Đề cương truyền thông

Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, của nhóm, của cộng đồng và xã hội. Khái niệm trên trích từ cuốn “Truyền thông lý thuyết và kĩ năng cơ bản” do PGS, TS Nguyễn Văn Dững chủ biên. Khái niệm trên đã chỉ ra bản chất và mục đích truyền thông. Về bản chất, truyền thông là quá trình chia sẻ, trao đổi hai chiều, diễn ra liên tục giữa chủ thể truyền thông và đối tượng truyền thông. Quá trình chia sẻ, trao đổi hai chiều ấy có thể được hình dung qua nguyên tắc bình thông nhau. Khi có sự chênh lệch trong nhận thức, hiểu biết giữa chủ thể và đối tượng truyền thông gắn với nhu cầu chia sẻ, trao đổi thì hoạt động truyền thông diễn ra. Quá trình truyền thông vì vậy chỉ kết thúc khi đã đạt được sự cân bằng trong nhận thức, hiểu biết giữa chủ thể và đối tượng truyền thông.

doc16 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 8314 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương truyền thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1: Phân tích khái niệm truyền thông và ý nghĩa của truyền thông trong hoạt động của nhà báo? Khái niệm truyền thông: Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm…chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, của nhóm, của cộng đồng và xã hội. Khái niệm trên trích từ cuốn “Truyền thông lý thuyết và kĩ năng cơ bản” do PGS, TS Nguyễn Văn Dững chủ biên. Khái niệm trên đã chỉ ra bản chất và mục đích truyền thông. Về bản chất, truyền thông là quá trình chia sẻ, trao đổi hai chiều, diễn ra liên tục giữa chủ thể truyền thông và đối tượng truyền thông. Quá trình chia sẻ, trao đổi hai chiều ấy có thể được hình dung qua nguyên tắc bình thông nhau. Khi có sự chênh lệch trong nhận thức, hiểu biết… giữa chủ thể và đối tượng truyền thông gắn với nhu cầu chia sẻ, trao đổi thì hoạt động truyền thông diễn ra. Quá trình truyền thông vì vậy chỉ kết thúc khi đã đạt được sự cân bằng trong nhận thức, hiểu biết… giữa chủ thể và đối tượng truyền thông. Về mục đích, truyền thông hướng đến những hiểu biết chung nhằm thay đổi thái độ, nhận thức, hành vi của đối tượng truyền thông và tạo định hướng giá trị cho công chúng. Ý nghĩa của truyền thông trong hoạt động của nhà báo: Truyền thông có ý nghĩa quan trọng đối với nhà báo. Bản chất của việc làm báo là làm truyền thông. Người làm báo sử dụng truyền thông để đạt được mục đích nghề nghiệp của mình. Trong hoạt động tác nghiệp của mình, nhà báo phải nắm vững các kĩ năng truyền thông để có thể đạt được hiệu quả truyền thông. Các kĩ năng truyền thông như vậy có vai trò phương tiện giúp người làm báo tác nghiệp hiệu quả. Cụ thể, trong việc tìm kiếm nguồn tin với các đối tượng rất đa dạng nếu nhà báo không nắm được các bước truyền thông, các kĩ năng truyền thông thì sẽ rất khó tiếp cận và khai thác nguồn tin. Trong sáng tác, người làm báo cũng luôn phải chú trọng đến truyền thông. Nói như vậy vì báo chí có hiệu quả truyền thông rộng lớn và rất cần sự thận trọng để tránh những hậu quả đáng tiếc. Người làm báo phải chú ý xem mình đang truyền thông cho đối tượng nào để từ đó xác lập nội dung, cách thức truyền thông cho phù hợp. Câu 2: Mô tả, phân tích và nêu ứng dụng của mô hình truyền thông một chiều và hai chiều? Mô hình truyền thông một chiều của Lassweell: *) Mô tả: Nguồn Phát------->Thông