Đề tài Lập kế hoạch sản xuất sản phẩm case máy tính fpt elead

Hiện nay, mạng máy tính đã trở nên phổ biến với mọi người, nó có vai trò rất quan trọng. Nhu cầu sử dụng máy tính ngày càng nhiều, nhưng đa số máy do các công ty nước ngoài cung cấp. Ngành công nghiệp máy tính luôn là một trong những lĩnh vực có sự cạnh tranh khốc liệt nhất, mà từ trước tới nay luôn do sự thống trị của một số tập đoàn khổng lồ trên thế giới, ví dụ như IBM. Trong khi đó, tại Việt Nam vào những năm đầu thế kỉ 21 đã có khá nhiều thương hiệu máy tính Việt Nam, nhưng tất cả đều sản xuất thô sơ, không quy trình quản lý chất lượng, không đầu tư nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Với mặt bằng sản xuất chỉ là một căn phòng nhỏ nằm ngay trong công ty, công việc bảo hành bảo trì do không được đầu tư nghiêm túc nên làm mất lòng tin của khách hàng khá nhiều. Sau nhiều cuộc tranh luận căng thẳng, FPT quyết định đầu tư cho Elead, với mục tiêu trở thành thương hiệu máy tính của người Việt, cạnh tranh được với các thương hiệu nước ngoài, và chiếm được thị phần lớn tại Việt nam. Chính vì vậy, mặt hàng chủ lực của công ty là máy tính để bàn, với case máy tính được lắp ráp trên dây chuyền công nghệ nhập khẩu của hãng Intel. Nhưng trong quá trình trước và khi tiến hành lắp ráp các chi tiết vẫn tồn tại một số vấn đề chưa thuận lợi tại FPT. Công ty có nhiều khoảng thời gian nhập hàng từ nhà cung cấp và lắp ráp không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường. Để giúp khắc phục tồn tại này, nhóm đã tìm hiểu và tiến hành nghiên cứu đề tài: “Lập kế hoạch sản xuất sản phẩm case máy tính FPT ELEAD”

doc59 trang | Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 3017 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lập kế hoạch sản xuất sản phẩm case máy tính fpt elead, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP & MÔI TRƯỜNG BỘ MÔN KINH TẾ & QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP   ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN LÝ SẢN XUẤT Họ và tên sinh viên: Lê Đắc Nam Lã Chí Công Nguyễn Hoàng Nam Nguyễn Văn Phát Dương Quốc Toàn Nhóm: 03 Lớp: K43QLC.01 TÊN ĐỀ TÀI: “LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT SẢN PHẨM CASE MÁY TÍNH FPT ELEAD” NỘI DUNG THUYẾT MINH TÍNH TOÁN Chương I : Lời mở đầu Chương II : Dự báo Chương III : Hoạch định năng lực sản xuất Chương IV : Hoạch định MRP Chương V : Kết luận CÁC BẢN VẼ Ngày …Tháng…Năm Giáo viên hướng dẫn Tổ trưởng bộ môn KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP & MÔI TRƯỜNG BỘ MÔN KINH TẾ & QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN Họ và tên sinh viên: Lê Đắc Nam Lã Chí Công Nguyễn Hoàng Nam Nguyễn Văn Phát Dương Quốc Toàn Lớp: K43QLC.01 Tên đề tài: “ LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT SẢN PHẨM CASE MÁY TÍNH FPT ELEAD”. I.NỘI DUNG NHẬN XÉT 1.Tiến trình thực hiện đồ án: …………………………………………………………. 2. Nội dung thực hiện: - Cơ sở lý thuyết: ……………………………………………………………….. - Các số liệu kết quả tính toán: …………………………………………………. - Phương pháp và mức độ giải quyết các vấn đề: ………………………………………………………………………………………… 3.Hình thức đồ án - Hình thức trình bày: ………………………………………………………….. - Kết cấu của đồ án: …………………………………………………………….. 4. Những nhận xét khác: ........................