Đề tài Hoàn thiện quy định của Luật hôn nhân và gia đình về điều kiện kết hôn

Điều kiện kết hôn là một trong những chế định quan trọng hàng đầu của luật hôn nhân và gia đình. Theo nhìn nhận và đánh giá của nhiều luật gia, những quy định về điều kiện kết hôn trong luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 tuy đã thể hiện được sự tiến bộ của pháp luật nước ta nhưng trong một thập niên kể từ thời điểm phát huy hiệu lực, những quy định về vấn đề này cũng đã bộc lộ không ít hạn chế cần được xem xét, đánh giá và bổ sung để ngày càng hoàn thiện hơn

doc16 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2673 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hoàn thiện quy định của Luật hôn nhân và gia đình về điều kiện kết hôn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC A. Lời mở đầu 1 B. Nội dung 1 I. Lý luận chung về chế độ hôn nhân và gia đình 1 1. Các khái niệm 1 a. Luật hôn nhân và gia đình 1 b. Kết hôn 2 2. Các điều kiện kết hôn theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam hiện nay 3 Điều kiện về tuổi kết hôn………………………………………..3 Điều kiện về sự tự nguyện……………………………………....4 Không thuộc trường hợp cấm…………………………………..4 II. Phương hướng hoàn thiện Luật hôn nhân và gia đình về điều kiện kết hôn 7 Về tuổi kết hôn 8 Về sự tự nguyện của các bên 9 Kết hôn nhưng không có ý định chung sống…………………..9 Kết hôn do bị cưỡng ép………………………………………...10 Về người mất năng lực hành vi không được phép kết hôn 10 Về vấn đề kết hôn đồng giới 11 III. Kết thúc 13 Danh mục tài liệu tham khảo 15 Mở đầu Điều kiện kết hôn là một trong những chế định quan trọng hàng đầu của luật hôn nhân và gia đình. Theo nhìn nhận và đánh giá của nhiều luật gia, những quy định về điều kiện kết hôn trong luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 tuy đã thể hiện được sự tiến bộ của pháp luật nước ta nhưng trong một thập niên kể từ thời điểm phát huy hiệu lực, những quy định về vấn đề này cũng đã bộc lộ không ít hạn chế cần được xem xét, đánh giá và bổ sung để ngày càng hoàn thiện hơn. Với mục đích đó, trên cơ sở bộ luật hôn nhân và gia đình năm 2000, bộ luật hình sự năm 1999, bộ luật dân sự Việt Nam và một số tài liệu khác, chúng em xin chọn đề tài “Hoàn thiện quy định của Luật hôn nhân và gia đình về điều kiện kết hôn”. Với tầm nhận thức mang tính thực tiễn còn hạn hẹp, bài làm của nhóm chúng em chắc chắn còn nhiều thiếu sót, chúng em mong nhận được ý kiến đóng góp từ thầy cô và tất cả các bạn. Nội dung Lý luận chung về chế định hôn nhân và gia đình Các khái niệm Luật hôn nhân và gia đình Khái niệm “Luật hôn nhân và gia đình” có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau: là một ngành luật, là một môn học và là một văn bản pháp luật cụ thể. Trong bài phân tích dưới đây, chúng ta nói tới Luật hôn nhân và gia đình với vai trò là một ngành luật. Luật hôn nhân và gia đình là một ngành luật. Khác với các nước theo hệ thống luật án lệ (common law), các nước theo hệ thống luật lục địa (civil law) phân chia hệ thống pháp luật quốc gia thành những ngành luật khác nhau dựa vào các nhóm quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh (đối tượng) và phương thức mà nó tác động lên các quan hệ xã hội đó (phương thức điều chỉnh). Sự phân chia như vậy có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn, nhằm điều chỉnh pháp luật tốt hơn đối với từng lĩnh vực xã hội riêng biệt. Tuy nhiên, sự phân chia đó cũng chỉ có giá trị tương