Đề cương ôn tập môn tư pháp quốc tế

Người nước ngoài là người không có quốc tịch của nước, nơi mà học đang cư trú. Người nước ngoài bao gồm người có quốc tịch nước ngoài (một hoặc nhiều quốc tịch nước ngoài) và người không có quốc tịch. Người nước ngoài bao gồm: công dân nước ngoài, thể nhân nước ngoài, pháp nhân nước ngoài và cả quốc gia nước ngoài

doc81 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 6359 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương ôn tập môn tư pháp quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vấn đề 3: Chủ thể trong tư pháp quốc tế Câu 1: Trình bày khái niệm, cách phân loại người nước ngoài. Cách thức giải quyết xung đột pháp luật về năng lực pháp luật và năng lực hành vi theo pháp luật các nước, pháp luật Việt Nam và các hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với các nước? Khái niệm: Người nước ngoài là người không có quốc tịch của nước, nơi mà học đang cư trú. Người nước ngoài bao gồm người có quốc tịch nước ngoài (một hoặc nhiều quốc tịch nước ngoài) và người không có quốc tịch. Người nước ngoài bao gồm: công dân nước ngoài, thể nhân nước ngoài, pháp nhân nước ngoài và cả quốc gia nước ngoài. Khái niệm người nước ngoài theo pháp luật Việt Nam là người không mang quốc tịch việt nam và có thể cư trú trên hoặc nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam. Phân loại: Căn cứ vào quốc tịch: + Người có quốc tịch nước ngoài + Người không có quốc tịch Căn cứ vào nơi cư trú: + Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam + Người nước ngoài cư trú ở nước ngoài Căn cứ vào thời hạn cư trú: + Người nước ngoài thường trú + Người nước ngoài tạm trú (tạm trú dài hạn và tạm trú ngắn hạn) Căn cứ vào quy chế pháp lý + Người nước ngoài được hưởng các quy chế ưu đãi và miễn trừ ngoại giao theo Công ước viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao và Công ước viên năm 1963 về quan hệ lãnh sự với các quy chế tương đương. + Người nước ngoài được hưởng các quy chế theo các hiệp định quốc tế như: Hợp tác khoa học – kỹ thuật; trao đổi chuyên gia; nghiên cứu sinh; thực tập sinh; sinh viên; hợp tác kinh tế; viện trợ kỹ thuật, tường trợ kỹ thuật, giao lưu văn hóa... + Người nước ngoài nằm ngoài hai nhóm trên đây đó là những người làm ăn sinh sống ở một nước sở tại. Cách thức giải quyết xung đột pháp luật về năng lực pháp luật và năng lực hành vi theo pháp luật của các nước, pháp luật Việt Nam và các hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với các nước. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi là hai thuộc tính cơ bản của chủ thể pháp luật. Hiện nay trong khoa học pháp lý của Việt Nam và một số nước qđ: Năng lực pháp luật của cá nhân là khả năng của người đó được hưởng quyền và gánh vác nghĩa vụ mà theo pháp luật quy định. Năng lực hành vi của cá nhân là khả năng của chính người đó bằng các hành vi của mình thực hiện các quyền và gánh vác nghĩa vụ theo pháp luật quy định. Giải quyết xung đột pháp luật về năng lực pháp luật và năng lực hành vi trong Tư pháp Quốc Tế. Theo hệ thống pháp luật các nước Châu Âu lục địa, tiêu biểu là nước Pháp quy định hai khái niệm trên được hiểu là “năng lực pháp luật nói chung” và năng lực thực hiện nghĩa vụ. Theo hệ thống pháp luật Anh – Mỹ thì năng lực chủ thể bao gồm: năng lực hành vi và năng lực pháp luật. Giải quyết: để giải quyết xung đột pháp luật về năng lực pháp luật dân sự của công dân nước ngoài, luật pháp các nước thường quy định người nước ngoài có năng lực pháp luật tương đương với công dân nước sở tại (trừ những ngoại lệ quy định trong các hệ thống pháp luật cụ thể của