Đề tài Hoạch định chiến lược xuất khẩu các sản phẩm gia dụng từ nguyên liệu dừa sang thị trường Singapore

Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng như quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, đã thúc đẩy sự phát triển về mọi mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục .Và giao thương thực sự trở thành một nhu cầu thiết yếu của mỗi quốc gia với mong muốn tìm kiếm và mở rộng thị trường. Hơn thế, bước vào thế kỉ 21, cùng với những tiến bộ vượt bậc, vấn đề ô nhiễm môi trường đang trở nên trầm trọng và cấp bách hơn. Do đó, xu hướng tiêu dùng các sản phẩm “sinh thái” là giải pháp ưu việt đang được nhiều quốc gia áp dụng. Singapore là một trong những quốc gia đi đầu trong công cuộc này. Là một trong những nước phát triển nhất Châu Á, được mệnh danh là đảo quốc 3 “sạch”, bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Singapore. Có thể nói, “thân thiện với môi trường” chính là tiêu chí song hành cùng các sản phẩm của tương lai. Bắt kịp nhịp đập của thời đại, các sản phẩm gia dụng từ nguyên liệu dừa của CraftViet đang và sẽ theo đuổi xu hướng đó. Tận dụng thế mạnh từ một ngành nghề truyền thống cùng với nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước cũng như sự đa dạng các mẫu mã sản phẩm, các sản phẩm từ dừa đã chinh phục nhiều thị trường khó tính trên thế giới. Vì những nguyên nhân trên, chúng tôi quyết định xuất khẩu các mặt hàng gia dụng: chén đĩa, đũa muỗng, bộ tách trà, đèn bàn sang một thị trường hấp dẫn – Singapore. Và chúng tôi tin rằng tại một quốc gia mà ai ai cũng có ý thức cao trong việc bảo vệ môi trường thì cơ hội để các sản phẩm thân thiện với môi trường tấn công vào thị trường nơi đây sẽ rất lớn. Song, liệu điều chúng tôi dự đoán có thành hiện thực? Singapore có phải là thị trường thực sự hấp dẫn đối với mặt hàng này không? Làm thế nào để các sản phẩm này chiếm lĩnh và làm hài lòng người tiêu dùng Singapore?.Với đề tài “Hoạch định chiến lược xuất khẩu các sản phẩm gia dụng từ nguyên liệu dừa sang thị trường Singapore”, Chúng tôi sẽ mang đến lời giải đáp cụ thể cho các câu hỏi trên.

doc21 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2042 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạch định chiến lược xuất khẩu các sản phẩm gia dụng từ nguyên liệu dừa sang thị trường Singapore, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng như quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, đã thúc đẩy sự phát triển về mọi mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục….Và giao thương thực sự trở thành một nhu cầu thiết yếu của mỗi quốc gia với mong muốn tìm kiếm và mở rộng thị trường. Hơn thế, bước vào thế kỉ 21, cùng với những tiến bộ vượt bậc, vấn đề ô nhiễm môi trường đang trở nên trầm trọng và cấp bách hơn. Do đó, xu hướng tiêu dùng các sản phẩm “sinh thái” là giải pháp ưu việt đang được nhiều quốc gia áp dụng. Singapore là một trong những quốc gia đi đầu trong công cuộc này. Là một trong những nước phát triển nhất Châu Á, được mệnh danh là đảo quốc 3 “sạch”, bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Singapore. Có thể nói, “thân thiện với môi trường” chính là tiêu chí song hành cùng các sản phẩm của tương lai. Bắt kịp nhịp đập của thời đại, các