Đề cương môn đường lối cách mạng

Khi ra đi tìm đường cứu nước, NAQ đã nói rằng: Tôi muốn xem họ làm thế nào để giúp dân ta, đồng bào ta. Như vậy, Người quyết định chọn nước Pháp là bởi vì:  Lớn lên trong bối cảnh đất nước bị đô hộ, sớm tiếp thu tinh thần yêu nước của các bậc tiền bối, Nguyễn Tất Thành đã muốn tìm ra con đường để giải phóng đất nước khỏi sự xâm lược của thực dân Pháp.

doc75 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2431 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương môn đường lối cách mạng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vì sao lãnh tụ Nguyễn Ái quốc lựa chọn nước pháp để tìm đường cách mạng giải phóng dân tộc? Khi ra đi tìm đường cứu nước, NAQ đã nói rằng: Tôi muốn xem họ làm thế nào để giúp dân ta, đồng bào ta. Như vậy, Người quyết định chọn nước Pháp là bởi vì: Lớn lên trong bối cảnh đất nước bị đô hộ, sớm tiếp thu tinh thần yêu nước của các bậc tiền bối, Nguyễn Tất Thành đã muốn tìm ra con đường để giải phóng đất nước khỏi sự xâm lược của thực dân Pháp. Trải qua thời gian học ở trường Pháp - Việt Đông Ba từ 1905 -1907, Nguyễn Tất Thành đã bước đầu tiếp thu một số giá trị văn minh của Pháp. Với Bác, người da trắng nào cũng là người Pháp. Lần đầu tiên được nghe ba chữ Pháp: Tự do - Bình đẳng - Bác Ái, Người rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn đằng sau những chữ ấy. Bác muốn xem thực chất cái gọi là "tự do, bình đẳng, bác ái" mà thực dân Pháp luôn hô to khi sang nước ta là gì, và tìm hiểu rõ để xác định chắc chắn có đúng là thực dân Pháp sang nước ta có phải là vì muốn "khai hóa văn minh" cho chúng ta không. Bác muốn sang các nước phương Tây kia để tìm hiểu xem tại sao họ lại không bị các nước khác đô hộ, đất nước lại phát triển thịnh vượng như thế. Và Bác sang cũng để học tập họ, muốn tìm ra con đường đi cho nước mình, một con đường phù hợp nhất. Bác muốn sang Pháp vì Pháp là nước cai trị Việt Nam, muốn đánh Pháp thì phải hiểu Pháp. Giáo sư Nguyễn Khánh Toàn khẳng định: " Điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm nhận thức được nó và dẫn Người đi đúng hướng là: nguồn gốc những đau khổ và áp bức dân tộc ở ngay tại " chính quốc", ở nước đế quốc đang thống trị dân tộc mình" Tác dụng của lao động sản xuất đối với lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong quá trình Người đi tìm đường cách mạng giải phóng dân tộc? Năm 1911 Nguyễn Tất Thành ( tên Người lúc đó) đã ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng, qua con đưòng lao động, sản xuất Người đã bôn ba qua nhiều quốc gia khác nhau. Chính con đường lao động sản xuất cũng có vai trò quan trọng trong quá trình Người ra đi tìm đường cứu nước, con đường này không chỉ nuôi sống Người mà còn là cơ hội giúp Người nhận thức đúng đắn hơn về con đường cách mạng. Vậy, tại vì sao giữa nhiều con đường để đi, Nguyễn Ái Quuốc lại chọn lao động sản xuất? điều này xuất phát từ một số vấn đề cơ bản sau đây: Thứ nhất, Người ra đi tìm đưòng cứu nước khi không có một nhà “tài trợ” nào về tài chính, Người ra đi vì lòng yêu nước, vì một dân tộc đói nghèo, mất tự do. Vì vậy, trong bối cảnh lúc này, lao động sản xuất là sự lự chọn đúng đắn nhất. Thứ hai, lao động sản xuất là con đường an toàn và dễ dàng hoạt động cách mạng nhất lúc này. Thứ ba, lao động sản xuất sẽ giúp Nguyễn Ái Quốc có thể tiếp xúc được với tất cả mọi loại người trong xã hội, chính điều này sẽ giúp Người có sự nhìn nhận đúng đắn hơn về bạn và thù sau này. Có thể nhận thấy, lao động sản xuất lúc này có tác