Đề tài Cuộc chiến tranh nhân danh chống khủng bố của MỸ ở Irac

Những năm cuối thế kỷ XX được coi là một trong những thời kỳ diễn biến sôi động và phức tạp nhất của các mối quan hệ quốc tế. Đặc biệt là trong 10 năm cuối của thế kỷ, đã diễn ra hàng loạt các sự kiện tác động mạnh mẽ và to lớn đến quan hệ quốc tế trong những năm đầu thế kỷ XXI . Đầu những năm 90 của thế kỷ XX, Chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự hai cực Ianta giải thể với sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu. So sánh lực lượng trên bình diện toàn cầu từ chỗ cân bằng giữa hai hệ thống chính trị - xã hội đối lập nay chuyển sang trạng thái mất cân bằng theo hướng có lợi cho Mĩ và phương Tây. Cục diện thế giới đã có sự thay đổi căn bản. Thế giới đã chuyển từ trật tự “ 2 cực Ianta” sang trật tự “ nhất siêu đa cường”. Mỹ đã từng bước điều chỉnh chiến lược, khẳng định vai trò siêu cường khi tiến hành hàng loạt các cuôc chiến tranh chống lại các quốc gia độc lập, có chủ quyền và thậm chí còn là thành viên của Liên Hợp Quốc, đồng thời còn giúp đỡ các thế lực phản động gây mất ổn định ở nhiều quốc gia Trung Đông, Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ Latinh…núp dưới chiêu bài “bảo vệ” nền dân chủ, nhân quyền, dân tộc của các quốc gia này

docx27 trang | Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 2996 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cuộc chiến tranh nhân danh chống khủng bố của MỸ ở Irac, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Những năm cuối thế kỷ XX được coi là một trong những thời kỳ diễn biến sôi động và phức tạp nhất của các mối quan hệ quốc tế. Đặc biệt là trong 10 năm cuối của thế kỷ, đã diễn ra hàng loạt các sự kiện tác động mạnh mẽ và to lớn đến quan hệ quốc tế trong những năm đầu thế kỷ XXI . Đầu những năm 90 của thế kỷ XX, Chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự hai cực Ianta giải thể với sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu. So sánh lực lượng trên bình diện toàn cầu từ chỗ cân bằng giữa hai hệ thống chính trị - xã hội đối lập nay chuyển sang trạng thái mất cân bằng theo hướng có lợi cho Mĩ và phương Tây. Cục diện thế giới đã có sự thay đổi căn bản. Thế giới đã chuyển từ trật tự “ 2 cực Ianta” sang trật tự “ nhất siêu đa cường”. Mỹ đã từng bước điều chỉnh chiến lược, khẳng định vai trò siêu cường khi tiến hành hàng loạt các cuôc chiến tranh chống lại các quốc gia độc lập, có chủ quyền và thậm chí còn là thành viên của Liên Hợp Quốc, đồng thời còn giúp đỡ các thế lực phản động gây mất ổn định ở nhiều quốc gia Trung Đông, Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ Latinh…núp dưới chiêu bài “bảo vệ” nền dân chủ, nhân quyền, dân tộc của các quốc gia này Hậu quả của những hành động ngạo mạn, ngang ngược trên của Mỹ đã dẫn đến sự kiện 11/9/2001: đó là sự kiện mà chủ nghĩa khủng bố tấn công vào biểu tượng sức mạnh của Mỹ gây trấn động mạnh mẽ trong dư luận toàn thế giới, đồng thời đây thực sự là một đòn choáng váng thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa âm mưu thiết lập trật tự đơn cực của Mĩ. Sau sự kiện khủng bố quy mô lớn nhất