Đề cương ôn tập Tố tụng hành chính

Câu 1.Khái niệm tài phán hành chính Tài phán hành chính là hoạt động xét xử các vụ án hành chính ,theo quy định của luật Tố tụng hành chính ,do Tòa án nhân dân và các thẩm phán hành chính thực hiện nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân ,tổ chức cảu họ và cơ quan nhà nước ,nhằm bảo đảm nguyên tắc pháp chế XHCN ,góp phần nâng coa hiệu lực quản lý nhà nước . Câu 2 .Các mô hình tài phán hành chính trên thế giới 1. Một số nước theo hệ thống luật chung - Các nước theo hệ thống luật này bao gồm : Hợp chủng quốc Anh .Mỹ ,Canada.,ngoài ra có một số nước Đông Nam Á như Malasia .Hệ thống luật này phát triển dựa trên cơ sở của Án lệ . - Các tranh chấp hành chính ở các nước này được giải quyết trước hết bởi các cơ quan đã ban hành ra quyết định hành chính bị khiếu nại ,hoặc bởi các cơ quan cấp trên của cơ quan đó . - Tài phán hành chính theo quan niệm của các quốc gia này là giải quyết tất cả các tranh chấp hành chính phát sinh giữa công dân và công quyền thuộc thẩm quyền của rất nhiều cơ quan ,tổ chức khác nhau :hệ thống cơ quan tòa án tư pháp .cơ quan hành chính 2. Các nước theo hệ thống Châu Âu lục địa - Các nước theo hệ thống luật này bao gồm các nước nằm trong hệ thống Châu Âu lục địa :Pháp.Đức ngoài ra nhiều quốc gia cũng chịu ảnh hưởng.:các nước Châu Mỹ La tinh.các nước Trung Cận đông - Tài phán hành chính ,theo quan niệm của các quốc gia theo hệ thống lục địa là hoạt động xét xử các tranh chấp giữa công dân và các tổ chức của họ với các tổ chức cá nhân công quyền và hoạt động tư vấn pháp luật cho chính phủ. 3. Các nước theo hệ thống XHCN trước đây. - Được xây dựng ý thức hệ tư tưởng Mác-Lênin nên các nước XHCN trước đây đều chung quan niệm “ Nhà nước XHCN là nhà nước của đại diện tất cả các tầng lớp nhân dân lao động “ ,” các quyền và lợi ích chính đáng của họ đều được Nhà nước tôn trọng và bảo vệ “và do đó “ khó có thể tồn tại các tranh chấp giữa Nhà nước với công dân “ - Một điểm nhấn mạnh các nước thuộc hệ thống luật XHCN trước đây phần lớn đều có nguồn gốc từ hệ thống luật Châu Âu lục địa ,do đó,sau khi tan rã ,các nước này đều quay trở về “gia đình luật” với việc công nhận sự tồn tại 2 hệ thống tài phán : tìa phán hành chính và tài phán tư pháp . 4. Nhật Bản .Trung Quốc và các nước theo giải pháp trung gian - Trung Quốc thuộc các nhóm chọn giải pháp trung gian :thành lập những tòa chuyên trách xét xử các tranh chấp hành chính bên cạnh các tòa dân sự .hình sự nằm trong cơ cấu tòa án của nhân dân . - Quan niệm về tài phán hành chính ở Nhật Bản hiện nay cũng giống với các nước thuộc hệ luật chung ,tức là việc xứt xử hành chính sẽ do tòa án thường giải quyết để đảm bảo chức năng xét xử chung của một loại cơ quan tài phán nhưng lại áp dụng một thủ tục đặc biệt để giả quyết theo Luật kiện tụng hành chính.

doc50 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 621 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương ôn tập Tố tụng hành chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH ********* Câu hỏi Trang Câu 1.Khái niệm tài phán hành chính Tài phán hành chính là hoạt động xét xử các vụ án hành chính ,theo quy định của luật Tố tụng hành chính ,do Tòa án nhân dân và các thẩm phán hành chính thực hiện nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân ,tổ chức cảu họ và cơ quan nhà nước ,nhằm bảo đảm nguyên tắc pháp chế XHCN ,góp phần nâng coa hiệu lực quản lý nhà nước . Câu 2 .Các mô hình tài phán hành chính trên thế giới 1. Một số nước theo hệ thống luật chung - Các nước theo hệ thống luật này bao gồm : Hợp chủng quốc Anh .Mỹ ,Canada..,ngoài ra có một số nước Đông Nam Á như Malasia.Hệ thống luật này phát triển dựa trên cơ sở của Án lệ . - Các tranh chấp hành chính ở các nước này được giải quyết trước hết bởi các cơ quan đã ban hành ra quyết định hành chính bị khiếu nại ,hoặc bởi các cơ quan cấp trên của cơ quan đó . - Tài phán hành chính theo quan niệm của các quốc gia này là giải quyết tất cả các tranh chấp hành chính phát sinh giữa công dân và công quyền thuộc thẩm quyền của rất nhiều cơ quan ,tổ chức khác nhau :hệ thống cơ quan tòa án tư pháp .cơ quan hành chính 2. Các nước theo hệ thống Châu Âu lục địa - Các nước theo hệ thống luật này bao gồm các nước nằm trong hệ thống Châu Âu lục địa :Pháp.