Đề tài Giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Phát triển làng nghề là một nội dung chủ yếu của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở nước ta. Nhờ những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua sự phát triển làng nghề đã đạt được những kết quả to lớn, góp phần làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt nông thôn. Sự phát triển làng nghề đã đem lại hiệu quả to lớn về nhiều mặt, không chỉ góp phần phát triển kinh tế, mà còn góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo đảm an ninh trật tự xã hội. ở một số tỉnh như Bắc Ninh, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Hà Tây trước đây,... làng nghề phát triển rất nhanh, đạt được những kết quả to lớn. Năm 2007 nước ta trở thành thành viên chính thức của WTO, phát triển làng nghề đang có nhiều cơ hội m ới nhưng đồng thời cũng gặp nhiều khó khăn. Nghệ An là một tỉnh thuộc Bắc Trung bộ, có nhiều tiềm năng phát triển làng nghề. Nhờ những chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, chủ trương, chính sách của tỉnh, nhất là từ khi có Nghị quyết 06-NQ/TU ngày 8 tháng 8 năm 2001 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá XV) về phát triển công nghiệp, TTCN, xây dựng làng nghề thời kỳ 2001-2010, làng nghề trên địa bàn tỉnh đã được khôi phục và phát triển nhanh hơn. Năm 2007 cả tỉnh đã có 55 làng nghề đạt tiêu chí của tỉnh. Tuy vậy, sự phát triển làng nghề ở Nghệ An còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng so với tiềm năng, còn xa so với mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVI (2005) đề ra đến năm 2010 là cả tỉnh có 100 làng nghề [11]. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài: “Giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An” làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý kinh tế.

pdf93 trang | Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2525 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Phát triển làng nghề là một nội dung chủ yếu của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở nước ta. Nhờ những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua sự phát triển làng nghề đã đạt được những kết quả to lớn, góp phần làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt nông thôn. Sự phát triển làng nghề đã đem lại hiệu quả to lớn về nhiều mặt, không chỉ góp phần phát triển kinh tế, mà còn góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo đảm an ninh trật tự xã hội. ở một số tỉnh như Bắc Ninh, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Hà Tây trước đây,... làng nghề phát triển rất nhanh, đạt được những kết quả to lớn. Năm 2007 nước ta trở thành thành viên chính thức của WTO, phát triển làng nghề đang có nhiều cơ hội mới nhưng đồng thời cũng gặp nhiều khó khăn. Nghệ An là một tỉnh thuộc Bắc Trung bộ, có nhiều tiềm năng phát triển làng nghề. Nhờ những chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, chủ trương, chính sách của tỉnh, nhất là từ khi có Nghị quyết 06-NQ/TU ngày 8 tháng 8 năm 2001 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá XV) về phát triển công nghiệp, TTCN, xây dựng làng nghề thời kỳ 2001-2010, làng nghề trên địa bàn tỉnh đã được khôi phục và phát triển nhanh hơn. Năm 2007 cả tỉnh đã có 55 làng nghề đạt tiêu chí của tỉnh. Tuy vậy, sự phát triển làng nghề ở Nghệ An còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng so với tiềm năng, còn xa so với mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVI (2005) đề ra đến năm 2010 là cả tỉnh có 100 làng nghề [11]. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài: “Giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An” làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý kinh tế. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ở nước ta đã có một số công trình, đề tài nghiên cứu về phát triển làng nghề. Sau đây là một số công trình, đề tài tiêu biểu: - Về đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước và cấp bộ: + Đề tài Về các giải pháp phát triển thủ công nghiệp theo hướng CNH, HĐH ở vùng ĐBSH của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, do TS. Đặng Lễ Nghi làm chủ nhiệm đề tài, thực hiện năm 1998. + Đề tài Đề xuất chính sách và biện pháp cải thiện môi trường cho bảy loại hình làng nghề có nguy cơ gây ô nhiễm nghiêm trọng (mã số KC.08.09) do GS.TS. Đặng Kim Chi làm chủ nhiệm (đề tài được tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ giai đoạn 2001-2005). + Đề tài Quy hoạch phát triển ngành nghề thủ công phục vụ CNH, HĐH nông thôn Việt Nam do JICA và Bộ NN&PTNT thực hiện tháng 11 năm 2002. Công trình đã điều tra, nghiên cứu nhiều vấn đề liên quan đến làng nghề thủ công của tất cả 61 tỉnh, thành cả nước (số lượng các tỉnh, thành năm 2001) chuẩn bị quy hoạch tổng thể và nêu các kiến nghị cụ thể, đề xuất các chương trình hành động để phát triển ngành nghề nông thôn. + Đề tài Tiếp tục đổi mới chính sách và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề truyền thống ở Bắc Bộ thời kỳ đến năm 2010 của Viện Nghiên cứu Thương Mại (Bộ Thương Mại) thực hiện năm 2003. + Đề tài Hoàn thiện các giải pháp kinh tế – tài chính nhằm khôi phục và phát triển làng nghề nông thôn vùng ĐBSH của Học viện Tài chính (Bộ Tài chính) thực hiện năm 2004. + Đề tài Phát triển thị trường cho làng nghề TTCN vùng ĐBSH trong giai đoạn hiện nay của khoa Kinh tế phát triển (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) thực hiện năm 2005. - Về sách: + Tạo việc làm thông qua khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, Nxb. Nông nghiệp (1997) của KS. Nguyễn Văn Đại và PTS. Trần Văn Luận. + Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam, Nxb. Văn hoá (1998) của ThS. Bùi Văn Vượng. + Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình CNH, Nxb. Khoa học xã hội (2001) của TS. Dương Bá Phượng. + Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình CNH, HĐH, Nxb Chính trị quốc gia (2003) của các tác giả: TS. Mai Thế Hởn, GS.TS. Hoàng Ngọc Hoà, PGS.TS. Vũ Văn Phúc. Ngoài ra, nhiều sách của các địa phương như Làng nghề, phố nghề Thăng Long – Hà Nội của Bộ Văn hoá Thông tin (2000); Làng nghề Hà Tây của Sở Công nghiệp Hà Tây (2001); Nghề thủ công truyền thống Quảng Ngãi của Nxb. Chính trị quốc gia (2003)... - Về luận án tiến sỹ: + Luận án của Mai Thế Hởn (2000) Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình CNH, HĐH ở vùng ven Thủ đô Hà Nội". + Luận án của Trần Minh Yến (2003) Phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH. + Luận án của Lê Mạnh Hùng (2005) Định hướng và những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm phát triển các ngành TTCN trong nông thôn tỉnh Hà Tây. + Luận án của Đỗ Quang Dũng (2006) Phát triển làng nghề trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn ở Hà Tây. - Về luận văn thạc sỹ: + Luận văn của Vũ Thị Hà (2002) Khôi phục và phát triển làng nghề ở nông thôn vùng ĐBSH - thực trạng và giải pháp. + Luận văn của Nguyễn Trọng Tuấn(2006) Nghề truyền thống trên địa bàn Hà Nội trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. + Luận văn của Nguyễn Hữu Loan (2007) Giải pháp xây dựng làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh theo hướng phát triển bền vững. ở Nghệ An đã có một số đề tài về làng nghề trên địa bàn tỉnh. Đó