Đề tài Công nghệ môi trường

Công nghệ Seraphin gồm 5 quá trình: Đầu tiên, rác thải được phân loại và xử lý sơ bộ để cho ra các nhóm nguyên liệu (nhựa để tái chế, chất thải hữu cơ, vô cơ). Chất thải nguy hại được thu gom riêng. Chất thải nhựa được tái chế, làm sạch để làm nguyên liệu chuyển đến nhà máy tái chế tập trung có đủ kỹ thuật và năng lực sản xuất cao hơn. Các loại chất thải hữu cơ dễ phân hủy được ủ compost, xử lý khí thải bằng biofilter trong nhà kín để cho ra sản phẩm là phân bón hữu cơ sinh học và khoáng ép viên sử dụng thuận tiện trong sản xuất nông nghiệp.

doc29 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1658 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công nghệ môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
C«ng nghÖ m«i tr­êng (Tài liệu dùng cho sinh viên học chứng chỉ Môi trường) PHẦN MỞ ĐẦU KHÁI NIỆM CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG 1.1. Khái niệm về Công nghệ môi trường (CNMT) 1.1.1. Định nghĩa - CNMT là quá trình công nghệ nhằm phòng ngừa, hạn chế, giảm thiểu, xử lý tác động có hại gây ra do hoạt động của con người lên môi trường (khí quyển, địa quyển, thủy quyển, sinh quyển). - CNMT bao gồm biện pháp, quá trình làm cho công nghệ sản xuất sử dụng ít nguyên liệu, năng lượng, sản phẩm an toàn hơn và xử lý các chất độc hại phát sinh. - CNMT là tổng hợp các biện pháp dựa trên vật lý, sinh vật, địa lý học.. nhằm phòng ngừa việc phát sinh và xử lý những chất độc hại. - Nội dung của CNMT gồm: Các nguyên lý, nguyên tắc, kinh nghiệm thể hiện dưới dạng các quá trình và các kỹ thuật thực hiện nguyên lý công nghệ đó, cụ thể là: 1- CNMT là công nghệ phòng ngừa, phát sinh chất thải ô nhiễm, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, giảm tiêu thụ năng lượng 2- CNMT là công nghệ tuần hoàn, tái chế, tái sử dụng chất thải 3- CNMT là công nghệ xử lý chất thải một cách an toàn và hiệu quả (công nghệ cuối đường ống “End of pipe” 4. Cách tiếp cận công nghệ môi trường 5. Xu thÕ øng phã víi vÊn ®Ò chÊt thải Xu thÕ trưíc ®©y Xu thÕ mới 6. C¸ch tiÕp cËn gi¶i quyÕt « nhiÔm Làm ngơ => pha loãng => Xử lý => Phòng ngừa => Sinh thái công nghiệp 1.1.2. Quá trình phát triển Công nghệ Môi trường Thế hệ I: CN pha loãng Thế hệ II: CN Xử lý chất thải (không kinh tế) Thế hệ III: Tiết kiệm nguyên liệu tiết kiệm nhiên liệu; Phòng ngừa và giảm thiểu phát sinh chất thải Phòng ngừa và giảm thiểu phát sinh chất thải PHẦN THỨ HAI CÔNG NGHỆ PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU, PHÁT SINH CHẤT THẢI 2.1. Công nghệ sạch (công nghệ thân thiện với môi trường) 2.1.1 Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của Công nghệ sạch 1. Định nghĩa: Công nghệ sạch là các loại hình công nghệ: + Sử dụng các loại tài nguyên một cách bền vững + Tái sử dụng chất thải, các sản phẩm nhiều lần + Quản lý chất thải theo cách ít ô nhiễm so với các công nghệ khác mà chúng thay thế Định nghĩa: Công nghệ sạch là công nghệ không sinh