mỗi quốc gia hoặc trong các điều ước quốc tế). Giải quyết quyết xung đột về năng lực hành vi thì đại đa số luật pháp các nước áp dụng nguyên tắc luật quốc tịch, riêng hệ thống pháp luật Anh – Mỹ lại áp dụng nguyên tắc luật nơi cư trú. Pháp luật Việt Nam và các hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và các nước: Điều 761 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định “người nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự tại Việt Nam như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác”. Điều 762 quy định “năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó là công dân, trừ trường hợp pháp luật CHXHCN Việt Nam có quy định khác” và “trong trường hợp người nước ngoài xác lập thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài được xác định theo pháp luật CHXHCNVN”. Câu 2: Trình bày được các chế độ pháp lý dân sự dành cho người nước ngoài? Phụ thuộc vào mức độ quan hệ giữa các quốc gia và tùy thuộc vào từng lĩnh vực cụ thể. Có 4 chế độ pháp lý dành cho người nước ngoài: Chế độ đãi ngộ như công dân (National Treatment). Đây là một chế độ phổ biến trên thế giới. Nội dung: + Người nước ngoài được hưởng quyền dân sự và lao động cũng như thực hiện các nghĩa vụ ngang hoặc tương đương với những quyền và nghĩa vụ mà công dân nước sở tại đang được hưởng và sẽ được hưởng trong tương lai (trừ những ngoại lệ theo pháp luật quy định trong các trường hợp cụ thể). Trên thực tế, luật pháp của các nước dành riêng cho người nước ngoài được hưởng quyền và nghĩa vụ như công dân nước họ mà bao giờ cũng có những hạn chế nhất định. Ví dụ: quyền chính trị như quyền ứng cử, bầu cử, quyền hành nghề học tập... Ở Việt Nam: người nước ngoài định cư ở Việt Nam được hưởng chế độ đãi ngộ như công dân đối với sở hữu cá nhân về thu nhập hợp pháp và tư liệu sinh hoạt và các quan hệ thừa kế đối với các tài sản trên.. + Ngoài ra, chế độ đãi ngộ như công dân còn được ghi nhận trong các hiệp định song phương và đa phương như là các nguyên tắc pháp luật quốc tế nhằm bảo hộ cho công dân các nước hữu quan làm ăn, sinh sống trên lãnh thổ của nhau. Ví dụ: Trong hiệp định tương trợ tư pháp các vấn đề dân sự, gia đình, hình sự giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Bungari quy định công dân của nước ký kết này sống trên lãnh thổ của nước ký kết kia được hưởng sự bảo hộ pháp lý về các quyền nhân thân và tài sản mà nước ký kết kia dành cho công dân nước mình. Đối với các điều ước quốc tế đa phương phải kể đến các công ước quốc tế về sở hữu trí tuệ coi chế độ này như là nền tảng bảo hộ trên cơ sở có đi có lại như: công ước Becno 1986, công ước Gionevo 1952 về bảo hộ quyền tác giả... Chế độ tối huệ quốc (Most the Favoured nation treatment) Đây là một chế độ có tầm quan trọng đặc biệt trong lĩnh vực quan hệ kinh tế, thương mại, hàng hải được thể hiện rõ trong các hiệp định thương mại và hàng hải, hiệp định thuế quan và mậu dịch... Nội dung: Nội dung cơ bản của chế độ này là người nước ngoài và pháp nhân của người nước ngoài được hưởng một chế độ mà nước sở tại dành cho người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài của bất kỳ nước thứ ba nào đang và sẽ được hưởng trong tương lai. Chế độ đãi ngộ tối huệ quốc đưa lại các điều kiện cũng như các tiêu chuẩn pháp lý như nhau (theo nghĩa bình đẳng, bình quyền) cho người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài của các quốc gia đã ký kết với nhau trong các hiệp định mà có quy định chế độ này đồng thời còn thúc đầy và củng cố sự hợp tác kinh tế thương mại giữa các quốc gia trên thế giới. Ví dụ: trong hiệp định thương mại hàng hải mà