Đề tài Kế hoạch marketing cho sản phẩm “sơn” tạo oxi “ Green House”

Thực trạng: theo thông tin bộ xây dựng, hiện nay có khoảng 7 triệu người dân đô thị đang có nhu cầu nhà ở. Theo nghiên cứu của Cơ quan bảo vệ môi sinh Hoa Kỳ EPA, ô nhiễm trong nhà thậm chí còn cao gấp từ 2 đến 5 lần so với môi trường bên ngoài. Các chuyên viên nghiên cứu tại Công ty tư vấn cơ khí và sức khỏe môi trường, điều này được lý giải bởi không khí trong nhà chứa rất nhiều những thành phần như phấn hoa, nấm mốc và khí ôzon từ bên ngoài xâm nhập vào, các chất bẩn từ thú nuôi trong nhà hay các dụng cụ vệ sinh nhà cửa. Không khí trong nhà bị ô nhiễm có thể dẫn tới các bệnh như dị ứng, hen suyễn nặng, thậm chí phải nhập viện do mắc các bệnh liên quan tới tim mạch và hô hấp. Chúng ta biết rằng con người dành tới 60% thời gian sống ở môi trường trong nhà. Vì vậy, việc làm sạch không khí trong nhà là rất cần thiết. Các chuyên gia sức khỏe đã đưa ra lời khuyên cho các gia đình để làm sạch căn nhà của mình như một phương thức phòng tránh bệnh tật. Nhiều gia đình bỏ tiền đầu tư mua máy làm sạch hoặc máy lọc không khí nhưng lại chưa hiểu những chất gì có trong không khí và cách nào để làm sạch chúng. Nhiều người có thói quen đóng tất cả các cánh cửa trong nhà với mục đích chống bụi bẩn vào nhà, nhưng quả thật đó không phải là cách để giữ cho không khí trong nhà được trong lành. Lượng cây xanh trong các công viên, con đường ngày càng giảm đi trong khi đó lượng xe cộ, công trình xây dựng ngày càng tăng đểu đó tỉ lệ thuận với mật độ các khí độc, bụi bặm có trong không khí. Xu hướng tương lai: với mức thu nhâp ngày càng tăng cao,con người ngày càng có yêu cầu cao về một căn nhà khang trang đầy đủ tiện nghi để có thể thoải mái, thư giãn sau những giờ làm việc căn thẳng. Và một trong những tiêu chí nhằm thỏa mãn nhu cầu ấy là lớp sơn bao phủ ngôi nhà. Một lớp sơn có thể cải thiện môi trường không khí trong nhà ,giống như đang đứng giữa thiên nhiên trong lành, mát mẻ, tràng đầy oxi chứ không phải là cabondioxic, bụi xe,. Với tốc độ đô thị hóa cao như hiện nay và sơn cũng là một mặt hàng thiết yếu nên ta có thể thấy rõ yêu cầu và nhu cầu về sơn chất lượng cao là rất lớn.

doc15 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2071 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kế hoạch marketing cho sản phẩm “sơn” tạo oxi “ Green House”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ---------œ ó ---------- Thuyết trình môn: MARKETING CĂN BẢN KẾ HOẠCH MARKETING CHO SẢN PHẨM “SƠN” TẠO OXI “GREEN HOUSE” GVHD : Quách Thị Bửu Châu Nhóm thực hiện: YT8 Liên lạc: yt8tck35@gmail.com SĐT: 01649766931 Cao Thế Sơn TC12 Phạm Khánh Nhi TC12 Nguyễn Hoàng Lâm TC10 Đồng Thị Kim Duyên TC10 Nguyễn Thị Bích Thủy TC12 Nguyễn Thị Phương Lý TC10 Trần Nguơn Bích Trâm TC10 Nguyễn Thị Ngọc Sương TC10 TP. HCM, Tháng 3 năm 2011 I.Thực trạng về môi trường sản phẩm, góc độ vi mô,vĩ mô. Góc độ vi mô: Người tiêu dùng: Thực trạng: theo thông tin bộ xây dựng, hiện nay có khoảng 7 triệu người dân đô thị đang có nhu cầu nhà ở. Theo nghiên cứu của Cơ quan bảo vệ môi sinh Hoa Kỳ EPA, ô nhiễm trong nhà thậm chí còn cao gấp từ 2 đến 5 lần so với môi trường bên ngoài. Các chuyên viên nghiên