ra hoặc ít sinh ra chất thải 2. Đặc điểm CN sạch: - Về mặt khoa học, CN sạch không là một ngành CN riêng biệt, mà là hệ thống bao gồm các quá trình, các tri thức, bí quyết CN có liên quan đến tài nguyên sản phẩm, dịch vụ, thiết bị. - Phát triển CN sạch ở một quốc gia phải phù hợp với hoàn cảnh kinh tế, quan tâm đến chất lượng phát triển kinh tế xã hội, văn hóa, môi trường của quốc gia. - CN sạch là biện pháp thay đổi, giảm thiểu ô nhiễm tận gốc của quá trình 3. Ý nghĩa CN Sạch - CN sạch là một cách tiếp cận mới không phải ở khâu xử lý chất thải mà là giảm chi phí tổng thể do tiết kiệm nguyên tài nguyên, phát triển độ bền sản phẩm - Hiện nay nếu đầu tư cho công nghệ sạch là rất lớn. -Công nghệ sạch là công nghệ mới có lợi về mặt môi trường cũng như có lợi về mặt kinh tế 4. Nội dung công nghệ sạch hiện nay gồm các loại công nghệ: -Tiêu thụ ít năng lượng và tài nguyên - Thải ít chất thải vào môi trường - Làm ra sản phẩm bền vững, tuổi thọ lớn - Sử dụng nguyên liệu đầu vào dễ kiếm, dễn khai thác - Ít độc đối với người tiêu dùng và người sản xuất cũng như khi thải bỏ, tiêu hủy, vận chuyển… 2.1.2. Phân loại công nghệ Công nghệ sạch bao gồm những quá trình ngăn ngừa phát sinh ô nhiễm - CN ít hoặc không sinh ra trong từng giai đoạn - CN giảm tiêu thụ năng lượng, giảm phát sinh chất thải. CN tuần hoàn tái chế, tái sử dụng chất thải phát sinh trong từng quá trình công nghệ. - CN bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bảo toàn năng lượng. - Bảo vệ tính bền vững của công nghệ trong quá trình sản xuất 2.1.3. Lợi ích kinh tế của công nghệ sạch - Hiệu quả sử dụng tài nguyên cao -> chi phí sản xuất thấp ->lợi nhuận cao -> tạo thị trường mới về sản phẩm thân thiện môi trường mà vẫn duy trì khách hàng cũ. - Giảm những chi phí do ô nhiễm môi trường được qui định bởi luật pháp, tránh những rủi ro, sự cố sinh ra trong hoạt động sản xuất. - Tăng năng suất lao động, động lực làm việc của người lao động do điều kiện làm việc ở một môi trường có chất lượng tốt. - Là cầu nối giữa hoạt động của con người với việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên 2.1.4. Xu hướng nghiên cứu áp dụng công nghệ sạch hơn 1- Nghiên cứu nhằm phát minh công nghệ: Tìm công nghệ và lĩnh vực áp dụng công nghệ thông tin về phát minh, con người cần công nghệ 2- Thị trường hóa công nghệ mới: Cung cấp tài chính cho quá trình chuyển giao công nghệ 3- Ứng dụng vào công nghiệp, xác định những điều kiện biến đổi cần thiết để biến đổi công nghệ, đánh giá những tác động tốt, chưa tốt của công nghệ thay thế trong điều kiện cụ thể của nơi áp dụng, đề ra những giải pháp cần thiết, thích ứng tối đa với hoàn cảnh áp dụng. Đây là giai đoạn gặp nhiều trở ngại nhất cần sự hỗ trợ của hai bên quyết định sự thành bại của việc thử nghiệm. 