từ trước tới nay này, cục diện thế giới hình thành sau “chiến tranh lạnh” đang dần được sắp xếp lại. Một lần nữa chính quyền Mỹ lại phải điều chỉnh lại “ chiến lược toàn cầu”; Sau khi mất ngọn cờ “chống cộng” để tập hợp lực lượng trong chiến tranh lạnh, Mĩ đưa ra chiêu bài thành lập liên minh chống khủng bố quốc tế để tập hợp lực lượng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành một trật tự thế giới mới do Mĩ chi phối. Sự kiện 11 - 9 - 2001 được dùng để biện minh cho quyết định sử dụng lực lượng quân sự phát động cuộc chiến tranh chớp nhoáng ở Ápganixtan (10 - 2001) và cuộc chiến tranh Irắc (3 - 2003) của Mĩ, bất chấp sự phản đối của dư luận quốc tế. Mĩ đã lợi dụng cuộc chiến chống khủng bố để tăng cường sức mạnh và thực hiện mục tiêu chiến lược lâu dài bá chủ thế giới của mình. Những động thái trên của Mỹ đang thu hút được sự quan tâm, nghiên cứu không chỉ của các nhà khoa học mà còn của cả nhân loại tiến bộ trên toàn thế giới. Đặc biệt là sự kiện Mỹ phát động cuộc chiến tranh tại Irắc (3/2003). Xuất phát từ mối quan tâm của thế giới hiện nay, mà trong số chúng ta nhiều người chưa có điều kiện tìm hiểu và nhận thức đúng đắn bản chất thực sự của cuộc chiến tranh này... Vì vậy em quyết định chọn đề tài “Cuộc chiến tranh nhân danh chống khủng bố của Mỹ ở Irắc”. Với mục đích: - Đưa ra một cái nhìn toàn cảnh về chiến tranh Irắc. Từ đó giúp mọi người có thể hiểu được bản chất thật sự của cuộc chiến tranh mà Mỹ đã phát động ở Irắc (3/2003). - Đồng thời, qua cuộc chiến tranh Irắc, mọi người có thể phần nào hiểu rõ hơn về chính sách ngoại giao của chính phủ Mỹ trong thời đại hiện nay. Tuy nhiên, đây là một vấn đề khoa học đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và trình độ nghiên cứu nhất định, mà em mới chỉ là một sinh viên với kiến thức lý luận, thực tiễn và trình độ nghiên cứu còn hạn chế. Vì vậy em chắc chắn rằng bài tiểu luận của mình còn nhiều điều thiếu sót, kính mong sự góp ý sửa chữa từ các thầy cô và các bạn. NỘI DUNG 1. MỸ PHÁT ĐỘNG CUỘC CHIẾN TRANH Ở IRẮC 1.1 Nguyên nhân của cuộc chiến tranh. Từ sau cuộc chiến tranh vùng vịnh lầ thứ nhất ( 1991), Mĩ luôn tỏ thái độ hằn học, thù địch với chính thể của Tổng thống Saddam Hussein, coi S.Hussein là cái gai trong con mắt của Mỹ cần phải nhổ bỏ vì Saddam Hussein là một trở ngại chính trong việc thực hiện các chính sách đối ngoại của Mỹ ở vùng Vịnh. S.Hussein là Tổng thống của nước Cộng hòa Irắc, Bí thư của Đảng Baath (Đảng Xã hội phục hưng Arập) và Chủ tịch Hội đồng chỉ huy cách mạng, nghĩa là toàn bộ các quyền hành pháp và chính trị của một quốc gia 23 triệu dân có Hiến pháp phỏng theo chủ nghĩa xã hội, tuyên bố theo chính sách “không liên kết”, có quan hệ thân thiết với châu Âu – nhất là Pháp và không ưa gì Mỹ. Chính thể của Tổng thống S.Hussein được xây dựng rất vững chắc, muốn phá được nó phải loại bỏ được người cầm quyền nhưng quả là để làm được điều này là rất khó. Tình báo Mỹ đã nhiều lần tổ chức ám sát Tổng thống S.Hussein nhưng đều không thành. Để loại bỏ được S.Hussein chỉ còn cách tìm được một cái cớ hoàn hảo, hợp pháp nào đó để mở cuộc chiến chống Irắc. Cuối