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ĐÁNH GIÁ VÀ CHO ĐIỂM Nội dung đánh giá  Điểm tối đa  Điểm chấm   1. Tiến trình thực hiện đồ án  1    2.Nội dung  5    3.Hình thức  1    4. Bảo vệ 4.1. Trình bày 4.2. Trả lời câu hỏi  3 (1) (2)    Tổng cộng  10    Chữ ký giáo viên BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC NHÓM 3 Tên  Nhiệm vụ   Nguyễn Văn Phát  Quy trình sản xuất, cấu tạo sản phẩm, tổng hợp bài của nhóm   Dương Quốc Toàn  Dự báo nhu cầu sản phẩm, hoạch định năng lực sản xuất   Lã Chí Công  Cơ sở lý luận và lý thuyết   Nguyễn Hoàng Nam  Đặt vấn đề, kết luận, hoạch định năng lực sản xuất   Lê Đắc Nam  Thời gian lắp ráp sản phẩm, hoạch định MRP   Ngoài các nhiệm vụ đã phân công ở trên các thành viên cũng tham gia tìm hiểu và đóng góp ý kiến của các phần của các thành viên còn lại. MỤC LỤC PHẦN 1: NHỮNG QUAN ĐIỂM VÀ CĂN CỨ. 8 1.1. Sự cần thiết của quản trị sản xuất 8 1.2. Nội dung cơ bản của quá trình quản trị sản xuất 10 PHẦN 2: NỘI DUNG 11 CHƯƠNG 1: QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ KẾT CẤU SẢN PHẨM. 11 1.1. Quy trình sản xuất. 11 1.2. Cấu tạo sản phẩm và thời gian lắp ráp sản phẩm. 14 CHƯƠNG 2: DỰ BÁO NHU CẦU SẢN PHẨM 19 I. LÝ THUYẾT 19 2.1. CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO NHU CẦU SẢN PHẨM 19 2.1.1. Phương pháp định tính 19 2.1.2. Phương pháp định lượng 20 II. BÀI TẬP 26 2.2. Dự báo bằng phương pháp trung bình với n = 3 26 Bảng 2.1 Dự báo bằng phương pháp trung bình với n = 3 26 2.3. Dự báo theo phương pháp bình quân có trọng số (n =3) 26 Bảng 2.2 Dự báo theo phương pháp bình quân có trọng số (n =3) 27 2.4. Dự báo theo phương pháp hàm số mũ giản đơn với = 0,5 27 Bảng 2.3 Dự báo theo phương pháp hàm số mũ giản đơn với = 0,5 27 2.5. Dự báo bằng phương pháp san bằng hàm số mũ điều chỉnh theo xu hướng ( với α=0,5; β=0.4) 28 Bảng 2.4 Dự báo bằng phương pháp san bằng hàm số mũ điều chỉnh theo xu hướng ( với α=0,5; β=0.4) 28 Bảng 2.5 So sánh các phương pháp dự báo 28 Bảng 2.6 Dự báo theo phương pháp bình quân có trọng số (n =3) 29 CHƯƠNG 3: HOẠCH ĐỊNH NĂNG LỰC SẢN XUẤT 30 I. LÝ THUYẾT 30 3.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN. 30 3.1.1. Khái quát chung về hoạch định năng lực sản xuất 30 3.1.2. Các chiến lược hoạch định năng lực sản xuất. 31 3.1.3 Các phương pháp đề ra cho vấn đề hoạch định. 33 II.BÀI TẬP 35 3.2. Sử dụng số liệu 6 tháng cuối năm để lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho kỳ sau theo mục tiêu tối thiểu hóa chi phí sản xuất theo các phương án. 35 Bảng 3.1 Nhu cầu dự báo trong 12 tháng 35 3.2.1. Hoạch định năng lực sản xuất theo chiến lược duy trì lượng dự trữ của sản phẩm. 35 Bảng 3.2 Nhu cầu trung bình 1 ngày đêm 35 Bảng 3.3 Hoạch định năng lực sản xuất theo chiến lược duy trì lượng dự trữ của sản phẩm 36 3.2.2. Chiến lược thay đổi nhân lực theo mức cầu 37 Bảng 3.5 Chiến lược thay đổi nhân lực theo mức cầu 37 3.2.3. Chiến lược huy động làm thêm giờ. 38 Bảng 3.6 Chiến lược huy động làm thêm giờ. 38 3.2.4. Chiến lược thuê gia công ngoài. 39 Bảng 3.7 Chiến lược thuê gia công ngoài. 39 Bảng 3.8 Bảng so sánh chi phí các chiến lược hoạc định năng lực sản xuất 40 Bảng 3.9 Chiến lược hoạch định thay đổi nhân lực theo mức câu 40 CHƯƠNG 4: LẬP KẾ HOẠCH NGUYÊN VẬT LIỆU (MRP) 42 I. LÝ THUYẾT 42 4.1. Cơ sở lý luận. 42 4.1.1. Khái niệm hoạch định MRP. 42 4.1.2. Quá trình xác định MRP được tiến hành theo các bước sau: 43 4.1.3 Hoạch định MRP theo L4L. 45 II: BÀI TẬP 46 KẾT LUẬN 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO 59 LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, mạng máy tính đã trở nên