4- Chuyển giao công nghệ sạch 5- Cung cấp tài chính cho quá trình chuyển giao CN sạch: Cần có sự hỗ trợ một phần của chính phủ nước muốn nhận CN này, có thể có hỗ trợ của các ngân hàng quốc tế, và trong nước 6- Thị trường hoá: Nhân rộng việc áp dụng CN thân thiện moi trường sau khi đã có thử nghiệm, đánh giá và chuyển giao thành công.Giai đoạn này cần có sự tham gia của cơ quan tư vấn , đặc biệt có sự tham gia của mạng lưới thông tin 2.2. Công nghệ phòng ngừa, giảm thiểu chất thải trong quá trình sản xuất 2.2.1. Định nghĩa về sản xuất sạch hơn * Định nghĩa: Sản xuất sạch hơn là việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường. * Sản xuất sạch hơn là gì ? - Sản xuất sạch hơn là một công cụ quản lý giúp cải thiện về cả môi trường và kinh tế - Một sự áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp đối với các quá trình sản xuất, các sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất và giảm rủi ro đến con người và môi trường - Một cách tiếp cận (cách nghĩ) mới và có tính sáng tạo đối với các sản phẩm và quá trình sản xuất: * T¹i sao thùc hiÖn SXSH ? Vì: - Giảm tác động môi trường - Giảm lượng tài nguyên tiêu thụ; - Cải thiện hiện trạng kinh tế - Tuân thủ luật pháp; - Quản lý tốt hơn Các cơ hội Sản xuất sạch hơn Nội dung của sản xuất sạch hơn Sản xuất sạch hơn - Tái sử dụng và tuần hoàn chất thải - Tái chế chất thải - Cải tiến chất lượng sản phẩm - Giảm thiểu phát sinh chất thải - Quản lý tốt nội vi - Thay đổi nguyên liệu đầu vào - Kiểm soát tốt quá trình sản xuất - Chiếm lĩnh ưu th - CảiTăng lợi ích kinh tế ôc Õ c¹nh tranh - Giảm thiểu phát sinh chất thải 2.2.5. Lîi Ých cña s¶n xuÊt s¹ch h¬n * SXSH ®em l¹i nh÷ng lîi Ých g× ? T¨ng lîi Ých kinh tÕ C¶i thiÖn m«i tr­êng liªn tôc ChiÕm lÜnh ­u thÕ c¹nh tranh T¨ng n¨ng suÊt C¶i thiÖn h×nh ¶nh cña c«ng ty Sơ đồ 2.4. Những lợi ích của sản xuất sạch hơn - Tiết kiệm chi phí thông qua giảm tiêu thụ năng lượng và nguyên liệu - Cải thiện hiệu quả hoạt động của công ty - Chất lượng và độ đồng đều của sản phẩm tốt hơn - Thu hồi được một lượng nguyên liệu bị hao phí trong quá trình sản xuất - Có khả năng cải thiện môi trường làm việc (sức khoẻ và an toàn) - Cải thiện hình ảnh của công ty - Tuân thủ các quy định môi trường tốt hơn - Tiết kiệm chi phí xử lý cuối đường ống - Có được các cơ hội thị trường mới và tốt hơn - Thuận lợi trong việc đạt ISO 14000 2.2.6. So sánh giữa sản xuất sạch và công nghệ truyền thống xử lý cuối đường ống Một số lợi thế của sản xuất sạch hơn Xử lý cuối đường ống (CN truyền thống) 1. Cách tiếp cận chủ động 2. Mang tính phòng ngừa, chủ động ngăn ngừa 3. Giảm ô nhiễm tại nguồn 4. Các kỹ thuật liên quan: quản lý nội vi, thay đổi nguyên liệu, công nghệ, cải tiến thiết bị trong dây chuyền sản xuất 5. Giảm tiêu thụ nguyên liệu hoá chất, năng lượng 6. Giảm chi phí sản xuất do: 7. Giảm định mức tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng 8. Đầu tư có hoàn vốn 1. Bị động và thụ động 2. Giải quyết hậu quả, sinh ra chất thải và xử lý chúng 3. Chất ô nhiễm đợc kiểm soát bởi các hệ thống xử lý 4. Các công nghệ, thiết bị xử lý ngoài quá trình sản xuất chính 