Đề tài Chức năng nhiệm vụ, tổ chức cung ứng thuốc của khoa dược và nhiệm vụ cụ thể của người dược sỹ trung cấp pha chế hoặc cấp phát

Thế kỷ 21 đã chứng kiến những đổi thay kỳ diệu trong mọi lĩnh vực của đời sống nhân loại: từ những bước dài trong công cuộc chinh phục vũ trụ những thành tựu khoa học rực rỡ áp dụng vào thực tế đem lại những lợi ích to lớn. đến sự phát triển vượt bậc của nhiều nước. Trong công cuộc đổi mới và mở cửa nền kinh tế của đảng và nhà nước ta những văn hóa vừa qua đã đem lại cho nền kinh tế nói chung và ngành Y- Dược nói riêng, đó là một trong những nguồn tài nguyên quý giá nhất của mỗi quốc gia, phải kể đến nguồn lực con người, quốc gia nào muốn tồn tại và phát triển đều phải kể đến con người. Người ta thường nói tài sản quý giá của con người là " sức khỏe và trí tuệ", sức khỏe là một yếu tố không thể thiếu được đối với sự phát triển tồn tại của loài người. Mổi người sinh ra và mất đi trong quá trình phát triển đó sức khỏe là một vấn đề ảnh hưởng rất lớn với con người. Bảo vệ sức khỏe cho mỗi chúng ta đang nhắc đến ý nghĩa của ngành y tế VIỆT NAM. Một ngành mà mấy năm trở lại đây đã, đang được đảng và nhà nước quan tâm chú trọng phát triển cả về mạng lưới y tế và nguồn nhân lực. Vì con người khi sinh ra ai cũng phải trải qua bốn giai đoạn " sinh, lão, bệnh, tử", thế nên nhu cầu về sức khỏe rất cần thiết đối với con người. Ngày xưa, khi đất nước ta đang còn chiến tranh thì con người phải đấu tranh giành lại sự sống còn. Ngày nay khi đất nước đã hòa bình thì nền công nghiệp ngày càng phát triển như vũ bão có rất nhiều nhà máy xây lên và tình trạng ô nhiễm cho môi trường ngày càng nhiều làm ảnh hưởng tới đời sống của nhân dân, mang đến cho người dân biết bao nhiêu là bệnh tật, con người phải đấu tranh chống lại bệnh tật. Vì vậy lúc ốm đau nhu cầu về thuốc rất cần thiết đối với con người. Vậy thuốc là gì? Nó là một Dược chất hay thông tin và thuốc còn là một sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, thực vật, khoáng vật hay sinh học được bào chế dùng cho con người, nhằm mục đích phòng và chữa bệnh phục hồi nâng cao cơ thể, làm giảm triệu chứng bệnh, chuẩn đoán phục hồi nâng cao sức, làm giảm cảm giác và ảnh hưởng tới sức khỏe sinh đẻ hay thay đổi hình dạng cơ thể, làm giảm triệu chứng bệnh. Nó còn là một loại hàng hóa đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, nó như con dao hai lưỡi nếu chúng ta sử dụng và hợp lý thì sẽ đem lại hiệu quả điều trị bệnh tốt, nếu chúng ta sử dụng không hợp lý thì sẽ gây ra nhiều bất lợi không mong muốn. Nhằm phát huy những gì đã có, ngành y tế đang chú trọng đến việc xây dựng người cán bộ Y tế: " Vừa hồng vừa chuyên" . Đạt được chuẩn mực đạo đức, xứng đáng với truyền thống: " Lương y như từ mẫu" đó là năm chữ vàng mà Bác Hồ kính yêu dành tặng cho cán bộ nhân viên ngành Y- Dược. Đây là lời dạy, lời nhắc nhở về lương tâm của người thầy thuốc, là một trong hai nghề luôn được nhân dân coi trọng và được tôn làm thầy. Kết hợp giữa việc học và hành, giữa lý thuyết và thực tiễn, thực tập tốt nghiệp là một phần quan trọng không thể thiếu trong quá trình học tập để trở thành một Dược sỹ trong tương lai. Theo kế hoạch đào tạo và để phục vụ tốt cho những kiến thức học được trên