sản phẩm gia dụng từ nguyên liệu dừa của CraftViet đang và sẽ theo đuổi xu hướng đó. Tận dụng thế mạnh từ một ngành nghề truyền thống cùng với nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước cũng như sự đa dạng các mẫu mã sản phẩm, các sản phẩm từ dừa đã chinh phục nhiều thị trường khó tính trên thế giới. Vì những nguyên nhân trên, chúng tôi quyết định xuất khẩu các mặt hàng gia dụng: chén đĩa, đũa muỗng, bộ tách trà, đèn bàn…sang một thị trường hấp dẫn – Singapore. Và chúng tôi tin rằng tại một quốc gia mà ai ai cũng có ý thức cao trong việc bảo vệ môi trường thì cơ hội để các sản phẩm thân thiện với môi trường tấn công vào thị trường nơi đây sẽ rất lớn. Song, liệu điều chúng tôi dự đoán có thành hiện thực? Singapore có phải là thị trường thực sự hấp dẫn đối với mặt hàng này không? Làm thế nào để các sản phẩm này chiếm lĩnh và làm hài lòng người tiêu dùng Singapore?...Với đề tài “Hoạch định chiến lược xuất khẩu các sản phẩm gia dụng từ nguyên liệu dừa sang thị trường Singapore”, Chúng tôi sẽ mang đến lời giải đáp cụ thể cho các câu hỏi trên. NỘI DUNG Chương 1: Giới thiệu về doanh nghiệp và sản phẩm I. Giới thiệu vắn tắt về doanh nghiệp và lĩnh vực họat động Công ty TNHH CraftViet. - Trụ sở chính: Ba Tri - Bến Tre - Thị trường trong nước (nội địa): 30% phục vụ thị trường trong nước - Thị trường quốc tế (xuất khẩu): 70% xuất khẩu sang các quốc gia: + Châu Á: Trung Quốc, Đài Loan, Hong Kong, Nhật Bản, Hàn Quốc, Sri Lanka, Malaysia, Bahrain, Kuwait, Thổ Nhĩ Kỳ, các tiểu Vương quốc Ả-rập Thống Nhất. + Châu Âu: Liên Bang Nga, Anh, Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Hà Lan. + Châu Phi: Ai Cập, Nam Phi, Ghana, Sierra Leone. + Châu Mỹ: Uruguay, Mỹ. + Châu Đại Dương: Austrailia. - Đối thủ cạnh tranh: Ấn Độ, Phillipine…. - Hệ thống nhà máy, chi nhánh: + Chi nhánh tại TP.HCM: ĐT:  84(8) 6295795  + Công ty Sản xuất Chế biến Chỉ xơ dừa + Công ty TNHH TM- DV Xuất Nhập Khẩu + Xí nghiệp Sản xuất hàng xuất khẩu. - Công nghệ áp dụng sản xuất: Công nghệ tiên tiến Hàn Quốc, Công nghệ tiên tiến Việt Nam. - Các giải thưởng, chứng nhận chất lượng, danh hiệu Công ty đã đạt được: HCV hộichợ Tuần lễ Xanh, Hàng Việt Nam CLC 2003…… Trong khoảng 30 năm trưởng thành và phát triển, Công ty TNHH CraftViet luôn được sự quan tâm của UBND tỉnh và các Ban ngành trong tỉnh. Trong nhiều năm qua sản phẩm chế biến từ dừa của Công ty CraftViet luôn có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước nhất là về chất lượng sản phẩm. Hầu hết các sản phẩm xuất khẩu đều đạt huy chương vàng ở Hội chợ Quốc tế Tuần Lễ Xanh tại Huế và đạt danh hiệu hàng Việt Nam Chất lượng cao tại Hội chợ mùa thu Hà Nội năm 2003, Công ty đạt được bằng khen của Bộ thương mại năm 2002 về thành tích xuất khẩu có hiệu quả và tăng trưởng trên 20% so với năm 2001 và nhiều bằng khen của tỉnh về thi đua phát triển sản xuất kinh doanh góp phần tạo việc làm cho người lao động, chấp hành thực hiện tốt luật lao động trong những năm qua là đơn vị có nhiều đóng góp trong phong trào đền ơn đáp nghĩa tỉnh Bến Tre trong 10 năm (1995 – 2005). Với nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của thị trường trong và ngoài nước đối với sản phẩm chế biến từ trái dừa, cũng như thị phần Công ty đã có