5. Không thay đổi định mức nguyên liệu, hoá chất, năng lượng 6. Tăng chi phí sản xuất do: 7. Đầu t xây dựng hệ thống xử lý chất thải 8. Vận hành hệ thống (nhân công, hoá chất, bảo dưỡng...) PHẦN 3 CÔNG NGHỆ XỬ LÝ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ 3.1. Các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm không khí 1. Thay thế nguyên liệu: 2. Giảm tiền chất sinh khí ô nhiễm: 3. Cải tiến công nghệ sản xuất và áp dụng công nghệ sạch: 4. Kiểm soát quy trình sản xuất: 3.2. Các phương pháp xử lý hơi và khí độc 3.2.1. Phương pháp hấp thụ 3.2.1.1. Nguyên lý, phân loại, đặc điểm * Nguyên lý của PP: Cơ sở của pp này là dựa trên sự tương tác giữa các chất cần hấp thụ (khí, hơi) với chất hấp thụ (thường là lỏng - nước hoặc dung dịch vô cơ, hữu cơ loãng) hoặc dựa vào khả năng hòa tan khác nhau của các chất khác trong chất lỏng để tách. Kết quả khí hay hơi ô nhiễm được tách khỏi hỗn hợp khí cần xử lý. 3.2.1.2. Các loại thiết bị hấp thụ Cần được thiết kế sao cho khả năng tiếp xúc giữa khí thải và dung dịch hấp thụ là tốt nhất. 1. Thiết bị kiểu màng chất lỏng….; 2. Thiết bị kiểu màng đĩa quay…. 3. Tháp hấp thụ loại đệm; 4. Tháp hấp thụ sủi bọt … 5. Tháp hấp thụ kiểu đĩa chụp…; 6. Tháp phun (kiểu thùng rỗng, kiểu phun thuận dòng tốc độ cao (Ventury), kiểu phun sương cơ khí) Läc bôi Xö lý c¸c chÊt « nhiÔm khác Xö lý NOx èng khói Xö lý SOx S¬ ®å. 3.3. Tæng qu¸t hÖ thèng xö lý khÝ th¶i 3.2.2. Phương pháp hấp phụ 3.2.2.1. Khái quát về hấp phụ * Hiện tượng hấp phụ: Hấp phụ là hiện tượng gây ra sự tăng nồng độ của một chất hoặc một hỗn hợp chất trên bề mặt tiếp xúc giữa hai pha (rắn-khí, rắn –lỏng, lỏng –khí) Phủ hết chỗ thì phải thay chất hấp phủ hoặc tái sinh chất hấp phụ cũ để dùng lại. * Khái niệm: Hấp phụ là hiện tượng liên kết các phân tử của một chất lỏng, hoặc khí lên bề mặt của một chất rắn khác bởi lực tương tác giữa các vật thể (lực Van Der Waals) và lực hút tĩnh điện. 3.2.2.2. Nguyên lý của phương pháp xử lý hơi và khí bằng phương pháp hấp phụ: Chất ô nhiễm được tách khỏi dòng khí do bị giữ lại trên bề mặt của chất rắn. Chất rắn này gọi là chất hấp phụ. Khí ô nhiễm được hấp phụ gọi là chất bị hấp phụ. - Nếu ta chọn được các chất hấp phụ chọn lọc thì ta có thể loại bỏ được các chất độc hại mà không ảnh hưởng đến thành phần của các chất khí không độc hại. 3.2.2.3. Các chất hấp phụ và ứng dụng Các chất hấp phụ thường dùng trong mục đích này là than hoạt tính dạng hạt hoặc dạng bột, than bùn sấy khô hoặc có thể là đất sét hoạt tính hay diatomit, betonit. Hay các chất như: Than hoạt tính; Silicagel; Zeolit, sàng phân tử, oxyt nhôm, Silicagen, acrinamit, PAC, oxyt sắt, zeolit, …..Than hoạt tính là 600-1200m2/g. Bentonit là 800m2/g. 3.2.3. Xử lý khí và hơi bằng phương pháp thiêu hủy Để phân hủy khí hay hơi độc có hại cho môi trường thành một chất hay nhiều chất khác ít hoặc không độc hại có thể thực hiện bằng nguồn nhiệt – phân hủy nhiệt hoặc phân hủy thông qua các phản