Việt Nam ký kết với Liên Xô (cũ) quy định hai bên ký kết dành cho nhau chế độ tối huệ quốc trong mọi vấn đề liên quan đến buôn bán và hàng hải và trong mọi quan hệ kinh tế khác giữa hai nước. Tương tự như vậy, Việt Nam ký kết với các nước về hiệp định thương mại và hàng hải. Chế độ đãi ngộ đặc biệt: Nội dung: người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài được hưởng những ưu tiên, ưu đãi đặc biệt hoặc các quyền đặc hưởng mà nước sở tại dành cho họ (thậm chí công dân của chính nước họ cũng không được hưởng) Chế độ này thường được quy định trong luật pháp của các quốc gia cũng như trong các điều ước quốc tế. Chế độ đãi ngộ đặc biệt thể hiện rất rõ trong các công ước quốc tế mà các quốc gia cam kết giành riêng cho các nhân viên ngoại giao và lãnh sự trên lãnh thổ của nhau được hưởng. Đây là phần rất quan trọng của Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao và Công ước viên 1963 về quan hệ lãnh sự. chế độ có đi có lại: Chế độ có đi có lại thể hiện sự phát triển khách quan thực tại của thế giới ngày nay trong mối tương quan phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, trong việc củng cố, tăng cường và phát triển của các quan hệ kinh tế, khoa học – kỹ thuật, văn hóa và các quan hệ khác. Nội dung: một quốc gia dành một chế độ pháp lý nhất định cho thể nhân và pháp nhân nước ngoài tương ứng như nước đó đã giành và sẽ dành cho công dân và pháp nhân của mình ở đó trên cơ sở có đi có lại. Chế độ có đi có lại thường được ghi nhận trong các điều ước quốc tế bởi lẽ các quốc gia muốn bảo vệ quyền và lợi ích cho công dân và pháp nhân của họ ở nước ngoài. Do các quốc gia có chế độ chính trị khác nhau và sự phát triển giữa các quốc gia là không đồng đều nên chế độ có đi có lại sẽ được thể hiện theo hai cách: + Có đi có lại thực chất: Có đi có lại thực chất được hiểu là một nước dành cho thể nhân và pháp nhân nước ngoài một số quyền và nghĩa vụ hoặc được hưởng những ưu đãi nhất định bằng những quyền và nghĩa vụ cũng như ưu đãi thực tế mà các thể nhân và pháp nhân nước họ được hưởng ở nước ngoài kia. Chế độ này thưởng được áp dụng ở những nước có cùng chế độ kinh tế – chính trị – xã hội. Tuy nhiên, gây khó khăn khi mà trình độ phát triển kinh tế của các nước không đồng đều hoặc phong tục, tập quan và truyền thống dân tộc khác xa nhau. + Có đi có lại hình thức: Có đi có lại hình thức được hiểu là một nước dành cho thể nhân và pháp nhân nước ngoài một chế độ nhất định như chế độ đãi ngộ như công dân hoặc chế độ đãi ngộ tối huệ quốc mà ở nước kia đã dành cho thể nhân và pháp nhân nước mình một chế độ tương ứng như thế. Chế độ này mang ưu điểm là khắc phục được những điểm yếu mà chế độ có đi có lại thực chất không thể khắc phục được. Ở Việt Nam khi áp dụng chế độ này cho công dân nước ngoài tức là được hưởng các quyền và gánh chịu các nghĩa vụ dân sự và lao động như công dân Việt Nam, họ có thể được hưởng các quyền mà ở ngay chính nước họ cũng không được hưởng (bình đẳng giữa nam và nữ trong quan hệ gia đình ở một số nước không có). Mặt khác người nước ngoài cũng không thể đòi hỏi các quyền mà trước đây họ được hưởng ở nước mình, thì nay cũng được hưởng ở Việt Nam như là quyền sở hữu đối với đất đai. Ở Việt Nam, trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước khác chúng ta thường áp dụng chế độ có đi có lại hình thức là phù hợp nhất. Chế độ báo phục quốc: Chế độ báo phục quốc được áp dụng trên cơ sở của chế độ có đi có lại và cùng xuất phát từ tinh thần “có đi có lại” nên vấn đề “báo phục” được đặt ra trong quan hệ giữa các quốc gia. Báo phục được hiểu là các biện pháp trả đũa. Nếu một quốc