được trong những năm qua. Công ty đang tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm theo hệ thống quản lý chất lượng ISO, HACCP, GMP… và phong phú hơn về chủng loại sản phẩm đáp ứng ngày càng tốt hơn thị trường trong và ngoài nước. Quy mô sản xuất kinh doanh: Công ty CraftViet Là một công ty có quy mô tương đối lớn. Cơ sở vật chất: Tổng diện tích sử dụng là: 3.524 m2, tổng diện tích nhà xưởng sử dụng: 7.545 m2, trong đó: + Kho: 650m2 + Văn phòng: 800m2 + Lao động trực tiếp:300 người Về quy mô tài chính: + Tổng tài sản: 200 tỷ VND + Tài sản lưu động:100 tỷ VND II. Giới thiệu về sản phẩm dự kiến mở rộng/thâm nhập thị trường và các đặc điểm sản phẩm. Người dân xứ dừa với bàn tay khéo léo, tài hoa cộng với óc thẩm mỹ đã tạo dựng nên một ngành nghề mới, biến những thứ có giá trị thấp của cây dừa như gáo dừa, cọng lá dừa, chà dừa… thành những sản phẩm đặc sắc, với hàng trăm mẫu mã phong phú, nhiều tác phẩm độc đáo có mặt trên thị trường trong, ngoài tỉnh và xuất khẩu ra nước ngoài. Ngoài ra, các làng nghề thủ công mỹ nghệ cũng trở thành điểm thu hút khách du lịch. Trước đây sản phẩm chế biến từ quà chủ yếu chỉ có dầu dừa thô và cùi sấy nhưng bây giờ tất cả các bộ phận từ cây dừa (gáo dừa, vỏ sơ, lá...) đều được tận dụng để chế biến các loại sản phẩm xuất khẩu. Sản phẩm từ gỗ dừa: bình trà, bình rượu, lọ hoa, hộp nữ trang, chén, đũa, khay,… Sản phẩm gáo dừa: Từ chiếc gáo dừa đơn sơ người ta có thể cắt ghép thành những tác phẩm mỹ thuật với nhiều sắc màu đen, trắng, vàng, nâu,… rất đặc biệt.Từ nguyên liệu gáo dừa, công ty chúng tôi còn sản xuất những mặt hàng thủ công mỹ nghệ như đèn ngủ, chén… Một số hình ảnh về sản phẩm: III. Thị trường dự định đưa sản phẩm thâm nhập và lý do chọn thị trường Singapore là một đất nước trẻ trung và năng động và là Quốc gia thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn nước ngoài với một nền kinh tế thị trường tự do và phát triển nhanh, một môi trường kinh doanh mở cửa và không có tham nhũng. Căn cứ theo những kinh nghiệm vốn có trong quá trình phát triển sản phẩm sang những thị trường trước đó, Singapore hiện là một quốc gia mà được Ngân hàng thế giới đánh giá là nơi dễ kinh doanh nhất trên thế giới. (Điều này sẽ được đề cập rõ hơn trong những phần sau). Thêm vào đó thị trường mà công ty sẽ hướng tới sắp tới đây –Singapore- lại là nước đã và đang theo đuổi, giữ vững hình ảnh đất nước xanh-sạch-đẹp-thân thiện với môi trường. Nên chiến lược cho việc thâm nhập thị trường này của công ty có phần dễ dàng hơn và nhận được nhiều ưu đãi hơn từ phía người dân, chính phủ Singapore. Vì lý do trên chúng tôi quyết định Singapore là thị trường lý tưởng mà chúng tôi hướng tới. Chương 2: Tổng quan về thị trường Singapore I. Khái quát chung về Singapore - Tên nước : Cộng hoà Singapore (Republic of Singapore) - Thủ đô : Singapore - Tiền tệ: Đôla Singapore (SGD) 1. Điều kiện tự nhiên - Vị trí địa lý: nằm ở cực Nam bán đảo Mã Lai, phía Bắc giáp Ma-lai-xi-a, Đông - Nam giáp In-đô-nê-xi-a, nằm giáp eo biển Ma-lắc-ca, trên đường từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương. - Diện tích: 692,7 km2, gồm 54 đảo, trong đó có 20 đảo có người ở; 1,9% diện tích đã được canh tác; 4,5% diện tích là rừng. - Khí hậu: nhiệt đới, nóng, nhiệt độ tương đối thất thường, độ ẩm cao và lượng mưa nhiều do vị trí của đảo nằm ngoài hải dương và gần đường xích đạo. Nhiệt độ trung bình: 26,70C, độ ẩm trung bình: 84,4%, lượng mưa trung bình trong năm: 2,359 mm. Tháng 11 đến tháng 1 năm sau là thời điểm nhiều mưa nhất. Mưa ít nhất vào những tháng 6-7-8 trong năm.  - Địa hình: thấp, cao nguyên nhấp nhô trong đó có phần lưu vực và những khu bảo tồn thiên nhiên. Singapore được coi là Quốc đảo xanh, là quốc gia sạch đẹp nhất thế giới với môi trường trong lành và thảm thực vật phong phú. Cho dù trên đảo quốc này có nhiều dòng suối nhỏ chảy qua và không ít hồ chứa nước, Singapore vẫn thiếu nước ngọt phục vụ cho đời sống. Khoảng 50% lượng nước cần dùng phải nhập từ Malaysia, thông qua một đường ống dẫn nước chạy bên dưới con đường nối liền Singapore và Johor Baharu. Sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế, cùng với sự gia tăng lượng xe cộ có động cơ đã làm gia tăng sự ô nhiễm nguồn nước và bầu khí quyển. 2. Xã hội - Dân tộc: Trung Quốc  76,8%, Malayxia 13,9%, Ấn Độ 7,9%, khác 1,4% - Ngôn ngữ: Singapore có 4 ngôn ngữ được chính thức sử dụng, đó là tiếng Mã Lai, tiếng Hoa (quan thoại), tiếng Tamil và tiếng Anh. Tiếng Mã Lai được công nhận là quốc ngữ, còn tiếng Anh là ngôn ngữ hành chính, sử dụng trong công sở. Tiếng Hoa được sử dụng phổ biến trong giới người Hoa, tiếng Tami lthì cư dân Ấn Độ ở Singapore sử dụng nhiều - Tôn giáo: Phật giáo (Trung Quốc) 42,5%, Hồi giáo (Malaysia) 14,9%, Cơ đốc giáo 9,8% , Thiên chúa giáo 4,8%,Hindu 4%, đạo Lão 8,5%, tôn giáo khác 0,7%; không tôn giáo 14,8% (điều tra năm 2000) . - Cơ cấu hành chính: Ở Singapore không phân chia các khu vực hành chính. - Thủ đô: Singapore - Thể chế chính trị: + Ngày quốc khánh: 9/8/1965. + Thể chế nhà nước: Singapore theo thể chế Cộng hoà. + Thể chế chính trị: Singapore theo chế độ đa đảng. Từ khi giành độc lập đến nay, Đảng Hành động Nhân dân (People's Action Party) liên tục cầm quyền. II. Kinh tế Singapore Singapore có nền kinh tế thị trường tự do, chính phủ nắm vai trò chủ đạo. Là một trong những nền kinh tế thịnh vượng nhất thế giới. Nông nghiệp: 0%, công nghiệp: 33,6%, dịch vụ: 66,4% Singapore hầu như không có tài nguyên, nguyên liệu đều phải nhập từ bên ngoài, Singapore chỉ có ít than, chì, nham thạch, đất sét; không có nước ngọt; đất canh tác hẹp, chủ yếu để trồng cao su, dừa, rau và cây ăn quả, do vậy nông nghiệp không phát triển, hàng năm phải nhập lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu ở trong nước. Tuy nhiên, Singapore có cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp phát triển cao hàng đầu châu Á và thế giới như: cảng biển, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, công nghiệp lọc dầu, chế biến và lắp ráp máy móc tinh vi. Cho đến nay Singapore là một hải cảng tấp nập nhất trên thế giới với hơn 600 tuyến đường biển dành cho mọi loại tàu thuyền. Hệ thống giao thông đường bộ cũng cực kỳ phát triển với chất lượng đường bộ được đánh giá là tốt nhất thế giới. Đường hàng không mở rộng với 60 đường bay.Singapore là nước hàng đầu về sản xuất ổ đĩa máy tính điện tử và hàng bán dẫn. Singapore còn là trung tâm lọc dầu và vận chuyển quá cảnh hàng đầu ở châu Á. Nền kinh tế Singapore chủ yếu dựa vào buôn bán và dịch vụ (chiếm 40 % thu nhập quốc dân). Các mặt hàng xuất khẩu: máy móc thiết bị (bao gồm cả hàng điện tử), hoá chất, nhiên liệu khoáng sản. Ngoài ra, nhắc tới quốc gia này là nhắc tới trung tâm du lịch và mua sắm của thế giới. Singapore thu hút hàng triệu khách du lịch đến đây mua sắm và thưởng ngoạn vẻ đẹp nơi đây. Singapore là một đất nước trẻ trung và năng động và là quốc gia thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn nước ngoài với một nền kinh tế thị trường tự do và phát triển nhanh, một môi trường kinh doanh mở cửa và không có tham nhũng, giá cả ổn định. Ví dụ năm 2004, nước này xếp thứ 5 trong số 145 quốc gia-là nước châu Á duy nhất nằm trong top 15 nước tốt nhất. Đầu năm 1952, chính phủ đã thành lập Uỷ Ban Điều tra thực hành chống tham nhũng-một tổ chức độc lập nhằm thực thi luật chống tham nhũng. Bất kì cá nhân nào bị buộc tội tham nhũng có thể bị tống giam tới 5 năm tù hay phạt 100.000 đô la hoặc cả hai hình thức. Với GDP: 116,3 tỷ (2004), với GDP bình quân đầu người 27.180 USD (2004),Singapore là một trong những nước thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới. Tốc độ tăng trưởng năm 2005 là 5,7% với GDP là 124,3 tỷ USD, thu nhập bình quần đầu người là 28.100 USD. Sau khi bắt đầu khủng hoảng từ 2008, Kinh tế Singapore đen tối nhất từ trước đến nay. GDP 2009 của Singapore có thể ở mức thấp nhất kể từ năm 1965. Xuất khẩu đi xuống, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên, khiến Chính phủ gặp nhiều áp lực trong việc cứu các ngành kinh doanh và kích cầu tiêu dùng. Tuy nhiên, từ đầu năm 2009, nền kinh tế Singapore đã có dấu hiệu phục hồi nhanh chóng. Điển hình là tỷ lệ lạm phát giảm liên tục. GDP Singapore vào quý 2 năm 2009 tăng 20.7 % vượt hơn quý 1 và tốt hơn mong đợi của các nhà đầu tư. Các nhà dự báo kinh tế cho rằng sự bùng nổ kinh tế đang trở lại Singapore. Singapore cũng được xếp hàng đầu về khả năng cạnh tranh về mặt kinh tế (theo sự đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) trong bản "Báo cáo về sự cạnh tranh toàn cầu-1999"). Tại Singapore chỉ cần qua 6 thủ tục và 6 ngày để thành lập một doanh nghiệp, trong khi tại Indonesia phải mất 97 ngày và qua 12 bước. Theo xu thế mới, việc thu hút đầu tư nước ngoài đang là chiến lược kinh tế nòng cốt của chính phủ Singapore. Qua đó, họ tạo điều kiện cho các công ty đa quốc gia phát triển sản xuất, tiếp thị và phân phối sản phẩm. Khung pháp lý và các chính sách rộng rãi tạo cho nhà đầu tư một cảm giác thân quen, giúp họ mạnh dạn bỏ vốn đầu tư vào các dự án kinh tế có chiều sâu. Các chuyên gia nước ngoài có kỹ năng cao được mời tham gia vào nền kinh tế Singapore với một lực lượng lao động lên đến 2 triệu người. Chính phủ nước này đang khuyến khích tiết kiệm và đầu tư thông qua chính sách tiết kiệm bắt buộc và tiêu dùng chủ yếu vào giáo dục và công nghệ nhằm nâng cao Singapore thành một nền kinh tế dựa vào công nghệ, sáng kiến và tri thức để có thể cạnh tranh với các nước xuất hàng giá rẻ và gia tăng tính toàn cầu hóa nền kinh tế. Đất nước này đang đặt mục tiêu trở thành trung tâm tài chính và công nghệ cao của khu vực. III. Văn hóa Xã hội Singapore là một xã hội đa sắc tộc gồm nhiều nền văn hoá khác nhau như Trung Quốc, Ấn