cứu tại Công ty tư vấn cơ khí và sức khỏe môi trường, điều này được lý giải bởi không khí trong nhà chứa rất nhiều những thành phần như phấn hoa, nấm mốc và khí ôzon từ bên ngoài xâm nhập vào, các chất bẩn từ thú nuôi trong nhà hay các dụng cụ vệ sinh nhà cửa. Không khí trong nhà bị ô nhiễm có thể dẫn tới các bệnh như dị ứng, hen suyễn nặng, thậm chí phải nhập viện do mắc các bệnh liên quan tới tim mạch và hô hấp. Chúng ta biết rằng con người dành tới 60% thời gian sống ở môi trường trong nhà. Vì vậy, việc làm sạch không khí trong nhà là rất cần thiết. Các chuyên gia sức khỏe đã đưa ra lời khuyên cho các gia đình để làm sạch căn nhà của mình như một phương thức phòng tránh bệnh tật. Nhiều gia đình bỏ tiền đầu tư mua máy làm sạch hoặc máy lọc không khí nhưng lại chưa hiểu những chất gì có trong không khí và cách nào để làm sạch chúng. Nhiều người có thói quen đóng tất cả các cánh cửa trong nhà với mục đích chống bụi bẩn vào nhà, nhưng quả thật đó không phải là cách để giữ cho không khí trong nhà được trong lành. Lượng cây xanh trong các công viên, con đường ngày càng giảm đi trong khi đó lượng xe cộ, công trình xây dựng ngày càng tăng đểu đó tỉ lệ thuận với mật độ các khí độc, bụi bặm có trong không khí. Xu hướng tương lai: với mức thu nhâp ngày càng tăng cao,con người ngày càng có yêu cầu cao về một căn nhà khang trang đầy đủ tiện nghi để có thể thoải mái, thư giãn sau những giờ làm việc căn thẳng. Và một trong những tiêu chí nhằm thỏa mãn nhu cầu ấy là lớp sơn bao phủ ngôi nhà. Một lớp sơn có thể cải thiện môi trường không khí trong nhà ,giống như đang đứng giữa thiên nhiên trong lành, mát mẻ, tràng đầy oxi chứ không phải là cabondioxic, bụi xe,... Với tốc độ đô thị hóa cao như hiện nay và sơn cũng là một mặt hàng thiết yếu nên ta có thể thấy rõ yêu cầu và nhu cầu về sơn chất lượng cao là rất lớn. 1.2 Đối thủ cạnh tranh: Trên thị trường hiện nay có rất nhiều hãng sản xuất sơn dulux, jotun, maxilite, levis, toa, megatex….. với nhiều sản phẩm đa dạng như sơn lót, sơn chống thấm,…với chức năng chủ yếu là làm đẹp cho ngôi nhà. Mặt mạnh: hoạt động lâu năm nên đã tạo thương hiệu trên thị trường, màu sắc và mẫu mã đa dạng => thách thức về canh tranh thương hiệu, chỗ đứng trong thị trường. Măt yếu: Nhưng chưa có sản phẩm sơn nào mang lại oxi cho ngôi nhà, điều hoà thanh lọc không khí.=>lợi thế tuyệt đối cho sản phẩm mới. 1.3 Tình hình phân phối: Mạng lưới phân phối rộng khắp, các doanh nghiệp tổ chức phân phối chủ yếu qua hình thức: trực tiếp ,qua 1 trung gian ,qua nhiều trung gian (đại lý người bán buôn, người bán lẻ) tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như: Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Hải Phòng …=> đây là thách thức về cạnh tranh phân phối của sản phẩm. 2.Góc độ vĩ mô: 2.1 Tình hình dân số và vấn đề nhà ở: Tốc độ tăng trưởng dân số: Kết quả đợt tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy: Dân số Việt Nam đạt 85,8 triệu người, đứng thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á và thứ 14 trong số những nước đông dân nhất thế giới. Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm giữa 2 cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở (1999 và 2009) là 1,2%/năm. (nguồn:vietnamnet.vn) => Mặc dù tốc độ tăng trưởng dân số có xu hướng giảm trong các năm gần đây và đây cũng là xu hướng của tương lai.Tuy nhiên, do tốc độ giảm chưa nhiều, nên dân số của Việt Nam nhìn chung qua các năm vẫn tăng cao.Chính vì vậy thị trường Việt Nam rất “béo bở” cho doanh số của các sản phẩm kinh doanh mang tính thông dụng như sơn. Tình hình đô thị hoá : năm 1990 đô thị bắt đầu phát triển, lúc đó chỉ có mới 500 đô thị lớn nhỏ (tỷ lệ đô thị hoá khoảng 17-18%). Đến năm 2000 là 649, 2003 là 656 đô thị. Trong năm 2007, cả nước có 729 đô thị trong đó có 2 đô thị loại đặc biệt: tp HCM, Hà Nội; 4 đô thị loại 1: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ; 13 đô thị loại 2(tỷ lệ dân thành thị khoảng 40%). Dự kiến 2020 tỷ lệ dân thành thị là 80%. Cả nước hiện nay có rất nhiều công trình lớn đang và sẽ tiến hành xây dựng. Do quá trình CNH-HDH và hội nhập nên nhiều cao ốc được xây dưng trong tương lai, đặc biêt là tp HCM, Hà Nội – 2 thị trường lớn của sản phẩm. Với tốc độ đô thị hoá cao, các công trình xây dựng càng nhiều thì thị trương tiêu thụ sản phẩm cang lớn. Thu nhập bình quân đầu người: Bộ KH-ĐT đặt mục tiêu thu nhập bình quân theo đầu người vào năm 2015 sẽ đạt khoảng 2.100USD, gấp 1,7 lần so với năm 2010. Hiện nay, GDP theo đầu người của Việt Nam đã đạt 1.200USD/người/năm. Với việc chắc chắn sẽ vượt mục tiêu này trong năm 2010, Việt Nam sẽ ra khỏi nhóm nước đang phát triển có thu nhập thấp, trở thành nước có thu nhập trung bình.(nguồn: home.vnn.vn) =>Mức sống của người dân ngày càng cải thiện thì các sản phẩm đảm bảo chất lượng sẽ ngày càng được ưa chuộng hơn,các sản phẩm kém chất lượng sẽ bị đào thải. Điều đó cũng đổng nghĩa với việc yêu cầu của người dân cũng sẽ ngày càng khó tính hơn chính vì vậy để làm tăng thỏa mãn khách hàng nhằm duy trì những khách hàng cũ và chinh phục thêm khách hàng mới thì việc nghiên cứu cải thiện mẫu mã nhằm ngày càng tối ưu sản phẩm hơn phải được đặt lên hàng đầu. Vấn đề nhà ở: Theo dự thảo chiến lược phát triển nhà ở đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 vừa được Bộ Xây dựng đưa ra lấy ý kiến thì nhà ở xã hội cần xây dựng trong ba giai đoạn, đầu tiên giai đoạn 2011 - 2020 cần đầu tư xây dựng khoảng 600.000 căn hộ tương khoảng 30 triệu m2 sàn (mỗi năm khoảng 60.000 căn, tương đương 3 triệu m2 sàn). Còn khoảng 7 triệu người dân đô thị đang có nhu cầu về nhà ở. Ảnh: N.Lê Tổng số vốn đầu tư của toàn bộ chương trình khoảng 180.000 tỷ đồng (tính theo mặt bằng giá tại thời điểm quý 3/2010), gồm nguồn vốn nhà nước khoảng 36.000 tỷ đồng (20%) dành để đầu tư xây dựng quỹ nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước để cho thuê, vốn huy động của các thành phần kinh tế khoảng 144.000 tỷ đồng để đầu tư xây dựng quỹ nhà ở xã hội để bán hoặc cho thuê mua. 2.2 Điều kiện tự nhiên: Việt Nam với khí hậu đặc thù là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nên khí hậu nhìn chung là nóng, và mưa nhiều.Tuy nhiên ở mỡi vùng miền có sự khác biệt rõ về khí hậu: Miền bắc: có 4 mùa rõ rệt Miền trung: chỉ có hai mùa nắng mứa nhưng khí hậu khắc nghiệt nhiệt độ rất cao và khô vào mùa nắng. Mưa nhiều, bảo lũ, nhiệt độ thì lạnh vào mùa mưa Miền nam: có 2 mùa