Đề tài Đánh giá hiệu quả kinh tế VAC

VAC là viết tắt ba chữ cái đầu của ba từ Vườn, Ao, và Chuồng. Thực ra, đây là hệ thống nông nghiệp được phát triển từ kinh nghiệm lâu đời của cư dân đồng bằng sông Hồng. Thừa kế tài sông nước và đánh cá của người Lạc Việt, từ hàng nghìn năm trước, người dân vùng đồng bằng sông Hồng đã thấy rõ lợi ích của việc nuôi cá "thứ nhất canh trì, thứ nhì canh viên, thứ ba canh điền". Nhất nuôi cá, nhì làm vườn, ba làm ruộng. Hay là, "cơm với cá như mạ với con". Đồng bằng sông Hồng có nhiều ao, có nơi "đào đất" "vượt thổ" để có đất cư trú, đôn nền nhà. Vì vậy, cùng hình thành với nhà ở, một số hộ gia đình còn cả vườn và ao với cách bố trí "trước cau, sau mít, cá vít chân bèo", cùng với chuồng nuôi gia súc, gia cầm.

doc48 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 4662 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiệu quả kinh tế VAC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Mở đầu VAC là viết tắt ba chữ cái đầu của ba từ Vườn, Ao, và Chuồng. Thực ra, đây là hệ thống nông nghiệp được phát triển từ kinh nghiệm lâu đời của cư dân đồng bằng sông Hồng. Thừa kế tài sông nước và đánh cá của người Lạc Việt, từ hàng nghìn năm trước, người dân vùng đồng bằng sông Hồng đã thấy rõ lợi ích của việc nuôi cá "thứ nhất canh trì, thứ nhì canh viên, thứ ba canh điền". Nhất nuôi cá, nhì làm vườn, ba làm ruộng. Hay là, "cơm với cá như mạ với con". Đồng bằng sông Hồng có nhiều ao, có nơi "đào đất" "vượt thổ" để có đất cư trú, đôn nền nhà. Vì vậy, cùng hình thành với nhà ở, một số hộ gia đình còn cả vườn và ao với cách bố trí "trước cau, sau mít, cá vít chân bèo", cùng với chuồng nuôi gia súc, gia cầm. Theo quan điểm ngày nay, đây là một hệ sinh thái nông nghiệp nhỏ với quan hệ chặt chẽ giữa các thành phần, cho nên giảm hao phí năng lượng, giảm năng lượng vô công trong chuyển hóa năng lượng tất yếu. Chất thải từ chuồng (phân bón) dùng bón ruộng, bón vườn. Mùn, chất dinh dưỡng của đất vườn trôi xuống ao tạo điều kiện cho sinh vật phù du phát triển, làm thức ăn cho cá. Các loại chất thải đổ xuống bùn ao, bùn ao xúc lên để bón vườn, bèo cái trên mặt ao là thức ăn của lợn. Trong những năm trước đây VAC chưa được chú ý nhiều, chủ yếu sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chưa mang tính chất hàng hóa, cho đến khi nghị quyết đại hội VI được ban hành thì VAC mới thực sự được chú ý phát triển và khuyến khích nhân rộng, đã tạo ra bước ngoặt lớn cho nền kinh tế nông nghiệp của nước ta. Đó không còn là cách làm ăn để tự túc, hay để có thêm chất dinh dưỡng, mà chủ yếu là để thoát nghèo, để làm giàu, và thực tế đã hình thành nhiều vùng có nông sản để bán. Ngày nay, cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chọn phương án sản xuất cây, con mới đạt năng suất cao ngày càng phù hợp theo hướng sản xuất hàng hóa tiếp tục nhân rộng những hệ thống kinh tế VAC, kinh tế trang trại có hiệu quả đến nhân dân trong cả nước nhằm giúp họ tăng thu nhập, đóng góp tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của đất nước. Ngoài ra, VAC là biểu hiện cụ thể của phát triển bền vững trong nông nghiệp. VAC không chỉ góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế của nông dân mà còn có ý nghĩa to lớn trong cải tạo, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ và cải tạo đất đai. Sản xuất nông nghiệp theo hệ thống VAC còn góp phần khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực về: con người, vốn, đất đai, kỹ thuật, tạo việc làm. Đặc biệt sản xuất nông nghiệp theo hệ thống VAC còn mang giá trị nhân văn, đó là, nó