Đề cương Ôn tập môn sinh thái môi trường

 Nguyên nhân làm cho tảo bùng phát ở Bình Thuận nhiều nhất cả nước:  Nghề nuôi lồng các loài tôm hùm, cá mú cũng thải ra môi trường một lượng dinh dưỡng đáng kể từ các loại hóa chất và thức ăn cũng là một điều kiện kích thích sự nở hoa. Theo tính toán nghề nuôi trồng hải sản ở Bình Thuận mỗi năm thải ra 70 tấn hóa chất và 13.000 tấn thức ăn tồn đọng.  Nghề làm mắm thải ra môi trường một lượng lớn xác cá.  Do hiện tượng nước trồi cuối mùa khô và đầu mùa mưa. Trong nước trồi có mang theo một lượng tảo khi vào bờ gặp môi trường giàu chất dinh dưỡng ( nitrogen, photpho) thì bùng phát.  Rác thải sinh hoạt và từ các khu du lịch, giải trí thải ra biển.

doc28 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2283 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương Ôn tập môn sinh thái môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề Cương Ôn Tập Môn Sinh Thái Môi Trường –––¯——— Câu 1: Hệ sinh thái, Đặc tính & Cấu tạo Rừng Mưa nhiệt đới Trả lời: Hệ sinh thái là gì? Hệ sinh thái là một hệ thống bao gồm các quần xã và các môi trường sống của chúng. Trong hệ sinh thái các thành phần vô sinh và hữu sinh luôn có tác động lẫn nhau hợp thành một thể thống nhất. Ví dụ: Ao, hồ, một khu rừng, một con sông, thậm chí một vùng biển...là những hệ sinh thái điển hình. Theo độ lớn, hệ sinh thái có thể chia thành hệ sinh thái nhỏ (bể nuôi cá), hệ sinh thái vừa (một hồ chứa nước), hệ sinh thái lớn (đại dương). Tập hợp tất cả các hệ sinh thái trên bề mặt trái đất thành một hệ sinh thái khổng lồ là sinh quyển. 2. Phân loại hệ sinh thái: a. Hệ sinh thái tự nhiên: bao gồm hệ sinh thái nguyên sinh như rừng nguyên sinh,sông hồ, đồng, cỏ, biển hay sinh thái tự nhiên đã được cải tạo b. Hệ sinh thái nhân tạo: là hệ sinh thái do con người tạo ra mới hoàn toàn như hệ sinh thái đô thị, hệ sinh thái trong các công trình sử lý chất thải… 3. Cấu trúc của hệ sinh thái: Gồm các thành phần sau: - Môi trường:Gồm tất cả các nhân tố vô sinh và hữu sinh như đất, nước, không khí, thức ăn. - Sinh vật sản xuất: bao gồm các sinh vật hóa hợp và quang hợp tổng hợp chất hữu cơ từ ánh sáng mặt trời. - Sinh vật tiêu thụ: Gồm các sinh vật dị dưỡng lấy chất hữu cơ từ sinh vật sản xuất được chia thành: àSinh vật tiêu thụ cấp 1 (sơ cấp) các loại động vật ăn thực vật. àSinh vật tiêu thụ cấp 2 (thứ cấp) các loại động vật ăn động vật và thực vật. - Sinh vật phân hủy: bao gồm các vi khuẩn và nấm, chúng phân huỷ các phế thải và xác chết của các sv khác. 4. Ví dụ Rừng mưa nhiệt đới a. Đặc tính Khí hậu: khí hậu nóng ẩm. ŸĐộ ẩm và cường độ ánh sáng : Cường độ ánh sáng không cao lắm bởi trong khí quyển có nhiều hơi nước và sương mù , ánh sáng mặt trời ít khi chiếu thắng xuống mặt đất. Lượng mưa hằng năm cao thường từ 1750-2000mm.Do vậy độ ẩm không khí cao, trên dưới 90%. ŸNhiệt độ: quanh năm dao động từ 25oC- 30oC. Nhiệt độ ít khi xuống thấp dưới 18oC. Nhiệt độ cao nhất 35-36oC. ŸThảm thực vật: Thảm thực vật cao nhất của