phổ biến với mọi người, nó có vai trò rất quan trọng. Nhu cầu sử dụng máy tính ngày càng nhiều, nhưng đa số máy do các công ty nước ngoài cung cấp. Ngành công nghiệp máy tính luôn là một trong những lĩnh vực có sự cạnh tranh khốc liệt nhất, mà từ trước tới nay luôn do sự thống trị của một số tập đoàn khổng lồ trên thế giới, ví dụ như IBM. Trong khi đó, tại Việt Nam vào những năm đầu thế kỉ 21 đã có khá nhiều thương hiệu máy tính Việt Nam, nhưng tất cả đều sản xuất thô sơ, không quy trình quản lý chất lượng, không đầu tư nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Với mặt bằng sản xuất chỉ là một căn phòng nhỏ nằm ngay trong công ty, công việc bảo hành bảo trì do không được đầu tư nghiêm túc nên làm mất lòng tin của khách hàng khá nhiều. Sau nhiều cuộc tranh luận căng thẳng, FPT quyết định đầu tư cho Elead, với mục tiêu trở thành thương hiệu máy tính của người Việt, cạnh tranh được với các thương hiệu nước ngoài, và chiếm được thị phần lớn tại Việt nam. Chính vì vậy, mặt hàng chủ lực của công ty là máy tính để bàn, với case máy tính được lắp ráp trên dây chuyền công nghệ nhập khẩu của hãng Intel. Nhưng trong quá trình trước và khi tiến hành lắp ráp các chi tiết vẫn tồn tại một số vấn đề chưa thuận lợi tại FPT. Công ty có nhiều khoảng thời gian nhập hàng từ nhà cung cấp và lắp ráp không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường. Để giúp khắc phục tồn tại này, nhóm đã tìm hiểu và tiến hành nghiên cứu đề tài: “Lập kế hoạch sản xuất sản phẩm case máy tính FPT ELEAD” PHẦN 1: NHỮNG QUAN ĐIỂM VÀ CĂN CỨ. 1.1. Sự cần thiết của quản trị sản xuất Quản trị sản xuất ngày càng được các nhà quản trị cấp cao quan tâm, coi đó như là một vũ khí cạnh tranh sắc bén. Sự thành công chiến lược của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào sự đánh giá, tạo dựng, phát triển các nguồn lực từ chức năng sản xuất. Sản xuất hiện đại có những đặc điểm: Thứ nhất, sản xuất hiện đại yêu cầu phải có kế hoạch hợp lý khoa học, có đội ngũ kỹ sư giỏi, công nhân được đào tạo tốt và thiết bị hiện đại. Thứ hai, quan tâm ngày càng nhiều đến thương hiệu và chất lượng sản phẩm. Đây là một tất yếu khách quan khi mà tiến bộ kỹ thuật ngày càng phát triển với mức độ cao và yêu cầu của cuộc sống ngày càng nâng cao. Thứ ba, càng nhận thức rõ con người là tài sản quí nhất của công ty. Yêu cầu ngày càng cao của quá trình sản xuất, cùng với sự phát triển của máy móc thiết bị, vai trò năng động của con người trở nên chiếm vị trí quyết định cho sự thành công trong các hệ thống sản xuất. Thứ tư, sản xuất hiện đại ngày càng quan tâm đến vấn đề kiểm soát chi phí. Việc kiểm soát chi phí được quan tâm thường xuyên hơn trong từng chức năng, trong mỗi giai đoạn quản lý. Thứ năm, sản xuất hiện đại dựa trên nền tảng tập trung và chuyên môn hóa cao. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đã làm cho các công ty thấy rằng không thể tham gia vào mọi lĩnh vực, mà cần phải tập trung vào lĩnh vực nào mình có thế mạnh để giành vị thế cạnh tranh. Thứ sáu, sản xuất hiện đại cũng thừa nhận yêu cầu về tính mềm dẻo của hệ thống sản xuất. Sản xuất hàng loạt, qui mô lớn đã từng chiếm ưu thế làm giảm chi phí sản xuất. Nhưng khi nhu cầu ngày càng đa dạng, biến đổi càng nhanh thì các đơn vị vừa và nhỏ, độc lập mềm dẻo có vị trí thích đáng. Thứ bảy, sự phát triển của cơ khí hoá trong sản xuất từ chỗ thay thế cho lao động nặng nhọc, đến nay đã ứng dụng nhiều hệ thống sản xuất tự động