Đề tài Biểu hiện văn hóa doanh nghiệp tập đoàn FPT

Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế xã hội trong nước là sự hội nhập, giao lưu hợp tác kinh tế giữa các khu vực, các quốc gia trên toàn thế giới. Đặc biệt là từ khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO từ ngày 01/01/2007 đã mang lại cho doanh nghiệp đứng trước sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp từ khắp nơi trên thế giới. các doanh nghiệp vấp phải rất nhiều khó khăn về: trình độ quản lý, nguồn vốn, giá thành, nhân tài Vậy làm thế nào để các doanh nghệp trong nước tận dụng được các lợi thế cạnh tranh của mình, làm thế nào để tạo uy thế, để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, nắm lấy cơ hội, vượt qua mọi thử thách để tồn tại và đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. muốn vậy các doanh nghiệp cần phải chọn con đường hội nhập cũng như đặt ra được chiến lược kinh doanh đúng đắn, phải quan tâm đến các vấn đề thuộc môi trường kinh tế, chính trị, pháp luật, khoa học kĩ thuật Bên cạnh đó thì việc tạo lập một nền văn hóa mang bản sắc riêng của mỗi doanh nghiệp cũng vô cùng quan trọng vì : Một quốc gia không thể tồn tại nếu thiếu đi sự bảo tồn, giữ gìn được nét văn hóa truyền thống của mình. Một gia đình không thể đầm ấm, sum vầy, đóng góp tích cực cho xã hội nếu thiếu đi sự gia phong, gia giáo. Một doanh nghiệp cũng vậy, sẽ không thể có được sự phát triển lâu dài nếu không có một nền văn hóa đặc thù, một nền văn hóa văn minh, hiện đại, thoải mái, công bằng là điều khiện lý tưởng cho nhân viên làm việc hiệu quả và sáng tạo Bất cứ một doanh nghiệp nào nếu thiếu yếu tố văn hóa, ngôn ngữ, tư liệu, thông tin nói chung được gọi là tri thức thì doanh nghiệp đó khó có thể đứng vững và tồn tại được. Trong khuynh hướng xã hội ngày nay thì một trong các nguồn lực của doanh nghiệp là con người mà văn hóa doanh nghiệp là cái liên kết và nhân lên rất nhiều lần các giá trị của từng nguồn lực riêng lẻ. Một văn hóa doanh nghiệp mạnh sẽ gắn kết các thành viên, khơi dậy niềm tự hào doanh nghiệp, tạo nên sức mạnh tinh thần, phát huy khả năng sáng tạo của các nhân viên, giúp cho hoạt động doanh nghiêp diễn ra một cách trôi chảy, quá trình kinh doanh thuận lợi. dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp

doc42 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 7331 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Biểu hiện văn hóa doanh nghiệp tập đoàn FPT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế xã hội trong nước là sự hội nhập, giao lưu hợp tác kinh tế giữa các khu vực, các quốc gia trên toàn thế giới. Đặc biệt là từ khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO từ ngày 01/01/2007 đã mang lại cho doanh nghiệp đứng trước sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp từ khắp nơi trên thế giới. các doanh nghiệp vấp phải rất nhiều khó khăn về: trình độ quản lý, nguồn vốn, giá thành, nhân tài…Vậy làm thế nào để các doanh nghệp trong nước tận dụng được các lợi thế cạnh tranh của mình, làm thế nào để tạo uy thế, để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, nắm lấy cơ hội, vượt qua mọi thử thách để tồn tại và đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. muốn