lớp, trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao, bồi dưỡng thêm nguồn nhân lực. Ngoài những kiến thức đã học trong sách vở, thầy cô còn truyền cho em những kinh nghiệm, những phẩm chất đạo đức tốt để trở thành người Dược sỹ tốt trong tương lai phục vụ cho đất nước. Chính vì thế mà nhà trường đã cho chúng em đi thực tập để có thể áp dụng vào thực tế một cách thiết thực hơn. Từ xưa đã có câu "Quê hương là chùm khế ngọt" chính vì điều đó mà em đã xin thực tập về nơi mà mình đã sinh ra và lớn lên. Kim Sơn là một trong số 8 Huyện của tỉnh Ninh Bình, tiềm lực về kinh tế, thổ nhưỡng khá dồi dào, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ở mức khá cao. Huyện Kim Sơn ước tính có tổng dân số khoảng 216.000 người, gồm 27 xã và thị trấn. Bên cạnh đời sống vật chất tinh thần ở mức khá cao nên công tác phục vụ cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân rất cần thiết và không thể thiếu. Bệnh viện huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình tọa lạc ở địa điểm khá thuận lợi ngay giữa thị trấn Phát Diệm, mặc dù không cạnh đường quốc lộ nhưng nối đi vào bệnh viện cũng khá rộng, đủ diện tích để xe ô tô có thể ra vào khi cần thiết như cấp cứu người bệnh hay chuyển bệnh nhân lên tuyến trên, nó là một đơn vị có nhiệm vụ then chốt góp phần không nhỏ trong công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Cùng với đội ngũ cán bộ , công nhân viên giàu kinh nghiệm, giàu nhiệt huyết, vừa hồng vừa chuyên về hệ thống khoa, phòng, cơ sở vật chất kiên cố, khang trang. Hàng năm bệnh viện đã khám và chữa bệnh cho hàng nghìn lượt người, đáp ứng được phần lớn nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Bên cạnh các khoa, phòng điều trị lâm sàng thì khoa Dược là một vị trí quan trọng với chuyên môn, nghiệp vụ hậu cần cho ngành y tế nói chung và phân phối thuốc tân dược, đông dược, hóa chất, dụng cụ y tế ….Khoa dược bệnh viên luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu về thuốc men, y cụ, y tế phục vụ cho điều trị nội ngoại trú.

docx126 trang | Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 7514 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chức năng nhiệm vụ, tổ chức cung ứng thuốc của khoa dược và nhiệm vụ cụ thể của người dược sỹ trung cấp pha chế hoặc cấp phát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giới thiệu bệnh viện Thế kỷ 21 đã chứng kiến những đổi thay kỳ diệu trong mọi lĩnh vực của đời sống nhân loại: từ những bước dài trong công cuộc chinh phục vũ trụ những thành tựu khoa học rực rỡ áp dụng vào thực tế đem lại những lợi ích to lớn... đến sự phát triển vượt bậc của nhiều nước. Trong công cuộc đổi mới và mở cửa nền kinh tế của đảng và nhà nước ta những văn hóa vừa qua đã đem lại cho nền kinh tế nói chung và ngành Y- Dược nói riêng, đó là một trong những nguồn tài nguyên quý giá nhất của mỗi quốc gia, phải kể đến nguồn lực con người, quốc gia nào muốn tồn tại và phát triển đều phải kể đến con người. Người ta thường nói tài sản quý giá của con người là " sức khỏe và trí tuệ", sức khỏe là một yếu tố không thể thiếu được đối với sự phát triển tồn tại của loài người. Mổi người sinh ra và mất đi trong quá trình phát triển đó sức khỏe là một vấn đề ảnh hưởng rất lớn với con người. Bảo