cùng Mỹ và liên quân đã tìm được điều này sau vụ khủng bố ngày 11-9-2001 tại Mỹ. Tuy nhiên, còn có những mục tiêu khác mà Mỹ nhắm tới khi tiến hành cuộc chiến tranh này và đó là những nguyên nhân sâu xa của cuộc chiến. Nguyên nhân thứ nhất là dầu mỏ, đó là mục tiêu kinh tế của Mỹ trong cuộc chiến chống Irắc. Dầu mỏ là một trong những yếu tố quan trọng trong hệ thống kinh tế thế giới và về lâu dài chi phối mối tương quan lực lượng giữa các cường quốc. Nhiên liệu là một trong những nhân tố chủ yếu bảo đảm cho nền kinh tế phát triển ổn định. Nói cách khác, sự phát triển ổn định của nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nhiên liệu. Với sự phát triển nhanh và mạnh như hiện nay của các nền kinh tế thì số lượng nguồn nhiên liệu bị tiêu thụ cũng tăng tương ứng. Trong khi đó, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó có dầu mỏ, đang bị cạn kiệt một cách nhanh chóng. Các chuyên gia cho biết, các nguồn dự trự năng lượng mà thiên nhiên đã tích trữ được trong suốt 300 triệu năm đến nay đã bị loài người sử dụng hết một phần lớn chỉ trong vòng một thế kỉ. Trữ lượng dầu mỏ trên trái đất đã thăm dò được và có lợi về kinh tế khi khai thác sẽ bị cạn kiệt sau một thời gian không xa nữa. Thế giới đang tiến gần tới một “nạn đói” năng lượng. Người Mỹ rất biết điều này và do vậy cần phải tước bỏ việc tự do tiếp cận các nguồn dự trữ năng lượng thế giới của các đối thủ cạnh tranh với Mỹ như Nhật Bản, Tây Âu, Nga, Trung Quốc…, đồng thời hạn chế tối đa việc khai thác dầu mỏ trên lãnh thổ của mình. Trong suốt một thời gian dài, Mỹ đã cấm khai thác các mỏ dầu ở Alaska với lý do bảo vệ môi trường sinh thái ở khu vực Bắc cực. Hiện Mỹ đang nhập khẩu một nửa nhu cầu về dầu mỏ, khoảng 80 tỷ USD/năm. Còn dầu mỏ ở Tây Á thì sao? Nền kinh tế Mỹ sẽ không bị ảnh hưởng nhiều nếu không có nguồn dầu mỏ từ Tây Á, nhưng nền kinh tế của Tây Âu và Nhật Bản thì ngược lại. Hơn nữa, nếu ai nắm được nguồn dầu mỏ tại Tây Á thì người đó có thể chi phối nền kinh tế thế giới. Vì vậy cuộc chiến chống Irắc là cuộc chiến vì những nguồn năng lượng quan trọng sống còn của hành tinh. Khẩu hiệu “Không đổi máu lấy dầu” của chính người dân Mỹ trong các cuộc tuần hành chống chiến tranh đã chỉ rõ nguyên nhân của cuộc chiến mà chính phủ Mỹ phát động chống I rắc. Tiến hành cuộc chiến tranh chống Irắc nhằm lật đổ bằng được chính quyền của Tổng thống S.Hussein, Mỹ còn có tham vọng lập lại bản đồ khu vực dầu mỏ Trung Đông theo hướng có lợi nhất cho tư bản Mỹ, cho nền kinh tế Mỹ. Kiểm soát được Trung Đông sẽ có tầm quan trọng sống còn đối với Mỹ bởi quốc gia này tiêu thụ 1/4 lượng tiêu thụ dầu mỏ của thế giới trong khi sản xuất chưa đến 15% trong khoảng thời gian từ năm 1999 đến 2000. Các con số thống kê cho thấy Irắc có trữ lượng dầu mỏ khoảng 112 tỷ thùng và có 50 tỷ thùng nữa ở các khu vực đang tiến hành thăm dò. Trữ lượng dầu mỏ của Irắc có thể đảm bảo cho nhu cầu của Mỹ về vấn đề năng lượng trong nhiều năm tới. Dầu mỏ quyết định sự tăng trưởng của bất cứ một nền kinh tế nào, hơn nữa, với trữ lượng khổng lồ và đặc biệt là chi phí khai thác ở vùng này thuộc loại thấp nhất thế giới đã