dụng rất lớn trong quá trình Người ra đi tìm đường cứu nước. Trong đó chúng ta có thể kể đến một số tác dụng sau đây: Con đường lao động sản xuất giúp Người tích luỹ được rất nhiều kinh nghiệm sống, kinh nghiệm về đấu tranh cách mạng (so với kinh nghiệm đấu tranh cách mạng của tầng lớp trí thức lúc này) và vốn tri thức phong phú. Việc tiếp xúc được với các tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là Người lao động đã giúp Người hiểu được nỗi thống khổ, cơ cực của giai cấp này trong xã hội. Người hiểu được rằng, không chỉ nhân dân thuộc địa chịu cảnh áp bức, bóc lột mà ngay cả nhân dân chính quốc cũng vậy. Họ là những người lao động chân chính, bị đè nén, bị áp bức và luôn có ước mơ thoát khỏi sự thống trị của giai cấp tư sản cầm quyền. Cũng chính con đường này đã giúp Nguyễn Ái Quốc nhận thức đúng đắn về bạn và thù. Theo quan niệm của Người thì nơi đâu nhân dân lao động và tầng lớp lao khổ đều là bạn… Lao động sản xuất còn có tác dụng to lớn giúp Người chuyển từ một người trí thức tiểu tư sản trở thành một người vô sản. Đây chính là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất, tạo tiền đề cho Người nhận thức đúng đắn về con đường cách mạng vô sản sau này. Điều kiện khách quan góp phần để lãnh tụ NAQ tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin. Chủ nghĩa M-LN trước tiên là luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa, chính là con đường của cách mạng mà NAQ nhiều năm tìm kiếm. Luận cương nêu ra những vấn đề lớn của thời đại sau cách mạng tháng 10, trong đó có vấn đề giải phóng dân tộc thuộc địa mà NAQ đặc biệt quan tâm, giải đáp mọi thắc mắc, suy nghĩ của Người về cách mạng thuộc địa, chỉ ra cách mạng ở các nước thuộc địa muốn giành được thắng lợi phải tập hợp lực lượng, phát huy sức mạnh cảu công nhân, liên minh với nông dân trong cuộc đấu tranh chống địa chủ phong kiến, thực hiện Cách mạng ruộng đất và phải thành lập được chính đảng. Luận cương này phù hợp và đáp ứng đc những tình cảm, suy nghĩ, những hoài bão được ấp ủ từ lâu của Người và đang dần trở thành hiện thực.Về điều này đồng chỉ Trường Chinh đã chỉ rõ :”Luận cương về những vấn đề dân tộc và thuộc địa đến với người như một ánh sang kỳ diệu nâng cao về chất tất cả những hiểu biết và tình cảm cách mạng mà Người hằng nung nấu”.Sau này Người viết “Luận cương của Lê Nin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao. Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo “Hỡi đồng bào bị đầy đọa đau khổ.Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta !”. Thứ 2 là xuất phát từ xu thế phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế nói chung và thuộc địa nói riêng. Quốc tế cộng sản III (1919) ra đời đã đánh dấu một bước ngoạt, một thắng lợi vĩ đại của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Quốc tế cộng sản III kiên quyết ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, trong đó có VN. Thắng lợi của cách mạng tháng 10 Nga năm 1917 mở ra một thời kì mới, thời kì đấu tranh giải phóng dân tộc và quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH, cho thấy sự đúng đắn của chủ nghĩa Mác. Thứ 3 : Cách mạng VN đang khủng hoảng về đường lối cứu nước do ko có lý luận dẫn đường, con đường cứu nước theo các hướng khác nhau đều thất bại và bất lực trước yêu cầu do thiếu đường lối CMang đúng đắn. NAQ tỏ ra rất khâm phục các cụ Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Châu Trinh, và Phan Bội Châu nhưng không hoàn toàn tán thành cách làm của một người nào vì : Cụ Phan