mại điện tử Chi phí. Rất nhiều doanh nghiệp cho rằng chi phí kinh doanh trên mạng cao hơn nhiều so với dự kiến. Đánh giá này là do sự hiểu nhầm về các nhân tố liên quan đến việc tiếp thị qua mạng, thiếu nhân viên được đào tạo, nội dung trang web không thích hợp hay không tương xứng, và thiếu vốn để cập nhật các trang web. An toàn. Các vấn đề về gian lận của khách hàng, sự tiếp cận của những người truy cập bất hợp pháp (hacker-tin tặc), các thông tin có thể gây hại và vấn đề an ninh của các nhà cung cấp dịch vụ Internet, cũng như nhu cầu bảo mật về các thông tin cá nhân và thông tin tuyệt mật, các vấn đề này đòi hỏi phải có các giải pháp của chính phủ và giải pháp thương mại. Thiếu sự thành công. Thiếu hoạt động tiếp thị, không có khả năng đáp ứng các chi phí, hạn chế về mặt nhân viên và sự cạnh tranh là các nhân tố hạn chế sự thành công đối với phần lớn các giao dịch của doanh nghiệp trên mạng Internet. Thiếu các thiết bị máy tính. Tỷ lệ máy tính cá nhân trên 100 dân cư cho thấy chỉ số về sự khác biệt về công nghệ thông tin. Tỷ lệ sở hữu từ 18 máy trên 100 dân ở các nước có thu nhập cao đến 2,3 máy trên 100 dân đối với các nước có mức thu nhập trung bình và 0,1 máy trên 100 dân đối với các nước có thu nhập thấp. Thiếu cơ sở hạ tầng viễn thông. Sự tiếp cận đối với dịch vụ điện thoại cơ sở vẫn còn là điều kiện tiên quyết đối với thương mại điện tử. Khoảng 2 tỷ người vẫn chưa có điện thoại trong nhà. Chỉ số về mật độ điện thoại (Đường điện thoại chính cho 100 cư dân) đối với các nước phát triển và trên 48 máy trên 100 dân, khoảng 10 máy trên 100 dân ở các nước có thu nhập trung bình và 1,5 máy trên 100 dân ở các nước kém phát triển. Thiếu chiến lược về thương mại điện tử. Rất nhiều doanh nghiệp thấy khó có thể thiết kế các trang web bán được hàng. Phần lớn doanh nghiệp không có được công cụ tìm kiếm để xác định loại hàng hoá và dịch vụ của mình, làm cho khách hàng tiềm năng không thể tìm thấy hàng hoá và dịch vụ. Nếu không có chiến lược hiệu quả, doanh nghiệp sẽ không thu hồi được tiền đầu tư vào các trang web. Hạn chế trong việc mua sản phẩm qua mạng Internet. chỉ có 1,4% người sử dụng Internet trong số các doanh nghiệp và người tiêu dùng đã thực sự tiến hành mua bán hàng hoá và dịch vụ trên mạng. Mạng Internet chủ yếu được dùng để gửi thư điện tử, nghiên cứu, hỗ trợ khách hàng và liên lạc nội bộ. Mua bán trên mạng còn mới so với tập quán mua bán truyền thống. Người tiêu dùng và doanh nghiệp muốn được mua hàng có sự so sánh, muốn thấy hình ảnh thật đẹp của sản phẩm để có thể miêu tả rõ về sản phẩm, có thể hỏi và được trả lời trên mạng nhanh chóng và đảm bảo. Người tiêu dùng thường không mua hàng vì những lý do sau đây: Họ thấy bất tiện về việc gửi các dữ liệu về thẻ tín dụng qua mạng Internet. Họ thích nhìn thấy sản phẩm trước khi mua hàng Họ cần nói chuyện với đại diện bán hàng Họ không nhận đủ các thông tin để có thể ra quyết định mua hàng Chi phí về sản phẩm Giao dịch diễn ra quá dài Họ phải tải phần mềm đặc biệt Trang web khó điều chỉnh Tiến trình mua bán rắc rối và thông tin về sản phẩm thì không cập nhật Môi trường pháp lý mà TMĐT được quản lý là các bộ luật hoàn toàn không rõ ràng và mâu thuẫn với nhau. Câu 7: So sánh 2 mô hình B2B và B2C? Giống nhau : Các bên tham gia vào giao dịch trong 2 mô hình không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi biết nhau từ trước Thị trường của TMĐT là không biên giới mà thống nhất trên toàn cầu, thúc đẩy cạnh tranh toàn cầu Các giao dịch trong cả 2 mô hình đều có ít nhất ba chủ thể, ngoài hai chủ thể giao dịch còn có thêm chủ thể chứng thực hoặc người cung cấp dịch vụ mạng … Khác nhau: Một là, Đối tượng hướng tới của các giao dịch (dễ thấy nhất). TMĐT B2C hướng tới các giao dịch tới các khách hàng cá nhân (Individual Customer), trong khi đó, TMĐT B2B hướng tới các khách hàng doanh nghiệp (Business Customer). Hai là, Đặc điểm về đơn hàng. Các đơn hàng của giao dịch B2B có thể mang chủng loại hàng hóa ít nhưng khối lượng có thể rất lớn với đơn hàng trong B2C. Thêm vào đó, B2B có sự mua lặp lại cao, phương thức định giá linh hoạt hơn so với B2C. Ba là, Đặc điểm về thanh toán. Trong khi, giao dịch B2C (ở mức phát triển cao) chủ yếu sử dụng phương thức thanh toán là qua thẻ tín dụng vì giá trị của các giao dịch không lớn. Nhưng trong giao dịch B2B, phương thức thanh toán này ít được sử dụng mà thay vào đó là các phương thức