nắng-mưa.Vào mùa nắng thì nhiệt độ không đến mức oi bức, mùa mưa chỉ mưa nhưng ít có bão. =>Do khí hậu mang tính đặc trưng như vậy sẽ tạo cho người tiêu dùng có thói quen mua sắm và ưa thích các sản phẩm phù hợp với thời tiết.Do vậy để thỏa mãn các mong muốn của khách hàng thì sản phẩm tạo ra phải thích hợp với điều kiện khí hậu đặc thù của quốc gia,bên cạnh đó do phong phú về điều kiện khí hậu nên thói quen mua sắm của người tiêu dùng cũng khác nhau,đó có thể nói là 1 thách thức cho những nhà phân phối sản phẩm,và câu hỏi đặt ra với họ là làm sao để thoải mãn 1 lúc nhiều loại khách hàng như vậy. Nhưng đây cũng là lợi thế của sản phẩm vì chất lương tôt, nhiều tính năng có thể phù hợp với điều kiện môi trường đa dạng và khắc nghiệt của nước ta. 2.3 Môi trường pháp luật: Pháp luật hiện nay và tương lai chính phủ sẽ ban hành nhiều luật kinh doanh hơn. Mục đích của việc ban hành luật pháp: +Bảo vệ các công ty trong quan hệ với nhau: nhất là trong yếu tố cạnh canh nhằm ngăn chặn cạnh tranh không lành mạnh. +Bảo vệ người tiêu dùng:trước tình trạng kinh doanh gian dối của các doanh nghiệp có xu hướng gia tăng.Cụ thể là ngăn chặn các sản phẩm kém chất lượng có hoạch không rõ nguồn gốc xuất xứ. +Chống lại các hành vi bãi trong kinh doanh nhằm bảo vệ lợi ích cho xã hội =>Trước sự tác động của yếu tố pháp luật như vậy vừa là thuận lợi vừa là khó khăn cho doanh nghiệp vì ta được bảo hộ công bằng về mặt cạnh tranh.Tuy nhiên bên cạnh đó để đảm bảo tính hợp pháp nhằm tồn tại bền vững vào lâu dài thì doanh nghiệp cần phải thắt chặt ở các khâu sản xuất nhằm đảm bảo tính chất lượng của sản phẩm.Đặc biệt ở khâu khí thải phải đảm bảo tính đủ sạch không làm ô nhiễm mồi trường nhằm đảm bảo vệ lợi ích xã hội có như vậy thì doanh nghiệp mới tồn tại lâu dài và bền vững được . 2.4 Môi trường văn hóa: người việt nam rất coi trọng vấn đề nhà ở vì đối với họ nhà không chỉ để tránh nắng che mưa mà còn là chỗ dựa để tiếp tục sự nghiệp của mình như câu:” an cư lạc nghiệp”. cho nên với họ nhà không chỉ bền mà còn phai đẹp hợp phong thuỷ=> đặt ra yêu cầu tính năng đa dạng của nước sơn và phù hợp với thị hiếu người tiêu dung. Ngày nay vấn đề môi trường rất được quan tâm và viêc bảo vệ sức khoẻ là vô cùng cần thiềt=> đây sẽ là lợi thế của sản phẩm khi đáp ứng được nhu cầu này. 3.Kết luận: Từ nhưng phương diện về góc độ vi mô và vĩ mô, phát triển một loại sơn tạo ra oxi nhằm đảm bảo cuộc sống trong lành trong ngôi nhà là xu hướng tương lai và khả năng phát triển rất lớn. Mặt khác, đây là sản phẩm duy nhất trong hiện nay đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. => sản phẩm có tính khả thi cao. II.SẢN PHẨM - PRODUCT Đặc tính: -Thành phần: Sơn được cấu tạo bởi thành phần chính là chất vô cơ bám dính cùng với vi sinh bán hữu cơ và vi sinh hữu cơ toàn phần, hỗn hợp màu phân tán trong nhựa ankyd, chất phụ gia và dung môi. Cho màng sơn mịn, màu sắc đẹp, dễ sữ dụng mau khô thích hợp việc trang trí, bảo quản và đặc biệt là khả năng tổng hợp Oxi của các vi sinh. -Điểm khác biệt so với các sản phẩm cùng loại: Vi sinh trong sơn sử dụng các hợp chất trog không khí chuyển hóa thành Oxi đưa lại không khí. Nếu có ánh sáng thì quá trình tổng hợp diễn ra nhanh hơn