có ý nghĩa sâu sắc trong giáo dục thẩm mỹ, bồi dưỡng nhân sinh quan, giáo dục tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương. Từ lợi ích do hệ thống VAC mang lại và cùng với sự ủng hộ khuyến khích phát triển của chính sách nhà nước, năm 1998 xã Yên Đồng, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh phúc đã chuyển đổi diện tích đất trũng chỉ cấy được một vụ lúa sang sản xuất VAC. Hiện nay, các hệ thống chuyển đổi đều đạt hiệu quả kinh tế cao hơn so với cấy lúa và VAC đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân góp phần nâng cao đời sống của nhân dân trong xã. Tuy nhiên, hiệu quả do VAC mang lại vẫn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của địa phương, do trình độ của người dân chưa cao, sản xuất theo kinh nghiệm mà chưa chú ý tới việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, do thiếu vốn để đầu tư cho sản xuất, thiếu sự hỗ trợ về kỹ thuật của cán bộ nông nghiệp và các nhà khoa học. Vì vậy, người dân còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp theo hệ thống VAC và đòi hỏi cần có các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả kinh tế của VAC tại địa phương. Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế và tính đa dạng của các hệ thống VAC tại xã Yên Đồng, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc”, nhằm tìm hiểu thực trạng phát triển của hệ thống VAC tại địa phương. Từ đó, đánh giá hiệu quả kinh tế do VAC mang lại và xác định tính đa dạng thành phần các loài cây trồng vật nuôi có trong các hệ thống VAC tại địa phương. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định được hiện trạng sử dụng đất và hiện trạng hệ thống VAC tại địa phương. - Đánh giá hiệu quả kinh tế của hệ thống VAC làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển hệ thống VAC tại xã Yên Đồng, Yên Lạc, Vĩnh Phúc. -Xác định tính đa dạng thành phần cây trồng, vật nuôi của các hệ thống VAC tại địa phương. - Đề xuất một số giải pháp phát triển VAC theo hướng bền vững. 1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: các hệ thống VAC hiện có tại địa phương - Phạm vi nghiên cứu: + Xã Yên Đồng, Yên Lạc, Vĩnh Phúc + Các loài sinh vật chủ yếu (cây trồng, vật nuôi và động, thực vật tự nhiên) xuất hiện trong hệ thống VAC. 1.4. Nội dung nghiên cứu - Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của điểm nghiên cứu. - Điều tra hiện trạng hệ thống sử dụng đất tại địa phương. - Điều tra hiện trạng hệ thống VAC. + Phân loại các kiểu/dạng hệ thống VAC. + Hiện trạng về quy mô diện tích và kỹ thuật của mỗi kiểu VAC - Phân tích hiệu quả kinh tế do VAC mang lại - Điều tra tính đa dạng loài (liệt kê) các loài và giống cây trồng vật nuôi của hệ thống VAC. - Đề xuất giải pháp phát triển hệ thống VAC theo hướng bền vững. Chương II TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quát về hệ thống VAC 2.1.1. Sơ lược về hệ sinh thái VAC 2.1.1.1. Hệ sinh thái Hệ sinh thái là khái niệm do nhà sinh thái học người Anh A. Tansley đề xuất năm 1935. Hệ sinh thái là một đơn vị bao gồm các vật sống và ngoại cảnh không sống của chúng (Trần Đức Viên, 1988). Các hệ sinh thái có quy mô rất khác nhau. Nó có thể bé như một mảnh ruộng, một gốc cây thậm chí là một bể nuôi cá cảnh và cũng có thể lớn như một khu rừng, hay đại dương mênh mông. Về mặt quan hệ dinh dưỡng, người ta chia các thành phần trong hệ sinh thái làm hai loại: - Thành phần tự dưỡng, bao gồm các loài cây xanh có khả năng tự tổng hợp các chất hữu cơ cần thiết cho sự sống từ các chất vô cơ đơn giản dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời. - Thành