vậy các doanh nghiệp cần phải chọn con đường hội nhập cũng như đặt ra được chiến lược kinh doanh đúng đắn, phải quan tâm đến các vấn đề thuộc môi trường kinh tế, chính trị, pháp luật, khoa học kĩ thuật…Bên cạnh đó thì việc tạo lập một nền văn hóa mang bản sắc riêng của mỗi doanh nghiệp cũng vô cùng quan trọng vì : Một quốc gia không thể tồn tại nếu thiếu đi sự bảo tồn, giữ gìn được nét văn hóa truyền thống của mình. Một gia đình không thể đầm ấm, sum vầy, đóng góp tích cực cho xã hội nếu thiếu đi sự gia phong, gia giáo. Một doanh nghiệp cũng vậy, sẽ không thể có được sự phát triển lâu dài nếu không có một nền văn hóa đặc thù, một nền văn hóa văn minh, hiện đại, thoải mái, công bằng là điều khiện lý tưởng cho nhân viên làm việc hiệu quả và sáng tạo Bất cứ một doanh nghiệp nào nếu thiếu yếu tố văn hóa, ngôn ngữ, tư liệu, thông tin nói chung được gọi là tri thức thì doanh nghiệp đó khó có thể đứng vững và tồn tại được. Trong khuynh hướng xã hội ngày nay thì một trong các nguồn lực của doanh nghiệp là con người mà văn hóa doanh nghiệp là cái liên kết và nhân lên rất nhiều lần các giá trị của từng nguồn lực riêng lẻ. Một văn hóa doanh nghiệp mạnh sẽ gắn kết các thành viên, khơi dậy niềm tự hào doanh nghiệp, tạo nên sức mạnh tinh thần, phát huy khả năng sáng tạo của các nhân viên, giúp cho hoạt động doanh nghiêp diễn ra một cách trôi chảy, quá trình kinh doanh thuận lợi. dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp Những năm gần đây nhiều doanh nghiệp việt nam đã quan tâm đến việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp, thậm chí có những doanh nghiệp tiếc tiền mời công ty nước ngoài vào hoạch định văn hóa doanh nghiệp cho công ty mình. Học tập văn hóa doanh nghiệp tiên tiến nước ngoài đã trở thành tư duy mới của các nhà doanh nghiệp Viêt nam. Tập đoàn FPT là một tập đoàn có lịch sử hình thành và phát triển lâu dài, rất chú trọng đến việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp ngay từ những ngày đầu thành lập. Có thể nói, tập đoàn FPT đã xây dựng và tạo lập được nền văn hóa mang bản sắc riêng của mình và đã trở thành một trong các doanh nghiệp hàng đầu Viêt nam xây dựng và phát triển thầnh công văn hóa doanh nghiệp. Chương 1: Một số lý luận cơ bản về văn hóa doanh nghiệp Một số khái niệm cơ bản Khái niệm văn hóa Văn hóa là một lĩnh vực tồn tại và phát triển gắn liền với đời sống của nhân loại, là đặc trưng riêng của con người, trên thế giới có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa. Năm 1952, Kroeber và Kluckolm đã sưu tầm được 164 định nghĩa khác nhau về văn hóa. Cho đến nay, con số định nghĩa chắc đã tiếp tục tăng lên. Định nghĩa văn hóa đầu tiên được chấp nhận rộng rãi trên thế giới là định nghĩa do nhà nhân chủng học E.B Tylor đưa ra: “ văn hóa là một tổng thể phức tạp bao gồm các kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật lệ, phong tục và toàn bộ những kỹ năng,thói quen mà con người đạt được vời tư cách là thành viên của một xã hội”, còn Edward Hall hiểu văn hóa là “ Một hệ thống nhằm sáng tạo, chuyển giao, lưu trữ và chế biến thông tin. Sọi chỉ xuyên suốt tất cả các nền văn hóa là truyền thông và giao tiếp”. Theo Unesco: “ Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và