Đứcngoài ra nhiều quốc gia cũng chịu ảnh hưởng.:các nước Châu Mỹ La tinh.các nước Trung Cận đông - Tài phán hành chính ,theo quan niệm của các quốc gia theo hệ thống lục địa là hoạt động xét xử các tranh chấp giữa công dân và các tổ chức của họ với các tổ chức cá nhân công quyền và hoạt động tư vấn pháp luật cho chính phủ. 3. Các nước theo hệ thống XHCN trước đây. - Được xây dựng ý thức hệ tư tưởng Mác-Lênin nên các nước XHCN trước đây đều chung quan niệm “ Nhà nước XHCN là nhà nước của đại diện tất cả các tầng lớp nhân dân lao động “ ,” các quyền và lợi ích chính đáng của họ đều được Nhà nước tôn trọng và bảo vệ “và do đó “ khó có thể tồn tại các tranh chấp giữa Nhà nước với công dân “ - Một điểm nhấn mạnh các nước thuộc hệ thống luật XHCN trước đây phần lớn đều có nguồn gốc từ hệ thống luật Châu Âu lục địa ,do đó,sau khi tan rã ,các nước này đều quay trở về “gia đình luật” với việc công nhận sự tồn tại 2 hệ thống tài phán : tìa phán hành chính và tài phán tư pháp . 4. Nhật Bản .Trung Quốc và các nước theo giải pháp trung gian - Trung Quốc thuộc các nhóm chọn giải pháp trung gian :thành lập những tòa chuyên trách xét xử các tranh chấp hành chính bên cạnh các tòa dân sự .hình sự nằm trong cơ cấu tòa án của nhân dân . - Quan niệm về tài phán hành chính ở Nhật Bản hiện nay cũng giống với các nước thuộc hệ luật chung ,tức là việc xứt xử hành chính sẽ do tòa án thường giải quyết để đảm bảo chức năng xét xử chung của một loại cơ quan tài phán nhưng lại áp dụng một thủ tục đặc biệt để giả quyết theo Luật kiện tụng hành chính. Câu 3: khái niệm và dặc điểm của tài phán hành chính ở Việt Nam. Khái niệm: Là hoạt động xét xử các vụ án hành chính theo quy định của Luật tố tụng hành chính, do Tòa án nhân dân ( các tòa hành chính chuyên trách ) và các thẩm phán hành chính thực hiện Nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức của họ và cơ quan nhà nước, nhằm bảo đảm nguyên tắc pháp chế XHCN, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước. Đặc điểm: Tài phán hành chính là tổ chức và hoạt động xét xử các tranh chấp hành chính phát sinh khi có đơn khởi kiện vụ án hành chính giữa công dân và tổ chức của họ với các cơ quan, tổ chức và cá nhân công quyền. Cơ quan tài phán hành chính ở Việt Nam là Tòa hành chính thuộc hệ thống tòa án nhân dân. Đối tượng của tài phán hành chính ở Việt Nam là các quyết định hành chính cá biệt hoặc các hành vi hành chính của cơ quan, cá nhân công quyền bị công dân khởi kiện sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục khiếu nại. Hoạt động tài phán hành chính tuân theo trình tự thủ tục do pháp luật tố tụng hành chính quy định. Câu 4: Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của Luật tố tụng hành chính Việt Nam. Đối tượng điều chỉnh : Khái niệm: Là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình giải quyết các vụ án hành chính. Những quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật tố tụng hành chính điều chỉnh sẽ trở thành quan hệ pháp luật tố tụng hành chính. Nếu lấy tiêu chí các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng hành chính thì có thể chia thành các nhóm: Nhóm 1: những quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể được trao quyền lực nhà nước để thực hiện các hoạt động nhằm giải quyết vụ án hành chính. Tòa án với tòa án( tòa án cấp sơ thẩm với cấp phúc thẩm Tòa án với viện kiểm sát khi VKS thực hành quyền công tố và