ứng hóa học, hoặc kết hợp cả hai phương pháp đốt. 3.2.3.1. Thiêu hủy bằng nhiệt * Nguyên tắc: Dưới tác dụng của nhiệt và sự có mặt của oxy trong không khí. Các chất ô nhiễm được oxy hoá thành những chất không độc hại (CO2, H2O) hoặc dễ xử lý hơn bằng các phương pháp khác so với chất ô nhiễm ban đầu. 3.2.3.2. Thiêu hủy bằng phương pháp hóa học Đây là phương pháp khá phổ biến đối với các khí độc hại. Thí dụ: SO2(SO3) + NaOH => Na2SO3(NaSO4) NOx + NH4OH => NH4NOx Thí dụ: Phản ứng với ozon có tia cực tím, đây là phương pháp rất hiệu quả đối với chất thải hữu cơ hoặc dung môi. Chất trừ dịch hại + O3 ====è CO2 + H2O + các chât không độc Hay sử dụng các chất oxy hóa mạnh để khử độc như thuốc tím, ... Chất hữu cơ + KMnO4 ====è Mn2+ + CO2 + H2O + các chất không độc Chất trừ dịch hại hữu cơ + KMnO4 ====è MnO2 + các chất không độc 3.2.4. Phương pháp ngưng tụ Phương pháp này được sử dụng để thu hồi các dung môi hữu cơ bay hơi như xăng dầu, axeton, axit etylen, toluen. Phương pháp ngưng tụ phổ biến nhất là phương pháp iảm nhiệt độ (làm lạnh). Thường hơi dung môi có nồng độ cao người ta dùng phương pháp này để thu lại dung môi bay hơi. Còn ở nồng độ thấp ta nên sử dụng phương pháp hấp thụ hay hấp phụ. 3.2.5. Phương pháp thụ sinh học: * Nguyên tắc: dòng khí ô nhiễm dưới tác dụng của vi sinh vật bị phân huỷ ® chất ít hoặc không độc hại Khí ô nhiễm phải hoà tan trong nước (được hấp thụ) sau đó được vi sinh vật xử lý Nhiệt độ dòng khí giới hạn trong 15 – 60oC, tốt nhất là 30 - 40oC * Có 2 phương pháp: Phương pháp lọc sinh học: dùng vật liệu lọc, bên trong nuôi dưỡng vi sinh vật. Cho dòng khí đi qua các vật liệu lọc này vi sinh vật sẽ phân huỷ khí ô nhiễm - Vật liệu lọc: vật liệu hữu cơ có bổ sung dinh dưỡng để nuôi sinh vật - Phương pháp rửa sinh học có 2 giai đoạn là: Giai đoạn 1 là khí ô nhiễm được hấp thụ bằng 1 tháp rỗng Giai đoạn 2 là dung dịch hấp thụ khí ô nhiễm được đưa qua 1 bể bùn chứa vi sinh vật (bùn hoạt tính) ® khí ra được làm sạch 3.3. Phương pháp xử lý bụi * Các phương pháp xử lý bụi có thể chia thành các nhóm sau: Bảng 3.3. Các phương pháp xử lý bụi Lọc Dập bằng nước Dập bằng tĩnh điện Khử bụi dựa vào lực ly tâm Khử bụi dựa vào trọng lực Thùng lọc gốm Dàn mưa Lọc tĩnh điện Thiết bị sử dụng lực quán tính Buồng lắng bụi Lọc có vật đệm Sục khí Thiết bị sử dụng lực ly tâm(cyclon) Lọc túi (màng) Đĩa quay Thiết bị quay Lọc kiểu venturi Để lựa cho được thiết bị xử lý bụi hiệu quả cao cần quan tâm đến các yếu tố sau: 1 . Thành phần hạt bụi và kích thước hạt bụi 2. Trạng thái và thành phần của khí 3. Độ tinh lọc khí cần thiết Bảng 3. 4. Vùng lọc và hiệu quả xử lý của các phương pháp STT Thiết bị xử ý Kích thước hạt phù hợp (µm) Hiệu quả xử lý (%) 1 Thùng lắng bụi 2000 - 100 40 – 70 2 Cyclon hình chóp 100 – 5 45 – 85 3 Cyclon tổ hợp 100 – 5 65 – 95 4 Lọc có vật đệm 100 – 10 Đến 99 5 Tháp lọc ướt 100 – 0,1 85 – 99 6 Lọc túi (màng lọc) 10 – 2 85 – 99,5 7 Lọc tĩnh điện 10 – 0,005 85 - 99 3.3.1. Phương pháp trọng lực * Nguyên lý: - Làm cho bụi lắng đọng dưới tác dụng của trọng lực. - Khi dòng khí chứa bụi chuyển động ngang nếu có sự thay đổi đột ngột về tiết diện chuyển động thì tốc dộ dòng khí sẽ thay đổi, dưới tác dụng của trọng lực hạt bụi sẽ lắng xuống và tách khỏi dòng khí. 3.3. 