Điệp-------->Kênh----------->Tiếp Nhận *) Phân tích: -Mô hình truyền thông một chiều gồm các yếu tố sau: +) Nguồn phát: Người gửi hay nguồn gốc thông điệp. +) Thông điệp: Ý kiến, cảm xúc, suy nghĩ, thái độ… được truyền đi. +) Kênh: Phương tiện mà nhờ đó các thông điệp được chuyển đi từ nguồn đến người nhận. +) Người nhận: Là một người hay nhóm người mà thông điệp hướng tới. -Trong mô hình này không thể thiếu bất cứ một yếu tố hay giai đoạn nào vì nếu thiếu thì không thể thực hiện được quá trình truyền thông. -Thông tin phản hồi từ đối tượng tiếp nhận là một yếu tố quan trọng nhằm tăng cường hiệu quả của các hoạt động truyền thông. Tuy nhiên, trong mô hình này, những thông tin phản hồi từ đối tượng tiếp nhận chưa được đề cập tới. *) Ứng dụng: Đây là mô hình truyền thông đơn giản song rất thuận lợi khi cần chuyển những thông tin khẩn cấp. b) Mô hình truyền thông hai chiều của Claude Shannon: *) Mô tả: Nhiễu Thông Tin Kênh Phát Tiếp Nhận Nguồn Phát Hiệu Quả Phản Hồi *) Phân tích: -Mô hình này đã khắc phục được nhược điểm của mô hình truyền thông một chiều bằng cách nhấn mạnh vai trò của thông tin phản hồi từ đối tượng tiếp nhận. -Mô hình này đã thể hiện rõ tính tương tác, bình đẳng cũng như sự chuyển đổi giữa chủ thể và khách thể truyền thông. -Mô hình cũng cho thấy sự chú ý, quan tâm đến hiệu quả truyền thông. *) Ứng dụng: Mô hình truyền thông hai chiều được ứng dụng ngày càng nhiều trong điều kiện hiện nay khi mà giới truyền thông luôn mong muốn có sự cân bằng trong truyền thông để đạt được sự chia sẻ, phản hồi qua đó có những thay đổi mang tính tích cực đối với cả chủ thể truyền thông và khách thể truyền thông. Có thể thấy các ứng dụng của truyền thông hai chiều trong tất cả các loại hình truyền thông như: -truyền thông cá nhân với các cuộc đối thoại mang tính hai chiều, chia sẻ. -truyền thông nhóm và truyền thông 1-1 nhóm với biểu hiện như các cuộc toạ đàm chia sẻ thông tin, lắng nghe phản hồi. -truyền thông đại chúng với sự tương tác giữa chủ thể và khách thể truyền thông ngày càng được nâng cao qua các kênh phản hồi đa dạng. Ví dụ Đài truyền hình Việt Nam có chương trình “trả lời thư bạn xem truyền hình”. Câu 3: Mô tả, phân tích và nêu ý nghĩa ứng dụng của các lý thuyết truyền thông: lý thuyết xét đoán xã hội, lý thuyết thâm nhập xã hội, lý thuyết học tập xã hội. Lý thuyết xét đoán xã hội: Khi chuẩn bị thiết kế thông điệp cho nhóm công chúng đối tượng, nhà truyền thông phải phân tích, chia nhỏ nhóm công chúng, đối tượng ra thành những nhóm nhỏ với thái độ và nhận thức khác nhau. Nhóm đối tượng thường được chia ra làm 3 loại là đồng tinh, trung lập và phản đối. Từ việc phân chia nhóm đối tượng truyền thông, chủ thể truyền thông có thể lựa chọn việc tập trung truyền thông vào nhóm đối tượng nào để đạt được hiệu quả truyền thông cao nhất. Trong ba nhóm đối tượng đồng tình, trung lập và phản đối, mỗi nhóm có những đặc điểm, thế mạnh và hạn chế riêng. Tuy nhiên, trong hoạt động truyền thông, thông thường chủ thể truyền thông thường chuẩn bị thông điệp ưu tiên nhằm vào nhóm đối tượng trung lập trước để vừa bảo đảm tính khách quan vừa có thể truyền thông thay đổi nhận thức của nhóm trung lập sang đồng tình. Trong truyền thông để vận dụng lý thuyết này đạt hiệu quả cần phân loại các vấn đề và nội dung cần đạt được sau hoạt động truyền