Đề tài Hãy nêu những biện pháp pháp lý nhằm bảo vệ những trẻ em sống trong các gia đình ghép (trẻ em là con riêng sống với bố dượng, mẹ kế)

Gia đình là tế bào của xã hội, là một hình ảnh thu nhỏ của xã hội, chịu sự phản ánh tác động của xã hội, đồng thời cũng có những phản ánh tác động ngược lại từ phía gia đình đến xã hội. Ngày nay, ở các nước phát triển, những người đã có con, đi tìm hạnh phúc mới ngày càng nhiều và mối quan hệ giữa bố dượng, mẹ kế với con riêng của vợ hoặc của chồng đã trở thành một vấn đề được xã hội quan tâm, như một nếp sống văn hóa trong xã hội hiện đại. Dù được sinh ra trong tình yêu nhưng không phải lúc nào những đứa con cũng có cuộc sống êm ả, hạnh phúc nếu chẳng may chúng sống cùng người bố dượng hoặc mẹ kế.

doc15 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2189 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hãy nêu những biện pháp pháp lý nhằm bảo vệ những trẻ em sống trong các gia đình ghép (trẻ em là con riêng sống với bố dượng, mẹ kế), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ Gia đình là tế bào của xã hội, là một hình ảnh thu nhỏ của xã hội, chịu sự phản ánh tác động của xã hội, đồng thời cũng có những phản ánh tác động ngược lại từ phía gia đình đến xã hội. Ngày nay, ở các nước phát triển, những người đã có con, đi tìm hạnh phúc mới ngày càng nhiều và mối quan hệ giữa bố dượng, mẹ kế với con riêng của vợ hoặc của chồng đã trở thành một vấn đề được xã hội quan tâm, như một nếp sống văn hóa trong xã hội hiện đại. Dù được sinh ra trong tình yêu nhưng không phải lúc nào những đứa con cũng có cuộc sống êm ả, hạnh phúc nếu chẳng may chúng sống cùng người bố dượng hoặc mẹ kế. Vậy những trẻ em đó sẽ được bảo vệ như thế nào nếu chúng bị đối xử tệ bạc, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm. Trong bài này chúng ta sẽ đi tìm hiểu và phân tích đề tài: “Hãy nêu những biện pháp pháp lý nhằm bảo vệ những trẻ em sống trong các gia đình ghép (trẻ em là con riêng sống với bố dượng, mẹ kế)”. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở pháp lý trong việc điều chỉnh mối quan hệ giữa bố dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng (theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000) Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định tại các điều: Điều 34. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ 1. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội. 2. Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên; không được xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. Điều 35. Nghĩa vụ và quyền của con Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, lắng nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ. Nghiêm cấm con có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ. Điều 36. Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng 1. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. 2. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ ốm đau, già yếu, tàn tật; trong trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ. Điều 37. Nghĩa vụ và quyền giáo dục con 1. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập. Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hoà thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường và các tổ chức xã hội trong việc giáo dục con. 2. Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động xã hội của con. 3. Khi gặp khó khăn không thể tự giải quyết được, cha mẹ có thể đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện việc giáo dục con. Điều 38. Nghĩa vụ và quyền của bố dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng 1. Bố dượng, mẹ kế có nghĩa vụ và quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng cùng sống chung với mình theo quy định tại các điều 34, 36 và 37 của Luật này. 2. Con riêng có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng bố dượng, mẹ kế cùng sống chung với mình theo quy định tại Điều 35 và Điều 36 của Luật này. 3. Bố dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng không được ngược đãi, hành hạ, xúc phạm nhau. Như vậy, theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, nghĩa