của mỗi công đồng) đã diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao nhiêu thế kỷ nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống và dựa trên đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình”. Như vậy văn hóa có nghĩa là truyền thống lâu đời. Theo chủ tịch Hồ Chí Minh : “ Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với mọi biểu hiện của nó loài người sinh ra nhằm thích ứng nhưng nhu cầu đời sống và sự đòi hỏi của sự sinh tồn”. Mỗi người nhìn nhận văn hóa dưới một góc độ khác nhau. Vì vậy, việc có nhiều khái niệm văn hóa khác nhau không có gì là đáng ngạc nhiên, trái lại cang làm cho vấn đề được hiểu biết một cách phong phú và toàn diện hơn. Văn hóa bao gồm tất cả mọi thứ, là một bộ phận trong đời sống con người, văn hóa không chỉ là những gì liên quan đến tinh thần mà bao gồm tất cả vật chất. Ngoài các yếu tố phi vật chất như giá trị, tiêu chuẩn,… nền văn hóa bao gồm cả những sáng tạo hữu hình của con người như những đền đài, di tích lịch sử. Các nhà xã hội học chia văn hóa thành 2 dạng: văn hóa cá nhân và văn hóa cộng đồng. Văn hóa cá nhân là toàn bộ vốn tri thức, kinh nghiệm tích lũy vào mỗi cá nhân, biểu hiện ở hệ thống quan niệm và hành xử của cá nhân ấy trong đời sống thức tiễn. Văn hóa cộng đồng là văn hóa của một nhóm xã hội, nó không phải là số cộng giản của văn hóa cá nhân – thànhviên của cộng đồng xã hội ấy. Trong hoạt động doanh nhiệp thì “ văn hóa doanh nhân” là thuộc dạng văn hóa cá nhân, còn “ văn hóa doanh nghiệp” thuộc văn hóa cộng đồng. Văn hóa là phương tiện để con người “điều chỉnh” (cải tạo) cuộc sống của mình theo định hướng vươn tới những giá trị chân, thiện, mỹ. Được xem là cái “ nền tảng”, “ vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển” của con người và xã hội ngày càng thăng bằng và bền vững hơn, văn hóa có tác dụng tích cực đối với sự phát triển của mỗi cá nhân cũng như toàn bộ cộng đồng. Nội lực của một dân tộc trước hết là mọi nguồn lực tập hợp từ vốn văn hóa truyền thống đã tích lũy trong lịch sử của chính dân tộc đó. Như vậy, thực chất văn hóa là hệ thống các giá trị được sản sinh ra trong xã hội nhất định, được đặc trưng bởi hình thái kimh tế xã hội nhất định, bao gồm cả giá trị vật chất và tinh thần. Khái niệm văn hóa doanh nghiệp Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên trong doanh nghiệp để theo đuổi và thực hiện các mục đích của doanh nghiệp.  Cũng như văn hoá nói chung, văn hoá doanh nghiệp có những đặc trưng cụ thể riêng biệt. Trước hết, văn hoá doanh nghiệp là sản phẩm của những người cùng làm trong một doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu giá trị bền vững. Nó xác lập một hệ thống các giá trị được mọi người làm trong doanh nghiệp chia sẻ, chấp nhận, đề cao và ứng xử theo các giá trị đó. Văn hoá doanh nghiệp còn góp phần tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và được coi là truyền thống của riêng mỗi doanh nghiệp.  