đối. Với ý nghĩa là một ngành luật trong hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa, Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình về nhân thân và tài sản. Kết hôn Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn. Hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình quy định nam nữ kết hôn phải đảm bảo hai yếu tố sau: Phải thể hiện ý chí của cả nam và nữ là mong muốn được kết hôn với nhau. Yếu tố quan trọng đầu tiên là hai bên nam nữ phải tỏ rõ ý chí của mình là mong muốn được xác lập quan hệ vợ chồng. Sự bày tỏ ý chí phải thống nhất với ý chí. Trong tờ khai đăng ký kết hôn và trước cơ quan đăng kí kết hôn, hai bên nam nữ phải thể hiện rằng họ hoàn toàn mong muốn được kết hôn với nhau. Nam nữ kết hôn là mong muốn được gắn bó với nhau trong quan hệ vợ chồng và cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững. Vì vậy, sự tự nguyện của nam nữ trong việc kết hôn vừa là điều kiện đảm bảo cho hôn nhân có giá trị pháp lý và đồng thời cũng là cơ sở xây dựng gia đình bền vững. Đối với những trường hợp khi tiến hành đăng ký kết hôn có sự lừa dối, cưỡng ép để được kết hôn hoặc kết hôn giả tạo thì Nhà nước không thừa nhận việc kết hôn đó là hợp pháp. Phải được nhà nước thừa nhận. Để việc kết hôn được phù hợp với các quy định của pháp luật, cơ quan đăng ký kết hôn sau khi nhận hồ sơ đăng ký kết hôn của hai bên kết hôn phải tiến hành điều tra, xác minh về những vấn đề mà các bên nam nữ khai là đúng sự thực và phù hợp với các điều kiện kết hôn thì cơ quan đăng ký kết hôn tiến hành đăng ký kết hôn cho họ theo đúng nghi thức do pháp luật quy định. Khi việc kết hôn đã được đăng ký tại cơ quan đăng ký kết hôn và ghi vào sổ kết hôn thì giữa các bên nam nữ phát sinh quan hệ hôn nhân. Như vậy, đăng ký kết hôn là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ hôn nhân. Điều đó có nghĩa là giữa các bên nam nữ phát sinh các quyền và nghĩa vụ vợ chồng theo luật định. Các điều kiện kết hôn theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam hiện nay Điều kiện kết hôn là một trong những nội dung quan trọng của Luật hôn nhân và gia đình nhằm xác lập quan hệ hôn nhân phù hợp với lợi ích của nhà nước và xã hội. Pháp luật của nhà nước ta qui định về điều kiện kết hôn dựa trên cơ sở khoa học và phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội. Đồng thời, điều kiện kết hôn cũng được tính đến cả phong tục tập quán và truyền thống đạo đức phù hợp với tâm tư nguyện vọng của nhân dân. Điều kiện kết hôn đã được quy định trong Luật hôn nhân và gia đình từ năm 1959 và đã thực sự đi vào đời sống, được gìn giữ và phát huy. Tuy nhiên, cho tới nay, việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã bộc lộ những vấn đề còn tồn tại cần được sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện các quy định về điều kiện kết hôn cho phù hợp với sự biến động của điều kiện xã hội. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 trích dẫn ba điều kiện kết hôn. Đó là điều kiện về tuổi khi kết hôn, phải có sự tự nguyện của cả hai bên nam nữ khi kết hôn và phải không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn. Điều kiện về tuổi kết hôn Khoản 1 Điều 9 của Luật hôn nhân và gia đình quy định về tuổi kết hôn như sau: “Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên”. Về cách tính tuổi kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì “ không bắt buộc nam phải đủ từ hai mươi tuổi trở lên, nữ phải đủ từ mười