và năng suất cao hơn. Như một lớp phủ diệp lục với màu sắc tùy thích căn nhà hay căn phòng sẽ luôn trong lành thoáng mát như bạn đang sống ở thảo nguyên xanh. -Tính đặc thù: quét chồng lên các lớp sơn để tạo thành “tường sống” tổng hợp Oxi và chuyển trực tiếp ra không khí đồng thời hấp thụ và chuyển hóa bụi bẩn, khói độc. Có thể sử dụng trang trí theo màu sắc yêu thích chứ không nhất thiết là màu xanh lá. Sơn phủ lên bề mặt đã sơn với vai trò tạo Oxi từ nhũng chất có sẵn trong không khí. -Đặc tính tâm lí: Rất có lợi cho sức khỏe, hạn chế các bệnh về hô hấp. Người lớn tuổi: thay vì phải ra công viên để hít thở không khí trong lành thì nay ngay tại nhà các cụ vẫn cảm thấy sản khoái. Trẻ nhỏ: không còn sợ bé mẫn cảm với các loại bụi từ bên ngoài, lông thú. Người làm việc văn phòng: lượng Oxi trực diện xung quanh luôn là yếu tố giúp giảm mệt mỏi, giảm Stress, tạo bầu không khí dễ chịu ngay cả khi căng thẳng Nơi công cộng: bệnh viện, trường học, …:những nơi ồn ào, ngột ngạt này cũng trở nên dễ chịu, thoáng đãng hơn do chúng ta không phải chia sẻ nhau khoản không khí quí giá với lượng oxi hấp thụ hạn chế. 2.Thời gian sử dụng: 5 năm. Thay thế lớp sơn vi sinh cũ bằng lớp mới sau khi sữ dụng. Rất dễ dàng,chỉ cần sơn chồng lên lớp sơn cũ thì một hợp chất chuyên dụng trong sơn mới sẽ tự loại bỏ màn sơn cũ làm ngôi nhà bạn nhu mới sơn lần đầu. 3.Nhãn hiệu: GREEN HOUSE –Khát khao cuộc sống. Lấy ý tưởng từ màu xanh cuộc sống , màu xanh thiên nhiên chúng tôi muốn mang không gian trong lành vào với ngôi nhà của bạn. 4.Dung tích: Thùng 5 lít và thùng 15 lít. 5.Dịch vụ đi kèm: Tư vấn lựa chọn sơn phù hợp căn nhà, có đội ngũ nhân viên thiết kế, những người am hiểm về kiến trúc, nội thất sẽ tư vấn hướng dẫn khách hàng lựa chọn, phối ợp màu sắc các vật dụng và tường nhà; Báo thời gian sử dụng để thay thế: Chúng tôi sẽ lưu giữ thông tin khách hàng cùng với thời gian khách hàng sử dụng sản phẩm của công ty, sau 5 năm sẽ bào cho khách hàng thay thế; giải đáp nọi thắc mắc về công nghệ, kỹ thuật. III.GIÁ-PRICE I.Chiến lược định giá sản phẩm 1. Phân khúc thị trường và khách hàng mục tiêu Dựa vào phân tích, hiện nay trên thị trường ít có nhà sản xuất sơn quan tâm nhiều đến sản phẩm sơn tạo ra oxi này. Họ chỉ quan tâm nhiều đến những yếu tố liên quan đến chức năng trang trí như: màu sắc, nước bóng, chất lượng bề mặt…hay các chức năng bảo vệ như: chống ẩm, chống hóa chất, chống mài mòn… Đây là một sản phẩm mà đòi hỏi công nghệ tiên tiến và ý tưởng hết sức sáng tạo để tạo ra.Nó không những đáp ứng về mặt chất lượng như những loại sơn khác, mà còn là sản phẩm góp phần bảo vệ cuộc sống thường ngày của mọi người. Việc nghiên cứu và đưa ra dòng sản phấm với tính năng hết sức đặc biệt này tạo ra những sự lựa chọn thỏa mãn cho những khách hàng quan tâm đến việc bảo vệ sức khỏe của gia đình. Hiện nay, thu nhập của người dân ngày càng cao, người ta sẵn sàng bỏ ra một số lượng tiền lớn để mua về một sản phẩm có lợi cho sức khỏe. Sơn chúng ta đáp ứng được nhu cầu đó của con người. Việc ô nhiễm môi trưởng thành phố cũng như nhu cầu nhà ở tại đây ngày càng nóng, dựa trên tình hình đây là sản phẩm mới của thị trường ,vậy thị trường chính của chúng ta là ở các thành