1.2. Biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp Một số quan điểm đã chia văn hóa doanh nghiệp thành 2 yếu tố cơ bản: Là yếu tố văn hóa doanh nghiệp hữu hình là những gì mọi người có thể dễ dàng nhìn thấy, nghe thấy, sờ thấy. Những yếu tố văn hóa doanh nghiệp vô hình là những giá trị thầm kín hơn năm sâu bên trong tổ chức mà mỗi thành viên và những người hữu quan có thể cảm nhận được. Thứ nhất: Yếu tố văn hóa doanh nghiệp hữu hình. Đặc điểm cấu trúc: Bao gồm: thiết kế nội thất và thiết kế ngoại thất, nó là một giá trị văn hóa rất quan trọng, vì tại mỗi doanh nghiệp điều đầu tiên hay mà khách hàng và đối tác cảm nhận được khi đến làm việc là kiến trúc công ty, nó thể hiện hình ảnh và bộ mặt của công ty trong mối giao tiếp xã hội. Hiện nay những công ty thành đạt hay đang phát triển muốn gây ấn tượng đối với mọi người về sự khác biệt, thành công và sức mạnh của họ bằng những công trình kiến trúc đặc biệt và đồ sộ, đó chính là biểu tượng hình ảnh, thể hiện tính cách và bản sắc riêng của công ty. Bên cạnh đó những thiết kế nội thất như tiêu chuẩn về màu sắc, kiểu dáng, mặt bằng làm việc, bàn ghế, phòng làm việc, lối đi và kể cả các chi tiết nhỏ như cây ảnh, vị trí sọt rác, các thiết bị trong phòng vệ sinh…tất cả đều được thiết kế sao cho tiện ích dễ sử dụng, tạo ấn tượng than quen thể hiện thiện trí và sự quan tâm. Nghi lễ, các hoạt động tập thể văn hóa của doanh nghiệp: Đây là một trong những giá trị văn hóa điển hình của doanh nghiệp được chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước dưới hình thức các hoạt động, sự kiện văn hóa- xã hội chính thức, nghiêm trang, tình cảm và tự nguyện tham gia được tổ chức định kì hay bất thường nhằm thắt chặt mối quan hệ trong doanh nghiệp và thường được tổ chức vì lợi ích của những người tham dự. Có bốn loại lễ nghi cơ bản: Nghi lễ chuyển giao (khai mạc, bổ nhiệm thành viên mới, chức vụ mới, lễ ra mắt…), nghi lễ mang tính chất củng cố( phát phần thưởng, tuyên dương trong các cuộc thi lao động giỏi…), Nghi lễ nhắc nhở (sinh hoạt văn hóa, chuyên môn, khoa học..), nghi lễ liên kết (lễ hội, liên hoan, giao lưu văn nghệ, thể thao, tổ chức sự kiện…).. Thứ hai: Yếu tố văn hóa doanh nghiệp vô hình Biểu tượng: Là một thứ gì đó biểu thị một cái gì đó không phải là chính nó và có tác dụng giúp cho mọi người nhận ra hay hiểu được thứ mà nó biểu thị. Một biểu tượng khác lạ hay một tác phẩm sáng tạo được thiết kế để thể hiện về một hình tượng của một tổ chức một doanh nghiệp bằng ngôn ngữ nghệ thuật phổ thông. Các biểu tượng vật chất này thường có sức mạnh rất lớn vì chúng hướng sự chú ý của người thấy nó là một vài chi tiết hay điểm nhấn cụ thể có thể diễn đạt những giá trị chủ đạo mà tổ chức doanh nghiệp muốn tạo ấn tượng, lưu lại hay truyền đạt cho người thấy nó. Sứ mệnh: Mỗi một doanh nghiệp ra đời đều mang một sứ mệnh. Sứ mệnh của doanh nghiệp trả lời cho câu hỏi: Tại sao ta lập doanh nghiệp? Mục đích lâu dài của nó là gì? Doanh nghiệp làm gì để tồn tại và phát triển? Khi sứ mệnh của doanh nghiệp được tuyên bố một cách rõ ràng thì các thành viên sẽ dễ dàng hơn trong việc ra quyết định sẽ làm gì và làm như thế nào để cùng doanh nghiệp đi đúng hướng và thực hiện được sứ mệnh của nó. Khi nhân viên hiểu biết về sứ mệnh của doanh nghiệp sẽ tin tưởng hơn vào con đường mà mình đang đồng hành cùng doanh nghiệp, thấy rõ ý nghĩa của công viêc mình đang thực hiện. Chỉ có sứ mệnh rõ ràng, lâu dài thì doanh nghiệp mới trường tồn được. Tầm nhìn (hay còn gọi là