thông. Nên đưa ra các vấn đề có tính chất trung lập trước. Những vấn đề dễ gây phản cảm, phản đối nên để lại sau. Có tiến hành như vậy thì hoạt động truyền thông mới đạt được hiệu quả cao. Hệ quả quan trọng nhất có thể rút ra từ lý thuyết này là nguyên lý thuyết phục trong vận động gây ảnh hưởng. Theo nguyên lý này muốn tạo ra sức thuyết phục trong hoạt động truyền thông, đặc biệt là trong vận động gây ảnh hưởng cần chú trọng các điểm sau: -Phải tiến hành chia nhóm đối tượng, phân loại mức độ nhận thức, thái độ hành vi của đối tượng, nhóm đối tượng. -Trên cơ sở phân chia và phân tích đối tượng, chủ thể truyền thông tiến hành lựa chọn thông điệp, tìm thời điểm, thời gian và kênh truyền thông thích hợp. Lý thuyết thâm nhập xã hội: Giao tiếp, hiểu biết lẫn nhau là một trong những nhu cầu cơ bản nhất để con người có thể tồn tại và phát triển, với tư cách là một thực thể xã hội. Lý thuyết thâm nhập xã hội cho rằng, mỗi cá nhân và mỗi nhóm xã hội bao giờ cũng có nhu cầu thâm nhập vào người khác, vào nhóm xã hội khác. Đó là một trong những nguyên nhân thúc đẩy nhu cầu truyền thông giữa cá nhân, nhóm và cộng đồng. Thâm nhập vào các cá thể, các nhóm xã hội là một quá trình theo qui trình và thường trải qua các giai đoạn: -Lịch sự giao tiếp. -Thông báo mục đích làm quen - xảy ra xung đột. -Tìm hiểu sở thích, nguyện vọng. -Tìm hiểu sâu hơn về niềm tin, tôn giáo, lý tưởng… Trong việc hình thành các mối quan hệ, kĩ năng đặt câu hỏi và phân tích câu hỏi là rất quan trọng. Nó giúp xây dựng mô hình, cấu trúc câu chuyện. Những cuộc tiếp xúc, làm quen luôn chịu tác động bởi môi trường giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, văn hoá cộng đồng… Quá trình thâm nhập xã hội đòi hỏi sự thông hiểu, chia sẻ lẫn nhau. Kỹ năng truyền thông của những người tham gia truyền thông là yếu tố quan trọng giúp rút ngắn thời gian thâm nhập để tạp sự tương đồng, cộng tác đạt hiệu quả. Các hệ quả của lý thuyết thâm nhập xã hội: -Hệ quả 1: Muốn tạo ra tính tích cực trong hoạt động truyền thông cần phải khơi dậy nhau cầu thâm nhập xã hội, mong muốn khám phá của mỗi người -Hệ quả 2: Cần chú ý đến mối liên hệ giữa nhu cầu và khả năng, điều kiện của cá nhân khi họ có ý định hoặc bắt đầu, đang, đã tham gia vào quá trình truyền thông. -Hệ quả 3: Với tư cách là nhà truyền thông cần chú ý rèn luyện các kĩ năng cơ bản: hỏi và lắng nghe, trao đổi và chia sẻ, rút ngắn khoảng cách tiếp xúc, nhanh chóng hoà nhập trong giao tiếp. Lý thuyết học tập xã hội: Lý thuyết này quan tâm tới mặt xã hội thay vì mặt cá nhân của truyền thông và hành vi mặc dù nó vẫn chú ý tới phương thức con người tiếp cận môi trường xã hội và quyết định cái mà mình sẽ làm. Lý thuyết học tập xã hội cho rằng mọi người học tập nhờ: -Quan sát việc người khác làm. -Xem xét các hậu quả những người đó trải qua. -Dự liệu điều sẽ xảy ra với chính họ nếu họ làm theo hành vi của người khác. -Hành động bằng việc tự thử nghiệm hành vi. -So sánh kinh nghiệm của mình với cái đã xảy đến với những người khác. -Khẳng định niềm tin về hành vi mới Các hệ quả của lý thuyết học tập xã hội: -Hệ quả 1: Vai trò quan trọng của quan sát và bắt chước trong học tập. -Hệ quả 2: Vai trò quan trọng của người dạy trong quá trình đào tạo. Thay cho vai trò truyền đạt kiến thức là vai trò hướng dẫn người học tự