vệ sức khỏe cho mỗi chúng ta đang nhắc đến ý nghĩa của ngành y tế VIỆT NAM. Một ngành mà mấy năm trở lại đây đã, đang được đảng và nhà nước quan tâm chú trọng phát triển cả về mạng lưới y tế và nguồn nhân lực. Vì con người khi sinh ra ai cũng phải trải qua bốn giai đoạn " sinh, lão, bệnh, tử", thế nên nhu cầu về sức khỏe rất cần thiết đối với con người. Ngày xưa, khi đất nước ta đang còn chiến tranh thì con người phải đấu tranh giành lại sự sống còn. Ngày nay khi đất nước đã hòa bình thì nền công nghiệp ngày càng phát triển như vũ bão có rất nhiều nhà máy xây lên và tình trạng ô nhiễm cho môi trường ngày càng nhiều làm ảnh hưởng tới đời sống của nhân dân, mang đến cho người dân biết bao nhiêu là bệnh tật, con người phải đấu tranh chống lại bệnh tật. Vì vậy lúc ốm đau nhu cầu về thuốc rất cần thiết đối với con người. Vậy thuốc là gì? Nó là một Dược chất hay thông tin và thuốc còn là một sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, thực vật, khoáng vật hay sinh học được bào chế dùng cho con người, nhằm mục đích phòng và chữa bệnh phục hồi nâng cao cơ thể, làm giảm triệu chứng bệnh, chuẩn đoán phục hồi nâng cao sức, làm giảm cảm giác và ảnh hưởng tới sức khỏe sinh đẻ hay thay đổi hình dạng cơ thể, làm giảm triệu chứng bệnh. Nó còn là một loại hàng hóa đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, nó như con dao hai lưỡi nếu chúng ta sử dụng và hợp lý thì sẽ đem lại hiệu quả điều trị bệnh tốt, nếu chúng ta sử dụng không hợp lý thì sẽ gây ra nhiều bất lợi không mong muốn. Nhằm phát huy những gì đã có, ngành y tế đang chú trọng đến việc xây dựng người cán bộ Y tế: " Vừa hồng vừa chuyên" . Đạt được chuẩn mực đạo đức, xứng đáng với truyền thống: " Lương y như từ mẫu" đó là năm chữ vàng mà Bác Hồ kính yêu dành tặng cho cán bộ nhân viên ngành Y- Dược. Đây là lời dạy, lời nhắc nhở về lương tâm của người thầy thuốc, là một trong hai nghề luôn được nhân dân coi trọng và được tôn làm thầy. Kết hợp giữa việc học và hành, giữa lý thuyết và thực tiễn, thực tập tốt nghiệp là một phần quan trọng không thể thiếu trong quá trình học tập để trở thành một Dược sỹ trong tương lai. Theo kế hoạch đào tạo và để phục vụ tốt cho những kiến thức học được trên lớp, trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao, bồi dưỡng thêm nguồn nhân lực. Ngoài những kiến thức đã học trong sách vở, thầy cô còn truyền cho em những kinh nghiệm, những phẩm chất đạo đức tốt để trở thành người Dược sỹ tốt trong tương lai phục vụ cho đất nước. Chính vì thế mà nhà trường đã cho chúng em đi thực tập để có thể áp dụng vào thực tế một cách thiết thực hơn. Từ xưa đã có câu "Quê hương là chùm khế ngọt" chính vì điều đó mà em đã xin thực tập về nơi mà mình đã sinh ra và lớn lên. Kim Sơn là một trong số 8 Huyện của tỉnh Ninh Bình, tiềm lực về kinh tế, thổ nhưỡng khá dồi dào, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ở mức khá cao. Huyện Kim Sơn ước tính có tổng dân số khoảng 216.000 người, gồm 27 xã và thị trấn. Bên cạnh đời sống vật chất tinh thần ở mức khá cao nên công tác phục vụ cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân rất cần thiết và không thể thiếu. Bệnh viện huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình tọa lạc ở địa điểm khá thuận