vùng nhiệt đới ẩm, là kiểu đa dạng và phức tạp nhất, chiếm khoảng 10% của diện tích đất nổi của toàn thế giới. Ÿ Đa dạng sinh học cao, gồm khoảng 80% đa dạng sinh học được biết đến, 5-10 triệu loài của trái đất có thể được tìm thấy ở rừng mưa nhiệt đới. Cấu tạo Về cấu trúc cây gỗ rừng nhiệt đới thường 4-5 tầng Tầng trên tán: Đây là tầng cao nhất của rừng mưa nhiệt đới, có độ cao từ 50-80m. Ở đây tán lá thường thưa, hình bán cầu, nhận nhiều ánh sáng mặt trời nhất. Tầng tán chính: có tán dày và tròn hơn, thường có dạng tháp. Các cây gỗ ở đây thường có thân cao cường tráng. Lá các cây gỗ lớn thường xanh, dai cứng, vỏ thân ít phát triển, nhẵn bóng ít nứt nẻ. Tầng dưới tán: cây bụi rất phong phú, gồm các cây ưa bóng chủ yếu là các loài cây 2 lá mầm, một lá mầm. Tầng thảm tươi: thảm cỏ nghèo về thành phần loài cũng như số cá thể, chủ yếu là dương sỉ, gừng, mạch môn, lúa phát triển rất yếu. Thực vật ngoại tầng: dây leo phát triển, đa số dây leo là cây ưa sáng nên có xu hướng vươn bám vào cây gỗ lên cao. Câu 2: Quan hệ giữa các thành phần trong hệ sinh thái ví dụ hệ sinh thái vùng đất ngập nước: Trả lời: 1.Quan hệ giữa các thành phần trong hệ sinh thái: Các thành phần vô sinh (yếu tố môi trường sống): Môi trường vật lý (ẩm độ, nhiệt độ, dòng chảy…) Môi trường hóa học (oxy, khoáng chất, pH…) Địa hình, cảnh quan Các thành phần hữu sinh (các sinh vật) có các quan hệ sau: Quan hệ trung lập: các loài sinh vật sống cạnh nhau, nhưng loài này không làm lợi hoặc gây hại cho sự phát triển số lượng của loài kia. Ví dụ: chim và động vật ăn cỏ. Quan hệ lợi một phía: hai loài sinh vật sống cạnh nhau, loài thứ nhất lợi dụng điều kiện do loài thứ hai đem lại nhưng không gây hại cho loài thứ nhất. Ví dụ: vi khuẩn cố định đạm rễ họ đậu, vi khuẩn đường ruột ĐV. Quan hệ ký sinh: giữa một loài (ký sinh) sống dựa vào loài khác (ký chủ), gây hại có thể giết chết ký chủ. Ví dụ: giun, sán. Quan hệ thú dữ con mồi: giữa một loài ăn thịt và loài kia là con mồi. Quan hệ cộng sinh: hai loài sinh vật sống dựa vào nhau, loài thứ này đem lại lợi ích cho loài kia và ngược lại. Ví dụ: tảo và địa y; chim rỉa thịt và cá sấu. Quan hệ cạnh tranh: giữa hai hay nhiều loài sinh vật cạnh tranh về nguồn thức ăn và không gian sống. Quan hệ này có thể dẫn đến sự tiêu diệt một loài. Ví dụ quan hệ ong nhập nội ong địa phương Quan hệ hạn chế: loài thứ nhất đem lại lợi ích cho loài kia, loài thứ hai khi phát triển lại hạn chế phát triển loài thứ nhất. Ví dụ: dây leo và cây thân gỗ. Ví dụ về hệ sinh thái đất ngập nước? ( câu 26-bãi bồi sông cửu Long) Câu 3: Cấu trúc dinh dưỡng của hệ sinh thái: chuỗi thức ăn, lưới thức thức ăn, bậc dinh dưỡng. Cho ví dụ minh họa hệ sinh thái đồng cỏ tự nhiên. Trả lời: 1.Chuỗi thức ăn: Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau, mỗi sinh vật là một mắc xích vừa tiêu thụ mắc xích trước vừa bị mắc xích sau tiêu thụ. Chuỗi thức ăn tổng quát có dạng: SVSX → SVTT bậc 1 → SVTT bậc 2 → ... → SV phân huỷ. Các loại chuỗi thức ăn: Loại 1: Chuỗi thức ăn được mở đầu bằng sinh vật tự dưỡng, động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật. VD: Cây ngô® Sâu ăn lá ngô®Nhái® Rắn hổ mang® Diều hâu Loại 2: Chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật phân giải chất hữu cơ sau đến các loại ĐV ăn ĐV. VD: Vi khuẩn, nấm® Mối ® Gà 2.Lưới thức ăn: Lưới thức ăn gồm nhiều chuỗi thức ăn có những mắc xích chung. Các chuỗi thức ăn trong một hệ sinh thái thường đan xen nhau, tạo thành mạng lưới thức ăn. Quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn càng phức tạp. 3.Bậc dinh dưỡng: Bậc dinh dưỡng là tất cả các loài cùng mức dinh dưỡng hợp thành một bậc dinh dưỡng. VD: chim bói cá, bồ nông, cò…là 1 bậc dinh dưỡng vì thức ăn của chúng đều là cá (cùng mức DD). Có nhiều bậc dinh dưỡng: Sinh vật sản xuất: bao gồm các sinh vật có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ ( BDD cấp 1). Sinh vật tiêu thụ bậc 1: bao gồm các động vật ăn sinh vật sản xuất ( Bậc dinh dưỡng cấp 2). Sinh vật tiêu thụ bậc 2: bao gồm các động vật ăn sinh vật tiêu thụ bậc 1 (bậc dinh dưỡng cấp 3). Sinh vật tiêu thụ bậc 3 (bâc 4…): bao gồm các động vật ăn thịt động vật, chúng ăn sinh vật tiêu thụ bậc 2 ( bậc 3…). Bậc cuối cùng gọi là bậc ding dưỡng cấp cao nhất. Ngoài ra còn có các sinh vật phân giải các chất hữu cơ từ xác sinh vật chết. Ví dụ hệ sinh thái đồng cỏ tự nhiên: Hệ sinh thái đồng cỏ tự nhiên được đặc trưng bởi sinh vật sản xuất là cỏ tổng hợp chất hữu cơ từ cá chất vô cơ và ánh sáng mặt trời. Năng lượng ấy đi vào hệ qua các chuỗi, mạng lưới thức ăn được các sinh vât dị dượng hấp thụ. Sinh vật tiêu thụ bậc 1 thường là các động vật nhỏ ăn cò như: cào cào, thỏ,… đòng năng lượng tiếp tục được các sinh vật tiêu thụ bậc 2 hấp thu đá là những động vật ăn thịt. quá trình bài tiết trả một phần chất dinh dưỡng lại cho cỏ. Bản thân sinh vật sản xuất chết đi được các vi sinh vật phân hủy hoàn trả vật chất lại cho đất. Câu 4: Khả năng cân bằng của hệ sinh thái: Cơ chế tự cân bằng, khả năng mang, mức chịu đựng. ví dụ hệ sinh thái rừng tràm? Trả lời: Khả năng cân bằng của hệ sinh thái là gì: Cân bằng hệ sinh thái là trạng thái ổn định tự nhiên của HST hướng tới sự thích nghi cao nhất của điều kiện sống. Ví dụ: Trong một hệ sinh thái rừng, thực vật lấy dinh dưỡng từ đất tổng hợp thành chất hữu cơ. Chất hữu cơ này đủ để một phần nuôi dưỡng phát triển cây, một phần nuôi động vật ăn thực vật trong rừng, một phần rơi rụng, trả lại màu cho đất. Động vật ăn thực vật phát triển vừa đủ để tiêu thụ hết phần thức ăn thiên nhiên dành cho nó. Phân, xác động vật và lá rụng, cành rơi trên mặt đất được vi sinh vật phân huỷ hết để trả lại cho đất chất dinh dưỡng nuôi cây. Do vậy đất rừng luôn màu mỡ, giàu chất hữu cơ, nhiều vi sinh vật và côn trùng, cây rừng đa dạng và tươi tốt, động vật phong phú. Đó chính là cân bằng sinh thái. Cơ chế tự cân bằng: Đó là do sự thích nghi của hệ sinh thái, được thực hiện theo hai cơ chế chính. Điều chỉnh đa dạng sinh học của quần xã: là hậu quả của quá trình kiểm soát số lượng cá thể ở các bậc dinh dưỡng khác nhau và được thực hiện bởi các nhân tố sinh thái phụ thuộc mật độ. Nhờ cơ chế sinh học, dân số học nên hệ thống sinh thái mới có tính đa dạng. Tự cân bằng thông qua sinh địa hoá học: là hậu quả của quá trình phục hồi hàm lượng các chất dinh dưỡng có ở hệ sinh thái để trở về mức độ ban đầu sau mỗi lần bị ảnh hưởng. Hai cơ chế tự cân bằng của hệ sinh thái chỉ có thể thực hiện được trong một thời gian nhất định. Nếu cường độ tác động trên một mức độ nào đó thì hệ sinh thái không thể tự cân bằng được và hậu quả cuối cùng sẽ là hệ sinh thái bị huỷ diệt. Khả năng mang của HST Là khả năng chịu đựng những nhân tố bất lợi tác động lên hệ sinh thái. Các hệ sinh thái khác nhau có khả năng mang khác nhau. Khả năng này quy định loài, số lượng các loại sinh vật, số cá thể của quần thể và sự cân bằng giữa các yếu tố vô sinh và hữu sinh. 4. Mức chịu đựng của hệ sinh thái: Trong một giới hạn sinh thái sẽ tự điều chỉnh để đạt trạng thái cân bằng. Nhưng khi các tác nhân tác động quá mức hệ sinh thái sẽ không phục hồi lại như ban đầu. Mỗi hệ sinh thái đều mang trong mình một mức chịu đựng riêng. 5. Ví dụ hệ sinh thái rừng tràm U Minh: Cây tràm có đặc điểm là khi bị chiềm ngập trong môi trường nước nhiều ngày nhưng vẫn sống và tồn tại lâu dài. Đây cũng là đặt điểm chung của những loài cây sống trong môi trường ngập nước. Sau những vụ hỏa hoạn các năm trước, rừng đang phục hồi nhanh chóng và chim muông đã kéo về sinh sôi nẩy nở ngày càng nhiều, tạo nên những vườn dơi, sân chim, vườn cò, máng diệc đều khắp các lâm ngư trường rừng tràm. Ngoài ra các vi sinh vật trong hệ sinh thái rừng tràm đã tự cân bằng giúp cho rừng tràm luôn phát triển về số lượng. Mặt khác các hệ sinh thái trong rừng tràm đã có sự kết hợp hài hoà giữa quá trình mang và chịu đựng nên rừng luôn tồn tại và phát triển. Tuy nhiên không phải khi nào các quá trình đó cũng tuân theo các quy luật trên. Câu 5: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái: các dòng năng lượng trong hệ sinh thái, các dạng năng lượng, năng suất sơ cấp, năng suất thứ cấp. Cho ví dụ về HST rừng thông. Trả lời: 1. Dòng năng lượng: - Chủ yếu là năng lượng mặt trời, phần khác từ lòng đất (hóa thạch, ph. xạ). Năng lượng mặt trời được cây xanh quang hợp hấp thụ, chuyển thành chất hữu cơ, tiếp tục theo chuỗi thức ăn đi đến các thành phần khác của hệ. 2. Các dạng năng lượng: Năng lượng bức xạ: Là năng lượng ánh sáng phát ra từ Mặt Trời. Năng lượng hoá học: Trong thời gian quang hợp, ánh sáng được sử dụng để sản xuất hiđratcacbon, lipit trong thực vật. Động năng là năng lượng làm cho hệ sinh thái vận động như: gió, vận động của động vật, thực vật. Năng lượng nhiệt 3.Năng suất sinh học: Năng suất sinh học của hệ sinh thái là khả năng chuyển hóa năng lượng mặt trời hoặc năng lượng chứa trong thức ăn ban đầu thành sinh khối. gồm năng suất sinh học sơ cấp và năng suất sinh học thứ cấp. Năng suất sinh học sơ cấp: Năng suất