viễn cảnh): Là bức tranh lý tưởng của doanh nghiệp trong tương lai. Sứ mệnh trả lời câu hỏi: Doanh nghiệp làm gì thì tầm nhìn sẽ trả lời cho câu hỏi doanh nghiệp sẽ đạt được gì và đi tới đâu? Tầm nhìn là kết quả của việc thực hiện sư mệnh nếu như không có bất cứ khó khăn trở ngại nào. Thương hiệu: Là tập các dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp khác. Là hình tượng của một loai, một nhóm hàng hóa dịch vụ hoặc về doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng. Triết lý kinh doanh: Triết lý kinh doanh thể hiện hình ảnh của doanh nghiệp trong ngành và trong xã hội và nó có ý nghĩa như mục tiêu phát triển xuyên suốt, có ý nghĩa định hướng cho doanh nghiệp trong cả thời kì phát triển lâu dài. Thông qua triết lý kinh doanh, doanh nghiệp tôn vinh một hệ giá trị chủ đạo, xác định nền tảng cho sự phát triển, gắn kết mọi người và cho khách hàng biết đến doanh nghiệp. Hiểu theo một cách khác, triết lý kinh doanh của doanh nghiệp là một tín điều, nhắc nhở các thành viên về tinh thần, giá trị xã hội nhân văn xuyên suốt mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. Triết lý kinh doanh là kim chỉ nam trong sự nghiệp làm giàu của doanh nghiệp mà luôn nhận được sự ủng hộ, cộng hưởng của khách hàng của xã hội. Triết lý kinh doanh là sự liên hệ giữa doanh nghiệp với môi trường kinh doanh bên ngoài, là sứ mệnh nhiệm vụ và phương thức thực hiện sứ mệnh của doanh nghiệp, là mục tiêu và phương thức đạt mục tiêu của doanh nghiệp. Triết lý kinh doanh là đặc trưng riêng của mỗi doanh nghiệp và do các thành viên trong doanh nghiệp sáng tạo ra. Nó trở thành quan niệm ăn sâu vào tiềm thức của mỗi thành viên và định hướng hoạt động của mỗi thành viên vì vậy triết lý kinh doanh trở thành giá trị văn hóa vô hình điển hình trong doanh nghiệp phải có thời gian hình thành truyền từ đời này sang đời khác. Khẩu hiệu: Là cách diễn đạt cô đọng nhất triết lý hoạt động, kinh doanh của một công ty, nó được coi là một vũ khí quảng cáo, tiếp thị , xây dựng thương hiệu vô cùng quan trọng. Khẩu hiểu là hình thức dễ nhập tâm, không chỉ được nhân viên mà cả khách hàng và nhiều người khác thường xuyên nhắc tới. Vì vậy thường rất đơn giản dễ nhớ và cũng có tác dụng khích lệ tinh thần lao động của các thành viên trong doanh nghiệp. Giá trị cốt lõi: Là những phẩm chất cao quý nhất trong doanh nghiệp. Giá trị cốt lõi không thay đổi theo thời gian. Là thước đo mọi hành vi,là nền tảng, là những điều “luật bất thành văn” ăn sâu vào trong tiềm thức ngấm vào máu các thành viên và được thực hiện qua các hành vi hàng ngày. Giá trị cốt lõi thực sự thể hiện sự khác biệt của doanh nghiệp. Trong bảng giá trị của doanh nghiệp phải thể hiện được những mong muốn tốt đẹp của lãnh đạo đồng thời phải thể hiện các giá trị đã hình thành ăn sâu trong mỗi thành viên của doanh nghiệp,đã được tôi luyện và giữ vững trong thời gian khá dài. Giá trị, niềm tin và thái độ của các thành viên trong doanh nghiệp: Giá trị là chuẩn mực đạo đức và cho biết con người cần phải làm gì như một doanh nghiệp đánh giá cao tính trung thực nhất quán và sự cởi mở cho rằng cần hành động một cách thật thà kiên định thẳng thắn. Còn niềm tin là đề cập đến mọi người cho rằng làm thế nào là