lợi ngay giữa thị trấn Phát Diệm, mặc dù không cạnh đường quốc lộ nhưng nối đi vào bệnh viện cũng khá rộng, đủ diện tích để xe ô tô có thể ra vào khi cần thiết như cấp cứu người bệnh hay chuyển bệnh nhân lên tuyến trên, nó là một đơn vị có nhiệm vụ then chốt góp phần không nhỏ trong công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Cùng với đội ngũ cán bộ , công nhân viên giàu kinh nghiệm, giàu nhiệt huyết, vừa hồng vừa chuyên về hệ thống khoa, phòng, cơ sở vật chất kiên cố, khang trang. Hàng năm bệnh viện đã khám và chữa bệnh cho hàng nghìn lượt người, đáp ứng được phần lớn nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Bên cạnh các khoa, phòng điều trị lâm sàng thì khoa Dược là một vị trí quan trọng với chuyên môn, nghiệp vụ hậu cần cho ngành y tế nói chung và phân phối thuốc tân dược, đông dược, hóa chất, dụng cụ y tế …..Khoa dược bệnh viên luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu về thuốc men, y cụ, y tế phục vụ cho điều trị nội ngoại trú. Nội dung thực tập 1: Mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của khoa Dược bệnh viện. a. Mô hình tổ chức. Tổ chức Dược của bệnh viện là một khoa chuyên môn trực thuộc bệnh viện, đây là tổ chức cao nhất nhằm đảm bảo, đảm nhận mọi công tác Dược vật tư trang thiết bị Y tế trong bệnh viện, cho nên nó khác với phòng điều trị của bệnh viện. Nó không những có tính chất thuần túy mà nó còn là phòng chuyên môn và thêm tính chất của một tổ chức quản lý và tham mưu về toàn bộ công tác Dược trong cơ sở điều trị. Khoa Dược còn quản lý dụng cụ, y cụ, thuốc men, máy móc ( Tất cả các loại thuốc đưa vào Bệnh viện đều phải qua khoa Dược). Vì vậy nó phải được quan tâm lãnh đạo trực tiếp của bênh viện. Với một đội ngũ cán bộ, nhân viên gồm 10 người: Dược sĩ đại học :1 Dược sĩ trung học: 8 Dược tá : 1 Trưởng khoa : Ds. Nguyễn Văn Huyến.  b,  Chức năng Căn cứ vào vị trí được xác định khoa Dược có chức năng giúp giám đốc bệnh viện. Thực hiện công tác chuyên môn về Dược nghiên cứu khoa học tham gia huấn luyện và bồi dưỡng cán bộ. Quản lý thuốc men hóa chất, y cụ và các chế độ chuyên môn về Dược trong toàn bênh viện. Tổng hợp nghiên cứu và đề xuất các vấn đề công tác Dược theophương pháp của ngành và yêu cầu điều trị. c,  Nhiệm vụ. Căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ của ngành, chỉ tiêu kế hoạch của bệnh viện và dự trì của các khoa, phòng chuyên môn lập kế hoạch phát triển công tác Dược và kế hoạch nhu cầu dự trữ thuốc men, hóa chất y cụ để phục vụ cho công tác phòng và điều trị nghiên cứu, khoa học và đào tạo cán bộ bệnh viện. Tổ chức cấp phát thuốc, hóa chất, y cụ cho điều trị và khám bệnh. Tổ chức pha chế thuốc cho bệnh viện theo chủ trương, phương hướng của cán bộ trên tinh thần tự lực cánh sinh, phát triển pha chế theo đơn thuốc nam và thuốc chuyên khoa. Thực hiện kiểm soát, kiểm nghiệm thuốc chặt chẽ, không ngừng nâng cao chất lượng và đảm bảo an toàn cho người dùng. Đảm bảo thuốc men, hóa chất, y cụ an toàn trong khoa, phòng mình quản lý. Đồng thời hướng dẫn các khoa phòng khác trong bệnh viện bảo quản thuốc men hóa chất, y cụ. Chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ chuyên môn và giao ban của bệnh viện. Chỉ đạo kỹ thuật và nghiệp vụ về công tác