phần dị dưỡng, bao gồm các loài sinh vật phân hủy và các loài động vật. Các loài này không có khả năng tự tổng hợp chất ống như cây xanh, để duy trì sự sống chúng phải ăn thực vật hay ăn thịt các loài động vật khác. Về mặt cấu trúc, quan trọng nhất là tất cả các hệ sinh thái đều phải có nhân tố vô sinh (môi trường) và nhân tố hữu sinh (sinh vật), giữa chúng có sự trao đổi năng lượng và vật chất. Tập hợp tất cả các hệ sinh thái làm thành một hệ sinh thái khổng lồ được gọi là sinh quyển. Trong sinh quyển có ba loại hệ sinh thái, đó là: - Các hệ sinh thái tự nhiên như : Rừng, đồng cỏ, sông hồ… - Các hệ sinh thái đô thị: Gồm các thành phố và khu công nghiệp. - Các hệ sinh thái nông nghiệp. Trong các hệ sinh thái, thực vật giữ vai trò quan trọng nhất. Thực vật sử dụng năng lượng bức xạ mặt trời để tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp để cung cấp cho các sinh vật sống khác, đồng thời, tạo ra khí Ôxi, một loại khí cần thiết cho sự sống. Ngoài ra, thực vật có tác dụng điều hòa nhiệt độ, làm tăng độ ẩm không khí, tích lũy mùn trong đất…, tạo điều kiện thuận lợi cho sự sống của các sinh vật khác. 2.1.1.2. Hệ sinh thái nông nghiệp Trong thực tế không có một giới rõ ràng giữa các hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nông nghiệp. Tiêu chuẩn để phân biệt một hệ sinh thái tự nhiên với một hệ sinh thái nông nghiệp là sự can thiệp của con người. Tuy nhiên đó cũng chỉ là sự tương đối, vì đôi khi con người cũng tác động vào hệ sinh thái tự nhiên. Theo Đào Thế Tuấn: “Hệ sinh thái nông nghiệp là các hệ sinh thái thứ cấp do lao động của con người tạo ra. Nó gồm tập hợp các hệ thống thành phần ở trong một môi trường sinh thái và điều kiện kinh tế cụ thể” (Đào Thế Tuấn, 1984). Các hệ thống thành phần luôn tác động qua lại tạo thành một chỉnh thể thống nhất và luôn luôn vận động. Mỗi hệ thống thành phần có một hoàn cảnh riêng và chi phối các hệ thống lân cận. Hệ sinh thái nông nghiệp bao gồm các thành phần chủ yếu sau: - Hệ sinh thái đồng ruộng cây hàng năm. - Hệ sinh thái vườn cây lâu năm. - Hệ sinh thái đồng cỏ chăn nuôi. - Hệ sinh thái ao hồ. - Khu dân cư nông nghiệp. Cũng như tất cả các hệ sinh thái khác, hệ sinh thái nông nghiệp là một hệ thống chức năng, hoạt động theo những quy luật nhất định. Trong nội bộ hệ sinh thái nông nghiệp có sự trao đổi vật chất và trao đổi năng lượng. Có thể tóm tắt sự trao đổi đó trong hai quá trình sau: - Quá trình tạo năng suất sơ cấp (sản phẩm trồng trọt) của cây trồng. - Quá trình tạo năng suất thứ cấp (sản phẩm chăn nuôi) của vật nuôi. Ngoài sự trao đổi năng lượng và vật chất trong nội bộ hệ sinh thái, còn có sự trao đổi năng lượng và vật chất giữa hệ sinh thái nông nghiệp với các hệ sinh thái khác, chủ yếu là hệ sinh thái đô thị. Thực chất đây là sự trao đổi năng lượng và vật chất giữa nông nghiệp và công nghiệp. Vấn đề quan trọng để nâng cao năng suất của hệ sinh thái nông nghiệp là làm thế nào để sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên vô tận, đó là nguồn năng lượng do bức xạ mặt trời cung cấp. Nguồn năng lượng do công nghiệp cung cấp chỉ đóng vai trò thúc đẩy, tạo điều kiện cho cây trồng tích lũy được nhiều năng lượng bức xạ mặt trời để tạo ra năng suất sơ cấp. 2.1.1.3. Hệ sinh thái VAC VAC là một hệ sinh thái nông nghiệp với quy mô nhỏ. VAC là từ viết tắt tiếng Việt, gồm: Vườn, Ao, Chuồng. V chỉ các hoạt động trồng trọt, A chỉ các hoạt động nuôi trồng thủy sản, C chỉ các hoạt động chăn nuôi. Đây là các hoạt động kết hợp với nhau trong một hệ sinh thái khép kín, trong đó có cả con người (Nguyễn Văn Mấn, 1995). Các sản phẩm của V (rau, đậu, củ quả…), của C (thịt, trứng, sữa…), của A (cá, tôm…) sẽ được sử dụng để nuôi con người. Vườn không chỉ dừng lại ở vườn rau, vườn cây ăn quả, mà nó bao gồm cả vườn rừng, vườn hoa cây cảnh, vườn dược liệu. Ao bao gồm cả ao nuôi cá và ao nuôi các loại thủy sản, đặc sản như : baba, ếch, lươn… Chuồng không chỉ có nuôi lợn mà gồm cả nuôi trâu, bò, dê, gia cầm, ong… Tùy theo điều kiện cụ thể của từng nơi mà trong hệ sinh thái có đủ cả ba thành phần V, A, C hay chỉ có hai thành phần VA, VC, AC. Ngoài ra, khái niệm này còn được phát triển thành RVAC, R là từ viết tắt của Rừng và RVACR (Rừng, Vườn, Ao, Chuồng, Ruộng). Quy mô của hệ sinh thái VAC tùy thuộc vào diện tích đất đai. Quy mô nhỏ có thể vài chục mét vuông, quy mô lớn có thể vài chục ha. Nội dung tổ chức hệ sinh thái VAC rất đa dạng và phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Vì vậy, ở mỗi vùng sinh thái (miền núi, trung du, đồng bằng, ven biển, hải đảo) cách thức tổ chức các thành phần rất khác nhau và hệ thống giống cây trồng, vật nuôi trong hệ sinh thái cũng khác nhau. Như vậy, xét về mặt điều kiện sinh thái sẽ có hệ thống VAC ở đồng bằng, hệ thống VAC ở trung du, miền núi, ven biển và hải đảo. Nếu xét về yếu tố trung tâm của hệ sinh thái VAC sẽ có hệ thống VAC cho nông hộ, VAC hợp tác xã, VAC nhà trẻ, mẫu giáo, VAC trường học, VAC trạm y tế, VAC trong các trường quân đội. Tóm lại, về mặt cơ sở lý luận là tiến hành sản xuất theo hệ sinh thái VAC nhưng trong thực tiễn phải xây dựng các hệ thống VAC cụ thể. Nghĩa là phải tiến hành quy hoạch, thiết kế, xây dựng từng thành phần trong hệ thống, bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong mỗi thành phần phù hợp với điều kiện sinh thái và mục đích sản xuất. Trên cơ sở thiết kế xây dựng một số hệ thống mẫu, thông qua quá trình sản xuất để từng bước bổ sung, hoàn thiện sau đó tiến hành phổ biến nhân rộng hệ thống 2.1.1.4. Qúa trình chu chuyển vật chất trong hệ sinh thái VAC V (vườn cây) được sự chăm sóc của con người, tiếp nhận các yếu tố khí tượng (ánh sáng, nhiệt độ, không khí) để tiến hành quang hợp, tạo ra các chất hữu cơ. Các chất hữu cơ này, chuyển hóa thành ra sản phẩm cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người. Một phần sinh khối do cây tạo ra, được dùng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm để phát triển chăn nuôi, một Phần làm thức ăn cho một số loại thủy sản trong ao. Ngược lại, chất thải từ chuồng (phân gia súc, gia cầm) được sử dụng làm phân bón cho cây trồng trong vườn. Ao là nơi chứa, dự trữ nước để tưới cho cây, làm tăng độ ẩm trong vườn tạo điều kiện cho cây phát triển tốt. Đồng thời, bùn ao cũng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng đối với cây trồng và được coi là nguồn phân bón hữu cơ cho cây. A (ao nuôi thủy sản) lấy thức ăn từ cây cỏ trong vườn, từ các loài giun, côn trùng… sống trong đất vườn, sống trên cây. Các chất thải, thức ăn thừa từ chuồng (phân gia súc, gia cầm) cũng là nguồn thức ăn cho một số loại thủy sản trong ao. Ao cũng là nguồn cung cấp thực phẩm cho con người và một phần thức ăn đạm cho chăn nuôi, đó là bột cá. C (chuồng chăn nuôi) lấy thức ăn từ các sản phẩm thực vật trong vườn như rau, củ, quả và sản phẩm thủy sản từ ao. Ngược lại, chuồng cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người và một phần thức ăn cho các loài thủy sản. Như vậy, quá trình chu chuyển vật chất diễn ra trong các hệ thống VAC được tiến hành một cách thông suốt gần như khép kín. Chất hữu cơ được tạo ra do quang hợp của cây xanh trong