tiếp cận và lĩnh hội kiến thức. Tôn trọng tư duy sáng tạo và ý kiến cá nhân của người học. -Hệ quả 3: Phương pháp tự học hiệu quả. Người học chiếm vị trí trung tâm và phải đảm bảo tính chủ động và tích cực trong quá trình đào tạo. -Hệ quả 4: Những chú ý nhằm tăng khả năng giáo dục từ xa thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Giáo dục từ xa thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng là bước tiến nhảy vọt nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội hiện đại. Với các nhà truyền thông thực hiện các chương trình giáo dục từ xa này bên cạnh việc chú ý thế mạnh và hạn chế của các phương tiện truyền thông đại chúng cũng cần đặc biệt quan tâm về việc tổ chức đầy đủ các bước của quá trình học tập cho người học. Câu 4: Mô tả, phân tích ý nghĩa và cho ví dụ về các nhân tố trong truyền thông cá nhân. Nhân tố thứ 1: Các nhân vật tham gia vào quá trình truyền thông (nhân vật giao tiếp) Nhân vật giao tiếp thường được chia thành 3 nhóm chính: -Nhóm có mục tiêu chủ yếu là phát thông tin (Nguồn phát). -Nhóm có mục tiêu chủ yếu là tiếp nhận thông tin (Người nhận). -Nhóm tham gia ngẫu nhiên hoặc do chịu ảnh hưởng từ các cá nhân khác hoặc do ép buộc phải tham gia. Với nhóm thứ 3, chủ thể truyền thông phải tác động vào nhu cầu thâm nhập xã hội, khơi gợi nhu cầu chia sẻ, hứng thú của họ. Có như vậy mới đạt được hiệu quả truyền thông cao. Yêu cầu quan trọng ở nhóm thứ 3 này là khả năng hoà nhập vào các nhóm khác. Nhân tố thứ 2: Mục tiêu của truyền thông cá nhân Trong quá trình diễn ra các hoạt động truyền thông cá nhân, mỗi cá nhân, nhóm người lại có những mục tiêu khác nhau. Tuy nhiên, có thể chia các mục tiêu đó ra các dạng sau đây: -Tìm hiểu và phát hiện. -Thoả mãn nhu cầu giao tiếp. -Truyền đạt, giải thích, thuyết phục. -Cùng nhau giải quyết vấn đề. -Giải quyết các xung đột. Nhân tố thứ 3: Nội dung các thông điệp trong truyền thông cá nhân (nội dung giao tiếp) -Nội dung thông điệp phải rõ ràng, cụ thể và chính xác. -Nội dung thông điệp phải liên quan đến nhu cầu của đối tượng. -Tạo ra sự tin cậy và tin tưởng cho người phát thông điệp. -Tạo sự trao đổi các thông điệp trong truyền thông cá nhân. Nhân tố thứ 4: Công cụ hay phương tiện truyền thông cá nhân (công cụ, phương tiện giao tiếp) Công cụ chủ yếu của truyền thông nói chung và truyền thông cá nhân nói riêng là các yếu tố ngôn ngữ (nói, viết) và phi ngôn ngữ (nét mặt, cử chỉ, trang phục, khoảng cách thân sơ…). Ngôn ngữ bao gồm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết là công cụ quan trọng nhất của con người trong hoạt động truyền thông và được thể hiện bởi những chức năng chủ yếu: thông báo, diễn cảm, tác động. Yếu tố phi ngôn ngữ giúp đánh giá tính chân thực của thông tin từ ngôn ngữ, giúp chuyển tải tinh tế các thông tin mang tính nhạy cảm. Nhân tố thứ 5: Bối cảnh truyền thông Chi phối mạnh mẽ công cụ và cách thức tổ chức truyền thông. Chi phối nội dung, hình thức và tính chất của thông điệp. Nhân tố thứ 6: Kênh truyền thông cá nhân Là đường liên lạc giữa các cá nhân, giữa chủ thể và khách thể truyền thông. Kênh truyền thông cá nhân phổ biến gồm 5 giác quan của con người. Trong đó, chủ yếu là hoạt động của thính giác và thị giác với sự hỗ trợ của các nhân vật trung gian và các phương tiện kĩ thuật khác như: điện thoại, fax, các