Đề ôn thi tư tưởng Hồ Chí minh

:Cơ sở hình thành: 1) Cơ sở thực tiễn và sự khảo nghiệm; Từ thực tiễn hình thái nhà nước VN đương thời: nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản (dưới sự cai trị của chính quyền tư sản Pháp). HCM đi đến khẳng định: Nhà nước của VN sau khi giành được độc lập không mang bản chất phong kiến và tư sản. Từ các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới: cách mạng Mỹ 1776, cách mạng tư sản Pháp HCM đi đến kết luận: đó là những cuộc cách mạng chưa đến nơi, chưa triệt để. Nghiên cứu cuộc cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, Người nhận định đây là cuộc cách mạng triệt để và đến nơi. Người cũng đi đến kết luận : cách mạng VN nên theo cách mạng Tháng Mười Nga, xác lập mô hình nhà nướ theo số đông người. 2) Cơ sở lí luận: Văn hóa chính trị của VN trong lịch sử: các bộ sử lớn như Đại Việt sử kí toàn thư, lịch triều hiến chương loại chí; bộ luật Hình thư (đời Lý), Quốc triều hình luật (Đời Lê) là cơ sở văn hóa chính trị đầu tiên của Người. Các giá trị văn hóa chính trị của loại người: kế thừa, tiếp thu có chọn lọc và phát triển các tinh hoa văn hóa phương Đông trong tổ chức và quản lí xã hội, đặc biệt là triết lí “đức trị” của Nho gia; tư tưởng “pháp trị” của trường phái pháp gia tiếp thu, chọn lọc, phê phán tinh hoa văn hóa tư sản trong vấn đê tổ chức hoạt động của nhà nước: tiếp thu tư tưởng tiến bô của các nhà khai sảng Pháp như: Rouseau (Khế ước xã hội), Montesquieu (tinh thần pháp luật) và sau khi đến với chủ nghĩa Mác-Leenin, HCM quán triệt và vận dụng sáng tạo học thuyết về nhà nước và nhà nước vô sản trong xây dựng nhà nước VN mới. 2. HCM với việc xác lập nhà nước kiểu mới ở VN. Lúc đầu HCM đưa ra mô hình nhà nước công nông binh theo mô hình Xôviết, sau đó được thay thế bởi mô hình nhà nước dân chủ cộng hòa. Cách mạng tháng Tám thành công, HCM khai sinh ra nước VN Dân chủ Cộng hòa – nhà nước dân chủ tiến bộ đầu tiên ở Đông Nam Á, đặt nền móng cho việc xây dựng 1 nhà nước VN mới trong lịch sử dân tộc: Nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân, có thính nhân dân,và tính dân tộc sâu sắc, là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, một nhà nước thể hiện quyền lực của nhân dân lao động.

doc7 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2125 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề ôn thi tư tưởng Hồ Chí minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1: Trình bày cơ sở hình thành và quá trình xác lập mô hình nhà nước ở VN trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước. Trả lời:Cơ sở hình thành: 1) Cơ sở thực tiễn và sự khảo nghiệm; Từ thực tiễn hình thái nhà nước VN đương thời: nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản (dưới sự cai trị của chính quyền tư sản Pháp). HCM đi đến khẳng định: Nhà nước của VN sau khi giành được độc lập không mang bản chất phong kiến và tư sản. Từ các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới: cách mạng Mỹ 1776, cách mạng tư sản Pháp…HCM đi đến kết luận: đó là những cuộc cách mạng chưa đến nơi, chưa triệt để. Nghiên cứu cuộc cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, Người nhận định đây là cuộc cách mạng triệt để và đến nơi. Người cũng đi đến kết luận : cách mạng VN nên theo cách mạng Tháng Mười Nga, xác lập mô hình nhà nướ theo số đông người. 