biến Trung Đông trở thành mục tiêu của mọi sự thèm khát. Điều đó lý giải tại sao Mỹ bất chấp tất cả, không đếm xỉa gì đến dư luận và sự phản ứng của nhiều quốc gia, gạt bỏ sang một bên vai trò kiến tạo và giữ gìn hòa bình của Liên hợp Quốc, chấp nhận khoản chi phí quân sự khổng lồ để đơn phương tiến hành cuộc chiến tranh chống Irắc. Lật đổ chính quyền của Tổng thống S.Hussein và dựng lên một chính quyền thân Mỹ tại Irắc, Mỹ sẽ loại bỏ được những đối thủ lớn của mình hiện đang được hưởng lợi rất nhiều từ các nguồn dầu mỏ tại Irắc là Pháp, Nga và quan trọng hơn cả là Mỹ có điều kiện khai thác các căn cứ quân sự trên lãnh thổ Irắc, đất nước chiếm vị trí trung tâm ở khu vực cận Đông. Tấn công Irắc, Mỹ nhằm tới mục tiêu thực hiện “Học thuyết chiến lược mới” trên thực địa mà tinh thần của nó là: Không một ai có thể thách thức ưu thế quân sự của Mỹ mà không bị trừng phạt... Học thuyết này coi trọng phương thức “tấn công phòng ngừa” thay thế cho phương thức “răn đe” mà Mỹ đã áp dụng trong thời kì “chiến tranh lạnh”. Điều này cho thấy, sau sự tan rã của Liên Xô, thời cơ thuận lợi cho Mỹ giành vị trí siêu cường số một trên thế giới đã đến và để thực hiện được điều này, Mỹ phải tỏ rõ ưu thế hơn hẳn của mình trên tất cả các lĩnh vực mà quân sự là lĩnh vực quan trọng nhất. Vì thế, học thuyết mới của Mỹ chứa đầy sự ngạo mạn, đe dọa và phản ánh một giai đoạn mới trong chính sách đối ngoại của Mỹ trong thời đại “hậu Liên Xô”. Tấn công Irắc, Mỹ âm mưu tạo cho mình những lợi thế nhất định trong việc xác lập một trật tự thế giới mới một cực mà Mỹ phải ở vị trí trung tâm, cao nhất và có uy quyền nhất trong trật tự đó. Đây có thể coi là mục tiêu chính của Mỹ trong việc mở cuộc chiến chống Irắc lần này. Mọi người đều biết rõ Mỹ có tham vọng làm bá chủ thế giới từ rất lâu. Sau khi chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, Tổng thống Mỹ lúc đó là H.Truman đã đưa ra học thuyết mang tên mình, coi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác ở thế đối đầu trực tiếp trên phạm vi toàn cầu. Ngoài ra Mỹ còn tiến hành chính sách “thọc gậy bánh xe”, can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới. Tuy nhiên, sự vững mạnh của Liên Xô - đặc biệt trong lĩnh vực quân sự và vũ khí tiến công chiến lược đã không cho phép Mỹ thực hiện tham vọng bá quyền nước lớn của mình. Thêm vào đó, sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phòng dân tộc của các nước thuộc thế giới thứ ba mà đỉnh cao là thắng lợi to lớn của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược cũng đã góp phần làm cho thế cân bằng hai cực của thế giới thời kì này luôn ở trạng thái ổn định. Bi kịch chỉ thực sự xảy ra khi Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu tan rã, “Chiến tranh lạnh” kết thúc, cộng đồng quốc tế bị phân hóa theo hướng có lợi cho Mỹ, tạo điều kiện cho Mỹ có thể thực hiện chính sách nước lớn của mình trong giai đoạn mới nhằm tạo lập một trật tự thế giới mới mà trong trật tự này Mỹ ở thế thượng phong, có khả năng kiểm soát và khống chế các quốc gia cũng như một số các khu vực khác. Không còn đối thủ tầm cỡ như Liên Xô, Mỹ trở thành siêu