đúng làm thế nào là sai, thực tế hai khái niệm này rất khó tách rời vì trong niềm tin luôn chứa đựng các giá trị. Thái độ là chất gắn kết niềm tin với giá trị thông qua tình cảm, đó là thói quen tư duy theo kinh nghiệm để phản ứng theo một cách thức nhất quán mong muốn hoặc không mong muốn đối với các sự vật hiện tượng mặt khác thái độ được hình thành theo thời gian từ những phán xét và những khuôn mẫu điển hình thay vì những sự kiện cụ thể. Thái độ của con người là tương đối hoàn chỉnh và có những ảnh hưởng lâu dài đến động cơ của người lao động. Giá trị niềm tin hay thái độ đều được hình thành trong quá trình phát triển của doanh nghiệp. Chúng được các thành viên chấp nhận và có ảnh hưởng sâu sắc đến việc ra quyết định của từng người là một trong các giá trị văn hóa mà doanh nghiệp cần quan tâm. Lịch sử phát triển và truyền thống văn hóa: Là nền tảng cho sự hình thành và phát triển văn hóa trong doanh nghiệp, thông qua sự hình thành và lịch sử phát triển của doanh nghiệp chúng ta hiểu được đầy đủ quá trình hình thành, vận động và thay đổi của các giá trị văn hóa trong doanh nghiệp, những nguyên nhân và ảnh hưởng của chúng tới quá trình hình thành, vận động và thay đổi của các giá trị văn hóa trong doanh nghiệp, những nguyên nhân và ảnh hưởng của chúng tới quá trình vận động và thay đổi của văn hóa trong tổ chức. Ngoài ra cũng phải kể đến: Ban lãnh đạo, văn hóa ứng xử, hành vi giao tiếp trong và ngoài doanh nghiệp, niềm tin và giá trị cũng được coi là các giá trị trong văn hóa mà doanh nghiệp cần lưu tâm và chú trọng. 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng văn hóa doanh nghiệp Doanh nghiệp hay bất cứ thực thể kinh tế nào đều tồn tại trong môi trường nhất định. Do đó, văn hóa doanh nghiệp cũng chịu ảnh hưởng tổng thể của các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh (bao gồm những yếu tố bên ngoài và những yếu tố bên trong). Nó được thể hiện cụ thể ở các yếu tố sau: Văn hóa dân tộc: Bất kể một doanh nghiệp, tổ chức nào cũng bị chi phối ảnh hưởng bởi sự phát triển của văn hóa dân tộc. Nó tác động trực tiếp tới nếp suy nghĩ, phong tục tập quán của mọi thành viên trong doanh nghiệp.Nó là sự kế thừa và phát huy những tinh hoa dân tộc, thành tựu của toàn nhân loại.Việc xây dựng phát triển những yếu tố văn hóa doanh nghiệp cũng không ngoại lệ.Nếu doanh nghiệp biết cây dựng văn hóa doanh nghiệp trên cơ sở bản sắc văn hóa dân tộc mà họn đang sống thì họ sẽ thành công còn nếu chỉ biết du nhập nguyên xi mô hình văn hóa doanh nghiệp nước ngoài mà không gắn kết với văn hóa dân tộc thi họ sẽ thất bại. Mỹ và Nhật là những quốc gia đã rất thành công trong việc quản lí doanh nghiệp của mình vì họ biết xây dựng văn hóa doanh nghiệp hợp lí, kích thích được hứng thú lao động và niềm say mê sáng tạo của công nhân. Điều đó phụ thuộc rất lớn vào việc các nhà quản lý doanh nghiệp biết gắn kết văn hóa doanh nghiệp với văn hóa dân tộc. Trong thời buổi toàn cậu hóa đòi hỏi việc xậy dựng văn hóa doanh nghiệp phải có tính toàn phù hợp, lựa chon sáng suốt để xây dựng các yếu tố văn hóa doanh nghiệp phù hợp với bẳn sắc văn hóa Việt Nam. Yếu tố hội nhập: Sự giao thoa về văn hóa, xu thế toàn cầu trong thời kì hội nhập WTO khiến các doanh