gia nào đó đơn phương sử dụng những biện pháp hoặc có hành vi gây thiệt hại hoặc tổn hại cho quốc gia khác hay công dân hoặc pháp nhân của quốc gia thì chính quốc gia bị tổn hại đó hoặc công dân hay pháp nhân của nó được phép sử dụng các biện pháp trả đũa như hạn chế hoặc có hành động tương ứng đối phó hoặc đáp lại các hành vi của quốc gia đầu tiên đơn phương gây ra các thiệt hại đó. Tổng hợp các hành vi đối phó đáp lại được gọi là các biện pháp báo phục và hoàn toàn hợp pháp trên cơ sở có đi có lại. Thực tiễn Tư pháp quốc tế coi các quy định này như nguyên tắc tập quán trong quan hệ giữa các quốc gia. Mục đích của biện pháp báo phục là nhằm khôi phục lại trật tự pháp luật đã bị vi phạm và giống như biện pháp bảo đảm thực thi pháp luật. Câu 3: Trình bày được quyền và nghĩa vụ pháp lý của người nước ngoài tại Việt Nam. Người nước ngoài (ngoại kiều) là người cư trú và làm ăn sinh sống ở Việt Nam nhưng không mang quốc tịch Việt Nam. Ở Việt Nam trên cơ sở thời hạn cư trú phân biệt người nước ngoài thành hai loại: người nước ngoài thường trú; người nước ngoài tạm trú (có thể dài hoặc ngắn hạn). Địa vị pháp lý của người nước ngoài ở Việt Nam được quy định trong các văn bản pháp quy của Việt Nam và trong các điều ước quốc tế của CHXHCN VN, các hiệp định tương trợ tư pháp mà nước VN đã ký kết với người nước ngoài Hiến pháp năm 1992 quy định tại Điều 81: Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam phải tuân thủ theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, được nước Việt Nam bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền lợi chính đáng theo pháp luật VN. Khi cư trú họ cũng phải có nghĩa vụ tôn trọng pháp luật VN, phong tục tập quán truyền thống và tín ngưỡng của dân tộc VN. Khi người nước ngoài có những hành vi vi phạm páp luật ở VN thì tùy theo mức độ vi phạm và tính chất nguy hiểm cho xã hội mà họ có thể vị xử lý hành chính, hình sự hoặc thậm chí trục xuất khỏi lãnh thổ VN. Nhìn chung về nguyên tắc, địa vị pháp lý của người nước ngoài tại VN được quy định trên cơ sở chế độ đãi ngộ như công dân, trừ trường hợp mà pháp luật VN và các điều ước quốc tế mà VN ký kết hoặc tham gia có quy định khác. Hiện nay, theo các văn bản pháp luật hiện hành, người nước ngoài ở VN có các quyền và nghĩa vụ cơ bản sau: Quyền cư trú: Đây là một trong những quyền cơ bản của ngoại kiều, xuất phát từ chế độ đãi ngộ như công dân. Nơi cư trú của ngoại kiều do cơ quan có thẩm quyền của VN quy định (thường thì ủy ban nhân dân tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương). Luật VN cũng quy định những khu vực cấm không thể cho phép người nước ngoài cư trú, đó là những khu liên quan đến an ninh quốc phòng hoặc bí mật quốc gia... Tùy vào từng thời điểm cũng như mối quan hệ giữa VN với từng quốc gia cụ thể mà Nhà nước quy định thủ tục và thể lệ đăng ký nơi cư trú, cấp thẻ cư trú cho từng đối tượng nước ngoài để tiện cho các cơ quan quản lý người nước ngoài tại VN. Quyền hành nghề: Luật pháp VN cho phép người nước ngoài cư trú ở VN được quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp trong khuôn khổ do pháp luật quy định. Tuy nhiên, có một số nghề nghiệp không cho phép người nước ngoài được làm, đó là các nghề liên quan trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia, bí mật quốc gia, như: sửa chữa, lắp ráp một số máy thông tin đặc chủng, cấm không được làm nghề in, khắc dấu, không được làm tổng biên tập báo chí, Tổng giám đốc, giám đốc các đài phát thanh, truyền hình, không được làm công chứng viên. Ngoài ra, còn hạn chế hoặc cấm bổ nhiệm hoặc tuyển dụng người nước ngoài và công chức, viên