là: - Đề tài Nghề, làng nghề thủ công truyền thống Nghệ An (1998) do Sở khoa học, Công nghệ và Môi trường và Hội văn nghệ dân gian Nghệ An phối hợp nghiên cứu (PGS. Ninh Viết Giao chủ biên). Đề tài đã phân tích, tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển của nghề thủ công và tình hình phát triển nghề, làng nghề thủ công truyền thống tỉnh Nghệ An, giới thiệu một số nghề ở một số địa phương, quy trình sản xuất, thực trạng một số nghề, sự phản ánh của văn học dân gian đối với nghề. - Đề tài Điều tra khảo sát làng nghề truyền thống và tìm giải pháp khôi phục phát triển (2001) do Sở Công nghiệp Nghệ An thực hiện. Đề tài đã khảo sát một số làng nghề, phân tích đánh giá thực trạng làng nghề Nghệ An và đề xuất một số giải pháp khôi phục phát triển làng nghề. Ngoài các công trình, đề tài tiêu biểu nêu trên còn có nhiều công trình, đề tài, bài viết của các cơ quan nhà nước, cơ quan khoa học, các nhà nghiên cứu và các tác giả khác. Tuy nhiên, trong những năm gần đây chưa có công trình nghiên cứu nào có tính hệ thống dưới dạng luận văn, luận án khoa học về làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Vì vậy, đề tài này nghiên cứu nhằm tiếp tục làm rõ một số vấn đề lý luận về làng nghề và thực trạng làng nghề ở Nghệ An với mong muốn đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý luận chung về phát triển làng nghề; phân tích, đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong những năm tới. 3.2. Nhiệm vụ - Hệ thống hoá và phân tích một số vấn đề lý luận về phát triển làng nghề. Tìm hiểu kinh nghiệm của một số tỉnh về phát triển làng nghề. - Phân tích thực trạng phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An, tìm ra các nhân tố, nguyên nhân ảnh hưởng đến phát triển làng nghề. - Đề xuất các giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong những năm tới. 4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn - Về địa bàn: nghiên cứu các làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An. - Về thời gian: luận văn nghiên cứu sự phát triển của làng nghề trong những năm gần đây, chủ yếu là từ năm 2001, khi có Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển công nghiệp, TTCN và làng nghề giai đoạn 2001-2010. 5. Phương pháp nghiên cứu - Vận dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin và các phương pháp khác như: tổng hợp, phân tích, so sánh,... - Điều tra nghiên cứu thực địa một số làng nghề tiêu biểu trên địa bàn tỉnh phù hợp với yêu cầu của luận văn. - Phỏng vấn, trao đổi với cán bộ các sở, ngành có liên quan và cán bộ ở các huyện, xã và lao động trong một số làng nghề. 6. Những đóng góp chủ yếu của luận văn - Góp phần làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về làng nghề như quan niệm, tiêu chí làng nghề, những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề. - Tổng kết kinh nghiệm của một số tỉnh, từ đó rút kinh nghiệm cho việc phát triển làng nghề ở Nghệ An. - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển làng nghề hiện nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An, tìm ra các nhân tố chủ yếu tác động tới phát triển làng nghề ở Nghệ An. - Đề xuất các giải pháp phát triển làng nghề ở Nghệ An. 7. Kết cấu luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 8 tiết. Chương 1 Những vấn đề cơ bản về phát triển làng nghề trong nền kinh tế thị trường 1.1. Những vấn đề cơ bản về làng nghề 1.1.1. Quan niệm và tiêu chí về làng nghề * Quan niệm về làng nghề Từ trước đến nay có nhiều quan niệm về làng nghề. Có quan niệm cho rằng: làng nghề là nơi mà hầu hết mọi người trong làng đều làm nghề và lấy nó làm nghề sinh sống chủ yếu. Với quan