2. Phương pháp quán tính * Nguyên lý: Là phương pháp làm thay đổi chiều hướng chuyển động của dòng khí một cách liên tục, lặp đi lặp lại bằng nhiều loại vật cản có hình dáng khác nhau. * Một số thiết bị áp dụng PP quán tính 1. Thiết bị lọc bụi quán tính kiểu Venturi 2. Thiết bị lọc bụi quán tính kiểu màn chắn uốn cong 3. Thiết bị lọc bụi kiểu quán tính kết hợp với thùng lắng bụi 3.2.2.1. Thiết bị lọc bụi quán tính kiểu Venturi 3.2.2.2. Thiết bị lọc bụi quán tính kiểu màn chắn uốn cong * Nguyên lý hoạt động: Dòng khí đi qua khe hở giữa các tấm chắn của dãy trước sẽ bị chặn lại bởi các tấm chắn của dãy đứng sau và do đó nó sẽ thay đổi hướng chuyển động theo các gờ hình vòng cung của tấm chắn để đi tiếp đến các dãy tấm chắn tiếp theo. Trong quá trình thay đổi hướng chuyển động, bụi sẽ bị giữ lại trong lòng máng và rơi xuống phễu chứa bụi của thiết bị. 3.2.2.3. Thiết bị lọc bụi kiểu quán tính kết hợp với thùng lắng bụi * Cấu tạo: * Nguyên lý hoạt động: Khí chứa bụi đi vào thiết bị qua bộ phận cản bụi gồm sàng chắn bụi 3 và ghi lá sách 4. Sàng chắn bụi gồm những thanh tròn xếp kề nhau với khe hở nhất định để khí sạch đi vào mương 2 và thoát ra ngoài, còn bụi bị giữ lại ở bên dưới. Ở cuối bộ phận cản bụi, dòng khí đậm đặcc bụi đi vào thùng lắng và hình thành 1 dòng tuần hoàn đi qua ghi lá sách 4 để nhập lại vào dòng khí chính. Bụi trong dòng tuần hoàn nhờ lực quán tính và trọng lực rơi xuống phễu chứa 5. 3.2.2.4. Các thiết bị thu bụi theo nguyên lý có tấm chớp Các buồng thu bụi có tấm chớp gồm hai phần chính: lưới tấm chớp và thiết bị thu bụi (thường là xyclon). 3.3.3. Phương pháp ly tâm (Xyclon) * Nguyên lý: Là phương pháp làm tách bụi ra khỏi dòng khí chứa bụi nhờ tác dụng của lực li tâm. Khi dòng khí và bụi chuyển động theo một quỹ đạo tròn (dòng xoáy) thì các hạt bụi có khối lượng lớn sẽ chịu tác dụng của lực li tâm văng ra phía xa trục hơn, phần gần trục xoáy lượng bụi sẽ rất nhỏ. 3.3.4. Phương pháp tách bụi bằng lọc * Nguyên tắc : Khi cho hỗn hợp khí có bụi qua 1 môi trường lọc, bụi được giữ lại nhờ lắng trên bề mặt lọc hoặc trong môi trường lọc nhờ tác dụng của lực khuếch tán, lực quán tính, lực tĩnh điện và tách khỏi dòng khí. * Yêu cầu về vật liệu lọc : - Vật liệu lọc phải có kích thước lỗ nhỏ (tuỳ theo yêu cầu về hiệu suất lọc) - Có độ bền cao, rẻ tiền, dễ kiếm. * Các dạng vật liệu lọc thường dùng trong công nghiệp Lọc túi; Lọc bằng xơ sợi; Lọc bằng hạt; Lọc bằng dầu. 3.3.4.1. Lọc túi * Nguyên tắc: Thiết bị được cấu tạo từ nhiều túi vải dệt từ các loại sợi như len, bông, vải, sợi thuỷ tinh, sợi tổng hợp,… lồng vào khung lưới thép để bảo vệ. Khi hỗn hợp khí chứa bụi đi