kiểm sát tư pháp Giữa các thành viên của hội đồng xét xử vụ án hành chính. Nhóm 2: các quan hệ xã hội phát sinh giữa chủ thể tiến hành tố tụng hành chính với các chủ thể tham gia tố tụng hành chính. Quan hệ giữa thẩm phán được phân công giải quyết vụ án với luật sư, đương sự tại phiên tòa. Nhóm 3: các quan hệ xã hội phát sinh giữa các đương sự với nhau tại phiên tòa hành chính. Phương pháp điều chỉnh: Kết hợp giữa phương pháp quyền lực phục tùng với phương pháp bình đẳng dựa trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng chứng cứ khách quan . Câu 5. Phân tích nguyên tắc tôn trọng pháp chế XHCN trong TTHC - Đối với cơ quan, người tiến hành TTHC phải tuyệt đối tuân thủ các quy định của pháp luật về thẩm quyền và trình tự tố tụng hành chính, không được từ chối hay thực hiện vượt quá thẩm quyền của mình. Bởi, họ là những ng nhân danh NN giải quyết tranh chấp HC phát sinh nên nếu họ lạm quyền hay vị phạm trình tự thì sẽ trực tiếp xâm hại đến quyền lời của các bên tham gia TTHC - Đối với những người tham gia TTHC: nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ TTHC của mình=> Điều kiện cần để Tòa án HC xét xử 1 cách nghiêm túc, khách quan, nhanh chóng vụ án HC - Đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động TTHC: tuy ko là chủ thể trực tiếp tham gia hay thực hiện TTHC nhưng tùy từng trường hợp cụ thể họ có vai trò, trách nhiệm nhất định trong quá trình giải quyết vụ án HC - Đối với Bản án, quyết định của Tòa án về vụ án HC có hiệu lực PL phải được tôn trọng, nghiêm chỉnh chấp hành và bảo đảm thực hiện. Câu 6. Nguyên tắc Hội thẩm ND ngang quyền với thẩm phán khi xét xử vụ án HC - Điều 129 Hiến pháp 1992 quy định :” Việc xét xử cuả Tòa án nhân dân có hội thẩm nhân dân, của Tòa án quân sự có hội thẩm quân nhân tham gia theo quy định của PL. Khi xét xử hội thẩm ngang quyền với thẩm phán” - Hội thẩm ND là các cá nhân không phải là cán bộ, công chức, không bị ràng buộc trực tiếp bởi các quy tắc công vụ. Họ là đại diện cho nhân dân, sự tham gia của họ vào Hội đồng xét xử là biểu hiện cụ thể cho hình thức nhân dân trực tiếp tham gia vào quản lý NN, có ý nghĩa quan trọng trong việc xóa bỏ định kiến :” Tòa án và người bị kiện đều là cơ quan NN nên họ sẽ bao che cho nhau”=> Tòa án xét xử 1 cách công bằng, khách quan hơn - Nguyên tắc này được áp dụng trong cả quá trình sơ thẩm cũng như nghị án Câu 7: Phân tích nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật khi xét xử vụ án hành chính? Điều 14 luật TTHC quy định: Khi xét xử vụ án hành chính, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Nghiêm cấm mọi hành vi can thiệp, cản trở Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân thực hiện nhiệm vụ. Trong quá trình xét xử, thẩm phán và hội thẩm là những người được Nhà nước trao quyền xem xét và giải quyết vụ án, đồng thời chịu trách nhiệm trước PL về các phán quyết của mình. à Nguyên tắc này nhằm đề cao trách nhiệm cá nhân của thẩm phán và hội thẩm, góp phần ngăn chặn việc can thiệp trái PL vào hoạt động xét xử và cả khi ra các phán quyết của Tòa án. Nguyên tắc này có các biểu hiện cụ thể: + Độc lập với các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. Có quy định này bởi vì Thẩm phán và HTND là thành viên của Hội đồng xét xử, những người này đưa ra những phán quyết có tính chất bắt buộc thi hành đối với các bên có liên quan. Độc lập có nghĩa là không có cá nhân hoặc tổ chức nào có thể ép buộc, gây ảnh hưởng đối với Thẩm phán và HTND để họ xét xử trái pháp luật; Thẩm phán và Hội thẩm không lệ thuộc ý kiến của Chánh án hoặc TAND cấp trên; mặc dù có thể trao đổi ý kiến để tham khảo; không lệ thuộc vào ý kiến của VKS nhân dân. Không bị chi phối bởi bất kỳ ý kiến tác động của các cơ quan nhà nước liên quan. Độc lập với các tài liệu, chứng cứ các bên cung cấp + Độc lập giữa các thành viên của Hội đồng xét xử: Các Thẩm phán và HTND không bị phụ thuộc lẫn nhau, nhất là giữa Hội thẩm và Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân sẽ không bị chi phối bởi quan điểm của Thẩm phán. Bởi vì khi nghị án, Thẩm phán và HTND mỗi người 1 lá phiếu và quyết theo đa số, ý kiến thiểu số được bảo lưu. + Thẩm phán và hội thẩm phải căn cứ vào PL hiện hành để phán quyết các vấn đề của vụ án. Khi xét xử phải căn cứ trên các quy định của pháp luật hiện hành trong việc đưa ra các phán quyết của mình. Thẩm phán phải quyết định việc giải quyết vụ án trên cơ sở hiểu biết pháp luật, trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp, và nhất là niềm tin nội tâm khi đánh giá chứng cứ và áp dụng pháp luật. Chỉ có pháp luật mới là căn cứ để Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân quyết định và bảo đảm để Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập. Độc lập và tuân theo pháp luật có mối quan hệ hữu cơ. Độc lập phải tuân theo pháp luật đế tránh tùy tiện, trên cơ sở pháp luật mới độc lập được vì trên cơ sở pháp luật thì không bị chi phối bởi ý kiến các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác. à Nguyên tắc này đảm bảo tính thống nhất trong xét xử, phù hợp với nguyên tắc pháp chế và đảm bảo tính thuyết phục và khả thi của các phán quyết của tòa án. Câu 8: Phân tích nguyên tắc xét xử tập thể vụ án hành chính? Điều 16 luật TTHC quy định: “Tòa án xét xử tập thể vụ án hành chính và quyết định theo đa số”. Tùy yêu cầu bảo đảm sự độc lập của thẩm phán và hội thẩm là cần thiết trong hoạt động xét xử, nhưng không có nghĩa là thẩm phán hay hội thẩm có toàn quyền quyết định các vấn đề của vụ án theo ý chí chủ quan, tùy tiện. Họ không thể tùy tiện thể hiện ý chí chủ quan của cá nhân mình mà các đa phán quyết này phải thể hiện ý chí thống nhất của NN trên cơ sở những căn cứ pháp lý cụ thể. PL quy định: Hội đồng xét xử quyết định theo đa số. à Đảm bảo nguyên tắc pháp chế và thể hiện ý chí thống nhất của NN trên cơ sở những căn cứ pháp lý cụ thể. Câu 9: Phân tích nguyên tắc xét xử công khai vụ án hành chính VAHC) Phù hợp với nguyên tắc Hiến định (Điều 131 Hiến pháp 1992): “Tòa án xét xử công khai, trừ trường hợp do luật định” Điều 17 Luật TTHC quy định: “Việc xét xử vụ án hành chính được tiến hành công khai. Trường hợp cần giữ bí mật nhà nước hoặc giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì Tòa án xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai.” Ngoài mục đích bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự, bảo đảm tính pháp quyền trong quản lý hành chính nhà nước, việc xét xử VAHC còn có ý nghĩa quan trọng trong giáo dục, tuyên truyền pháp luật. Nguyên tắc xét xử công khai đòi hỏi việc xét xử VAHC phải được tiến hành công khai tại trụ sở của tòa án hoặc phiên tòa lưu động trên cơ sở bảo đảm quyền của các đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, bảo đảm cho đương sự, cơ quan, tổ chức có liên quan được biết các chứng cứ pháp lý làm cơ sở để giải quyết VAHC. Công khai, minh bạch vừa là yêu cầu của thực tiễn pháp luật, vừa là đòi hỏi của quá trình dân chủ XHCN ở nước ta. Xét xử công khai còn có ý nghĩa quan trọng trong: + Đề cao trách nhiệm của cơ quan, người tiến hành tố tụng hành chính và người tham gia tố tụng hành chính. + Bảo đảm quyền giám sát của nhân dân đối với các hoạt động tố tụng hành chính. Một số trường hợp pháp luật quy định việc xét xử VAHC có thể được tiến hành không công khai: + Trường hợp cần giữ bí mật nhà nước, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ (bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư...) Tòa án xét xử kín (phiên tòa xét xử VAHC không có sự tham gia của nhân dân). Cơ quan, người tiến hành tố tụng hành chính không công bố công khai các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ VAHC. Trong mọi trường hợp Tòa án đều phải tuyên án công