Châu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương, điều đó là sai lầm chẳng khác gì xin giặc rủ lòng thương.Cụ Phan Bội Châu hy vọng Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp, điều đó rất nguy hiểm, chẳng khác gì ‘đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau’.Cụ Hoàng Hoa Thám thì còn nặng cốt cách phong kiến. èluận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê nin là con đường cách mạng mà NAQ đã mất nhiều năm tìm kiếm, giải đáp những vấn đề cơ bản của cách mạng VN nói riêng cũng như cách mạng thuộc địa nói chung. Nó đã đáp ứng những nguyện vọng của NAQ, đó là: độc lập dân tộc và tự do cho đồng bào, đồng thời mở ra cánh của để NAQ đến với chủ nghĩa Mác Lên nin Như vậy bằng tư chất của mình cùng tri thức tiếp thu được trong quá trình tích lũy nhiền năm và những dk khách quan của thế giới chính là những nguyên nhân làm cho NAQ tiếp thu CN Mac-LN một cách tự nhiên, thuận lợi. Nhân tố giữ vai trò quyết định việc lãnh tụ NAQ tiếp thu chủ nghĩa M-L để tìm ra con đường cách mạng đúng đắn? là nhân tố chủ quan: Nhân tố chủ quan chính là yếu tố tự thân, là nội lực bên trong của riêng Nguyễn Ái Quốc, là điểm khác biệt nhất giữa Người với các cá nhân khác trong xã hội trong quá trình nhận thức và tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lê Nin. Nhân tố chủ quan đóng vai trò quan trọng nhất trong việc giúp Người nhận thức một cách đúng đắn, toàn diện về chủ nghĩa Mác - Lê Nin. Sinh ra trong một gia đình nho học yêu nước, lớn lên trên quê hương giàu truyền thống đấu tranh bất khuất, lại được tiếp nhận sự giáo dục của gia đình theo tư tưởng yêu nước, thương dân....tất cả đã hình thành cho Nguyễn ái Quốc lòng căm thù giặc Pháp xâm lược và phong kiến tay sai, thông cảm với nỗi khổ của nhân dân , ngay từ thời niên thiếu. Tuy chịu ảnh hưởng tinh thần yêu nước của cha anh, nhưng bằng suy nghĩ độc lập, trí tuệ thiên tài đã tạo cho Người một chí hướng hoàn toàn khác với các phong trào yêu nước đương thời. Người sớm thấy những hạn chế, sai lầm của các nhà cách mạng tiền bối nên đã chọn hướng đi sang Tây Âu vừa để tâm xem xét tình hình, nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm của các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới , vừa tham gia lao động và đấu tranh trong hàng ngũ giai cấp công nhân và nhân dân lao động các nước để tìm đường cứu nước. Đó là sự lựa chọn sáng suốt, đúng đắn, mang tầm vóc lịch sử. Ngay từ thời trẻ Người đã bộc lộ những phẩm chất giàu lòng nhân ái, ham hiểu biết, có hoài bão lớn, có chí cứu nước....những phẩm chất đó đã được rèn luyện và phát huy trong quá trình hoạt động cách mạng của Người. Nhờ vậy, giữa nhiều học thuyết, quan điểm khác nhau, Người đã biết tìm hiểu, phân tích kết hợp lý luận với thực tiễn để tìm ra chân lý “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Bên cạnh đó, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh còn là người có tư duy và cảm quan nhạy bén về cách mạng. Thực tế, yếu tố này đóng vai trò quan trọng nhất, bởi vì những nhân tố chủ quan trên chỉ đóng vai trò nền tảng còn tư duy cách mạng mới đóng vai trò định hướng và quyết định nhất. Bởi lẽ, những chí sĩ yêu nước lúc bấy giờ như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh cũng có lòng yêu nước thương dân, cũng có vốn sống, vốn hiểu biết phong phí nhưng về tư duy cách mạng của các cụ vẫn chưa thực sự đúng đắn. Vị vậy, con đường cách mạng của họ bế tắc và gặp thất bại. Với tư duy cách mạng nhạy bén, Người hiểu rõ, chủ nghĩa Mác – Lê Nin là tư tưởng cách mạng tiến bộ, cần đi theo, điều đó giúp Người kiên trì con đường cách mạng vô sản và chèo lái con thuyền cách mạng đi từ thắng lợi này tới thắng lợi khác. Nguyễn ái Quốc là người kế thừa một cách xuất xắc những giá trị truyền thống văn hoá đẹp của dân tộc . Đó là truyền thống bất khuất, cần cù lao động , yêu hoà bình, trọng đạo lý....mà nổi bật hơn cả là truyền thống yêu nước. Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là người có vốn tri thức, vốn sống, vốn hiểu biết phong phú. Tất cả những yếu tố này Người có được thông qua quá trình lao động, sản xuất và tự học. Chủ nghĩa yêu nước Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Mác – Lê Nin có cùng bản chất. Bản chất ấy bao gồm cách mạng, tinh thần dân chủ và nhân văn, tất cả hoà vào nhau một cách rất tự nhiên, không gượng ép góp phần bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Vì vậy quá trình tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lê Nin của Người hết sức tự nhiên, thuận lợi và nhanh chóng hơn trong việc hoàn thiện lẫn nhau. Nhân tố chủ cần phải quan tâm của Người là tinh thần yêu nước thương dân vô bờ bến. Tinh thần yêu nước ấy dường như đã ngấm vào da thịt của Người. Ngay từ thủa thơ bé, Người nghe thân phụ của mình nhắc tới những cụm từ hoa mỹ như: tự do, bình đẳng, bác ái nhưng Người không tài nào hiểu nổi. Vì những từ ấy không hề tồn tại trên thực tế, người dân vẫn mất tự do, vẫn bị áp bức. Chính điều ấy nói riêng, lòng yêu nước nói chung đã thôi thúc Người ra đi tìm đường cứu nước. Vì sao nói con đường cách mạng mà lãnh tụ NAQ lựa chọn là đúng đắn? Đó là con đường cứu nước đúng đắn nhất vì nó đáp ứng được những yêu cầu khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam và phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử: - Sự xâm lược và thống trị của đế quốc Pháp không những làm cho dân tộc ta mất độc lập, chủ quyền mà còn kìm hãm nước ta trong vòng lạc hậu. - Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp càng trở nên sâu sắc. - Đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, giành lại nền độc lập cho nước nhà là một đòi hỏi bức thiết của dân tộc ta. - Ngay từ khi thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta, tuy phong trào yêu nước chống Pháp đã diễn ra mạnh mẽ liên tục nhưng đều không giành được thắng lợi. Một trong những nguyên nhân thất bại là nhân dân ta chưa có một đường lối cách mạng thích hợp với thời đại mới của lịch sử , thời đại đế quốc chủ nghĩa và cách mạng vô sản , chưa có một lực lượng lãnh đạo có đủ điều kiện đưa cách mạng giải phóng dân tộc đến thành công. - Sự nghiệp giải phóng dân tộc càng lâm vào cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước. Vấn đề đặt ra lúc này là: Cần phải tìm một con đường cứu nước khác với con đường phong kiến và con đường dân chủ tư sản. Đó là một đòi hỏi tất yếu của cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là một tất yếu? Nói sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam là tất yếu có nghĩa là: sự ra đời của Đảng là một quy luật khách quan, là hiển nhiên, thiết yếu, không phải do ngộ nhận, hay ý muốn chủ quan của con người. ĐCS Vn ra đời là một tất yếu bởi sự ra đời của nó được quyết định bởi các nguyên nhân khách quan, đó là: Sự ra đời của ĐCS xuất phát từ xu thế thời đại. Ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác lênin Giữa thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển mạnh, đặt ra yêu cầu bức thiết phải có một hệ thống lý luận khoa học làm nền tảng tư tưởng cho giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản. Trong hoàn cảnh đó, chủ nghĩa Mác ra đời, sau được Leenin phát triển, trở thành chủ nghĩa Mác – lenin. Chủ nghĩa MLN chỉ rõ, muốn giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp CN phải lập ra Đảng CS. Sự ra đời của ĐCS là yêu cầu khách quan đáp ứng cuộc đấu tranh của giai cấp CN chống áp bức, bóc lột. Ảnh hưởng của cách mạng tháng mười Nga và quốc tế cộng sản Năm 1917, cách mạng tháng Mười Nga giành được thắng lợi. Nhà nước Xô viết dựa trên nền tảng liên minh công - nông dưới sự lãnh đạo của Đảng Bonsêvich Nga ra đời. Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười, chủ nghĩa Mác - Lênin từ lý luận đã trở thành hiện thực, đồng thời mở đầu một thời đại mới “ thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”. Cuộc cách mạng này cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân các nước và là một trong những động lực thúc đẩy sự ra đời nhiều đảng cộng sản: Đảng Cộng sản Đức, Đảng cộng sản Hungari (năm 1918), Đảng Cộng sản Pháp (năm 1919)… Đối với các dân tộc thuộc địa, Cách mạng Tháng Mười nêu tấm gương sáng trong việc giải phóng các dân tộc bị áp bức. Về ý nghĩa của Cách mạng Tháng Mười, Nguyễn ái Quốc khẳng định: Cách mạng Tháng Mười như tiếng sét đã đánh thức nhân dân châu Á tỉnh giấc mê hàng thế kỉ nay. Và “Cách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mệnh thành công thì phải dân chúng làm gốc, phải có đảng vững bền, phải bền gan, phải hy sinh, phải thống nhất. Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin”. Tháng 3- 1919, Quốc tế Cộng sản được thành lập. Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Đối với Việt Nam, Quốc tế Cộng sản có vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc không những đánh giá cao sự kiện ra đời Quốc tế Cộng sản đối với phong trào cách mạng thế giới, mà còn nhấn mạnh vai trò của tổ chức này đối với cách mạng Việt Nam “An Nam muốn cách mệnh thành công, thì tất phải nhờ Đệ tam quốc tế”. Như vậy, dựa trên nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa MLN, Đảng CS Việt Nam ra đời là một tất yếu khách quan theo xu thế chung của thời đại, “ thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”, thời đại cách mạng vô sản. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của cách mạng Việt Nam. Từ năm 1858, thực dân Pháp xâm lược và từng bước thiết lập chế độ thống trị rất tàn bạo, hà khắc và phản động của chủ nghĩa thực dân trên đất nước ta, xã hội Việt Nam đã có những biến đổi lớn: Từ chế độ phong kiến chuyển sang chế độ thuộc địa nửa phong kiến. Hai mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu trong xã hội ngày càng gay gắt. Đó là, mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với đế quốc Pháp xâm lược và giữa nhân dân ta, mà chủ yếu là nông dân với bọn địa chủ, phong kiến tay sai, chỗ dựa của thực dân pháp. Nhiệm vụ chống đế quốc Pháp xâm lược và nhiệm vụ chống bọn phong kiến tay sai là hai nhiệm vụ không tách rời nhau. Đó chính là yêu cầu của cách mạng Việt Nam. Với truyền thống yêu nước nồng nàn, nhân dân ta đã liên tiếp đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược và bọn phong kiến tay sai ở khắp mọi nơi, dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu và các nhà yêu nước đương thời theo nhiều khuynh hướng khác nhau, với các phòng trao tiêu biểu như: phong trào Cần Vương (1885 - 1896), khởi nghĩa Yên Thế (1884), phong trào bạo động của Phan Bội Châu và cải cách của Phan Châu Trinh… Song các phong