Dược đối với tuyến trước. Nhgiên cứu khoa học kỹ thật về Dược theo phương hướng của ngành và yêu cầu điều trị. Tham gia công tác huấn luyện và đào tạo cán bộ. Tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động thống kê quyết toán thuốc về mặt số lượng đúng thời gian quy định. Lập kế hoạch năm, số thuốc đưa vào giường bệnh, số liệu lịch sử của những năm trước. Nhiệm vụ và quyền hạn của trưởng khoa. Dưới sự lãnh đạo của giám đốc bệnh viện; trưởng khoa chịu trách nhiệm giúp giám đốc tổ chức thực hiện hoạt động của khoa và các nhiệm vụ được giao. Mỗi cán bộ công nhân viên trong khoa Dược đều phải hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Kiểm tra đôn đốc cán bộ nhân viên trong khoa Dược thực hiện tốt các quy định về y đức làm theo lời dạy của Bác Hồ “ Lương y như tử mẫu”. Thực hiện an toàn tuyệt đối trong công tác cấp phát thuốc cũng như trong pha chế. Đòi hỏi mỗi cán bộ công nhân viên trong khoa Dược đều phải thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ các quy chế, chế độ của ngành. Đối với bộ phận thống kê: Phải chịu trách nhiệm trước trưởng khoa về công tác thống kê, sổ sách bảo cáo chính xác tình hình xuất nhập thuốc, y cụ, hóa chất …cho toàn bệnh viện một cách chính xác và kịp thời. Đối với bộ phận kế toán : Hàng ngày phải có nhiệm vụ thống kê báo cáo với y cụ và ban giám đốc về số lượng xuất, nhập, tồn hàng tháng, quý. Phải báo cáo rõ ràng lượng thuốc xuất nhập trong định mức cũng như ngoài định mức của bệnh viện đa khoa. Các thông tin y tế về hoạt động chuyên môn kỹ thuật của trung tâm y tế phải được ghi chép đầy đủ theo đúng biểu mẫu thống kê, mẫu số được bảo quản và lưu trữ theo đúng quy định của nhà nước. Tổ chức cấp phát thuốc, hóa chất, vật dụng tiêu hao, y cụ cho điều trị và khám bệnh. Kiểm tra sát sao việc thực hiện quy chế bệnh viện, quy định kỹ thuật bệnh viện, quy chế quản lý sử dụng vật tư, thiết bị y tế, các trang bị thôngdụng, việc thực hiện vệ sinh và bảo hộ lao động. Tổ chức pha chế thuốc cho bệnh viện theo chủ trương phương hướng của cán bộ trên cơ sở tự lực cánh sinh, phát triển pha chế thuốc theo đơn thuốc đông y và thuốc chuyên khoa. Thực hiện kiểm soát, kiểm nghiệm thuốc chặt chẽ không nhằm nâng cao chất lượng và đảm bảo cho người dùng. Bảo quản thuốc men hóa chất y cụ trong khoa, phòng riêng do mình quản lý đồng thời hướng dẫn khoa phòng khác trong bệnh viện về bảoquản thuốc men, hóa chất, y cụ. Chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ chuyên môn về dược trong khoa mình đồng thời hướng dẫn và kiểm tra và thực hiện các chế độ trong toàn viện góp phần xây dựng các tiêu chuẩn về chế độ chuyên môn về dược cho ngành. Hướng dẫn sử dụng thuốc men, thực hiện và hướng dẫn trồng cây thuốc nam trong bệnh viện. Chỉ đạo kỹ thuật dược và nghiệp vụ về công tác dược đối với tuyến trước. Nghiên cứu khoa học kỹ thuật về dược theo phương hướng của ngành và yêu cầu điều trị. Tham gia công tác huấn luyện và bồi dưỡng cán bộ. * Nhiệm vụ: Căn cứ kế hoạch của bệnh viện, xây dựng kế hoạch hoạt động của khoa để trình lên giám đốc của bệnh viện phê duyệt và tổ chức thực hiện. Kiểm tra đôn đốc cán bộ công nhân trong khoa thực hiện tốt các quy định về y đức và làm theo lời dạy của Bác Hồ: " Lương y như từ mẫu". Tổ chức chỉ đạo các thành viên trong khoa thực hiện tốt nhiệm vụ của khoa và quy chế của bệnh viện. Tham gia giảng dạy, hướng dẫn học viên đến thực tập tại khoa và các lớp học do giám đốc phân công. Trưởng khoa Dược chịu trách nhiệm trước giám đốc mọi nhiệm vụ của khoa Dược trong công tác điều hành và tổ chức. Làm nghiên cứu khoa học, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm công tác chuyên môn, quản lý. Hướng về cộng đồng tổ chức, chỉ đạo mọi thành viên trong khoa tham gia chăm sóc sức khỏe ban đầu và tuyến dưới. Kiểm tra sát sao việc thự hiện quy chế bệnh viện, quy định kỹ thuật bệnh viện, quy chế quản lý sử dụng vật tư, thiết bị y tế, các trang bị thông dụng và việc thực hiện vệ sinh và bảo hộ lao động. Định kỳ sơ kết tổng kết công tác báo cáo giám đốc những diễn biến bất thường, đột xuất phải báo cáo ngay. Tổ chức hoạt động của khoa theo quy chế công tác Dược. Căn cứ vào kế hoạch chung của bệnh viện, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện cung ứng, bảo quản và sử dụng thuốc, hóa chất và sinh phẩm trong bệnh viện. Kiểm tra việc bảo quản xuất nhập khẩu thuốc, hóa chất sinh phẩm, đảm bảo theo đúng chất lượng quy chế công tác khoa Dược và quy định của nhà nước. Tổ chức xuất, nhập, thống kê, thanh toán, quyết toán và theo dõi quản lý tiêu chuẩn, quản lý sử dụng thuốc, hóa chất và sinh phẩm đảm bảo chính xác và theo đúng quy định hiện hành. Quyền hạn Chủ trì giao ban hàng ngày và dự giao ban bệnh viện. Bố trí nhân lực trong khoa cho phù hợp với công việc. Nhận xét các thành viên trong khoa kể cả học viên thực tập về tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ khả năng chuyên môn, báo cáo giám đốc bệnh viện nhận xét, đề bạt, đào tạo nâng lương, khen thưởng, kỷ luật. Tổ chức xuất, nhập, thống kê, thanh quyết toán và theo dõi quản lý tiêu chuẩn, quản lý sử dụng thuốc, hóa chất và sinh phẩm đảm bảo chính xác và theo đúng quy định hiện hành. Thực hiện quyền hạn chung của trưởng khoa. Kiểm tra việc sử dụng an toàn hợp lý, hóa chất sinh phẩm trong bệnh viện. Nhiệm vụ và quyền hạn của phó khoa. Thay thế trưởng khoa đi vắng. Giúp đỡ trưởng khoa theo dõi, giám sát đôn đốc cán bộ công nhân viên trong khoa làm tốt nhiệm vụ. Cùng trưởng khoa tổ chức lãnh đạo cấp phát y cụ cho các phòng, trong bệnh viện có kế hoạch sử dụng, theo dõi thuốc men dụng cụ. Cùng trưởng khoa theo dõi, tổ chức lãnh đạo, trực tiếp tham gia công tác khoa học kỹ thuật, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn trong khoa, tham gia giảng dạy chuyên môn trong bệnh viện tuyến cơ sở và công tác hướng dẫn sử dụng thuốc. Cùng trưởng khoa đôn đốc việc thực hiện quy chế, chế độ chuyên môn, công tác phòng hóa, phòng chống bão lũ, công tác bảo mật và các chương trình y tế. Cùng trưởng khoa thực hiện chế độ báo cáo thống kê lên cấp trên theo đúng quy định. Tham gia cùng trưởng khoa họp giao ban tại bệnh viện. Tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động thống kê quyết toán thuốc về mặt số lượng đúng quy định và đúng thời hạn. Lập kế hoạch năm. Tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động thống kê. Định kỳ sơ kết, tổng kết công tác báo cáo giám đốc, những diễn biến bất thường, đột xuất phải báo cáo ngay số thuốc đưa vào bệnh