cường về các lĩnh vực kinh tế và quân sự và điều Mỹ muốn là áp đặt cho được các nguyên tắt của Mỹ cho phần còn lại của thế giới. Cuộc thử nghiệm học thuyết mới của Mỹ tại Irắc là bước khởi đầu cho chiến lược bá chủ toàn cầu, một chiến lược đầy nguy hiểm của nhà cầm quyền Mỹ đối với tương lai của thế giới. Để thực hiện được âm mưu tiến hành cuộc chiến chống Irắc, Mỹ đã tìm được một cái cớ thích hợp. Đó là việc đưa ra những “nguy cơ” đe dọa đến “an ninh của nước Mỹ” từ phía Irắc so nước này đang tang trữ vũ khí hủy diệt hàng loạt và có liên quan tới những hoạt động khủng bố của Bin Laden. Trong khi cả thế giới đang đoàn kết chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế thì xem ra cái cớ này có vẻ có sức thuyết phục hơn là việc Irắc đang sở hữu vũ khí giết người hàng loạt. Tuy vậy, vì cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế là nhiệm vụ của các quốc gia thì Mỹ không thế một mình tiến hành cuộc chiến mà cần phải có những đồng minh trong cuộc chiến này. Mỹ đã thành công trong việc lôi kéo Anh, Tây Ban Nha, Nhật Bản và một số nước khác trở thành đồng minh của Mỹ để mở cuộc chiến. Trước đó, Mỹ đã gây áp lực với liên hợp quốc để tiến hành chính sách cấm vận kinh tế đối với Irắc trong nhiều năm làm cho nền kinh tế của nước này lâm vào tình trạng hết sức khốn đốn, sản xuất không phát triển được, đời sống của nhân dân gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi đó về tiềm lực kinh tế và quân sự thì khó ai có thể so sánh được với Mỹ vào năm 2001, GDP của Mỹ chiếm 31% tổng sản phẩm quốc nội của toàn thế giới so với 26% của châu Âu và 12% của Nhật Bản. Hàng năm, Thượng viện Mỹ thông qua một tài khoản ngân sách dành cho quân sự gần bằng chi phí quân sự của tất cả các quốc gia còn lại trên thế giới. Chính cái ưu thế vượt trội này đã cho phép Mỹ mưu đồ thiết lập trật tự thế giới mới, trật tự thế giới một cực do Mỹ đứng đầu, lãnh đạo và thao túng. Thông điệp mà Nhà Trắng đưa ra sau khi ông G .Bush thắng cử Tổng thống Mỹ: “Giờ đây, mỗi quốc gia trên thế giới đều phải đưa ra quyết định. Hoặc ủng hộ chúng ta, hoặc ủng hộ bọn khủng bố” là lời đe dọa gián tiếp với những quốc gia nào không đồng tình với Mỹ và rất có thể họ sẽ bị Mỹ xếp vào nhóm “bạn của khủng bố”. Điều này thực sự nguy hiểm bởi lúc đó họ sẽ bị Mỹ trừng phạt bằng nhiều hình thức, kể cả hình thức cao nhất là chiến tranh. Sự kiện ngày 11- 9 chỉ là cái cớ thuận lợi để Mỹ tấn công Irắc, loại bỏ chính phủ của Tổng thống S.Hussein, hơn thế Mỹ còn gạt được Pháp, Đức, Nga – những nước đang được hưởng nhiều lợi ích về kinh tế tại Irắc – ra khỏi quốc gia này. Như vậy, tấn công Irắc, Mỹ đã có thể tiếp cận gần hơn với những nguồn lợi từ dầu mỏ tại quốc gia có trữ lượng lớn thứ hai trên thế giới tại Trung Đông. Tấn công Irắc, Mỹ đạt được mục tiêu quan trọng là thử nghiệm được học thuyết “đánh đòn phủ đầu”, biểu hiện cao nhất của chủ nghĩa đơn phương của tân Tổng thống Mỹ G.Bush mà nội dung chính của nó là phải chứng tỏ được khả năng hành động quân sự đơn phương ở bất kì đâu trên thế giới. Điều này lý giải vì sao Mỹ sẵn sang bỏ qua tất cả, gạt sang một bên vai trò kiến tạo và gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, bất chấp sự phản đối của ngay cả các đồng minh như Pháp, Đức, bất chấp làn song chống chiến tranh của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới trong đó có nhân dân Mỹ, mất bao công sức để dựng lên bộ hồ sơ giả về kho vũ khí hủy diệt hàng loạt của Irắc để biện hộ cho lý do phát động chiến tranh. Tấn công Irắc, Mỹ đồng thời cùng một lúc đạt được nhiều mục đích nhưng còn cái mục đích chính là chống khủng bố thì không. Ngược lại, cuộc chiến tranh đầu tiên của thế kỉ XXI này đã khiến cho các tín đồ Hồi giáo trên toàn thế giới nổi giận và tạo cơ hội cho những kẻ khủng bố lấy luôn mảnh đất Irắc hỗn loạn thời hậu chiến làm căn cứ. 1.2 Các điểm mốc dẫn tới chiến tranh Irắc Ngày 30/1/2002: Trong Thông điệp Liên bang, Tổng thống George W. Bush đưa ra thuật ngữ “trục ma quỷ”, gồm các kẻ thù của Mỹ là CHDCND Triều Tiên, Iran và Iraq. Bài phát biểu đánh dấu sự khởi đầu của chiến dịch chính trị và ngoại giao lâu dài của Mỹ, tiến tới một cuộc chiến chống Baghdad. Ngày 6/2/2002: Lần đầu tiên, Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell sử dụng thuật ngữ “thay đổi chế độ” khi đề cập đến tình hình Iraq trước Ủy ban Quan hệ Quốc tế Hạ viện. Ông nói: “Thay đổi chế độ là việc mà Mỹ có thể phải làm một mình”. Ngày 12/9/2002: Một ngày sau kỷ niệm một năm vụ tấn công khủng bố 11/9, tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Tổng thống Mỹ George W. Bush tuyên bố Irắc là “một mối nguy hiểm đáng sợ”. Ông khẳng định Mỹ “sẽ không cho phép khủng bố hay bạo chúa đe doạ nền văn minh bằng vũ khí giết người hàng loạt”. Người đứng đầu Nhà Trắng tỏ ý muốn giải giáp Iraq thông qua Hội đồng Bảo an. Tuy nhiên, ông cảnh báo không thể tránh khỏi tiến hành chiến dịch quân sự nếu Iraq không chịu tuân thủ các nghị quyết của Liên Hợp Quốc. Ngày 17/10/2002: Thượng viện Mỹ thông qua việc tăng chi tiêu quốc phòng lớn nhất trong hai thập kỷ. Theo đó, ngân sách dành cho lĩnh vực này là 355,1 tỷ USD, tăng 37,5 tỷ so với năm 2001. Trước đó, Tổng thống George W. Bush ký đạo luật đã được Quốc hội thông qua, cho phép sử dụng vũ lực chống nhà lãnh đạo Irắc với lý do Saddam Hussein sở hữu vũ khí hủy diệt. Ngày 8/11/2002: Sau nhiều tuần tranh cãi, Hội đồng Bảo an thông qua Nghị quyết 1441, buộc Irắc từ bỏ mọi vũ khí huỷ diệt và đe doạ Baghdad “phải hứng chịu những hậu quả nghiêm trọng” nếu không tuân thủ. Irắc chấp nhận mọi điều khoản trong văn bản này. Ngày 27/11/2002: Thanh sát viên Liên Hợp Quốc hoàn tất chuyến thăm Irắc đầu tiên sau 4 năm. Ngày 7/12/2002: Baghdad nộp tài liệu dài 12.000 trang về tất cả các chương trình tên lửa, vũ khí hạt nhân, sinh học và hoá học. Trong đó Irắc bác bỏ cáo buộc họ có vũ khí hạt nhân, sinh hoá. Ngày 19/12/2002: Mỹ tuyên bố Irắc “vi phạm nghiêm trọng” nghị quyết 1441 vì Washington tin rằng báo cáo của Baghdad không đầy đủ. Cùng ngày, Trưởng đoàn UNMOVIC Hans Blix báo cáo tại Hội đồng Bảo an lần đầu tiên. Ông tuyên bố Irắc còn chưa đề cập đến một số vũ khí. Trưởng đoàn Hans Blix cũng đề nghị Mỹ, Anh cung cấp thông tin tình báo chứng tỏ Baghdad có vũ khí huỷ diệt. Ngày 9/1/2003: Tại