niệm này thì làng nghề hiện không có nhiều. Có quan niệm cho rằng: làng nghề là làng có làm nghề thủ công nhưng không nhất thiết tất cả dân làng đều làm nghề. Với quan niệm này, rất khó xác định thế nào là làng nghề, bởi vì hầu như ở các làng, xã ở nước ta đều có nghề thủ công như nghề rèn, nghề đan lát, nghề mộc, nghề chạm khảm... Đề tài Khảo sát một số làng nghề truyền thống – chính sách và giải pháp (1996) của Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học quan niệm “Làng nghề là một cộng đồng dân cư, một cộng đồng sản xuất nghề TTCN và nông nghiệp ở nông thôn” [17]. Quan niệm này mới nêu chung chung về mặt định tính mà chưa nêu được mặt định lượng của làng nghề. GS. Trần Quốc Vượng quan niệm “Làng nghề là làng ấy tuy vẫn trồng trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi nhỏ, cũng có một số nghề phụ khác, song đã nổi trội một số nghề cổ truyền tinh xảo với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, có phường, có ông trùm, có phó cả,... cùng một số thợ và phó nhỏ, đã chuyên tâm, có quy trình công nghệ nhất định “sinh ư nghệ, tử ư nghệ”, “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, sống chủ yếu được bằng nghề đó và sản xuất ra các mặt hàng thủ công” [46, tr.27]. Quan niệm này chưa phù hợp với làng nghề mới. Một số nhà nghiên cứu khác lại đưa ra quan niệm làng nghề gắn với tiêu chí cụ thể về lao động, thu nhập. Tác giả Nguyễn Văn Đại, Trần Văn Luận cho rằng “Làng nghề là những làng đã từng có từ 50 hộ hoặc từ 1/3 tổng số hộ hay lao động của địa phương trở lên làm nghề chiếm phần chủ yếu trong tổng thu nhập của họ trong năm” [14, tr.15]. TS. Dương Bá Phượng quan niệm “Làng nghề là làng ở nông thôn có một (hay một số) nghề thủ công tách hẳn khỏi nông nghiệp và kinh doanh độc lập” [28, tr.13-14]. Quan niệm này nêu hai yếu tố cơ bản cấu thành làng nghề, đó là làng và nghề. Tác giả Mai Thế Hởn cho rằng "Làng nghề là một cụm dân cư sinh sống trong một thôn (làng) có một hay một số nghề được tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất độc lập. Thu nhập từ các nghề đó chiểm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản phẩm của làng" [18, tr.8]. Tác giả Đỗ Quang Dũng quan niệm “Làng nghề là làng ở nông thôn có một (hay một số) nghề thủ công hầu như được tách hẳn ra khỏi nông nghiệp, kinh doanh độc lập và đạt tới một tỷ lệ nhất định về lao động làm nghề cùng như về mức thu nhập từ nghề so với tổng số lao động và thu nhập của làng” [9, tr. 16]. Thông tư số 116/2006/TT-BNN của Bộ NN&PTNT Hướng dẫn thực hiện một số nội dung Nghị định số 66/2006/NĐ-CP của Chính phủ “Về phát triển ngành nghề nông thôn” quy định “Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau” [4]. Từ một số quan niệm trên ta thấy rằng thuật ngữ làng nghề gồm hai yếu tố làng và nghề. Làng là một tổ chức ở nông thôn nước ta, là sản phẩm tự nhiên phát sinh từ quá trình định cư và cộng cư của con người, ở đó họ sống, làm việc, quan hệ, vui chơi, thể hiện mối ứng xử văn hoá với thiên nhiên, xã hội và bản thân họ. Về cơ bản, cơ cấu làng được biểu hiện dưới những hình thức: - Tổ chức theo khu đất cư trú. Theo hình thức này, làng được chia thành nhiều xóm. Các xóm thường cách nhau, mỗi xóm sinh hoạt riêng. Xóm phân thành nhiều ngõ, ngõ có một hay nhiều nhà… - Tổ chức theo huyết thống, dòng họ. Dòng họ có vị trí và vai trò quan trọng trong làng. Có làng có nhiều dòng họ, có làng chỉ một dòng họ. - Tổ chức theo nghề nghiệp, sở thích và sự tự nguyện như phe (một tổ chức tự quản dưới hình thức câu lạc bộ), hội (hiếu hỷ, mua bán, luyện võ, tập chèo, đấu vật…), phường nghề (mộc, nề, sơn, thêu, chèo, múa rối…). - Tổ chức theo