khai. + Trong một số trường hợp pháp luật quy định cụ thể phù hợp với từng giai đoạn của tố tụng hành chính, tòa án tiến hành phiên tòa giải quyết VAHC mà không có mặt của đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền & lợi ích hợp pháp của đương sự. Những trường hợp này có thể là do: Người vắng mặt đã có đơn yêu cầu tòa án xét xử vắng mặt họ . Họ đã được tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ 2 mà vẫn vắng mặt. Tòa án xét thấy không cần thiết phải triệu tập họ tham gia phiên tòa giải quyết VAHC. Câu 10: Phân tích nguyên tắc 2 cấp xét xử trong tố tụng hành chính Để bảo vệ triệt để quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự trong tố tụng hành chính và bảo đảm quyền kiểm tra của tòa án cấp trên với tòa án cấp dưới trong việc giải quyết VAHC, Luật TTHC quy định: Điều 19: Thực hiện chế độ 2 cấp xét xử. Điều 19 có đề cập việc xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm nhưng xét về phương diện lý luận thì 2 cấp xét xử trong TTHC chỉ gồm có xét xử theo thủ tục sơ thẩm và phúc thẩm, còn giám đốc thẩm hay tái thẩm được xác định là thủ tục đặc biệt trong TTHC. Có quan điểm như vậy là vì việc giải quyết VAHC theo thủ tục sơ thẩm và phúc thẩm (2 cấp xét xử) có nhiều điểm khác biệt so với việc giải quyết VAHC theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Cụ thể: TIÊU CHÍ THEO THỦ TỤC SƠ THẨM VÀ PHÚC THẨM THEO THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM 1. Việc giải quyết VAHC được tiến hành trên cơ sở yêu cầu của:... - Các tổ chức, cá nhân với tư cách là đương sự trong TTHC khi họ thực hiện quyền chủ quan của mình (quyền khởi kiện của người khởi kiện, quyền kháng cáo của đương sự) - Người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật: Thẩm quyền kháng nghị của Chánh án Tòa án cấp tỉnh, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND cấp tỉnh, Viện trưởng VKSND tối cao. 2. Mục đích chủ yếu của việc giải quyết VAHC - Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự - Bảo đảm quyền kiểm tra của VKS cấp trên, Tòa án cấp trên đối với Tòa án cấp dưới trong việc giải quyết VAHC 3. Nội dung chủ yếu của xét xử VAHC - Giải quyết các tranh chấp hành chính (tranh chấp giữa các đương sự phát sinh trong việc ban hành QĐHC, QĐ kỷ luật buộc thôi việc, thực hiện hành vi hành chính...) - Tòa án cấp trên trực tiếp xử lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới nhưng bị kháng nghị Luật TTHC không áp dụng nguyên tắc 2 cấp xét xử đối với việc giải quyết khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND là hợp lý. Vì: + Đây là khiếu kiện đặc biệt, việc giải quyết loại khiếu kiện này phải được tiến hành nhanh chóng để có thể kịp thời đảm bảo cho người khởi kiện thực hiện quyền bầu cử hợp pháp của mình theo đúng thời gian bầu cử đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định. + Tòa án cấp sơ thẩm chỉ được giải quyết loại khiếu kiện này trong trường hợp người khởi kiện trước đó đã “khiếu nại với cư quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng không đồng ý với cách giải quyết khiếu nại”. Việc giải quyết khiếu kiện này có thể được tiến hành với 2 cơ quan có thẩm quyền khác nhau: cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại & Tòa án cấp sơ thẩm. Khó khăn, không thực sự cần thiết nếu áp dụng nguyên tắc 2 cấp xét xử đối với việc giải quyết khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân. Câu 11. Nguyên tắc đảm bảo bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng hành chính. - Theo quy định tại điều 10 về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng hành chính: 1. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, trước Toà án không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp. 2. Mọi cơ quan, tổ chức đều bình đẳng không phụ thuộc vào hình thức tổ chức, hình thức sở hữu và những vấn đề khác. 3. Các đương sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong quá trình giải quyết vụ án hành chính. Toà án có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. - Đây là nguyên tắc có tính chất hiến định. Nó được quy định nhằm bảo đảm sự bình đẳng của các bên tham gia tố tụng. Tránh trường hợp do quan hệ “quyền uy- phục tùng”, sự phân cấp hành chính giữa các bên tham gia mà các cơ quan hành chính được quyền đứng trên và hưởng nhiều lơi ích hơn người khởi kiện. Điều đó có thể dẫn tới những sai lầm và hạn chế nhất định trong xét xử. - Theo quy định của nguyên tắc này, mọi chủ thể tham gia vào vụ án hành chính đều có quyền lợi nhất định phù hợp với địa vị pháp lý của mình trong xét xử. Đi kèm với đó sẽ là các nghĩa vụ tương thích phải thực hiện trước tòa. Các bên đều có quyền và nghĩa vụ như nhau. - Chỉ có đảm bảo sự công bằng giữa nguyên đơn và bị đơn mới đảm bảo tính công minh của Tòa An, đảm bảo nguyên tắc chỉ tuân thủ theo luật và hơn hết là đảm bảo tính nhân văn, nhân đạo và công bằng đã được thể hiện trong Hiến Pháp và đường lối chính sách của Đảng Câu 12. Quyền quyết định và tự định đoạt của người khởi kiện trong luật ttds - Theo quy định tại Điều 7 về Quyền quyết định và tự định đoạt của người khởi kiện: Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền quyết định việc khởi kiện vụ án hành chính. Toà án chỉ thụ lý giải quyết vụ án hành chính khi có đơn khởi kiện của người khởi kiện. Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, người khởi kiện có quyền rút, thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của mình theo quy định của Luật này. - Nguyên tắc này được xây dựng với mục đính đảm bao tốt nhất cho quyền và lợi ích liên quan của đương sự. Nó có quan hệ chặt chẽ với quan hệ với nguyên tắc thỏa thuận của các bên tham gia. Sự kết hợp này giúp các bên có thể giải quyết các mâu thuẫn, thông cảm hơn với nhau. Nó góp phần làm cho mối quan hệ giữa người dân với nhà nước gắn bó mật thiết hơn để nhà Nhà nước ta thực sự là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Câu 13: Phân tích nguyên tắc đảm bảo quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong TTHC. Điều 11 luật TTHC. Cái này hiểu là: việc bảo vệ quyền và lợi ích của mình là quyền của đương sự. và nhà nước có nghĩa vụ bảo đảm cho đương sự có đủ phương tiện để thực hiện quyền đó. Điều này được thể hiện ở Điều 5, điều 7, điều 8,điều 9,điều 22, điều 24, điều 26, và các điều ở chương IV luật TTHC. Mọi ng đọc trong đó để đi thi chém ra là okie. Câu 14: Phân tích nguyên tắc đảm bảo sự vô tư của những người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng hành chính. Điều 18 luật TTHC Vô tư trong xét xử là yêu cầu đặt ra đối với ơ quan tư pháp của mọi chế độ. Để đảm bảo cho việc đó thì những người tiến hành tố tụng phải gần như không có mối liên hệ lợi ích nào với các bên trong quan hệ tố tụng. Điều này còn được thể hiện rõ hơn ở các điều tf Điều 41-Điều 46. Câu 15: Phân tích nguyên tắc quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc trước tòa án Luật tố tụng hành chính quy định “người tham gia tố tụng được quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, trong trường hợp này cần phải có phiên dịch” Đảm bảo nguyên tắc này thể hiện sự bình đẳng giữa các dân tộc đồng thời để biểu đạt chính xác yêu cầu của đương sự, tạo điều kiện cần thiết để những người ko sử dụng tiếng việt có thể tham gia tích cực vào tố tụng hành chính. Qua đó tòa có thể xét xử một cách khách quan, công bằng và đúng pháp luật. Tòa án ko chỉ có trách nhiệm tôn trọng quyền này mà còn cần phải cử người phiên dịch thích hợp trong từng trường hợp cụ thể. Câu 16: Phân tích nguyên tắc đảm bảo quyền khiếu nại tố cáo trong tthc Điều 26 luật tthc quy định: “ cá nhân, cơ quan tổ chức có quyền khiếu nại; cá nhân có quyền tố cáo những việc làm sai trái của các cơ quan tiế