sinh học sơ cấp thô (GPP) là năng lượng mặt trời được thực vật quang hợp chuyển hóa thành các chất hữu cơ chứa trong cơ thể và năng lượng để duy trì sự sống. Năng lượng sơ cấp tinh (NPP) là năng lượng mặt trời được thực vật tổng hợp và chứa trong các chất hữu cơ. GPP = NPP + R (năng lượng dùng cho hô hấp) Năng suất sinh học thứ cấp của hệ sinh thái: Là khối chất hữu cơ sản xuất được và tồn trữ ở vật tiêu thụ và phân hủy. Trong thực tế chỉ tính đến sinh vật tiêu thụ là chủ yếu. Hiệu suất chuyển đổi năng lượng tùy thuộc vào các bậc dinh dưỡng. Ví dụ: 80kg cỏ sẽ đựợc 1kg thịt bò… Cho ví dụ hệ sinh thái rừng thông: - Dòng năng lượng trong hệ sinh thái taiga cũng tuân theo 2 định luật của nhiệt động học: Nguyên lý về sự bảo tồn năng lượng và giảm cấp. - Năng lượng từ Mặt Trời là nguồn năng lượng cơ bản của các hệ sinh thái. Cây xanh hấp thụ năng lượng ánh sáng Mặt Trời tổng hợp nên chất hữu cơ cất giữ năng lượng.. Năng lượng đi qua hệ sinh thái theo chuỗi thức ăn và mạng lưới thức ăn từ bậc dinh dưỡng này qua bậc dinh dưỡng khác. - Hệ sinh thái rừng taiga có năng suất sinh học thấp, mắc xích thức ăn ngắn, dinh dưỡng thường nghèo nàn. - Do điều kiện khí hậu khắc nghiệt nên khẩu phần ăn của động vật ăn thịt không đảm bảo việc cung cấp năng lượng. Câu 6: Sự phát triển của hệ sinh thái tự nhiên: diễn thế, đỉnh cực, các dạng quần xã sinh vật. Hệ sinh thái rừng tràm U Minh? Trả lời: Diễn thế sinh thái Khái niệm - Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn khác nhau, từ dạng khởi đầu được thay thế lần lượt bởi các dạng quần xã tiếp theo và cuối cùng thường dẫn đến một quần xã ổn định. - Nguyên nhân dẫn đến diễn thái: là sự tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã, tác động của quần xã lên ngoại cảnh làm biến đổi mạnh mẽ ngoại cảnh đến mức gây ra diễn thế và cuối cùng là tác động của con người. Các loại diễn thế - Diễn thế nguyên sinh: là diễn thế khởi đầu từ môi trường trống trơn. Ví dụ sau khi nui lua phun,… - Diễn thế thứ sinh: là diễn thế xuất hiện ở một môi trường đã có quần xã sinh vật nhất định, phá rừng làm rẫy,… - Diễn thế phân hủy: là quá trình không dẫn tới một quần xã sinh vật ổn định nào, mà theo hướng dần bị phân hủy dưới tác dụng của nhân tố sinh học,..diễn thế trên môt thân cây chết,… Cực đỉnh sinh thái Khái niệm Quá trình phát triển của thảm thực vật đạt đến giai đoạn cân bằng được gọi là trạng thái cao đỉnh. Quần xã này tổn tại mãi mãi trong sự cân bằng nếu không bị tác động của các yếu tố hủy hoại từ bên ngoài. Quan niệm về trạng thái cao đỉnh Đơn cao đỉnh Đơn cao đỉnh là khái niệm được F.E.Lements (1916,1936) nêu ra. Theo lý thuyết này, mỗi một vùng chỉ có một quần xã cao đỉnh mà các quần xã khác phát triển đều quy tụ đến. Clements khẳng định, trong một khoảng không gian đã biết và không bị can thiệp bởi các nhân tố hủy hoại thì thảm thực vật chỉ có một dạng chung được thiết lập và ổn định bất chấp điều kiện ban đầu như thế nào. b. Đa cao đỉnh Tansley (1939) là một trong những