tám tuổi trở lên mới được kết hôn; do đó nam đã bước sang tuổi hai mươi, nữ đã bước sang tuổi mười tám mà kết hôn là không vi phạm điều kiện về độ tuổi kết hôn” (Mục 1 điểm a Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000). Để làm rõ hơn về cách tính tuổi kết hôn, tại điều 3 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 quy định chi tiết thi hành Luật hôn nhân và gia đình có quy định: “Nam đang ở tuổi hai mươi, nữ đang ở tuổi mười tám thì đủ điều kiện về tuổi kết hôn…”. Như vậy, chỉ cần nam bước sang tuổi hai mươi, nữ bước sang tuổi mười tám là đã có thể kết hôn.Tuổi kết hôn được quy định trong tại Điều 9 Luật hôn nhân và gia đình là tuổi tối thiểu cho phép nam nữ kết hôn. Khi đến tuổi luật định, nam nữ kết hôn vào tuổi nào là tùy theo hoàn cảnh công tác, điều kiện sinh hoạt và sở thích của mỗi người. Điều kiện về sự tự nguyện Khoản 2 Điều 9 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở”. Điều 39 Bộ luật dân sự năm 2005 cũng quy định: “Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình có quyền tự do kết hôn”. Sự tự nguyện của nam và nữ trong việc kết hôn là nhằm xây dựng gia đình và cùng nhau chung sống lâu dài. Vì vậy, nếu nam nữ kết hôn nhưng không nhằm để xây dựng gia đình và chung sống lâu dài thì dù họ có tự nguyện thì Nhà nước cũng không công nhận hôn nhân đó là hợp pháp. Không thuộc trường hợp cấm Theo quy định tại điều 10 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, việc kết hôn bị cấm trong các trường hợp sau: Cấm kết hôn đối với những người đang có vợ hoặc có chồng. Điều 2 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 khẳng định hôn nhân phải được xây dựng trên nguyên tắc một vợ một chồng. Vì vậy, Điều 4 và khoản 1 Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: Cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ. Như vậy, hệ thống pháp luật của Nhà nước ta quy định khi kết hôn nam nữ phải tuân theo nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng. Theo nguyên tắc đó thì chỉ những người chưa kết hôn hoặc những người tuy đã kết hôn nhưng vợ hoặc chồng họ đã chết hoặc vợ chồng đã ly hôn thì mới có quyền kết hôn. Từ đó cũng có thể hiểu rằng, những người đang có vợ, có chồng bị cấm kết hôn với nhau và cũng cấm kết hôn với những người chưa có chồng, có vợ. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay vẫn tồn tại một số trường hợp một chồng hai vợ hoặc một vợ hai chồng. Đó là trường hợp cán bộ, bộ đội miền Nam đã có vợ hoặc chồng ở miền Nam, tập kết ra Bắc (1954) lại lấy vợ hoặc chồng khác. Sau khi đất nước thống nhất (30/4/1975) họ trở về đoàn tụ gia đình và thực tế đã tồn tại là một người có hai vợ hoặc hai chồng. Theo hướng dẫn của Thông tư số 60/DS ngày 22/2/1978 của Tòa án nhân dân tối cao thì đây là những trường hợp đặc biệt, “là hậu quả của chiến tranh, một vấn đề xã hội phức tạp, vấn đề tình cảm, hạnh phúc gia đình, nhất là của người vợ và con cái”. Vì vậy, Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn các tòa án nhân dân địa phương: “Khi giải quyết phải xem xét một cách thận trọng, thấu tình, đạt lý…Tòa án nhân dân trước hết phải giải thích cho các đương sự nhận thức rõ được hoàn cảnh đặc biệt của đất nước và tình hình thực tế của gia đình họ, mặc dù họ không muốn như vậy. Do đó mỗi người phải suy nghĩ tìm lấy một giải pháp tốt nhất, ít tổn thất và hợp tình, hợp lý nhất...Nếu cả hai người vợ vẫn tha thiết mong muốn gia đình sum họp thì khuyên họ bàn