2) Cơ sở lí luận: Văn hóa chính trị của VN trong lịch sử: các bộ sử lớn như Đại Việt sử kí toàn thư, lịch triều hiến chương loại chí; bộ luật Hình thư (đời Lý), Quốc triều hình luật (Đời Lê)…là cơ sở văn hóa chính trị đầu tiên của Người. Các giá trị văn hóa chính trị của loại người: kế thừa, tiếp thu có chọn lọc và phát triển các tinh hoa văn hóa phương Đông trong tổ chức và quản lí xã hội, đặc biệt là triết lí “đức trị” của Nho gia; tư tưởng “pháp trị” của trường phái pháp gia…tiếp thu, chọn lọc, phê phán tinh hoa văn hóa tư sản trong vấn đê tổ chức hoạt động của nhà nước: tiếp thu tư tưởng tiến bô của các nhà khai sảng Pháp như: Rouseau (Khế ước xã hội), Montesquieu (tinh thần pháp luật)…và sau khi đến với chủ nghĩa Mác-Leenin, HCM quán triệt và vận dụng sáng tạo học thuyết về nhà nước và nhà nước vô sản trong xây dựng nhà nước VN mới. 2. HCM với việc xác lập nhà nước kiểu mới ở VN. Lúc đầu HCM đưa ra mô hình nhà nước công nông binh theo mô hình Xôviết, sau đó được thay thế bởi mô hình nhà nước dân chủ cộng hòa. Cách mạng tháng Tám thành công, HCM khai sinh ra nước VN Dân chủ Cộng hòa – nhà nước dân chủ tiến bộ đầu tiên ở Đông Nam Á, đặt nền móng cho việc xây dựng 1 nhà nước VN mới trong lịch sử dân tộc: Nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân, có thính nhân dân,và tính dân tộc sâu sắc, là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, một nhà nước thể hiện quyền lực của nhân dân lao động. Câu 7: Giải thích và chứng minh nhận định sau: “chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn của đất nước” Trả lời: Có thể nói, động lực làm nên chí khí và sự nghiệp HCM chính là điều mà Người gọi là chủ nghĩa dân tộc. Năm 1924, Người viết: “chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn của đất nước”. Tiếp đó, Nguyễn Ái Quốc đã có những phân tích sâu sắc về sự biến đổi và phát triển của chủ nghĩa dân tộc dưới tác động của chiến tranh như sau: • Chủ nghĩa dân tộc đã hiện đại hóa và người chỉ đạo chủ nghĩa dân tộc chính là giới thanh niên An Nam. • Chủ nghĩa dân tộc ngày càng ăn sâu vào quần chúng. • Trong chủ nghĩa dân tộc có cả lòng căm ghét bọn xâm lược TQ và người Ấn Độ sinh cơ lập nghiêp trên đất nước này. • Chủ nghĩa dân tộc có xu hướng hợp pháp hóa các hình thức biểu hiện và yêu sách của nó; lớp thanh niên ngày nay có vai trò ngày càng quan trọng hơn. Ở VN khi đó, 1 phương hướng, nhiệm vụ như vậy là đúng dắn và hợp logic. Bởi khi đó, các cuộc đấu tranh giai cấp ở VN không nổ ra như ở phương Tây; người bị áp bức tuyệt đại đa số là nông dân; rõ ráng ý thức về dân tộc mạnh hơn ý thức về giai cấp. Cho nên khi tuyên truyền giác ngộ ý thức giai cấp cho họ , đồng thời phải phát động “chủ nghĩa dân tộc” của họ; là tiền đề, điều kiện cho một sự thắng lợi của cuộc khởi nghĩa vũ trang. Đối với NAQ-HCM, “chủ nghĩa dân tộc chân chính và chủ nghĩa đế quốc vô sản” thống nhất với nhau, theo lập trường của Mac-Leenin, gắn dân tộc với quốc tế, dân tộc với giai cấp, hướng tới triệt để giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người. Xuất phát điều kiện cụ thể của một nước thuộc địa, mất nước với nhiệm vụ cứu nước giành độc lập đang đặt lên hàng đầu, thì “ chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước”, bởi nó được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử, vốn là động lực tinh thần vô giá trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm bảo vệ dân tộc, thêm vào đó là chế độ phong kiến nửa thực dân, nông nghiêp lạc hậu, sự phân hóa giai cấp đã bắt đầu nhưng chưa triệt để, xung đột giai cấp chưa gay gắt và mạnh mẽ, cả dân tộc đang đấu tranh giành chống chủ nghĩa đế quốc giành độc lập tự do, thì chủ nghĩa dân tộc là động lực vĩ đại. Tóm lại, về luận điểm này, HCM đã bổ sung vào học thuyết Mác, Người nói: Mác đã xây dựng học thuyết của minh trên một triết lí nhất định của lịc sử nhưng đó là lịch sử Châu Âu chưa phải là toàn thể loài người. vì vậy mà dù sao cũng không cấm bổ sung bằng cách đưa vào đó nhứng tư liệu, tư liệu cần bổ sung đó chính là chủ nghĩa dân tộc phương Đông.” Câu 9:” Lý luận cốt để áp dụng vào hoạt động thực tế, lý luận mà không áp dụng vào thực tế là lý luận suông”. Phân tích và liên hệ với quá trình học tập. Trả lời:Một trong những di sản lý luận mà HCM để lại cho chúng ta là tư tưởng về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn như một biện pháp căn bản nhằm ngăn ngừa, khăc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều. Với nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng điều cốt lõi nhất mà Người muốn nhấn mạnh là: thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là nguyên lý căn bản của chủ nghĩa Mác-Leenin. Để làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiến, trước hết phải tìm hiểu quan niệm của người về “lý luận” và “thực tiễn”. “Lý luận” là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong quá trình lịch sử. Còn “thực tế” là các vấn đề mình phải giải quyết, là mâu thuấn của sự vật. Thực tế bao gồm rất rộng. Đối với cán bộ cách mạng nó bao gồm kinh nghiệm công tác và tư tưởng của cá nhân, chính sách đướng lối, kinh nghiệm lịch sử của Đảng cho đến các vấn đề trong nước và trên thế giới. Với quan niệm như vậy, trong tác phẩm Sửa đổi lề lối làm việc, HCM khẳng định ‘lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong kinh nghiệm thực tế”. Bên cạnh đó, Người cũng luôn nhắc nhở, lý luận phải kết hợp chặt chẽ với kinh nghiệm thực tế, liên hệ với thực tế, “Lý luận cốt để áp dụng vào công việc thực tế. Lí luận mà không áp dụng vào công việc thực tế là lý luận suông. Rõ ràng, thống nhất giữa lý luận và thực tiến ở HCM phải được hiểu là, lý luận-thực tiễn luân hòa quyện, thống nhất với nhau. Người viết: “thực hành sinh ra hiểu biết; Hiểu biết tiến lên lý luận; Lý luận chỉ đạo thực hành”. Đồng thời, Người cũng chỉ rõ: “lý luận là cần thiết nhưng nếu cách học tập không đúng thì sẽ không có hiệu quả”. Theo đó, Người cho rằng, học tập chủ nghĩa Mác-Leenin là phải học tinh thần của chủ nghĩa Mác-Lênin, học tập cái tinh thần xử trí mọi việc, đối với mọi người và đối với bản thân mình, áp dụng sáng tạo vào hoàn cánh thực tế của nước ta”. Từ đó, Người cho rằng người học cần tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm để bổ sung, hoàn thiện, phát triển lý luận. Đây là biểu hiện sinh động của việc quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với thục tiễn ở HCM. Liên hệ thực tiễn: học tập (it’s up to you) Câu 10:Phân tích và chứng minh quan điểm: “Đảng ta là Đảng của giai cấp công nhân, đồng thời là Đảng của dân tộc, không thiên tư, thiên vị” là quan điểm sảng tạo, bổ sung vào kho tàng lý luận của chủ nghiac Mac-Lênin. Trả lời: Từ quy luật hình thành và phát triển Đảng, HCM đã đi đến luận điểm ĐCSVN là Đảng của giai cấp công nhân đồng thời là Đảng của cả dân tộc VN. Cách mạng Tháng Mười Nga thành công đã mở ra thời đại mới của xã hội loài người. Nhưng từ đó đến nay, chủ nghĩa xã hội vẫn phải tiếp tục đấu tranh chống lại những nhận thức, khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa tiếp tục phủ nhận vai trò của của giai cấp công nhân, vai trò lãnh đạo của chính Đảng của giai cấp công nhân. Đối với dân tộc ta, HCM là người có công lớn đầu tiên, về mặt lý luận đã sớm khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân VN, sớm sáng lập và xây dựng 1 đảng tiên phong của giai cấp công nhân. Khi đánh giá về giai cáp công nhân, HCM khẳng định: chỉ có giai cấp công nhân là dũng cảm nhất, cách mạng nhất, luôn gan góc đương đầu với bon đế quốc thực dân. Trong quá trình chuẩn bị thành lập Đảng và từ khi Đảng ra đời cho đến khi Người đi xa, HCM luôn khẳng định: ĐCSVN là của giai cấp công nhân. Khác với các nhà yêu nước đương thời, HCM đã sớm ý thức được sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân mà đội quân tiên phong là ĐCS, đưa cách mạng VN đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Người đã đề ra chủ trương “vô sản hóa”, đưa cán bộ, đảng viên không xuất thân từ thành phần công nhân vào hầm mỏ, nhà máy, đồn điền để rèn