người đề xướng lý thuyết đa cao đỉnh, thừa nhận trong một vùng đã biết có nhiều quần xã cao đỉnh khác nhau, gồm cả những cao đỉnh được kiểm soát bởi dộ ẩm trong đất, khoáng dinh dưỡng của đất, hoạt động của động vật và những nhân tố khác của môi trường. Cao đỉnh mẫu Whittaker (1953) đã nêu ra giả thuyết về cao đỉnh mẫu. Ông nhấn mạnh, một quần xã tự nhiên thích nghi với toàn bộ mẫu hình các nhân tố môi trường mà ở đó nó tồn tại: khí hậu, đất, nạn cháy và các nhân tố sinh học. Cao đỉnh mẫu tồn tại các dạng cao đỉnh liên tục mà chúng biến đổi từ từ theo gradient môi trường, hầu như không thể phân chia thành các dạng cao đỉnh rời rạc. Các dạng quần xã sinh vật và mối quan hệ của chúng Các dạng quần xã Có 3 dạng quần xã sinh vật: - Quần xã thực vật: bộ phận thực vật trong quần xã bao gồm tất cả các cây, cỏ, từ cây to đến cây nhỏ kể cả các loài tảo. - Quần xã động vật: gồm các loài từ động vật lớn như lưỡng cư, bò sát, chim, thú đến các loài nhỏ như côn trùng, giun, chân khớp. - Quần xã vi sinh vật: đa dạng, với tất cả các đại diện của vi khuẩn, nấm, kể cả Protozoa. Mối quan hệ của các quần xã Các loài trong quần xã sinh vật sống phụ thuộc vào nhau. Một loài động vật không thể tồn tại ở nơi không có cây cối vì nó rất cần nơi ở và thức ăn. Do vậy, quần xã thực vật vừa hỗ trợ, vừa giới hạn sự phát triển của quần xã động vật. Chẳng hạn, rừng bị chặt phá và phân cắt buộc các loài thú lớn phải dời đi nơi khác nếu không kích thước quần thể sẽ bị thu hẹp và sớm muộn chúng sẽ lâm vào cảnh diệt vong. Cho ví dụ về hệ sinh thái rừng Tràm U Minh: Câu 7: Tác động của con người đến hệ sinh thái tự nhiên, đặc tính của các hệ sinh thái nhân tạo. cho ví dụ minh họa HST Đìa tôm vúng gập mặn cần giờ. Trả lời: Tác động của con người đến hệ sinh thái tự nhiên: 1. Tác động vào các chu trình sinh địa hóa tự nhiên. Con người sử dụng năng lượng hóa thạch, tạo thêm một lượng lớn khí CO2, SO2,… Các hoạt động của con người trên trái đất ngăn cản chu trình tuần hoàn nước: đắp đập, xây nhà máy thủy điện, phá rừng đầu nguồn,…Chính điều này đã làm ngập úng hay khô hạn ở một số khu vực, làm thay đổi điều kiện sống bình thường của các sinh vật nước. 2. Tác động vào các điều kiện môi trường của hệ sinh thái: khí hậu, thủy điện,… Cải tạo đầm lầy thành đất canh tác làm mất đi một số vùng ngập nước có tầm quan trọng đối với một số sinh vật và con người. Chuyển đất rừng, đất nông nghiệp thành các khu công nghiệp, khu đô thị làm mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm cục bộ, làm mất đi nhiều loài động thực vật, tăng xói mòn đất, thay đổi khả năng điều hòa nước và biến đổi khí hậu 3. Tác động vào cân bằng sinh thái. Săn bắn, đánh bắt quá mức làm suy giảm, tuyệt chủng một số loài và làm gia tăng mất cân bằng sinh thái. Chặt phá rừng tự nhiên lấy gỗ, làm mất nơi cư trú của động thực vật. Lai tạo các loài sinh vật mới làm thay đồi cân bằng sinh thái tự nhiên. Các loài lai tạo thường dễ bị suy thoái hoặc tạo ra các nhu cầu thức ăn, tác động có