cơ cấu hành chính. Làng có khi gọi là xã, có khi gọi là thôn. Dưới thôn có xóm. - Tổ chức làng theo lớp tuổi. Hình thức này chỉ dành riêng cho nam giới, phụ nữ không được vào. Hiện nay, hình thức tổ chức này ít tồn tại. Làng giữa các miền cũng có một số nét khác nhau. Làng Bắc bộ hình thành từ lâu đời, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, ổn định, khép kín, bền vững trên cơ sở liên kết nhiều hình thức tổ chức. Mỗi hình thức tổ chức có ảnh hưởng gần như đến từng thành viên, đặc biệt là lệ tộc, lệ làng. Người dân sống gắn bó chặt chẽ với xóm giềng, họ tộc, gia đình, làng nước. Càng về phía nam làng càng năng động, bớt những lệ làng. Tên gọi làng cũng khác nhau, tuỳ theo vùng, đến nay việc phân biệt cũng chưa thật rõ ràng, có nơi gọi là làng, có nơi gọi thôn, xóm, ấp, bản, buôn, phum, sóc,... Nghề trước tiên được hiểu là nghề thủ công cụ thể như nghề dệt vải, nghề đúc đồng, nghề khảm trai, nghề gốm sứ... Lúc đầu nghề chỉ làm phụ trong các gia đình ở nông thôn, chủ yếu lúc nông nhàn. Nhưng dần dần số người làm nghề thủ công càng nhiều, tách rời khỏi nông nghiệp và họ sinh sống chính bằng thu nhập từ nghề đó ngay tại làng quê. Ngày nay ngoài nghề thủ công trên, các hoạt động cung ứng dịch vụ ở nông thôn cũng được xếp vào nghề và người ta gọi chung là ngành nghề phi nông nghiệp. Ngành nghề phi nông nghiệp được mở rộng, bao gồm các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp như: công nghiệp, TTCN, các dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống... Ngành nghề phi nông nghiệp còn được gọi là ngành nghề nông thôn. “Ngành nghề nông thôn là những hoạt động kinh tế phi nông nghiệp, bao gồm công nghiệp, thủ công nghiệp và các hoạt động dịch vụ phục vụ cho sản xuất và đời sống” [24, tr.26]. Nghị định số 66/2006/NĐ-CP quy định ngành nghề nông thôn gồm: - Chế biến, bảo quản nông, lâm, thuỷ sản. - Sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, cơ khí nhỏ. - Xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn. - Sản xuất hàng TCMN. - Gây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh. - Xây dựng, vận tải trong nội bộ xã, liên xã và các dịch vụ khác phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn. - Tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề; tư vấn sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn [5]. Như vậy, có thể quan niệm rằng làng nghề là một cụm dân cư như làng, thôn, ấp, bản, buôn, phum, sóc,... (gọi chung là làng) có sản xuất kinh doanh ngành nghề nông thôn mà số hộ làm nghề và thu nhập từ các nghề đó chiếm tỷ trọng cao. * Tiêu chí về làng nghề Có một số tiêu chí để xác định làng nghề, người ta thường dùng nhất là tiêu chí về lao động và thu nhập. Về lao động, người ta dùng tỷ lệ lao động (hay số hộ) làm nghề so với tổng số lao động (hay số hộ) của làng. Tuy vậy có nhiều số liệu khác nhau: Bộ Lao động, Thương bình và Xã hội (1995) cho rằng các làng nghề truyền thống tỷ lệ lao động phải đạt từ 30- 35%; Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường (Đại học Bách khoa Hà Nội) và Bộ NN&PTNT đưa ra tỷ lệ 30% [2]; JICA và Bộ NN&PTNT đưa ra tỷ lệ 20% [41]; tỉnh Hà Tây trước đây quy định tỷ lệ này phải từ 50% [1]; tỉnh Nam Định quy định phải từ 40%; TS. Dương Bá Phượng đưa ra tỷ lệ 35-40% [28, tr.14]... Thông tư số 116/2006/TT-BNN quy định làng nghề có "tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn"... Về thu nhập, người ta dùng tỷ lệ thu nhập do nghề đưa lại so với thu nhập chung của làng. Tỷ lệ này được các tài liệu đưa ra tương đối thống nhất: Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường (Đại học Bách khoa Hà Nội) và Bộ NN&PTNT [2], tỉnh Hà Tây [1], tỉnh Nam Định và TS. Dương Bá Phượng [28, tr. 14] đều đưa ra tỷ lệ là trên 50%. Các tiêu chí trên phải ổn định trong một thời gian nhất định. Bởi vì thực tế hiện nay có những làng nghề chỉ tồn tại được một thời gian ngắn. Thông tư số 116/2006/TT-BNN của Bộ NN&PTNT quy định thời gian mà làng có đủ các tiêu chí về tỷ lệ lao động, thu nhập phải ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị mới được công nhận. Đối với các làng nghề đã được công nhận, nếu sau 5 năm không còn đạt các tiêu chí quy định trên sẽ bị thu hồi giấy công nhận. Trong điều kiện hiện nay, việc xác định làng nghề có thể căn cứ vào 3 tiêu chí cơ bản sau đây: - Tỷ lệ số hộ (hay lao động) làm nghề trong tổng số hộ (hay lao động) của làng phải đạt từ 30%. - Tỷ lệ thu nhập từ nghề trong tổng thu nhập của làng phải đạt từ 50%. - Hoạt động sản xuất của làng đạt các tiêu chí trên phải ổn định trong một thời gian liên tục nhất định, ít nhất là 5 năm. Ngoài ra tuỳ theo nghề cụ thể có thể xem xét thêm một số tiêu chí khác cho phù hợp. Đặc biệt là đối với các nghề mà pháp luật không khuyến khích, các nghề phải đảm bảo môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường [30]. Trước đây, do chưa thống nhất về tiêu chí làng nghề nên có nhiều số liệu rất khác nhau về làng nghề cả nước. Theo JICA và Bộ NN&PTNT, năm 2002 cả nước có 2.017 làng nghề [41]; theo tác giả Tăng Thế Cường, Viện Chiến lược và Chính sách Bộ Khoa học và Công nghệ thì có 1.450 làng nghề; theo Bộ Công nghiệp thì có 1.502 làng nghề (2004); theo Viện Asia SEED (Nhật Bản) thì có khoảng 1.500 làng nghề. Theo kết quả điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006 cả nước có 1077 làng nghề [44]. Từ tiêu chí làng nghề trên đây có một vấn đề đặt ra là: các làng có hoạt động sản xuất kinh doanh ngành nghề nông thôn nhưng chưa đạt các tiêu chí làng nghề thì gọi là gì? Điều này trong thực tiễn có ý nghĩa quan trọng để phản ánh các chỉ tiêu về phát triển TTCN ở địa phương. Một số địa phương đưa ra quan niệm làng có nghề cho những làng chưa đủ tiêu chí để công nhận làng nghề. Chẳng hạn như tỉnh Hà Tây, Nghệ An... UBND tỉnh Nghệ An quy định làng có nghề tỷ lệ lao động phải đạt từ 20%; tỷ lệ thu nhập phải đạt từ 20% [52]. 1.1.2. Phân loại làng nghề Có nhiều cách phân loại làng nghề khác nhau tuỳ theo mục đích nghiên cứu. Sau đây là một số cách phân loại chủ yếu: - Theo lịch sử hình thành và phát triển của các làng nghề, người ta chia làng nghề thành làng nghề truyền thống và làng nghề mới. Đây là cách phân loại phổ biến, hay dùng nhất. Làng nghề truyền thống là những làng nghề đã xuất hiện lâu đời, được nối tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác hoặc ít nhất cũng tồn tại hàng chục năm. Làng nghề truyền thống phải có các yếu tố sau: hình thành và phát triển lâu đời; có nhiều nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề đông đảo; sử dụng nguyên liệu trong nước là chủ yếu; sản phẩm mang tính truyền thống và độc đáo của Việt Nam, có giá trị chất lượng cao, vừa là hàng hoá tiêu dùng, vừa là sản phẩm văn hoá, nghệ thuật, mỹ thuật, thậm chí trở thành các di sản văn hoá của dân tộc, mang tính bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam; là nghề nuôi sống phần lớn bộ phận dân cư của làng. Thông tư 116/2006/TT-BNN quy định làng nghề truyền thống có nghề đã xuất hiện trên 50 năm, tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc, nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề [4]. Làng nghề mới là những làng nghề mới hình thành, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới, từ năm 1986 đến nay. - Theo số lượng nghề
Tài liệu liên quan