luyện người vô sản thành người cộng sản. Xuất phát từ đặc điểm giai cấp của VN: giai cấp công nhân, nông dân và nhân dân lao động có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, phần lớn giai capa công nhân xuất thân từ giai cấp nông dân, cùng chung mục tiêu giải phóng dân tộc…Năm 1951 Người khẳng định: “trong giai đoạn này, quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc là một.” Năm 1961, Người tiếp tục khẳng định:” Đảng ta là Đảng của giai cấp công nhân, đồng thời là Đảng của cả dân tộc, không thiên tư, thiên vị”. Đảng mang bản chất giai cấp thể hiện; số lượng đảng viên Đảng viên xuất thân từ giai cấp; nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác-Lênin , mục tiêu đường lối là độc lập gắn liền chủ nghĩa xã hội; tuân thủ nguyên tắc Đảng kiểu mới của Lenin và còn thể hiện ở định hướng xây dựng Đảng gắn bó máu thịt với giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể dân tộc trong mọi giai đoạn, mọi thời kì của cách mạng VN. Tóm lại trên cơ sở giải quyết khôn khéo, sáng tạo yếu tố dân tộc và giai cấp, vững vàng về nguyên tắc và phương châm xây dựng Đảng, cụ thể hóa vào thực tiễn sinh động của phong trào công nhân và cách mạng VN, với HCM, xây dựng Đảng không phải chỉ có giai cấp công nhân mà cả nhân dân lao động và toàn thể dân tộc. Cả dân tộc thừa nhận Đảng là của mình, tin tưởng và quyết tâm thực hiện đường lối chủ trương của Đảng, tham gia bảo vệ và xây dựng Đảng. Câu 16: phân tích cơ sở hình thành tư tưởng HCM về đại đòan kết dân tộc. Cơ sở nào giữ vai trò quan trọng nhất. Vì sao? Trả lời: Với HCM, đoàn kết, đại đoàn kết là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng. Đại đoàn kết không đơn giản là tập hợp, tổ chức lực lượng mà cao hơn là một bộ phận hữu cơ, một tư tưởng thường xuyên của cách mạng. Đó là sự kết quả của sự đúc kết từ những nhu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng. Cơ sở lý luận hình thành: Đại đoàn kết hình thànhü trên cơ sở tinh thần yêu nước, nhân ái, tinh thần cố kết cộng đồng của dân tộc VN, củng cố và phát triển trong lịch sử dựng nước và giữ nước trong dân tộc. Để tồn tại và phát triển, dân ta phải chống lại thiên tai, liên tục trị thủy, văn minh nông nghiệp trồng lúa nước chính là văn hóa tạo ra sự cấu kết cộng đồng, dân tộc. Mặt khác dân ta còn phải thường xuyên đương đầu với các thế lực ngoại bang hung bạo, chống xâm lược tạo nên truyền thống đoàn kết quý báu của dân tộc. “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng.” “Một cây làm chẳng nên non, ba cay chụm lại thành hòn núi cao”. HCM đã sớm kế thừa truyền thống yêu nước-nhân nghĩa-đoàn kết của dân tộc và nhẫn mạnh phải phát huy truyên thống ấy trong giai đoạn cách mạng mới, yêu nước là lao động, yêu nước là kháng chiến. ü Quan điểm của chủ nghĩa Mac-Leenin về đoàn kết quốc tế vô sản: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo cách mạng phải trở thành giai cấp dân tộc. Mác nêu khẩu hiệu: “Vô sản tất cả các nước liên hiệp lại”. Lênin kế thừa, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác, lãnh đạo cách mạng vô sản thành công ở nước Nga. HCM đã tìm thấy con đường giải phóng các dân tộc bị áp bức khỏi ách nô lệ, tìm thấy sự cần thiết và con đường tập hợp lực lượng cách mạng trong phạm vi từng nước và trên phạm vi toàn thế giới. Sự kế thừaü và phát triển biện chứng những giá trị nhân văn của văn hóa nhân loại Đông – Tây: Đó là tư tưởng Đại đồng của Nho giáo, tư tưởng lục hòa của Phật giáo, chủ nhĩa Tam dân của dân tộc TQ, tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái của văn hóa Phương Tây. • Cơ sở thực tiễn: là sự tổng kết kinh nghiệm thành công và thất bại của các phong trào yêu nước,phong trào cách mạng VN và thế giới. người tổng kết, đánh giá các di sản về tập hợp lực lượng của các nhà yêu nước VN tiền bối và các phong trào cách mạng của nhiều nước trên thế giới. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và tự hoàn chỉnh tư tưởng về Đại Đoàn kết của mình. Yêu cầu của cách mạng trong thời đại mới phải có lực lượng lãnh đạo đủ sức quy tụ cả dân tộc vào đấu tranh cách mạng, đề ra đường lối cách mạng đúng đắn, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc bền vững thì mới giành được thắng lợi. Và Người dã sang Pháp để tìm hiều và về giúp đồng bào mình. Khi ở nước ngoài Người đặc biệt chú ý đến cách mạng của TQ, Ấn Độ với tư tưởng đoàn kết các giai tầng, các Đảng phái, các tôn giáo…nhăm thực hiện mục tiêu của từng giai đoạn cách mạng. Với thắng lợi của cách mạng Tháng Mười Nga, là bài học kinh nghiệm quý báu về huy động lực lượng quần chúng công –nông giành và giữ chính quyền Xôviết non trẻ. Đó là cơ sở thực tiễn cho việc hình thành tư tưởng HCMvề Đại đpàn kết dân tộc. Câu 18: phân tích quan điểm của HCM: “muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người mới xã hội chủ nghĩa”. Trả lời: Chủ tịch HCM từng khẳng định, có độc lập tự do mà nhân dân vẫn chết đói, chết rét thì độc lập tự do cũng chẳng có ý nghĩa gì. Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới đem lại cho nhân dân tất thảy những quyền con ngươi hết sức tự nhiên và chân chính ấy. Nhưng, chủ nghĩa xã hội chỉ có thể là kết quả của cuộc đấu tranh rất bền bỉ của con người. Trong đó, biện pháp “xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa” là một trong những yếu tố quyết định đến thành công ấy. Người vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê về sự phát triển: tương lai ở ngay trong hiện tại. “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” Đánh giá rất cao vai trò của thế hệ trẻ, những chủ trương tương lai của nước nhà, các thế hệ trẻ trước hết là thanh niên thực hiện sư mệnh lịch sử vẻ vang mà lớp người đi trước đã chuyển giao vào tay mình. Coi vận mệnh của đất nước thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do thanh niên. Từ đó có thể khẳng định, việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết. Người đề cao, coi trọng sự nghiệp trồng người qua công cuộc giáo dục. Người đặc biệt quan tâm đến học sinh –sinh viên với quá trình ra sức học tập ở nhà trường, gia đình và xã hội; qua sách vở và thực tiễn cuộc sống. Rèn luyện với nguyên tắc nhất quán: “điều gì phải thì cố làm cho kì được; điều gì trái thì phải hết sức tránh dù là nhỏ.” Việc giáo dục thanh niên không thể tác rời mà phải liên hệ chặt chẽ với cuộc đấu tranh của xã hội. Thanh niên phải có tinh thần sẵn sàng: Đâu Đảng cần thì thanh niên có, vệc gì khó thì có thanh niên làm, góp sức và xây dựng VN hòa bình thống nhất, độc lập dân chủ, giàu mạnh. Giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ phải thường xuyên, khoa học và toàn diện. Việc giáo dục thế hệ trẻ phải tập trung vào những nội dung sau: Một là, bồi dưỡng đạo đức cách mạng: theo Người đạo đức cách mạng chứa đựng nhân sinh quan và có giá trị hết sức sâu săc đối với việc xác lập nhân cách, lý tưởng cũng như chuẩn mực sống đối với thế hệ trẻ. Nội dung cốt lõi nhất của đạo đức là cần, kiệm, liêm, chính, là kết quả của sự đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày của mỗi con người. Hai là, bồi dưỡng tri thức lý luận và văn hóa, khoa học-kĩ thuật: Nghiên cứu, học tập lý luận của chủ nghĩa Mác-Leenin là nhắm trang bị và nâng cao trình độ lý luận cách mạng-ngọn đèn pha soi sáng cho hoạt động thực tiễn. Bên cạnh đó, còn phải ra sức học tập văn hóa, khoa học-kĩ thuật…sử dụng tri thức đó để xây dựng xã hội mới. Người viết:”Đại học thì cần kết hợp lý luận khoa học và thực hành, học tập khoa học tiên tiến của nước bạn, kết hợp thực tiễn của nước ta…Tiểu học, càn giáo dục các cháu thiếu nhi; yêu tổ quốc, yêu nhân