Hội đồng Bảo an, Trưởng đoàn UNMOVIC tuyên bố “vẫn còn nhiều câu hỏi chưa được trả lời” liên quan đến các chương trình vũ khí của. Irắc Tuy nhiên, thanh sát viên chưa tìm thấy bằng chứng rõ ràng để châm ngòi chiến tranh. Ngày 20/1/2003: Bộ trưởng Quốc phòng Anh Geoff Hoon tuyên bố triển khai 26.000 lính Anh ở vùng Vịnh. Ngày 27/1/2003: Tại Hội đồng Bảo an, thanh sát viên Liên Hợp Quốc trình bày bằng chứng quan trọng trong cuộc tìm kiếm vũ khí hủy diệt ở Iraq và tình hình Baghdad tuân thủ nghị quyết 1441. Ông Hans Blix nói: “Irắc dường như chưa thực sự chấp nhận giải giáp, ngay cả hôm nay”. Anh, Mỹ lấy đây là bằng chứng cho thấy Irắc không giải trừ quân bị. Các nước khác lập luận cần cho thanh sát viên thêm thời gian. Ngày 28/1/2003: Tổng thống Bush đọc Thông điệp Liên bang, trong đó cam kết sẽ đưa ra bằng chứng mới về các chương trình vũ khí của Irắc. Ông thề sẽ lãnh đạo chiến dịch quân sự nếu Baghdad không giải giáp. Ngày 6/2/2003: Ngoại trưởng Colin Powell báo cáo với Hội đồng Bảo an về thái độ không tuân thủ các nghị quyết từ phía Iraq. Ông cho rằng Baghdad có quan hệ với mạng lưới Al-Qaeda. Ngoại trưởng Mỹ khẳng định Liên Hợp Quốc phải hành động để ngăn chặn “những nỗ lực có hệ thống và chủ động” để sản xuất vũ khí huỷ diệt của Irắc. Ông đưa ra những cuốn băng, ảnh chụp qua vệ tinh và số liệu tình báo chứng tỏ Baghdad “lảng tránh và lừa dối” bất chấp sự hiện diện của thanh sát viên. Các uỷ viên Hội đồng Bảo an không bị thuyết phục và kêu gọi tăng cường đoàn thanh sát và cho họ thêm thời gian. Ngày 14/2/2003: Hans Blix báo cáo lên Hội đồng Bảo an về tình hình Irắc hợp tác với chuyên gia vũ khí. Báo cáo này mang tính lạc quan, dù ông chỉ trích Irắc không tính đến số vũ khí và nguyên liệu cụ thể. Ông đặt câu hỏi về những kết luận của tình báo Mỹ mà ông Powell đã đề cập đến cách đó 8 ngày. Thanh sát viên thấy sự cần thiết phải tiếp tục công việc. Bản báo cáo là vũ khí để Pháp, Nga và Trung Quốc khẳng định cho đoàn thanh tra thêm thời gian. Ngày 15/1/2003: Lầu Năm Góc khẳng định 150.000 lính Mỹ đang có mặt ở vùng Vịnh, chuẩn bị chiến tranh. Một nửa trong số này đóng tại Kuwait. Ngày 24/2/2003: Mỹ, Anh và Tây Ban Nha đệ trình dự thảo nghị quyết mới chống Irắc, trong đó cáo buộc Baghdad không tuân thủ nghị quyết 1441. Pháp, Đức và Nga đưa ra đề xuất tăng cường thanh sát Irắc, thay vì phát động chiến tranh. Ngày1/3/2003: Irắc bắt đầu phá hủy tên lửa tầm trung Al Samoud II vì nó vượt quá tầm bắn được phép. Ngày 7/3/2003: Tại Hội đồng Bảo an, Trưởng đoàn UNMOVIC Hans Blix khẳng định phải mất vài tháng để kiểm tra liệu Irắc có tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ giải giáp hay không. Ngày 10/3/2003: Pháp, Nga tuyên bố họ sẵn sàng phủ quyết dự thảo nghị quyết mới, theo đó cho Irắc thời hạn 7 ngày để giải giáp. Tổng thống Pháp Jacques Chirac khẳng định Paris sẽ bỏ phiếu chống bất kỳ nghị quyết nào có tối hậu thư dẫn tới chiến tranh, cho tới khi thanh sát viên không thể làm gì được nữa. Ngày 16/3/2003: Tổng thống Mỹ Bush, Thủ tướng Anh Blair và Thủ tướng Tây Ban Nha Jose Maria Aznar gặp nhau ở Azores. 3 nước đặt ra hạn
Tài liệu liên quan