hại đối với các loài đã có và con người. VD: Nhập nội một số loài không lường trước hậu quả của nó. Như ốc bưu vàng. Đưa vào các hệ sinh thái tự nhiên các hợp chất nhân tạo mà sinh vật không có khả năng phân hủy: chất tổng hợp, dầu mỡ, thuốc trừ sâu,… VD: Dioxin là một trong những chất độc nhất và khó phân hủy nhất trong tự nhiên. Chỉ với vài phần triệu gam, dioxin đã có thể ảnh hưởng ngiêm trọng tới sức khỏe và khả năng di truyền của cơ thể sống. 4. Tác động vào cơ chế tự ổn định, tự cân bằng của hệ sinh thái. Con người phá hủy thiên nhiên tạo ra các hệ sinh thái nhân tạo. Làm ô nhiễm không khí từ các xí nghiệp, nhà máy,… Làm ô nhiễm nguồn nước từ các chất thải xí nghiệp, rác thải sinh hoạt,.. Làm ô nhiễm đất do các chất độc hóa học, ô nhiễm phóng xạ. Đặc tính của hệ sinh thái nhân tạo: Chúng rất đa dạng về kích cỡ, về cấu trúc…, lớn như các hồ chứa, đồng ruộng, nương rẫy canh tác, thành phố…và nhỏ như những hệ sinh thái thực nghiệm (một bể cá cảnh, một hệ sinh thái trong ống nghiệm…). Nhiều hệ có cấu trúc đa dạng chẳng kém các hệ sinh thái tự nhiên( thành phố, hồ chứa…) song cũng có những hệ có cấu trúc đơn giản, trong đó, quần xã sinh vật với loài ưu thế được con người lựa chọn cho mục đích sử dụng của mình, chẳng hạng như đồng ruộng, nương rẫy… Thường kém ổn định, dễ bị phá vỡ hơn hệ sinh thái tự nhiên. Phục vụ nhu cầu của con người. Ví dụ hệ sinh thái đìa tôm vùng ngập mặn huyện Cần Giờ: Rừng ngập mặn Cần Giờ phát triển dựa trên sự lắng đọng và bồi tụ của phù sa từ sông Sài Gòn- Đồng Nai. Môi trường của rừng ngập mặn Cần Giờ có điều kiện rất đặc biệt, là một hệ sinh thái trung gian giữa hệ sinh thái thủy vực với hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái nước ngọt và hệ sinh thái nước mặn. Rừng ngập mặn Cần Giờ là bức tường xanh vững chắc bảo vệ bờ biển, hạn chế xói lở và các tác hại của bão lụt. Hệ thống rễ chằng chịt thu hút và giữ lại các trầm tích,hàng rào ngăn giữ những chất ô nhiễm, bảo vệ các sinh vật vùng ven bờ. Trước đây, huyện Cần Giờ chưa nhận ra được nguồn lợi của hệ sinh thái nên không tận dụng được tiềm năng nuôi trồng thủy sản của vùng do vậy nền kinh tế rất nghèo nhưng từ khi nhận ra được tiềm năng thì nhà nước đã đầu tư vào nuôi trồng thủy sản nên kinh tế khá phát triển nhiều nơi đã thoát khỏi nghèo. Tuy nhiên, do chưa hiểu hết giá trị nhiều mặt của hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ, hoặc do những lợi ích kinh tế trước mắt, đặc biệt nguồn lợi từ tôm nuôi xuất khẩu nên rừng đã bị suy thoái nghiêm trọng, hủy hoại môi trường,… Câu 8: Quy luật các giới hạn sinh htái, phát biểu và phân tích các ví dụ cư thể minh họa lòng hồ trị an. Trả lời: Quy luật giới hạn sinh thái (Shelford): Sheford (1913) đã phát hiện thấy yếu tố giới hạn có thể không chỉ là thiếu thốn, mà còn là sự dư thừa. Các sinh vật được giới hạn đặc trưng bởi tối thiểu sinh thái và tối đa sinh thái, giữa hai đại lượng này tạo nên sự giới hạn của sự chống chịu.Từ đó ông đưa ra quy luật: Quy luật:”