nghiệp cần tích cực chủ động cây dựng cho mình một nền văn hóa mở, vừa có sự kế thừa văn hóa dân tộc vừa phải giao thoa về văn hóa nhằm đưa doanh nghiệp lên một tầm cao mới phù hợp. Việc xây dựng và phát triển các giá trị văn hóa doanh nghiệp cũng chịu tác động không nhỏ trong môi trường hội nhập.Bản thân doanh nghiệp đó cần cập nhật những thay đổi về tư tưởng, phương châm hoạt động, kinh doanh mới phù hợp tiến bộ.Nó bắt buộc doanh nghiệp phải thay đổi để tồn tại.Ví dụ như sự thay đổi trong tư duy, quan niệm ban lãnh đạo, tuy dư ý thức của nhân viên, về các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Ngoài ra còn các yếu tố khác như: Chính sách của Chính phủ, xu thế tiêu dùng, vị trí địa lí,…cũng có tác động ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển văn hóa doanh nghiệp. Lịch sử hình thành và truyền thống của doanh nghiệp: Đây là một yếu tố cốt lõi có vai tròquyết định tới sự phát triển của các giá trị văn hóa doanh nghiệp. Nếu như doanh nghiệp có lịch sử hình thành và truyền thống văn hóa tốt đẹp, bền vững thì việc phát triển các văn hóa được coi như có một điểm tựa vững chắc hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển. Việc xây dựng phát huy các yếu tố văn hóa phải dựa trên tinh thần kế thừa nhưng tinh hoa của nền văn hóa truyền thống của doanh nghiệp. Phong cách của ban lãnh đạo, những hành động, ý chí, tinh thần và thái độ làm việc của ban lãnh đạo đã tạo nên giá trị cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp: văn hóa doanh nghiệp cần thể hiện những phong cách ý chí, văn hóa làm việc của ban lãnh đạo. Nó do ban lãnh đạo đầu tư, xây dựng và phát triển. Nếu ban lãnh đạo tiến bộ, có tầm nhìn xa thì văn hóa doanh nghiệp sẽ phát triển và ngược lại. Mô hình tổ chức của doanh nghiệp, tính cách nhân viên trong công ty: Ngành nghề kinh doanh cùng công nghệ sản xuất giữ vai trò quan trọng trong phát triển doanh nghiệp. Mỗi một ngành nghê kinh doanh có nét văn hóa kinh doanh riêng vì thế mỗi doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một nét văn hóa hợp với ngành nghề kinh doanh mà đảm bảo được những nét đặc trưng riêng cho mình. Đồng thời trong mỗi doanh nghiệp tương ứng với mô hình tổ chức cũng sẽ quy định một nét riêng biệt trong sự phát triển văn hóa doanh nghiệp. Vì vậy việc xây dựng và phát triển các giá trị văn hóa doanh nghiệp luôn bị phụ thuộc vào các yếu tố về mô hình tổ chức, nhân viên, ngành nghề kinh doanh… Sứ mệnh và mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp: Đây cũng là hai yếu tố quyết định phương hướng phát triển của văn hóa doanh nghiệp đến việc hình thành một kiểu văn hóa mới hoặc làm thay đổi cơ bản các yếu tố văn hóa đã lỗi thời. Bên cạnh đó tính minh bạch trong doanh nghiệp cũng là nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới sự phát triển văn hóa doanh nghiệp, tính mạnh yếu của doanh nghiệp. 1.2.3. Vai trò của văn hóa doanh nghiệp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các giá trị văn hóa doanh nghiệp có tác động toàn diện nên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Nó tạo cho doanh nghiệp có những nét văn hóa, bản sắc riêng, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và thúc đẩy doanh nghiệp ng