bạc, thu xếp sao cho ổn thỏa” (Thông tư số 06/DS ngày 22/2/1978 của Tòa án nhân dân tối cao). Như vậy, các trường hợp vi phạm trên không phải do ảnh hưởng của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến mà là do hoàn cảnh đất nước có chiến tranh. Do đó, việc kết hôn của họ tuy đã vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng nhưng không bị coi là việc kết hôn trái pháp luật. Cấm người mất năng lực hành vi dân sự kết hôn Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định những trường hợp cấm kết hôn trong đó tại khoản 2 cấm người mất năng lực hành vi dân sự kết hôn. Người mất năng lực hành vi dân sự là người do bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình nên Tòa án ra quyết định tuyên bố người đó mất năng lực hành vi dân sự khi có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan và trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định có thẩm quyền theo quy định tại Điều 22 Bộ luật dân sự năm 2005. Cấm người có cùng dòng máu về trực hệ, những người có họ trong phạm vi ba đời hoặc đã từng có quan hệ thích thuộc kết hôn với nhau. Theo quy định tại khoản 3 và 4 Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì những người cùng dòng máu về trực hệ, những người có họ trong phạm vi ba đời hoặc những người đã từng có quan hệ thích thuộc bị cấm kết hôn với nhau. Cụ thể là cấm kết hôn giữa cha, mẹ với các con; giữa ông, bà với các cháu nội ngoại; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. Những người có họ trong phạm vi 3 đời bị cấm kết hôn với nhau. Cách tính như sau: Những người có cùng một gốc sinh ra thì cha mẹ là đời thứ nhất, anh chị em cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh chị em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba. Như vậy, những người có họ trong phạm vi ba đời bị cấm kết hôn với nhau, cụ thể là: Cấm kết hôn giữa anh chị em cùng cha mẹ, khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha; cấm bác ruột, chú ruột cậu ruột kết hôn với cháu gái; cấm cô ruột, dì ruột kết hôn với cháu trai; cấm anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì kết hôn với nhau. Cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính. Khoản 5 Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định cấm kết hôn giữa những người có cùng giới tính. Phương hướng hoàn thiện Luật hôn nhân và gia đình về điều kiện kết hôn Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 ra đời trong thời kì đổi mới của đất nước đã kế thừa và phát triển những qui định tiến bộ của các Bộ luật hôn nhân và gia đình trước đó, đồng thời còn bổ sung những chế định quan trọng, phù hợp với gia đoạn phát triển mới. Tuy nhiên, trong giai đoạn như hiện nay, trên thực tế vẫn còn nhiều hạn chế trong việc triển khai thực hiện luật. Theo nghị quyết số 48/NQ-TW về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 ra ngày 24/5/2005, trong đó có quan điểm chỉ đạo “xây dựng và hoàn thiện về Luật hôn nhân và gia đình”. Trên cơ sở này cùng với các điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của nước ta có nhiều đổi mới đòi hỏi Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 cần phải sửa đổi bổ sung hoàn thiện hơn. Trong đó cần thiết phải xem xét lại các quy định về điều kiện kết hôn cho phù hợp với tình hình phát triển của đất nước, phù hợp với thực tiễn đời sống hôn nhân và gia đình trong xã hội hiện nay. Đó là nhu cầu khách quan của toàn xã hội góp phần vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về hôn nhân và gia đình ở nước ta. Dưới đây là ý kiến chủ quan của nhóm về việc sửa đổi, bổ sung Luật hôn nhân và gia đình hiện nay. Về tuổi kết hôn Có nên hay không thay đổi độ tuổi cho phép kết hôn ở nam là 18 và ở nữ là 16? Có lẽ, đã đến lúc phải có một sự thay đổi về độ tuổi kết hôn của cả nam và nữ ở Bộ luật hôn nhân và gia đình; và sự thay đổi ấy được dẫn tới bởi 2 lí do. Thứ nhất, ngày nay tâm sinh lý của các bạn trẻ đã phát triển sớm hơn so với những thế hệ đi trước rất nhiều nên không có lí do gì mà độ tuổi kết hôn quy định trong Luật hôn nhân và gia đình vẫn được giữ nguyên từ năm 1959. Nếu như năm 1959 đất nước ta còn chìm trong đói khổ, chiến tranh thì ngày nay đời sống xã hội đã khác xa rất nhiều. Đi kèm với đó là sự hội nhập các nền văn hóa trên thế giới khiến cho các bạn trẻ đã có những suy nghĩ thoáng hơn và độc lập hơn về việc lựa chọn người sẽ gắn bó với mình suốt cả cuộc đời. Chính pháp luật đã thừa nhận rằng công dân khi đã đủ 18 tuổi là đã có đủ nhận thức về hành vi của mình để tham gia bầu cử. Vậy tại sao nam giới 18 tuổi lại chưa đủ nhận thức để kết hôn. Phải chăng đó cũng là một điểm mâu thuẫn giữa Luật bầu cử với Luật hôn nhân và gia đình? Thứ hai, liệu đây có phải là sự không nhất quán giữa đạo luật do nhà nước ban hành và phong tục tập quán ở một số dân tộc khi thực trạng hiện nay ở nước ta cho thấy hiện tượng nam nữ kết hôn từ rất sớm xảy ra rất nhiều ở các vùng cao. Đó là phong tục tập quán từ lâu đời của họ và không phải dễ dàng để thay đổi suy nghĩ của người dân bản địa cũng như giám sát điều kiện về độ tuổi trong quá trình làm thủ tục đăng kí kết hôn của họ. Và việc họ có quan hệ chăn gối với nhau sau khi đã kết hôn không những vi phạm Luật hôn nhân và gia đình mà còn vi phạm Luật hình sự. Vậy tòa án sẽ xét xử thế nào đối với những trường hợp nêu trên? Hơn nữa, khác với luật của nhiều nước, luật Việt Nam hiện hành không dự kiến bất kì một trường hợp nào mà nam hoặc nữ có thể được phép kết hôn một cách ngoại lệ, dù chưa đạt độ tuổi quy định. Trong khi đó, theo Luật hôn nhân và gia đình của Pháp, tuổi kết hôn đối với nữ là 15, đối với nam là 18 như đã biết; tuy nhiên, nữ dưới 15 và nam dưới 18 cũng có thể kết hôn một cách hợp pháp trong trường hợp có lý do và được sự cho phép của Biện lý (ví dụ, khi người phụ nữ dưới tuổi kết hôn đã mang thai). Điều đáng chú ý ở đây là ở một nước công nghiệp phát triển như Pháp, tình trạng kết hôn dưới tuổi tối thiểu lại không phải là hiếm; các cơ quan Biện lý thường cấp giấy miễn tuổi kết hôn khoảng trên dưới 400 vụ mỗi năm: Bénabent, Droil civil-La famille, Litec, 1998, số 66. Vì vậy có lẽ người làm luật nên xem xét vấn đề hạ tuổi kết hôn của nam xuống còn 18 và của nữ xuống còn 16 để đuổi kịp tốc độ phát triển của xã hội cũng như tránh sự bất hợp lý trong khâu lập pháp và tư pháp. Về sự tự nguyện của các bên Kết hôn nhưng không có ý định chung sống Người kết hôn có thể nhận thức đầy đủ và điều khiển được hành vi của mình, nhưng lại kết hôn trong điều kiện hoàn toàn không có ý định chung sống. Trước viên chức hộ tịch, người này có thể công khai tuyên bố đồng ý kết hôn; nhưng trên thực tế người này hoàn toàn không quan tâm đến chuyện chung sống và cũng chẳng có kế hoạch gì cụ thể cho cuộc sống chung: hôn nhân “trắng” (học thuyết pháp lý phương Tây gọi đó là hôn nhân hư cấu). Đây không phải là hôn nhân do cưỡng ép, bởi, nếu thực sự không muốn tiến