trào đấu tranh đó đều thất bại, nguyên nhân chủ yếu là do chưa tìm được con đường cứu nước đúng đắn, chưa có một lực lượng xã hội, một giai cấp tiên tiến và một tổ chức cách mạng chặt chẽ đủ sức lãnh đạo phong trào. Phong trào Cần Vương sử dụng phương pháp khởi nghĩa vũ trang nhưng lại diễn ra lẻ tẻ, chiến thuật thủ hiểm nên dễ bị bao vây, cô lập, tiêu diệt; Phan Bội Châu chủ trương dùng vũ lực đánh pháp nhưng lại dựa vào sự giúp đỡ của nước ngoài (Nhật); Phan Châu Trinh thì dùng phương pháp cải cách nhưng lại xin Pháp “rủ lòng thương”… không một ai biết dựa vào sức mạnh của dân tộc mình. Sự thất bại của các phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX đầu TK XX đã chứng tỏ con đường cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến và tư sản đã bế tắc. Cách mạng Việt Nam đứng trước sự khủng hoảng về đường lối cứu nước, về giai cấp lãnh đạo cách mạng một cách trầm trọng. Nhiệm vụ lịch sử đặt ra là phải tìm một con đường cách mạng mới với một giai cấp có đủ tư cách đại biểu cho quyền lợi của dân tộc, của nhân dân, có đủ uy tín và năng lực để lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ đi tới thành công. Và để đáp ứng được nhiệm vụ lịch sử ấy, cách duy nhất là phải thành lập một chính đảng tiên phong với đội ngũ cán bộ tiên tiến. Như vậy, việc thành lập Đảng cộng sản là một quy luật tất yếu khách quan của sự nghiệp cách mạng. Chỉ khi có một chính đảng lãnh đạo, đề ra đường lối đúng đắn thì cách mạng mới thành công. ĐCS Việt Nam ra đời xuất phát từ quá trình chuẩn bị của Nguyễn Ái Quốc về tư tưởng, tổ chức và chính trị. Sinh ra trong một làng quê giàu truyền thống cách mạng, NAQ sớm có lòng yêu nước thương dân và ý chí quyết tâm đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào. Người cũng sớm nhận thấy những sai lầm trong con đường cứu nước của các bậc tiền bối đi trước, vì vậy, năm 1911 Người quyết định ra đi tìm con đường cứu nước cho riêng mình. Quá trình hoạt động đó của NAQ chính là quá trình chuẩn bị về tư tưởng, tổ chức và chính trị, là một nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự ra đời của ĐCS. Sau nhiều năm bôn ba khắp năm châu bốn bể, đi qua nhiều nước ở Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ, NAQ đã rút ra kết luận rằng chủ nghĩa đế quốc, thực dân là cội nguồn của mọi đau khổ cho giai cấp công nhân và nhân dân ở các nước chính quốc cũng như thuộc địa. Cũng từ đó Người đã tìm đến được với chủ nghĩa Mác-Lênin. Tháng 7.1920, NAQ đọc bản “sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lenin đăng trên báo Nhân đạo của Đảng xã hội pháp. Luận cương của Lenin đã chỉ ra con đường cứu nước, và Người đã xác định được con đường giải phóng đúng đắn cho dân tộc mình: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”, “muốn cứu nước giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản”. Sau đó, 25.12.1920, NAQ tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Đây là bước ngoặt đánh dấu sự chuyển biến quyết định mở đường thắng lợi cho cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam và cũng đánh dấu bước ngoạt quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc, từ một người yêu nước, NAQ đã trở thành một người cộng sản – người cộng sản Việt Nam đầu tiên. Từ năm 1921 đến năm 1930, Nguyễn Ái Quốc ra sức truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị về lý luận cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Người nhấn mạnh, cách mạng muốn thành công phải có đảng cách mạng chân chính lãnh đ
Tài liệu liên quan