độ, Mã Lai... Người gốc Hoa chiếm số lượng đông đảo với hơn 70% dân số đã tạo nên một bản sắc riêng cho văn hóa nước này. Đó là sự pha trộn giữa văn hóa thuộc địa Anh và văn hóa phương Đông. Về trang phục, người Singapore mặc chủ yếu âu phục, còn thức ăn thì vẫn sử dụng những thứ có nguồn gốc từ Trung Quốc, Mã Lai, Ấn Độ. Đường phố Singapore được xếp vào hàng đẹp và sạch sẽ nhất thế giới. Nước và không khí được thường xuyên kiểm tra độ ô nhiễm, luôn đảm bảo một môi trường trong sạch. Vì thế đừng vứt rác vừa bãi và chỉ ở một số ít nơi có biển báo bạn mới được hút thuốc lá. Người dân Singapore không hưởng ứng hút thuốc lá. Ở một số nơi như cầu thang máy, rạp chiếu phim, trên những phương tiện giao thông công cộng nhất là trong văn phòng..., quy định là nghiêm cấm hút thuốc, những ai vi phạm quy định này sẽ bị phạt 500$ Singapore. Tại các nơi khác, cứ muốn hút thuốc phải hỏi ý kiến và được sự đồng ý của đối phương. Những luật lệ chặt chẽ đến độ khắc nghiệt đã biến đảo quốc này thành một trong những vùng đất an ninh nhất thế giới. Một số phong tục kinh doanh ở Singapore - Danh thiếp nên được in ấn (in nổi là tốt nhất) bằng tiếng Anh. Do tỉ lệ dân kinh doanh Singapore là người Trung quốc cao nên mặt sau danh thiếp nên dịch sang tiếng Trung quốc. Màu vàng là màu ưu chuộng trên danh thiếp đối với người Trung quốc. Người Singapore quan niệm màu đen là màu không may mắn, màu tím cũng là màu họ không thích. Họ chỉ thích màu hồng màu đỏ, bởi vì theo họ màu này tượng trưng cho sự trang nghiêm, nhiệt huyết mãnh liệt, vui vẻ, dũng cảm và tượng trưng cho sự khoan dung, độ lượng. Họ cũng thích màu xanh da trời và màu xanh lá cây. Người Singapore thường tỏ ra nhiệt tình khi trao đổi danh thiếp. Danh thiếp thường được trao đổi ngay sau khi giới thiệu. - Văn hoá kinh doanh của Singapore không nhạy cảm với những thông tin "ngoài lề". Giống như Việt Nam, người Singapore có thể hỏi những câu hỏi riêng tư về hôn nhân hay thu nhập. Bạn có thể từ chối trả lời một cách lịch sự và nếu không trả lời những câu hỏi như vậy của người Singapore thì mối quan hệ có thể bị phá vỡ. Khi nói chuyện và trong giao tiếp, người ta tuyệt đối cấm kỵ bàn luận sự được mất và chính trị hoặc sự tranh giành xô xát chủng tộc, thị phi tôn giáo.... nhưng có thể bàn những kinh nghiệm du lịch, cũng có thể về những nơi nổi tiếng, ở các nơi mà bản thân đã đi qua. Chủ đề được người dân Singapore bàn tới nhiều nhất là về những món ăn sơn hào hải vị và khách sạn, nhà hàng. Người Singapore rất kỵ nói "chúc phát tài" bởi vì họ luôn hiểu từ "tài" là "tài bất nghĩa" hoặc "phúc bất nhân". Khi nói "chúc phát tài" sẽ bị coi là chế giếu mắng chửi và sỉ vả người khác. - Doanh nhân Singapore thường có khuynh hướng để tình cảm lấn át việc ra quyết định và giải quyết vấn đề. Chủ nghĩa dân tộc có ảnh hưởng mạnh tới suy nghĩ.  - Lòng trung thành với công ty là thế mạnh của nhân viên người Singapore. - Hoạt động theo nhóm hơn là cá nhân là ưu thế trong văn hoá kinh doanh Singapore. Tuy nhiên, người nhiều tuổi nhất thường được chỉ định làm lãnh đạo. Xây dựng quan hệ với từng thành viên trong nhóm làm việc rất quan trọng trong việc kinh doanh tại Singapore. Bạn hàng Singapore phải cảm thấy thoải mái khi làm việc với bạn. - Trong văn hoá kinh doanh của Singapore, những quan hệ cá nhân thường được coi trọng hơn công ty mà bạn đại diện. - Văn hoá kinh doanh của Singapore thường rất vị chủng. Người Singapore thường có niềm tin cố hữu về những người cùng dân tộc. - Văn hoá kinh doanh của Singapore là tính cạnh tranh cao và có đạo đức làm việc mạnh mẽ khác thường. Năng lực chuyên môn, huân chương và khả năng làm việc theo nhóm được đánh giá cao. - Tuổi tác và thâm niên được kính trọng trong văn hoá kinh doanh Singapore. Trong một đoàn đại biểu thì thành viên quan trọng nhất phải được giới thiệu đầu tiên. - Lịch sự là phần không thể thiếu trong quan hệ kinh doanh thành công tại Singapore. Tuy nhiên, lịch sự không có ảnh hưởng tới việc quyết định kinh doanh của người Singapore. - Trong giao tiếp, không được ngồi bắt chéo chân khi ngồi đối diện với người lớn tuổi hơn hoặc có thứ bậc cao hơn. - Đối với người Singapore, dùng ngón tay trỏ chỉ người khác, nắm chặt nắm tay hoặc ngón tay giữa đều bị coi là những động tác cực kỳ vô lễ. Hai tay không được tùy tiện chắp vào sườn bởi vì đó là biểu hiện của sự bực tức. Thường câu trả lời là "Vâng, nhưng...", "Chương trình kế hoạch không cho phép tôi..." thường ám chỉ sự từ chối. Câu trả lời "có thể" đồng nghĩa với "đồng ý".  Người Singapore cho rằng con số "4", "7", "13", "37", và "69" là những con số tiêu cưc và không may mắn, họ ghét và kỵ nhất con số "7", bình thường họ cố hết sức để tránh gặp phải con số này. Những vật được coi là kị không nên tặng nhau: đồng hồ là điềm tang tóc, khăn tay là điềm chia ly, chiếc dù là điềm rủi ro. Đạo Islam là đạo chính của Singapore, đạo này cấm uống rượu, cấm ăn thịt lợn và những đồ ăn chế biến từ lợn. Người Hindu không ăn thịt bò. IV. Qui định thương mại, hải quan và các tiêu chuẩn của Singapore 1. Hàng rào thương mại Singapore là một trong những nước có chế độ mậu dịch tự do nhất thế giới. Tuy nhiên, vẫn có một số hàng rào mậu dịch ở một vài lĩnh vực trong đó có viễn thông, phương tiện thông tin, dịch vụ pháp lý, dịch vụ kiến trúc và cơ khí chuyên nghiệp, dịch vụ kế toán và thuế, và bảo hiểm. Chính phủ đang cho phép tự do hoá dần dần một số lĩnh vực như ngành viễn thông, điện, và dịch vụ tài chính và pháp luật. Về vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, chính phủ Singapore đă đưa ra luật để chống lại việc vi phạm bản quyền. 2. Các qui định hải quan Tại Singapore, đánh giá của hải quan dựa vào Xác định Brussels về Giá trị (BDV). Nguyên tắc cơ bản của BDV là giá trị có thể đánh thuế là giá thông thường hoặc giá nhập khẩu hàng hoá tại cảng hay nơi nhập khẩu với giả định rằng việc mua bán được tiến hành tại thị trường mở giữa người mua và bán độc lập. Khi hàng hoá có thể bị đánh thuế, giá trị gia tăng hay tỉ lệ đặc biệt hoặc cả hai phương pháp đánh giá cùng được áp dụng. Một tỉ lệ giá trị gia tăng là phần trăm của giá trị được thẩm định của hàng nhập khẩu. Một tỉ lệ đặc biệt là một lượng đặc biệt trên mỗi đơn vị trọng lượng hay đơn vị lượng khác. Chi phí, bảo hiểm, vận tải, phí giao dịch và tất cả các phí khác tính trong bán hàng và vận chuyển hàng (bao gồm cả thuế dịch vụ chung - GST) đều được tính khi đánh thuế. Các nhà xuất khẩu được yêu cầu phải bảo đảm giá trị kê khai với hải
Tài liệu liên quan