vụ và quyền của bố dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng (điều 38) cũng giống như nghĩa vụ và quyền của cha mẹ và con cái (điều 34, 35, 36, 37). Quy định tại điều 38 là một trong những quy định mới của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 so với những văn bản pháp luật về hôn nhân và gia đình trước đây của Nhà nước ta. Cơ sở của việc quy định này dựa trên nền tảng đạo đức xã hội mang tính truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam. II. Thực trạng mối quan hệ giữa bố dượng, mẹ kế với con riêng của vợ hoặc của chồng Tình huống: Theo những số liệu mới nhất của ngành tòa án thì ở VN, con số ly hôn ngày càng tăng, ở thành phố lên tới 25-30%, cùng với nó là số người có ý định tái hôn ngày càng nhiều. Khó khăn nhất cho các bậc cha mẹ có ý định này là khi họ có những đứa con đang ở độ tuổi thiếu niên (8-17 tuổi). Đây là lứa tuổi các em đã có nhận thức, đánh giá, phê phán và những cảm xúc rất mạnh - cả tích cực cũng như tiêu cực. Theo số liệu thống kê tổng hợp từ đường dây nóng của Cục Bảo vệ - Chăm sóc trẻ em cho thấy, sự xâm hại và bạo lực đối với trẻ em trong gia đình tăng gấp 3 lần; tại cộng đồng tăng 7 lần và trong trường học tăng 13 lần so với chục năm về trước... Những địa phương xảy ra nhiều vụ xâm hại trẻ em nhất gồm: Hà Nội, Đồng Nai, Đắc Lắc, TP.Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bắc Giang... Có thể đưa ra những tình huống cụ thể như: Tình huống 1: Tháng 10.2008, bé Nguyễn Thị Quỳnh Phương (2 tuổi - Hải Phòng) bị cha dượng là Lê Quang Đức đánh bằng dây điện đến ngất lịm, chân sưng ụ không đi lại được. Đây không phải là lần đầu tiên Phương bị cha dượng hành hung. Đầu năm 2008, khi trời lạnh, nhiệt độ xuống 7 - 8 độ C, nửa đêm thấy bé Phương đái dầm, Đức lôi bé ra rồi lấy nước lạnh giội vào người làm thân thể bé Phương tím tái. Chưa hết, Đức dùng chiếc cốc thuỷ tinh nhằm vào bé Phương mà ném làm cháu phải khâu 7 mũi... Đỉnh điểm của sự hành hung là tối 19.10, khi đi làm về, Đức thấy cửa nhà mở, nghĩ là bé Phương đã mở cửa nên Đức gọi bé Phương vào trong phòng, dùng dây điện quất tới tấp vào bé. Chỉ đến khi bé Phương ngất lịm đi với hàng chục vết bầm tím hằn sâu trên khắp cơ thể thì Đức mới chịu dừng tay... Tình huống 2: Sự việc xảy ra vào khoảng 16h30 chiều qua, ngày 2/12. Cháu Hòa An (2 tuổi) đòi mẹ là chị Trần Thị Hòa (SN 1977), ở số nhà 243, đường Tống Duy Tân, phường Ba Đình, TP Thanh Hóa, đưa đi siêu thị chơi. Khi hai mẹ con về đến gần nhà thì gặp Lê Công Quang, chồng chị Hòa, bố dượng của cháu An. Vừa nhìn thấy hai mẹ con chị Hòa, Quang lập tức cầm mũ bảo hiểm đánh liên tiếp vào người cháu An mặc cho chị Hòa và những người dân xung quanh van xin, can ngăn. Quá bất bình trước hành vi tàn bạo của Quang, người dân đã báo cáo với công an. Ngay lập tức Quang được đưa về Công an phường Ba Đình để làm rõ hành vi trên. Được biết Lê Công Quang hiện là giáo viên một trường tiểu học.  Tình huống 3: Cậu bé M không những thiếu vắng tình thương của cha mẹ, mà còn phải chịu cảnh đối xử hà khắc của người mẹ kế. Sau khi ly hôn, mẹ M trở về quê ngoại ở Bình Định sinh sống, còn cha thì cưới vợ khác. Và cũng bắt đầu từ đây, những chuỗi ngày vất vả, buồn tủi bao quanh cậu bé. Với lý do, gia đình khó khăn, mẹ kế bảo M nghỉ học để phụ giúp việc nhà. Vì hiền lành và chưa quen việc, một ngày rảo khắp nơi ở TP Tuy Hòa với xấp vé số trên tay, may mắn lắm M cũng chỉ kiếm 30.000 đồng tiền lời. Còn những ngày khác, em không bán được bao nhiêu. Những hôm như vậy, em luôn bị mẹ kế đay nghiến, chì chiết, nói là lười biếng, vô tích sự, không biết kiếm tiền, có lúc em còn bị đánh đòn. Buồn tủi, oán giận mẹ kế vô cùng, nhưng cậu bé không biết bày tỏ với ai, vì mẹ ở xa, còn cha thì đi nuôi tôm thuê ở tận huyện Vạn Ninh (tỉnh Khánh Hòa). Mà chưa chắc M nói ra, cha đã tin chuyện này, vì trước giờ, ông luôn nghe theo lời mẹ kế. 2. Nguyên nhân: Trong gia đình, khi bố mẹ không còn ở với nhau, trẻ em sẽ cảm thấy xấu hổ và mặc cảm với bạn bè. Trẻ sẽ sinh lười và học kém. Học bài không hiểu nên nó càng sợ và chán học. Trẻ không thích bố (mẹ) lấy vợ (chồng) mới vì như vậy bố (mẹ) sẽ không còn yêu thương nó nữa và nghĩ rằng mình sẽ bị đối xử tệ. Đặc biệt là trẻ không thích việc có mẹ kế. Theo chuyên gia Trần Thị Hồng Hà, Trung tâm tư vấn tình yêu, hôn nhân, gia đình, tâm lý chung của những đứa con chồng đối với mẹ kế ban đầu bao giờ cũng là sự nghi ngại, không thoải mái, thậm chí là lo lắng sẽ mất đi hay phải san sẻ quyền lợi (về tình cảm hay về kinh tế) với người mẹ kế đó. Vì thế, họ sẽ phản ứng, tìm mọi cách chống lại mẹ kế để bảo vệ quyền lợi và cũng là để khẳng định rằng, vai trò của mình trong nhà không bị mất đi. Nếu con riêng của chồng còn nhỏ thì việc chống lại mẹ kế chủ yếu là vì tình cảm. Đứa trẻ lo sợ bà mẹ kế sẽ lấy hết tình cảm, sự quan tâm chăm sóc mà bố nó dành cho nó. Còn đối với trường hợp con chồng đã trưởng thành thì hầu hết việc chống lại mẹ kế là vì quyền lợi về kinh tế (như nhà cửa, tiền bạc…). Còn người bố dượng và mẹ kế không thích con riêng của vợ hoặc của chồng vì nghĩ nó không mang dòng máu của mình, luôn cảm thấy chướng mắt, khó chịu... Theo những chuyên gia về tâm lý và những người làm công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em, nguyên nhân của việc trẻ em bị bạo hành gồm có: Nguyên nhân đầu tiên là sự thay đổi mạnh mẽ về kinh tế, dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo rõ rệt, gây ra sự chênh lệch mức sống của các tầng lớp dân cư (giữa thành thị và nông thôn), làm cho dân ở các vùng nghèo di cư. Từ đó, tạo ra sự chênh lệch về cơ hội phát triển của trẻ em. Chính vì thế trẻ em trong các gia đình này bị rơi vào hoàn cảnh như phải ở nhà một mình, bố mẹ giao cho người khác quản lý để đi làm, đi kiếm sống, nhiều trẻ đi lang thang...Đây là nguy cơ mà trẻ dễ bị lạm dụng, bị bóc lột, bị xâm hại (cả về thể chất lẫn tinh thần và đặc biệt là bị xâm hại về tình dục)   Nguyên nhân thứ hai là giá trị văn hóa truyền thống hiện nay không được phát huy, hoặc là chưa được phát huy một cách đầy đủ. Chỉ còn một số địa phương, một số vùng, một số gia đình còn giữa được giữ được đạo đức văn hóa truyền thống. Bên cạnh đó, đa số các vùng, nhất là các vùng ven, vùng mới trở thành đô thị có nguy cơ cao vì ở các vùng này đông dân nhập cư, từ các nơi đổ về. Do vậy, nhiều gia đình sống theo hướng tiêu cực, thay đổi về đạo đức. Đạo đức bị đồng tiền hóa, các tệ nạn xã hội bắt đầu gia tăng, các mối quan hệ gia đình ruột thịt trước kia như anh em có trên có dưới, người trên bảo người dưới nghe không còn nữa, anh em đánh nhau, con cái chửi lại bố mẹ chỉ vì kinh tế, vì đất cát,…mất hết thuần phong mỹ tục. Từ đó, tính mạng con người bị coi thường.   Nguyên nhân thứ ba là nguyên nhân trực tiếp, đó là tình hình công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em hiện đang là vấn đề, trẻ em chưa thực sự được bảo vệ, chăm sóc theo đúng nghĩa. Hệ thống luật pháp, chính sách về bảo vệ, chăm sóc trẻ em chưa đầy đủ, đồng bộ; đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em còn thiếu về số lượng, hạn chế về năng lực chuyên môn, đặc biệt ở cấp xã; hệ thống dịch vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt chưa được hình thành đầy đủ và chưa đáp ứng được yêu cầu; ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ, chăm sóc trẻ em của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức, cha mẹ, giáo viên và công dân chưa tốt; kiến thức, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc trẻ em của nhiều gia đình và trẻ em chưa đầy đủ; hệ thống thông tin quản lý, cơ sở dữ liệu về bảo vệ, chăm sóc trẻ em chưa đầy đủ thiếu tin cậy, các biện pháp nghiêm cấm, trừng trị hành vi bạo hành trẻ em cũng chưa đủ tính răn đe. Đặc biệt, hệ thống mạng lưới phát hiện, báo cáo, phối hợp phòng chống, ngăn chặn nạn bạo hành trẻ ở cấp cơ sở còn nhiều lỗ hổng, yếu kém. III. Những biện pháp pháp lý nhằm bảo vệ những trẻ em sống trong các gia đình ghép (trẻ em là con riêng sống với bố dượng, mẹ kế) 1. Theo quy định của pháp luật Trẻ em có quyền được chăm sóc và giúp đỡ đặc biệt - Tất cả mọi trẻ em đều có quyền cố hữu được sống. - Trẻ em có quyền tự do bày tỏ ý kiến. - Cả cha và mẹ đều có trách nhiệm chung