qua các túi này, ban đầu bụi lắng trên lớp vải tạo thành một lớp lọc mới, môi trường lọc mới này cho hiệu suất tách bụi cao hơn. 3.3.4.2. Lọc bằng xơ sợi * Nguyên tắc: Xơ sợi được phân bố đều trên bề mặt lọc dưới dạng tấm mỏng, phẳng. Vật liệu dùng để lọc trong điều kiện bình thường là sợi caton, sợi xenlulo, len, bông, vải hoặc sợi tổng hợp. Đối với trường hợp lọc ở nhiệt độ cao vật liệu được dùng phổ biến nhất là bông thuỷ tính, sợi bông thạch anh, sợi bazan, sợi kim loại,… Với những vật liệu này giới hạn làm việc có thể tới 400-10000C 3.3.4.3. Lọc dạng hạt Thiết bị lọc gồm các hạt hình cầu hoặc hình dạng khác nhau chất đống (cát, phoi bào…) 3.3.4.4. Lọc bằng dầu *Nguyên lý: Dùng những bộ lọc dạng lưới, lưới này có uốn sóng và được tẩm dầu. Khí có bụi đi qua, bụi khô sẽ bám dính vào dầu và được giữ lại. Khí sạch đi ra. 3.3.5. Phương pháp lọc tĩnh điện * Nguyên lý : Trong một điện trường đều, có sự phóng điện từ từ cực âm sang cực dương. Trên đường đi nó có thể va vào các phân tử khí và ion hóa chúng hoặc có thể gặp các hạt bụi làm cho chúng tích điện âm và chúng sẽ chuyển động về phía cực dương. Tại đây chúng được trung hoà về điện tích và nằm lại đó. Lợi dung nguyên lý này mà người ta tác được bụi ra khỏi dòng khí và khí đi qua sạch bụi. * Thiết bị lọc tĩnh điện dạng bản (tấm) : Hình 3.7. Mô hình thiết bị lọc bụi tĩnh điện dạng bản (tấm) 3.3.6. Phương pháp và thiết bụi thu tách bụi ướt (làm ẩm) * Đặc điểm chung của phương pháp: Dựa trên sự tiếp xúc giữa bụi trong dòng khí với chất lỏng, được thực hiện bằng các biện pháp cơ bản sau: Dòng khí bụi đi vào thiết bị và được rửa bằng các giọt lỏng. Các hạt bụi được tách ra khỏi khí nhờ va chạm với các giọt nước Chất lỏng tưới ướt bề mặt làm việc của thiết bị, còn dòng khí tiếp xúc với bề mặt này. Các hạt bụi hút bởi màng nước và tách ra khỏi dòng khí Dòng khí bụi được sục vào nước và bị chia ra thành các bọt khí. Các hạt bụi bị dính ướt và loại ra khỏi không khí 3.3.6.1. Phương pháp thu bụi bằng màng chất lỏng (tháp rỗng, tháp đĩa, tháp đệm) * Nguyên lý: Dòng khí có chứa bụi đi qua màng chất lỏng (thường là nước). Các hạt bụi gặp nước sẽ bị dìm xuống hoặc cuốn bám theo màng nước, còn dòng khí sạch đi qua. Nước thừng được đi từ trên xuống, còn khí đi từ dưới lên. * Các tháp rửa khí có đệm: 3.3.6.2. Phương pháp sục khí qua màng chất lỏng (phương pháp sủi bọt) * Nguyên lý: Khí chứa bụi đi qua màng đục lỗ, rồi qua lớp chất lỏng dưới dạng các bọt khí. Bụi trong các bọt bị thấm ướt và bị kéo vào pha nước tạo thành các huyền phù rồi được thải ra ngoài, còn khí đi qua được làm sạch. Thiết bị xử lý kiểu này phù hợp với nồng độ bụi từ 200 – 300 mg/m3. Công suất có thể đạt 50.000 m3/h. 3.3.6.3. Phương pháp rửa khí theo kiểu dòng xoáy * Nguyên lý: Dòng khí đi qua có tốc độ lớn thổi trực tiếp vào bề mặt chất lỏng theo một góc xiên, dưới áp lực của dòng khí, chất lỏng sẽ bị tung lên, khí và chất lỏng tiếp xúc với nhau, bụi bị thấm ướt sẽ