vườn, được các loài sinh vật tiêu thụ (gia súc, con người, thủy sản) sử dụng. Sau đó các loài sinh vật phân hủy (vi sinh vật, côn trùng…) sử dụng làm thức ăn và làm cho cho các sinh vật hữu cơ bị phân hủy và trở lại trạng thái các chất vô cơ đơn giản. Các chất vô cơ đơn giản này, được cây sử dụng làm thức ăn và kết hợp chúng lại qua quá trình quang hợp, với một loạt các phản ứng sinh, hóa học diễn ra trong thân cây để tạo thành các chất hữu cơ phức tạp và chu trình chuyển hóa vật chất lại tiếp tục theo vòng mới. Sơ lược các kết quả nghiên cứu về hệ thống VAC Nhân dân ta đã có kinh nghiệm sản xuất VAC từ lâu đời và biết cách khai thác khá triệt để các yếu tố tự nhiên thông qua việc bố trí cây trồng trong vườn, nhằm khai thác vườn theo chiều sâu, tận dụng ánh sáng và độ ẩm để phát triển cây trồng theo hệ thống rừng nhiệt đới, nghĩa là trồng nhiều tầng, nhiều loại cây, nhiều vụ nhằm tận dụng năng lượng ánh sáng mặt trời. Đối với ao, đã kết hợp nuôi nhiều loại cá sống và kiếm ăn ở các tầng nước khác nhau, kết hợp nuôi cá với nuôi vịt và thả bèo làm thức ăn nuôi lợn, trên mặt ao làm giàn trồng bầu bí, trên bờ ao trồng cây ăn quả… Tuy nhiên, việc sản xuất VAC còn hạn chế do người nông dân xây dựng hệ thống sản xuất VAC chỉ dựa vào kinh nghiệm tích lũy từ thực tiễn và chưa có nhiều nghiên cứu về hệ thống VAC. Những nghiên cứu về hệ sinh thái VAC chỉ được quan tâm chú ý từ khi Đảng ta khởi xướng công cuộc đổi mới. Trước năm 1986, các nghiên cứu về hệ sinh thái VAC đã được một số nhà khoa học đề cập đến, nhưng chủ yếu dừng lại ở kỹ thuật làm vườn, chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi cá. Đường Hồng Dật (2005) đã đề cập đến ý nghĩa, tác dụng của hệ sinh thái VAC. Về mối quan hệ giữa các thành phần trong hệ sinh thái VAC với hệ sinh thái nông nghiệp được Đào Thế Tuấn (1984) đề cập trong công trình nghiên cứu của mình về hệ sinh thái nông nghiệp. Năm 1986, Hội làm vườn Việt Nam (viết tắt là VACVINA) được thành lập. Từ đây các nghiên cứu về hệ sinh thái VAC được đề cập nhiều trên sách báo và đặc biệt là trên tạp chí “Người làm vườn”. Các tác giả Nguyễn Văn Mấn, Trịnh Văn Thịnh, Nguyễn Ngọc Kính, Lê Khoa vv… đã có nhiều nghiên cứu và bài viết về hệ sinh thái VAC. Năm 1987, trung ương Hội những người làm vườn Việt Nam tiến hành nghiên cứu đề tài “Chương trình an toàn lương thực, thực phẩm gia đình” (viết tắt là HFC) do UNICEF tài trợ. Chương trình này còn được gọi là “Chương trình VAC dinh dưỡng”. Đề tài được triển khai ở tỉnh Hà Nam Ninh và tỉnh Long An, mỗi tỉnh thực hiện ở một xã. Do kết quả của đề tài đem lại, UNICEF đã quyết định tăng tài trợ để mở rộng đề tài, năm 1989 mở ra ở 8 tỉnh, năm 1990 ở 13 tỉnh, năm 1994 thực hiện ở 24 tỉnh trên các vùng trong cả nước. Trong 8 năm thực hiện phần trình VAC dinh dưỡng (từ năm 1987 đến năm 1994) đã có 147672 gia đình ở 1361 xã trên phạm vi cả nước được hướng dẫn làm kinh tế VAC (Hội làm vườn Việt Nam, 1994). Qua kết quả nghiên cứu, các tác giả Nguyễn Văn Mấn và các tác giả đã biên soạn thành tài liệu hướng dẫn kỹ thuật làm VAC ở các vùng sinh thái khác nhau (1995). Năm 1989, Lê Trọng Cúc và các nhà khoa học thuộc mạng lưới nghiên cứu hệ sinh thái nông nghiệp các trường đại học Đông Nam Á (viết tắt là SUSAN) cùng các cộng sự đã có nghiên cứu về hệ sinh thái VAC trong khi họ đi nghiên cứu hệ sinh thái nông nghiệp trung du miền Bắc Việt Nam. Vấn đề đáng chú ý là họ sử dụng lý thuyết tiếp cận hệ thống, kết hợp với các phương pháp: Sinh thái nhân văn, phân tích hệ sinh thái nông nghiệp và điều tra nhanh nông thôn để nghiên