trong việc nuôi dưỡng và phát triển trẻ em. - Một trẻ em, tạm thời hay vĩnh viễn bị tước mất môi trường gia đình của mình, hoặc vì những lợi ích tốt nhất của chính bản thân mình mà không được phép tiếp tục ở trong môi trường ấy, có quyền được hưởng sự bảo vệ và giúp đỡ đặc biệt của nhà nước. - Trẻ em được nghỉ ngơi và tiêu khiển, được vui chơi và tham gia các hoạt động giải trí phù hợp với lứa tuổi. - Một đứa trẻ bị tàn tật về tâm thần hay thể chất cần được hưởng một cuộc sống trọn vẹn tử tế trong những điều kiện đảm bảo phẩm giá, thúc đẩy khả năng tự lực và tạo điều kiện dễ dàng cho đứa trẻ tham gia tích cực vào cộng đồng. (Trích Công ước Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em) Xử phạt hành chính hành vi xâm phạm quyền trẻ em * Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: - Lăng nhục, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, gây tổn thương về tinh thần của trẻ em. - Đối xử tồi tệ, bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân, giam hãm ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc bắt làm những việc trái với đạo đức xã hội. - Bắt trẻ em đi xin ăn; cho thuê, cho mượn trẻ em hoặc sử dụng trẻ em để xin ăn. * Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể trẻ em làm cho trẻ em đau đớn về thể xác và tinh thần. * Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cha, mẹ bắt con, người giám hộ bắt trẻ em mà mình giám hộ, người nhận nuôi dưỡng trẻ em bắt trẻ em mà mình nuôi dưỡng làm công việc gia đình quá sức, quá thời gian, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ em. * Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: - Dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng uy quyền để ép buộc trẻ em phải bỏ học, nghỉ học. - Dụ dỗ, lôi kéo trẻ em bỏ học, nghỉ học; - Cố ý không thực hiện nghĩa vụ đóng góp theo quy định, không bảo đảm thời gian, điều kiện học tập cho trẻ em. (Trích Điều 17, 19, 20 Nghị định 114/2006/NĐ-CP ngày 3-10-2006 của Chính phủ) Tuy luật quy định như thế nhưng trên thực tế hầu như không có mấy trường hợp đánh đập trẻ em bị xử phạt. Việc phòng ngừa có thể giảm được 80% nguy cơ xảy ra xâm hại trẻ em. Ở nước ta chưa có người chuyên trách làm công tác này nhưng trước kia có các cộng tác viên dân số gia đình và trẻ em. Họ là người địa phương nên nắm chắc hoàn cảnh mỗi nhà, do đó có thể tư vấn cho gia đình, phối hợp với Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, chính quyền địa phương về biện pháp phòng ngừa cũng như can thiệp... 2. Phạt tù cha mẹ hành hạ con cái Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định trẻ em là công dân dưới 16 tuổi. Ở lứa tuổi này, trẻ còn non nớt về thể chất, yếu đuối về tinh thần nên cần được quan tâm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục từ cha mẹ và cộng đồng xã hội. Khi hành hạ con cái, bố dượng, mẹ kế , thậm chí cả cha mẹ đẻ có thể bị phạt tù. Điều 110 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 1999 quy định hành vi hành hạ người khác sẽ cấu thành tội phạm khi người phạm tội đã “đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình”. Vì nạn nhân là trẻ em nên cha mẹ không được nhận hình phạt cảnh cáo hoặc cải tạo không giam giữ, mà phải chịu mức phạt tù từ một năm đến ba năm. “Đối xử tàn ác” được giải thích là hành vi có tính chất hành hạ, gây đau đớn về thể xác và tinh thần như đánh đập, giam hãm... Qua đây ta có thể thấy, đây là mức án quá nhẹ. Trong khi các vụ hành hạ trẻ em thường lặp đi lặp lại trong một thời gian dài khiến trẻ không những bị ảnh hưởng về thể xác mà tinh thần cũng ảnh hưởng rất nặng, có khi những ám ảnh đó theo các em suốt đời. Ngoài ra, hành vi đánh đập con trẻ của cha mẹ có thể cấu thành một số tội phạm khác như: - Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 104 BLHS): Nếu tỷ lệ thương tật dưới 11%: Cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Nếu tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%: Phạt tù từ hai năm đến bảy năm. Nếu tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%: Phạt tù từ năm năm đến 15 năm. Nếu dẫn đến chết người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác: Phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. - Trong trường hợp cha mẹ đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi, làm nhục con trẻ đến mức làm cho trẻ tự sát thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội bức tử (Điều 100 BLHS). Mức hình phạt là từ hai năm đến bảy năm tù. Trong trường hợp làm cho nhiều người tự sát thì người phạm tội có thể bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm. Bà con, hàng xóm biết đứa trẻ đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng khi bị cha mẹ hành hạ mà không cứu giúp cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo Điều 102 BLHS, “Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”. 3. Hạn chế quyền làm cha mẹ Việc hạn chế quyền của cha mẹ được quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Hạn chế quyền của cha mẹ là không cho cha mẹ được trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con. Cha mẹ phải chịu hạn chế quyền khi đã bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con hoặc có các hành vi sau đây: - Có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. - Phá tán tài sản của con. - Có lối sống trụy lạc, xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. Tòa án quyết định việc hạn chế quyền của cha mẹ trong một thời hạn nhất định từ một năm đến năm năm. Tòa án cũng có thể xem xét rút ngắn thời hạn này. Nếu một trong hai người (cha hoặc mẹ) bị hạn chế quyền, người còn lại có quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, quản lý tài sản riêng của con và đại diện theo pháp luật cho con. Nếu cả cha lẫn mẹ đều bị hạn chế quyền đối với con thì người giám hộ được giao việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, quản lý tài sản riêng của trẻ. Riêng cha mẹ bị hạn chế quyền vẫn phải thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng con. 4. Ai sẽ là người giám hộ cho trẻ? Khi cả cha lẫn mẹ của trẻ đều bị hạn chế quyền đối với con, trẻ cần có người giám hộ. Cách xác định người giám hộ được thực hiện theo Bộ luật Dân sự năm 2005. Cụ thể như sau: - Ba điều kiện bắt buộc đối với một cá nhân làm người giám hộ: Điều kiện 1: Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Điều kiện 2: Có tư cách đạo đức tốt; không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác. Điều kiện 3: Có điều kiện cần thiết bảo đảm thực hiện việc giám hộ. - Giám hộ đương nhiên của trẻ: Nếu các anh chị ruột của trẻ không có thỏa thuận khác thì anh cả hoặc chị cả là người giám hộ đương nhiên cho em. Nếu anh cả, chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh, chị tiếp theo là người giám hộ. Nếu trẻ không có anh ruột, chị ruột hoặc có nhưng họ không đáp ứng đủ điều kiện làm người giám hộ thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ. Nếu họ cũng không đủ điều kiện làm người giám hộ thì bác, chú, cậu, cô, dì là người giám hộ. - Cử người giám hộ: Nếu không có ai trong số những người trên có thể làm người giám hộ đương nhiên cho trẻ thì UBND cấp xã nơi trẻ cư trú có trách nhiệm cử người giám hộ hoặc đề nghị một tổ chức đảm nhận việc giám hộ cho trẻ. IV. Nhận định Việc con riêng sống chung với mẹ kế hoặc bố dượng tuy không phải lúc nào cũng êm ấm, hoà thuận nhưng những trường hợp bố dượng hoặc mẹ kế thương yêu con riêng của vợ (chồng) cũng không phải hiếm khi mà giờ đây nhiều người đã suy nghĩ thoáng hơn trong chuyện hôn nhân. Ví dụ có trường hợp của cô bé tên Chi: Trong ví của cô luôn có tấm ảnh ố vàng chụp một người đàn ông lớn tuổi, đó là cha ruột cô. Chi không biết gì về người đàn ông này cũng như sự ra đời của mình, vì mẹ không nói. Tuy nhiên, tình cảm cha con không xa lạ với Chi, bởi người cha dượng thương cô hết lòng, khiến cô mang ơn và cũng thương ông không kém. Có lần, Chi đi chơi về trễ, ông lo lắng đi tìm khắp nơi. Nhiều lần như vậy, cách cư xử tế nhị, đầy tình cảm của ông khiến Chi quên mất khoảng cách giữa cô và bố dượng. Từ những phân tích trên, có thể rút ra đôi điều cần lưu ý là: Chính sách của Đảng và Nhà nước ta về bảo vệ quyền của trẻ em vừa được quy định trong những điều luật ma
Tài liệu liên quan