phố lớn như: tp Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Phòng và khách hàng hướng đến là những người có thu nhập cao. 2. Chiến lược giá cho sản phẩm Chúng ta sẽ căn cứ vào từng giai đoạn cụ thể để đưa ra chiến lược giá phù hợp, vì ở mổi giai đoạn có các mức độ khác nhau về khó khăn cũng như các mặt thuận lợi nhằm đảm bảo các tiêu chí sau: -Vấn đề lợi nhuận -Tính cạnh tranh -hõa mãn khách hàng -Xây dựng hình ảnh sản phẩm 2.1Giai đoạn giới thiệu sản phẩm Đánh giá đễ chắt lọc thị trường:chúng ta sẽ định giá cao ngay từ đầu cho sản phẩm để chớp thị trường, bằng cách này sẽ vớt được doanh thu tối đa với khúc thị trường là những người có thu nhập cao. Ý nghĩa của nó là số người mua đủ để có mức cầu hiện hành cao, bù đắp được chi phí cao giá ban đầu sẽ không thu hút thêm đối thủ cạnh tranh. Đặc biệt giá cao gây được ấn tượng về một sản phẩm hảo hạng trong lòng khách hàng. => Mức giá của giai đoạn này là: 1.200.000đ (15L) và 468.000đ(5L) đây cũng là giai đoạn bước đầu sản phẩm đi vào thị trường. Để có sự quan tâm của người tiêu dùng, cần áp dụng mức giảm giá đối với sản phẩm thích hợp. 2.2 Giai đoạn phát triển sản phẩm: Giai đoạn sản phẩm đã có chỗ đứng trên thị trường, việc đưa sản phẩm đến gần hơn với người sử dụng đồng thời phải đảm bảo tính lợi nhuận của sản phẩm. Giai đoạn này sẽ tiếp diễn đến một lúc nhất định thì các sản phẩm tương tự chúng ta sẽ ra đời của các đối thủ do vậy ở giai đoạn này tùy tình hình mà ta thẩm định và đưa ra mức giá hợp lý hơn nhằm đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường. Ví dụ như: chúng ta sẽ chủ động giảm giá trong trường hợp khả năng tiêu thụ không cao, khi đối thủ cạnh tranh có sản phẩm tương tự…chủ động tăng giá do chi phí sản xuất tăng dai dẳng, lạm phát tăng cao hoặc là không đáp ứng lượng cầu của khách hàng. IV.PHÂN PHỐI SẢN PHẨM Chính sách phân phối là sự kết nối các yếu tố phân phối, xây dựng mạng lưới phân phối và sử dụng các phương pháp phân phối. Chính sách phân phối là một bộ phận cấu thành của tổ hợp đồng bộ các chiến lược Marketing hỗn hợp bao gồm tất cả những gì mà công ty có thể vận dụng để tác động lên nhu cầu về hàng hoá của mình. Việc xây dựng chính sách phân phối tốt sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp Đưa sản phẩm đến thị trường mục tiêu Tiêu thụ sản phẩm theo đúng kế hoạch và các hợp đồng ký kết. Bảo đảm uy tín của doanh nghiệp, sự tin tưởng của khách hàng và sự gắn bó lâu dài của người tiêu dùng. Bảo đảm việc thu hút ngày càng nhiều khách hàng cho doanh nghiệp thông qua công tác giao dịch phương thức phân phối, thủ tục giao nhận, thanh toán… đối với khách hàng. Việc lựa chọn kênh phân phối là một quyết định quan trọng trong chính sách phân phối sản phấm.Chọn lựa kênh phân phối phải được phân tích và đánh giá thông qua các nhân tố ảnh hưởng : giai đoạn hoạt động cụ thể của doanh nghiệp và đặc điểm của thị trường đặc điểm cấu tạo ,đặc tính,giá trị sử dụng của sản phẩm xem xét đối thủ cạnh tranh, khách hàng mục tiêu khả năng ,tiềm lực của công ty,trình độ quản lý của nhà quản trị…. 1. CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI SẢN PHẨM: 1.1Giai đoạn tiếp cận và tung sản phẩm ra thị trường Trong thời gian đầu do chi phí công nghệ áp dụng cho phẩm khá tốn kém nên thị trường mục tiêu là các khách hàng có thu nhập cao,chủ yếu được sử dụng ở các thành phố lớn chủ yếu là thành phố Hồ chí minh,Đà Nẵng, Hải phòng ,Hà Nội….,các trung tâm kinh tế,trung tâm thương mại ,bệnh viện, trường học, cao ốc văn phòng,… Tâm lý tiêu dùng của nhóm khách hàng này là thường chọn những trung tâm phân phối lớn có uy tín do đó cơ bản mạng lưới kênh phân phối được áp dụng là kênh trực tiếp và kênh ngắn thông qua các trung tâm thương mại,siêu thị nội thất,các cửa hàng chi nhánh ,đại lý lớn sao cho khách hàng tin cậy đến với sản phẩm .Các kênh phân phối phải được chú trọng đầu tư để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong việc tìm hiểu các thông tin về sản phẩm ,tạo dựng cho khách hàng sự hiểu biết và niềm tin nhất đinh về sản phẩm trên thị trường. NHÀ SẢN XUẤT NHÀ SD CÔNG NGHIỆP(NGƯỜI TIÊU DÙNG) NHÀ SẢN XUẤT NHÀ PP CÔNG NGHIỆP NGƯỜI TIÊU DÙNG 1.2 Giai đoạn phát triển thương hiệu Giai đoạn này mở rộng thị trường là hết sức cần thiết do đó để có thể bao quát được thị trường mục tiêu phải sử dụng các kênh phân phối dài với hệ thống các của hàng có qui mô lớn và nhiều tầng nấc phân phối.. Phải đẩy mạnh đầu tư cho các đại lý đặc biệt là các đại lý ở xa trung tâm thành phố hay mới được hình thành về vốn, công tác trưng bày tiếp thị sản phẩm,chi phí lưu kho,vận chuyển.Cần phải tổ chức được lực lượng vận tải để bảo đảm đưa hàng hóa đến nơi mua hàng một cách đầy đủ ,kịp thời với chi phí và giá cả hợp lý NHÀ SẢN XUẤT ĐẠI LÝ NHÀ BÁN LẺ NGƯỜI TIÊU DÙNG 1.3 Giai đoạn 3:đánh giá chiến lược và đưa sản phẩm đến với thị trường toàn cầu Lúc này sản phẩm không chỉ được tiêu thụ trong nội địa mà đã mở rộng ra phạm vi toàn cầu. Cạnh tranh trong giai đoạn này là hết sức gay gắt do đó phải thường xuyên xem xét chiến lược hoạt động ,động thái của các đối thủ cạnh tranh để việc mở rộng thị trường ra nước ngoài vẫn giữ được khách hàng mục tiêu nội địa. 2.ĐỂ CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI CÓ HIỆU QUẢ 2.1 Yêu cầu đối với nhà quản trị Đảm bảo tính khả thi cao khi mở VP đại diện ,đại lý Thường xuyên tổ chức kiểm tra đánh giá hoạt động của các kênh phân phối,tạo được mối quan hệ chặt chẽ với các thành viên Kịp thời khen thưởng ,động viên và tiến hành các hoạt động xúc tiến đối với thành viên như họ là những bạn hàng,khách hàng của nhà sản xuất. Có chính sách ,kế hoạch phát triển đồng bộ các loại hình dịch vụ hỗ trợ cho hệ thống phân phối Nhiệm vụ của các thành viên trong kênh Thiết lập các mối quan hệ:tạo dựng và duy trì mối quan hệ với những khách hàng tiềm năng Phải có hiểu biết ,nắm bắt được những thắc mắc,quan tâm của khách hàng về sản phẩm Thương lượng:thỏa thuận và phân chia trách nhiệm và quyền lợi với các thành viện trong kênh.Thỏa thuận về giá và các điều kiện phân phối như vậy sẽ tạo nên sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên trong hệ thống. V.KẾ HOẠCH XÚC TIẾN CHO SẢN PHẨM SƠN “GREEN HOUSE” 1.XÚC TIẾN: Việc đánh giá đúng vai trò của quảng cáo trong việc phát triển sản phẩm là việc hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp.Theo như điều tra sơ bộ cho thấy, quảng cáo giúp tăng trưởng kinh tế, tạo ra
Tài liệu liên quan