hành thủ tục kết hôn, người kết hôn được tự do…không đăng kí kết hôn mà không ai làm gì được. Lý do của loại hôn nhân “trắng” này khá đa dạng: để xuất cảnh theo chồng (vợ) đang định cư ở nước ngoài, để xin hộ khẩu thường trú tại đô thị, để cho một người được tiếng là có vợ hoặc có chồng, để thuận theo ý của cha mẹ, để cho con chung được hưởng tư cách con trong giá thú, để đáp ứng điều kiện đặt ra cho việc nhận một tài sản được tặng cho, di tặng hoặc thừa kế theo di chúc. Ta nói rằng trong hôn nhân trắng, những người kết hôn hoàn toàn không có cam kết chung sống. Luật hiện hành không có quy định gì đặc biệt liên quan đến loại hôn nhân này. Kết hôn do bị cưỡng ép Cưỡng ép kết hôn là hành vi buộc người khác phải kết hôn trái với nguyện vọng của họ (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 8 khoản 5). Điều luật nhắm chủ yếu vào việc đấu tranh chống tệ nạn cưới ép, gả ép trong các gia đình Việt Nam còn chịu ảnh hưởng của các hủ tục phong kiến trong hôn nhân, cũng như của chế độ hôn nhân xếp đặt. Trong thực tiễn xét xử, cưỡng ép kết hôn được hiểu là hành vi của một người thứ ba chứ không phải của một trong hai bên kết hôn. Trong trường hợp một bên chấp nhận kết hôn do chịu sức ép của bên kia, ta có một vụ ép buộc hôn nhân. Nói chung, thực tiễn có xu hướng thừa nhận rằng chỉ coi đó là tình trạng trạng cưỡng ép kết hôn, nếu sự cưỡng ép được thực hiện với động cơ phi đạo đức (ví dụ, cưỡng ép cưới, gả để thu tiền hoặc một lợi ích vật chất nào đó, cho cá nhân người cưỡng ép); và cũng chính sự cưỡng ép đó tạo thành mặt khách quan của tội cưỡng ép kết hôn được ghi nhận tại BLHS Điều 146. Trong trường hợp này pháp luật nên xác minh một cách nghiêm ngặt hơn lý do dẫn đến hôn nhân của hai bên nam nữ. Sau khi chắc chắn rằng giữa hai bên nam nữ thực sự có tình cảm với nhau và cùng thống nhất đi tới hôn nhân thì mới xác nhận đơn đăng kí kết hôn của họ. Việc xác minh lý do dẫn đến hôn nhân của họ có thể được thực hiện bằng cách lấy lời khai . Về người mất năng lực hành vi không được phép kết hôn Theo các Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 và 1986, người mắc bệnh tâm thần mà chưa chữa khỏi không được phép kết hôn. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 lại chỉ cấm kết hôn đối với người mất năng lực hành vi mà không nhắc đến đến người bị bệnh tâm thần (nói chung, người không nhận thức được hành vi của mình), nhưng lại chưa bị đặt vào tình trạng mất năng lực hành vi theo quyết định của Tòa án. Song, điều đó không có nghĩa rằng luật thừa nhận quyền kết hôn cho người không nhận thức được hành vi của mình. Có thể suy nghĩ trong logic của sự việc: Nếu người không nhận thức được hành vi của mình quyết định việc kết hôn trong lúc không nhận thức được hành vi của mình thì việc kết hôn không có giá trị do sự ưng thuận không tồn tại. Thời điểm quyết định việc kết hôn hẳn cũng là thời điểm tiến hành lễ kết hôn trước viên chức hộ tịch. Nếu người không nhận thức được hành vi của mình quyết định việc kết hôn trong lúc đang tỉnh táo, thì việc kết hôn có giá trị, dù có thể sau đó, người này bị đặt trong tình trạng mất năng lực hành vi theo một quyết định của Tòa án (nếu Tòa án quyết định đặt người này trongtình trạng mất năng lực hành vi, thì vợ (chồng) trở thành giám hộ đương nhiên). Nếu người không nhận thức được hành vi của mình bị đặt trong tình trạng mất năng lực hành vi, thì việc kết hôn xác lập (nghĩa là được đăng kí)
Tài liệu liên quan