Đề kiểm tra học kỳ I (2009-2010) môn lịch sử, khối 10 thời gian: 45 phút

Đề: Câu 1: Trình bày những nét chính về Vương triều Hồi giáo Đê-li? Hãy cho biết vị trí của vương triều Hồi giáo Đê-li trong lịch sử của Ấn Độ? (3,0 đ) Câu 2: Hoàn thành bảng tóm tắt các giai đoạn lịch sử của các quốc gia ở Đông Nam Á đến từ khi nhà nước ra đời đến giữa thế kỉ XIX? (Theo bảng sau) (3,0 đ)

doc3 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1451 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I (2009-2010) môn lịch sử, khối 10 thời gian: 45 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐĂK NÔNG TRƯỜNG THPT KRÔNG NÔ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I (2009-2010) MÔN LỊCH SỬ, KHỐI 10 THỜI GIAN: 45 PHÚT (Không kể thời gian giao đề) Đề: Câu 1: Trình bày những nét chính về Vương triều Hồi giáo Đê-li? Hãy cho biết vị trí của vương triều Hồi giáo Đê-li trong lịch sử của Ấn Độ? (3,0 đ) Câu 2: Hoàn thành bảng tóm tắt các giai đoạn lịch sử của các quốc gia ở Đông Nam Á đến từ khi nhà nước ra đời đến giữa thế kỉ XIX? (Theo bảng sau) (3,0 đ) Niên đại Nội dung lịch sử Tên các quốc gia tiêu biểu - Khoảng 10 thế kỉ đầu sau công nguyên - Một loạt các vương quốc cổ được hình thành. - Chăm-pa, Phù Nam, các vương quốc ở hạ lưu sông Mê-nam, các vương quốc ở trên đảo In-đô-nê-xi-a Câu 3: Thế nào là lãnh địa phong kiến? Đặc điểm của lãnh địa? Mô tả đời sống của nông nô và lãnh chúa trong các lãnh địa? (4,0 đ) ----------Hết---------- ĐÁP ÁN Câu 1 (3,0 đ) * Những nét chính về Vương triều Hồi giáo Đê-li: (2,0 đ) - Người Hồi giáo gốc Trung Á xâm chiếm Ấn Độ, lập nên Vương triều Hồi giáo Đê-li (Thế kỉ XIII - XVI). (0,75 đ) - Chính sách thống trị: Truyền bá, áp đặt Hồi giáo, tự giành cho mình quyền ưu tiên về ruộng đất, địa vị trong bộ máy quan lại. (0,5 đ) - Tôn giáo: Thi hành chính sách mềm mỏng. (0,25 đ) - Văn hóa: Du nhập văn hóa Hồi giáo. (0,25 đ) - Kiến trúc: Mang đậm kiến trúc Hồi giáo (Kinh đô Đê-li) (0,25 đ) * Vai trò của vương triều Hồi giáo Đê-li trong lịch sử Ấn Độ: (1,0 đ) - Mở ra thời kỳ phát triển lịch sử phong kiến của Ấn Độ. (0,5 đ) - Thúc đẩy sự giao lưu văn hóa giữa phương Đông và phương Tây. (0,25 đ) - Đạo Hồi được truyền bá đến nhiều nơi, đặc biệt là ở Đông Nam Á (0,25 đ) Câu 2: Bảng tóm tắt các giai đoạn lịch sử trong sự phát triển của khu vực Đông Nam Á đến giữa thế kỉ XIX: (3,0 đ) Niên đại Nội dung lịch sử Tên các quốc gia tiêu biểu Điểm - Khoảng 10 thế kỉ đầu sau công nguyên - Một loạt các vương quốc cổ được hình thành. - Chăm-pa, Phù Nam, các vương quốc ở hạ lưu sông Mê-nam, các vương quốc ở trên đảo In-đô-nê-xi-a. - Thế kỉ VII - X - Hình thành các quốc gia phong kiến dân tộc -Vương quốc Cam-pu-chia, Cham-pa, Vương quốc của người Môn và người Miến ở hạ lưu sông Mê-nam 0,75 đ - Thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII - Thời kì phát triển của các quốc gia phong kiến dân tộc - Đại Việt, Cam-pu-chia, Lan Xang, Su-khô-thay, Pa-gan, vương triều Mô-giô-pa-hít trên đảo In-đô-nê-xi-a. 0,75 đ - Nửa sau thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX - Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á bước vào giai đoạn suy thoái. - Việt Nam, Cam-pu-chia, Lan Xang 0,75 đ - Từ giữa thế kỉ XIX trở đi - Bị biến thành thuộc địa của thực dân phương Tây - Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào, My-an-ma, Mã Lai, In-đô-nê-xi-a 0,75 đ Câu 3: (4,0 đ) Lãnh địa. Là khu đất rộng lớn, bao gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần (1,0 đ) - Đặc điểm của lãnh địa (1,5 đ) + Nền kinh tế mang tính chất tự nhiên, tự cung, tự cấp. (0,5đ) + Là một đơn vị chính trị độc lập, có quân đội, tòa án, luật pháp riêng. (0,5 đ) + Đứng đầu là lãnh chúa có quyền lực tối cao. (0,5 đ) - Đời sống trong lãnh địa (1,5 đ) + Nông nô: Là người sản xuất chính, bị gắn chặt với ruộng đất và lệ thuộc vào lãnh chúa. (0,5 đ) + Lãnh chúa: Sống cuộc đời nhàn rỗi, xa hoa; bằng việc bóc lột tô thuế và sức lao động của nông nô. (0,5 đ) + Nông nô đã nhiều lần nổi dậy chống lại lãnh chúa. (0,5 đ) -------------------------------------------------------------------------------------------------