viện, số liệu lịch sử của các năm trước. * Nhiệm vụ của từng bộ phận cụ thể: Thủ kho: Tổ chức quản lý thuốc men, y cụ ở kho chính cũng như kho lẻ và kho y cụ của bệnh viện. Hàng ngày có nhiệm vụ cấp phát thuốc cho các khu vực, phòng khám các khoa lâm sàng. Thủ kho phải theo dõi đầy đủ số lượng thuốc nhập vào, xuất ra hàng tháng, hàng quý và báo cáo gửi kế toán thống kê. Khi cấp phát thuốc thủ kho phải nghiêm chỉnh thực hiện đúngchế độ : 3 kiểm tra, 3 đối chiếu, cách dùng, liều lượng, hàm lượng, hạn dùng, nồng độ thuốc. Nhóm pha chế: Chịu trách nhiệm pha chế các loại thuốc thường, các dung dịch sát khuẩn ngoài da. VD: Xanhmethylen, thuốc đỏ, than hoạt, natriclorid, nước cất, glycerinbonat, cồn iod 1 %; cồn iod 3 %; cồn iod 5%....... Cất nước phục vụ cho pha chế và các nhu cầu khác của các khoa điều trị, khoa lâm sàng, sấy hấp y cụ, bông, băng gạc. Bộ phận cấp phát thuốc Gồm có: Kho chính cấp phát nội viện Kho cấp phát ngoại viện Kho y cụ Kho hóa chất Kho chính cấp phát nội viện: Thực hiện cấp phát cho kho cấp phát ngoại viện, các xã cấp phát thuốc cho các chương trình phòng chống bệnh xã hội, chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản. Kho cấp phát ngoại viện:Thực hiện cấp phát cho bảo hiểm y tế, các gia đình thương binh liệt sỹ, các hộ nghèo. Kho y cụ: Thực hiện cấp phát toàn bộ y cụ y tế. Kho hóa chất: Cấp phát hóa chất xét nghệm phục hồi cho công tác chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh của toàn đơn vị. Thống kê Hàng tháng có nhiệm vụ tổng kết số chứng từ cấp phát trong ngày, số lượng thuốc, y cụ đã sử dụng. Số lượng nhập, xuất tồn hàng tháng, hàng quý, thống kê báo cáo lên ban giám đốc về số lượng nhập xuất thuốc trong định mức của bệnh viện. Bộ phận pha chế Nhiệm vụ và quyền hạn của người Dược sỹ pha chế thuốc. Nhiệm vụ: Nghiêm chỉnh thực hiện quy chế bệnh viện, đặc biệt phải chú ý thực hiện quy chế công tác khoa Dược, quy chế sử dụng thuốc và quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện. Chịu trách nhiệm trước trưởng khoa về nhiệm vụ được phân công. Thực hiện pha chế theo đúng quy định kỹ thật bệnh viện, đảm bảo chất lượng thuốc và an toàn cho người sử dụng. Kiểm tra chất lượng nước cất, nguyên phụ liệu và bán thành phẩm để đảm bảo chất lượng thuốc theo đúng quy định. Đảm bảo pha chế kịp thời các đơn thuốc cấp cứu và đặc biệt chú ý các đơ thuốc trẻ em. Chỉ đạo kiểm tra, sản xuất nước cất, rửa chai lọ, tiệt khuẩn dụng cụ pha chế nhằm đmả bảo tuyệt đối vi khuẩn đối với thuốc tiêm. Tham gia nghiên cứu khoa học, hướng dẫn bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các thành viên trong khoa và các học viêntheo sự phân công của khoa. Tham gia thường trực. Quyền hạn: Được pha chế các loai thuốc, hóa chất, thuốc độc theo quy định danh mục thuốc được pha chế ở bệnh viện. Phòng pha chế thuốc: Phòng pha phải đảm bảo dây chuyền một chiều, đảm bảo quy chế vệ sinh vô khuẩn, có phòng pha chế thuốc thường và thuốc vô khuẩn. Dược sĩ làm công tác pha chế phải đảm bảo tiêu chuẩn sức khỏe và chuyên môn theo đúng quy định khi vào phòng pha chế. Pha chế thuốc thường: Có khu vực và phòng pha chế riêng cho các dạn thuốc khác nhau. Có trang bị tủ lạnh, tủ đựng thuốc độc, thuốc thường, nguyên liệu pha chế tránh nhầm