chức nhà nước... Quyền sở hữu và thừa kế: Quyền sở hữu: Cho đến thời điểm này pháp luật VN chưa có một văn bản thống nhất chung quy định sở hữu tài sản của người nước ngoài ở VN. Quyết định 122/CP ngày 25/4/1977 của CP quy định người nước ngoài định cư ở VN được hưởng các quyền sở hữu cá nhân về thu nhập hợp pháp, về tư liệu sinh hoạt và tư liệu sản xuất theo pháp luật VN; không có quyền sở hữu bất động sản ở VN, kể cả nhà cửa, ruộng đất...dưới bất kỳ hình thức nào. Căn cứ vào Luật nhà ở năm 2005 thì có sự mở rộng hơn quyền này cho người nước ngoài: người nước ngoài có quyền sở hữu nhà ở trong thời gian tiến hành đầu tư hoặc thời gian định cư, thường trú dài hạn tại VN, nếu Điều ước quốc tế mà VN ký kết hoặc tham gia không có quy định khác. Căn cứ vào Luật đầu tư năm 2005 quy định nhà nước bảo đảm, thừa nhận bảo vệ quyền sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trực tiếp vào VN đối với vốn đầu tư, đối với tất cả các loại tài sản và các quyền lợi khác của họ khi các quyền đó được hình thành và phát triển trên cơ sở pháp luật VN cho phép. Quyền thừa kế: Pháp luật VN quy định bảo đảm quyền thừa kế tài sản hợp pháp của người nước ngoài theo quy định của Bộ luật dân sự Cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN và các điều ước quốc tế về vấn đề này mà VN tham gia hoặc ký kết. Quyền được học tập: Pháp luật VN quy định người nước ngoài ở VN và con em của họ được bảo đảm quyền học tập tại các trường đào tạo của VN từ mẫu giáo đến đại học và trên đại học trừ một số ngành và trường liên quan đến an ninh, quốc phòng của VN. Khi học phải tuân thủ theo các quy chế tuyển sinh và quy chế học tập. Các công dân nước ngoài đến học tập và nghiên cứu theo các hiệp định quốc tế mà CHXHCN VN ký kết thì phải tuân thủ các hiệp định quốc tế đó và pháp luật VN. Họ được hưởng các chế độ theo hiệp định và các quyền lợi và nghĩa vụ khác mà VN dành riêng cho họ. Quyền tác giả và sở hữu công nghiệp: Quyền này được thể hiện trong Điều 774 và Điều 775 BLDS VN năm 2005: Điều 774. Quyền tác giả có yếu tố nước ngoài: “Quyền tác giả của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài đối với tác phẩm lần đầu tiên được công bố, phổ biến tại VN hoặc được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức nhất định tại VN được bảo hộ theo quy định của pháp luật CHXHCN VN và điều ước quốc tế mà CHXHCN VN là thành viên”. Điều 775. Quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng có yếu tố nước ngoài. “Quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài đối với các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, đối tượng của quyền sở hữu đối với giống cây trồng đã được Nhà nước VN cấp văn bằng bảo hộ hoặc công nhận được bảo hộ theo quy định của pháp luật CHXHCN VN và điều ước quốc tế mà CHXHCNVN là thành viên”. Các quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình: Luật pháp VN quy định nguyên tắc hôn nhân gia đình tiến bộ, không ngăn cấm việc kết hôn giữa công dân VN với người nước ngoài và giữa những người nước ngoài với nhau. Quan hệ trên phải phù hợp với pháp luật VN, tuân thủ các điều kiện của VN và các tập quán quốc tế mà VN thừa nhận. Quyền bảo vệ sức khỏe: Người nước ngoài dù sinh sống, định cư ở VN hay ở nước ngoài đều có quyền khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế của VN và phải chấp hành những quy định pháp luật về bảo vệ sức khỏe nhân dân. Quyền tố tụng dân sự: Đây là một quyền quan trọng dành cho người nước ngoài, thể hiện việc đảm bảo sự công bằng cũng như các lợi ích của người nước ngoài ở VN khi các lợi ích đó bị xâm phạm. Căn cứ vào Bộ luật tố tụng dân