dân, yêu khoa học, trọng của công… Ba là, bồi dưỡng thể chất: “mỗi một người dân yếu ớt là cả dân tộc yếu ớt, mỗi một người dân khỏe mạnh tức là cả nước khỏe mạnh”, Người đã tự mình nêu gương sáng về rèn luyện thể dục, thể thaol đồng thời kêu gọi mọi người đều phải thường xuyên rèn luyện thân thể, vừa để bồi bboor sức khỏe, vừa à trách nhiệm, bổn phận của một người dân yêu nước. Trên đây là những nội ding cơ bản nhất của tư tưởng HCM về xây dựng con người xã hội chủ nghĩa VN. Câu 19: Phân tích cách tiếp cận của HCM về chủ nghĩa xã hội. So sánh và chứng minh sự sáng tạo giữa HCM và C.Mac-Ph.Anghen, V.I.Lênin. Trả lời: Sau đây là một số cách tiếp cận chủ nghĩa chủ nghĩa xã hội ở HCM: Thứ nhất, trên phương diện kinh tế. Người khẳng định vai trò quyết định của sức sản xuất đối với sự phát triển của xã hội. trong lịch sử loài người, có 5 hình thức quan hệ sản xuất chính nhưng không phải quốc gia nào cũng phải trải qua các bước tuần tự như vậy. HCM sớm đến với tư tưởng quá độ tiến thắng lên chủ nghĩa xã hội mà không qua giai đoạn phat triển tư bản chủ nghĩa. Thứ hai, tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ khát vọng dân tộc và nhu cầu giải phóng con người. Với HCM giai cấp gắn bó mật thiết với dân tộc, liên hệ uyển chuyển và biện chứng. Theo Người vấn đề giải phóng dân tộc phải được giải quyết trước tiên rồi mới tính đến giải phóng giai cấp. Đối với xã hội phương Đông, đấu tranh giai cấp không quyết liệt như ở phương Tây, còn ở VN, chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn của lịch sử. Thứ ba, tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ văn hóa,văn hóa thâm nhập vào kinh tế,chính trị tạo sự thống nhất biện chứng giữa văn hóa, kinh tế, chính trị. Tạo xã hội giải phóng và phát triển con người, đem lại cho con người một cuộc sống ấm no hạnh phúc. Thứ tư, HCM tiếp cận từ phương diện đạo đức. Đây là sự sáng tạo mới, quan trọng và nổi bật trong cách tiếp cận chủ nghĩa xã hội của HCM. Theo Người, chủ nghĩa xã hội đối lập với chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng chủ nghĩa xã hội đối lập với chủ nghĩa cá nhân chủ nghĩa. Muốn xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa phải đánh bại chủ nghĩa cá nhân. Đối với phương Đông, một tấm gương có giá trị gấp trăm lần bài diễn thuyết, bởi vậy phải chú trọng vấn đế xây dựng con người toàn diên cả đức lẫn tài. Thứ năm, tiếp cận từ chủ nghĩa yêu nước và truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. ü Từ đặc điểm lịch sử dân tộc: QG dân tộc hình thành từ sớm, liên tục chống ngoại xâm, hình thành chủ nghĩa yêu nước truyền thống, là đất nước nông nghiệp. Tất cả điều này là giá trị cơ bản của tinh thần và tư tưởng xã hội chủ nghĩa ở VN. ü Từ truyền thống văn hóa lâu đời, bản sắc riêng: lấy nhân nghĩa làm gốc, trừ độc trừ tham, trọng đạo lý. Thứ sáu, từ yêu cầu thực tiễn cách mạng và xu hướng phát triển của thời đại ü Cách mạng VN đòi hỏi một giai cấp tiên tiến đại diện, có hệ tư tưởng độc lập, có ý thức tổ chức đứng lên làm cách mạng. Tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội xuất phát tuef thực tiễn cách mạng VN. ü Cách mạng Tháng Mười Nga giành thắng lợi đã mở ra con đường giải phóng dân tộc cho dân tộc phương Đông: độc lập dân tộc gắn liên với chủ nghĩa xã hội. Thứ bảy, từ tư duy độc lập sáng tạo tự chủ. Đó là định hướng tư duy trên cơ sở thực tiễn, luôn tìm tận gốc cơ sở của sự vật, hiện tượng, kết hợp lý trí khoa học và tình cảm cách mạng. Tóm lại nhận thức về chủ nghĩa xã hội là kết quả tác động tổng hợp của các nhân tố: truyền thống và hiện đại; dân tộc và quốc tế kinh tế, chính trị, văn hóa, đạo đức. HCM đã làm phong phú thêm cách tiếp cận về chủ nghĩa xã hội, đóng góp vào phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác-Lenin.
Tài liệu liên quan