dịch vụ truyền tin qua mạng internet… Câu 5: Chỉ ra sự tương đồng và khác biệt giữa truyền thông 1-1 nhóm và truyền thông trong nhóm. Cho ví dụ minh hoạ. Tương đồng: -Cùng là truyền thông nhóm với các hoạt động truyền thông được thực hiện và tạo ảnh hưởng trong phạm vi từng nhóm xã hội cụ thể. Khác biệt: -Vai trò của các thành viên trong hoạt động truyền thông: +) Trong truyền thông 1-1 nhóm, một cá nhân có vai trò như một nhà truyền thông với đối tượng là một nhóm. +) Còn truyền thông trong nhóm thì các cá nhân có vai trò bình đẳng như nhau với các hoạt động như truyền thông giữa các cá nhân trong nhóm hoặc các nhóm nhỏ trong một nhóm lớn hơn. Câu 6: Nêu, phân tích và cho ví dụ minh hoạ về các đặc điểm của truyền thông đại chúng. Đối tượng tác động của truyền thồng đại chúng là đông đảo công chúng xã hội. Các ấn phẩm truyền thông đều nhằm vào những nhóm đối tượng cụ thể nhưng khi ấn phẩm đó đã được xã hội hoá trên các kênh truyền thông đại chúng thì đối tượng tiếp nhận không chỉ là nhóm đối tượng được xác định ban đầu. Đây chính là tính công khai của truyền thông đại chúng. Tính công khai tiềm ẩn sức mạnh của truyền thông đại chúng. Nội dung truyền thông đại chúng hướng tới việc ưu tiên thoả mãn, phục vụ nhu cầu của công chúng. Những sự kiện được thông tin liên quan mật thiết đến việc giải thích, tháo gỡ những vấn đề bức xúc trong đời sống của đông đảo cư dân hoặc giúp họ nhận thức, giải quyết các vấn đề mới phát sinh. Trong xã hội thông tin thời đại số, các phương tiện truyền thông đại chúng đã và đang trở thành diễn đàn chia sẻ thông tin, tình cảm, kĩ năng, kinh nghiệm… của đông đảo công chúng. Sản xuất, trao đổi, chia sẻ thông tin là một trong những hoạt động chủ yếu trong nền kinh tế tri thức và xã hội số hoá. c)Tính mục đích rõ rệt Truyền thông đại chúng tác động và làm thay đổi thái độ, nhận thức, dư luận xã hội, tạo nên định hướng giá trị cộng đồng. Truyền thông đại chúng cũng mang mục đích chính trị sâu sắc. d)Tính phong phú đa dạng -Đối tượng phản ánh của truyền thông đại chúng bao gồm các sự kiện và vấn đề về mọi lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. -Nó đáp ứng mọi nhu cầu phát triển của con người và xã hội từ tâm lý, tinh cảm, nhận thức đến hiểu biết, hành vi… -Hệ thống ký hiệu, các phương tiện, phương thức sản xuất và chuyển tải thông điệp đa dạng. -Hình thức và thể loại linh hoạt và phong phú. e)Tính dễ nhớ, dễ hiểu, dễ làm theo Tính chất giao tiếp đại chúng yêu cầu thoả mãn trình độ chung của công chúng. Các thông điệp do đó phải đảm bảo tính dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo. f)Tính gián tiếp Hầu hết các kênh truyền thông đại chúng trong quá trinh chuyển tải thông điệp không có sự tiếp xúc trực tiếp giữa chủ thể và khách thể mà dùng các phương tiện kĩ thuật làm vật trung gian truyền dẫn. Do đó muốn nâng cao năng lực và hiệu quả truyền thông phải đầu tư, đổi mới công nghệ, hình thức và phương thức truyền dẫn thông điệp. Mặt khác cũng cần phải nắm vững các đặc trưng của mỗi kênh giao tiếp để có thể khai thác triệt để. g)Tần suất tương tác tỉ lệ thuận với năng lực, hiệu quả truyền thông Trong quá trình truyền thông, tần suất tương tác giữa chủ thể và khách thể càng nhiều, càng bình đẳng thì năng lực và hiệu quả truyền thông ngày càng cao. 1
Tài liệu liên quan