lẫn. Nước cất phải đạt tiêu chuẩn DĐVN. Hóa chất phải đảm bảo chất lượng và có phiếu kiểm nghiệm kèm theo. Chai, lọ, nút phải đạt tiêu chuẩn của ngành y tế, sử dụng đúng kỹ thuật. Trước khi pha chế phải soát lại đơn thuốc, công thức chai và nhãn thuốc vào sổ pha chế đúng quy định. Khi thay đổi nguyên liệu pha chế Dược sỹ phải báo cáo cho bác sỹ kê đơn biết. Sau khi pha chế phải đói chiếu lại đơn, kiểm tra liều lượng tên hóa chất đã dùng và phải dán nhãn ngay Pha chế thuốc vô khuẩn: Ngoài những quy định của nguồn pha chế thuốc thì cần phải rất chú ý. Trong phòng chỉ để máy và dụng cụ thật cần thiết. Mặt bàn phải nát gạch men chịu acid hay bằng thép inox. Có thiết bị khử khuẩn không khí bằng phương pháp vật lý hay hóa học. Tủ đựng nguyên liệu bàn cân thuốc bố trí ở buồng tiền vô khuẩn. Người pha chế, dụng cụ pha chế phải vô khuẩn. Khi pha chế xong phải kiểm nghiệm thành phẩm. Nghiêm cấm khi pha chế nhiều thuốc cùng một buồng pha chế. Cán bộ pha chế: Phải đảm bảo sức khỏe, không có bệnh truyền nhiễm, không bị nhi vấn chính trị, có đạo đức tốt. Phải có trình độ chuyên môn theo đúng quy định. Phải là Dược sỹ đại học pha chế lần đầu, sau đó có thể là Dược sỹ trung học phụ trách. Phải có trách nhiệm về chất lượng thuốc, bán thành phẩm thuốc tại khâu mình phụ trách pha chế. Phải mang đầy đủ trang phục khi pha chế như: đội mũ, đeo khẩu trang, mặc áo tiệt trùng. Các nhân viên trong khoa. Mỗi cán bộ nhân viên trong khoa Dược đều phải thực hiện nghiêm chỉnh đầy đủ các quy chế, chế độ của ngành. Thực hiện an toàn tuyệt đối trong công tác cấp phát cũng như pha chế. Nội dung phòng pha chế: Các phòng pha chế của bệnh viện, hiệu thuốc do cán bộ Dược sỹ trung học trở lên phụ trách. Phải đảm bảo sức khỏe tốt, không có bệnh truyền nhiễm, không bị nghi vấn chính trị, có đạo đức tốt. Phải có trình độ chuyên môn theo đúng quy định. Phải có trách nhiệm về chất lượng thuốc, bán thành phẩm thuốc tại khâu mình phụ trách pha chế. Phải là Dược sỹ đại học pha chế lần đầu tiên, sau đó có thể là Dược sỹ trung học phụ trách. Thuốc pha chế lần đầu tiên:  thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần phải do Dược sỹ trực tiếp pha chế theo quy định, quy chế quản lý, quychế các thuốc này. Chỉ có nhân viên phòng pha chế mới được vào phòng pha chế. Phải vệ sinh phòng pha chế sạch sẽ, vô trùng bằng đèn tử ngoại 30 phút trở lên. Người vào phòng pha chế phải làm công tác vô trùng cá nhân. Trong quá trình pha chế không được ra ngoài hoặc mở cửa,  mà phải làm xong mới được ra, nguyên liệu dùng để pha chế thuốc tiêm phải được dùng khi nào là chất pha tiêm. Trong pha chế người pha chế phải im lặng, không được nói to. Nguyên liệu pha chế phải đạt tiêu chuẩn, kiểm soát, kiểm nghiệm. Cần có dấu chai, lọ đựng thuốc để phân biệt các loại thuốc khác nhau , nồng độ khác nhau để tránh nhầm lẫn khi tiệt khuẩn. Thuốc sau khi hấp, sấy, dán nhãn, ghi rõ tên thuốc, hạn dùng, số lượng, nồng độ, ngày pha chế. Sản xuẩt và bào chế thuốc y học cổ truyền. Phải đảm bảo có đủ điều kiện và phương tiện cơ sở chế biến, sản phẩm thuốc, được bố trí khu vực riêng hợp lý, vệ sinh vô khuẩn. Dược liệu phải đảm bảo chất lượng không bị mối mọt, nấm mốc….. Có cơ sở sắc thuốc cho người bệnh nội trú.
Tài liệu liên quan