chuyển khoản giữa các doanh nghiệp (dựa trên nền tảng công nghệ như e-banking) Bốn là, Phương thức tìm kiếm thông tin. Trong TMĐT B2C, các catalogue điện tử thường xuyên được sử dụng và là phương thức sử dụng chính của các website. Trong khi đó, TMĐT B2B có phương thức sử dụng đa dạng hơn ngoài catalogue điện tử . Thay vào đó, Các đơn đặt hàng có thể căn cứ theo số hiệu (mã) bộ phận hoặc theo một cấu hình nhất định. Theo đó, doanh nghiệp có thể tùy chỉnh thành phần, thương lượng giá dễ dàng hơn. Năm là, Phương thức giao dịch. Giao dịch giữa doanh nghiệp với các đối tác (B2B) thường được tiến hành thông qua các mạng riêng ảo (VPN) hoặc mạng giá trị gia tăng (VAN) qua các phương thức trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) nên có sự an toàn, chính xác cao. Trong khi đó, Giao dịch giữa doanh nghiệp với khách hàng (B2C) được tiến hành qua các phương tiện đa dạng hơn rất nhiều và có nhiều mức độ an toàn trong giao dịch (từ thấp lên cao). Chẳng hạn như, giao dịch qua Internet có hoặc không có sự bảo mật đường truyền; giao dịch qua mobile; giao dịch qua ATM … Câu 8 : Nêu các chức năng cơ bản của một website TMĐT theo mô hình B2C? Các chức năng đối với khách hàng : Chức năng tạo tài khoản khách hàng Chức năng đăng nhập hệ thống Chức năng thoát khỏi hệ thống Chức năng tìm kiếm mặt hàng Chức năng chọn hàng Chức năng đặt hàng Chức năng theo dõi đơn đặt hàng của mình Chức năng đóng góp ý kiến với công ty Các chức năng đối với nhà quản trị : Chức năng đăng nhập hệ thống Chức năng thoát khỏi hệ thống Chức năng thêm người sử dụng Chức năng thống kê doanh thu Chức năng trả lời ý kiến khách hàng Các chức năng đối với nhân viên bán hàng Chức năng đăng nhập hệ thống Chức năng thoát khỏi hệ thống Chức năng cập nhật loại hàng Chức năng cập nhật hàng Chức năng xử lý đơn đặt hàng Câu 9: Một số mô hình thanh toán điện tử Câu 10: Quy trình giao dịch hoạt động của 1 giao dịch TMĐT theo mô hình B2C? Khách hàng truy cập vào 1 trang web TMĐT cần giao dịch xem các mặt hàng cần mua rùi cho vào giỏ hàng Khách hàng, từ một máy tính tại một nơi nào đó, điền những thông tin thanh toán và điạ chỉ liên hệ vào đơn đặt hàng (Order Form) của Website bán hàng (còn gọi là Website thương mại điện tử). Doanh nghiệp nhận được yêu cầu mua hàng hoá hay dịch vụ của khách hàng và phản hồi xác nhận tóm tắt lại những thông tin cần thiết nh mặt hàng đã chọn, địa chỉ giao nhận và số phiếu đặt hàng... Khách hàng kiểm tra lại các thông tin và kích (click) vào nút (button) "đặt hàng", từ bàn phím hay chuột (mouse) của máy tính, để gởi thông tin trả về cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp nhận và lưu trữ thông tin đặt hàng đồng thời chuyển tiếp thông tin thanh toán (số thẻ tín dụng, ngày đáo hạn, chủ thẻ ...) đã được mã hoá đến máy chủ của Trung tâm cung cấp dịch vụ xử lý thẻ trên mạng Internet. Quá trình mã hóa các thông tin thanh toán của khách hàng được bảo mật an toàn nhằm chống gian lận trong các giao dịch. Khi Trung tâm Xử lý thẻ tín dụng nhận được thông tin thanh toán, sẽ giải mã thông tin và xử lý giao dịch đằng sau FireWall và tách rời mạng Internet, nhằm mục đích bảo mật tuyệt đối cho các giao dịch thương mại, định dạng lại giao dịch và chuyển tiếp thông tin thanh toán đến ngân hàng của doanh nghiệp theo một đường dây thuê bao riêng. Ngân hàng của doanh nghiệp gởi thông điệp điện tử yêu cầu thanh toán đến ngân hàng hoặc công ty cung cấp thẻ tín dụng của khách hàng. Và tổ chức tài chính này sẽ phản hồi là đồng ý hoặc từ chối thanh toán đến trung tâm xử lý thẻ tín dụng trên Internet. Trung tâm xử lý thẻ tín dụng trên Internet sẽ tiếp tục chuyển tiếp những thông tin phản hồi trên đến doanh nghiệp, và tùy theo đó doanh nghiệp thông báo cho khách hàng được rõ là đơn đặt hàng sẽ được thực hiện hay không Ví dụ cụ thể: Trang: goodsmart.vn Cách sử dụng : Bước 1: Tìm kiếm và lựa chọn sản phẩm Các sản phẩm trong trang web được phân loại chi tiết theo từng nhóm chức năng. Ví dụ: Nhóm hàng đồ chơi trẻ em, hàng điện tử v.v. Quý khách nhấn chọn nhóm hàng mà mình quan tâm. Trường hợp bạn đã có định hướng về sản phẩm cụ thể, bạn có thể sử dụng chức năng Search của trang web để tìm kiếm nhanh sản phẩm đó. Bước 2: Xem thông tin sản phẩm và quyết định mua Bạn lướt xem các sản phẩm. Muốn xem chi tiết sản phẩm nào, bạn nhấn chọn vào ngay tên sản phẩm, hình ảnh sản phẩm hoặc nút “Chi Tiết” bên
Tài liệu liên quan