cứu hệ sinh thái nông nghiệp và hệ sinh thái VAC. Từ năm 1994 đến nay, Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I và Học viện công nghệ châu Á (AIT) đã tiến hành đề tài “Phát triển mở rộng hệ thống VAC ở miền Bắc Việt Nam”. Lúc đầu đề tài được thực hiện ở 40 hộ nông dân thuộc 5 tỉnh đồng bằng sông Hồng (Hà Nội, Hà Bắc, Hải Dương, Thái bình, Nam Hà). Đến năm 1997 đề tài được mở rộng, triển khai ở 115 hộ thuộc 19 tỉnh phía Bắc. Mục đích của đề tài là chuyển giao các kỹ thuật làm VAC cho nông hộ, thông qua làm VAC để tạo việc làm và tăng thu nhập cho nông hộ. Về vai trò của hệ sinh thái VAC, Đặng Thọ Xương và các tác giả (1995) đã nghiên cứu thành công đề tài “Vai trò kinh tế VAC trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn”. Đề tài đã khái quát sự hình thành cơ cấu kinh tế VAC trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam và đánh giá thực trạng kinh tế VAC ở nước ta hiện nay. Trên cơ sở đó, các tác giả đã đưa các luận cứ khoa học về vai trò của kinh tế VAC trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và kiến nghị các giải pháp nhằm tiếp tục phát triển kinh tế VAC trong những năm tiếp theo. Năm 2007, thực hiện chủ trương của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung ương HLV Việt Nam đã triển khai Chương trình Khuyến nông VAC ở 13 tỉnh, thành ở cả 3 miền trên cả nước. Hội làm vườn tỉnh Hà Tĩnh được sự cho phép của Sở Khoa học công nghệ cùng với sự phối hợp giúp đỡ của 1 số Sở, ban ngành của tỉnh đã tiến hành thực hiện đề tài: Đánh giá thực trạng kinh tế - kỹ thuật VAC tỉnh Hà Tĩnh và đề xuất giải pháp phát triển. Đề tài được thực hiện từ tháng 10 năm 2007 và kết thúc tháng 12 năm 2008 với mục tiêu chính là : - Đánh giá đúng thực trạng kinh tế - kỹ thuật VAC toàn tỉnh và từng vùng sinh thái đặc trưng của tỉnh Hà Tĩnh. Từ đó đưa ra các nhận định, các yêu cầu cụ thể để xây dựng giải pháp phát triển bền vững có hiệu quả. - Điều tra, đánh giá các mô hình VAC tiêu biểu, các tiến bộ kỹ thuật thích ứng, có hiệu quả kinh tế cao, để xây dựng lộ trình nhân rộng. Đồng thời, đề xuất các giải pháp thiết yếu cho công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch và phương hướng phát triển của hệ thống VAC trong toàn tỉnh Hà Tĩnh. Năm 2008, Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I và trường Đại học Công nghệ Curtin của Úc đã tiến hành dự án: “Cải tiến hệ thống trang trại kết hợp (VAC) – sự lựa chọn mới cho cộng đồng nông dân nghèo ven biển”. Mục tiêu dự án mong muốn đạt được bao gồm: - Cung cấp nguồn thu thay thế và đảm bảo an ninh lương thực cho người nông dân và ngư dân nghèo. - Cải thiện năng lực công nghệ và mở rộng cho các bên liên quan. - Giảm thiểu tác động xấu của nuôi trồng thủy sản tới môi trường và nghề nông thông qua việc tái sử dụng nước thải và sử dụng hợp lý nguồn phân hữu cơ, các sản phẩm thải nông nghiệp khác và cỏ. Dự án gồm 3 pha, trong pha thứ nhất dự án tập trung đánh giá hiện trạng các mô hình VAC, đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện và phát triển mô hình này. Trong pha này họ đã điều tra và xác định được các loài được nuôi trồng trong hệ thống VAC của các tỉnh ven biển miền Trung (Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I, 2008). Cụ thể: - Vườn người dân trồng các loại cây trồng: khoai lang, ngô, đậu tương, lạc, cỏ. - Ao người dân nuôi các loại thủy sản: cá chép, cá trắm, cá rô phi, rô phi đơn tính, mrigan, silver carp. - Chuồng người dân nuôi các loài vật nuôi: lợn, gà, vịt, trâu, bò, thỏ. Tỉnh Hà Tĩnh đang xây dựng đề án phát triển VAC
Tài liệu liên quan