điều khiển bằng chương trình. Thứ tám, ngày càng ứng dụng nhiều thành tựu của công nghệ tin học, máy tính trợ giúp đắc lực cho các công việc quản lý hệ thống sản xuất. Thứ chín, mô phỏng các mô hình toán học được sử dụng rộng rãi để hỗ trợ cho việc ra quyết định sản xuất – kinh doanh. Quản trị sản xuất và tác nghiệp bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến việc quản trị các yếu tố đầu vào, tổ chức, phối hợp các yếu tố đó nhằm chuyển hóa chúng thành các sản phẩm vật chất hoặc dịch vụ với hiệu quả cao nhất. Để tạo ra sản phẩm và dịch vụ các doanh nghiệp đều phải thực hiện 3 chức năng cơ bản: Marketing, sản xuất và tài chính. Các nhà quản trị Marketing chịu trách nhiệm tạo ra nhu cầu cho sản phẩm và dịch vụ của tổ chức. Các nhà quản trị tài chính chịu trách nhiệm về việc đạt được mục tiêu tài chính của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp không thể thành công khi không thực hiện đồng bộ các chức năng tài chính, Marketing và sản xuất. Không quản trị sản xuất tốt thì không có sản phẩm hoặc dịch vụ tốt; không có Marketing thì sản phẩm hoặc dịch vụ cung ứng không nhiều; không có quản trị tài chính thì các thất bại về tài chính sẽ diễn ra. Mỗi chức năng hoạt động một cách độc lập để đạt được mục tiêu riêng của mình đồng thời cũng phải làm việc cùng nhau để đạt được mục tiêu chung cho tổ chức về lợi ích, sự tồn tại và tăng trưởng trong một điều kiện kinh doanh năng động. Do đó có thể nói rằng quản trị sản xuất và tác nghiệp có tầm quan trọng đặc biệt trong hoạt động của doanh nghiệp. Nếu quản trị tốt, ứng dụng các phương pháp quản trị khoa học thì sẽ tạo khả năng sinh lợi lớn cho doanh nghiệp.Ngược lại nếu quản trị xấu sẽ làm cho doanh nghiệp thua lỗ, thậm chí có thể bị phá sản… 1.2. Nội dung cơ bản của quá trình quản trị sản xuất Nội dung cơ bản của quá trình sản xuất là quá trình lao động sáng tạo tích cực của con người. Bộ phận quan trọng của quá trình sản xuất chế tạo là quá trình công nghệ Quá trình công nghệ lại được phân chia thành nhiều giai đoạn công nghệ khác nhau, căn cứ vào phương pháp chế biến khác nhau, sử dụng máy móc thiết bị khác nhau. Mỗi giai đoạn công nghệ lại có thể bao gồm nhiều bước công việc khác nhau (hay còn gọi là nguyên công). Bước công việc là đơn vị cơ bản của quá trình sản xuất được thực hiện trên nơi làm việc, do một công nhân hoặc một nhóm công nhân cùng tiến hành trên một đối tượng nhất định. Khi xét bước công việc ta phải căn cứ vào cả ba yếu tố: Nơi làm việc, công nhân, đối tượng lao động. PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ KẾT CẤU SẢN PHẨM. 1.1. Quy trình sản xuất.  Bảng 1.1: Quy trình sản xuất case máy tính FPT ELEAD Quy trình sản xuất case máy tính FPT ELEAD được thực hiện như sau: *Giai đoạn 1: Yêu cầu triển khai Ý tưởng về sản phẩm được hình thành thông qua các phòng ban chức năng như phòng kỹ thuật, thị trường. Hội đồng công ty sẽ duyệt và đưa ra quyết định sản xuất sản phẩm mới các yêu cầu được triển khai thực hiện. *Giai đoạn 2: Kiểm tra điều kiện sản xuất Trước khi đi vào sản xuất, công ty sẽ tổ chức kiểm tra toàn bộ điều kiện sản xuất về trang thiết bị nhân công… xem đã đủ số lượng và chất lượng hay chưa, nếu các điều kiện sản xuất đã đủ tiêu chuẩn sẽ tiến hành tiếp giai đoạn 3. *Giai đoạn 3: Chuẩn bị nhân công, trang thiết bị và các linh kiện. - Chuẩn bị nhân công: Trình độ của nhân công sẽ được bố trí vào các công việc phù hợp với khả năng. Nhân công của công ty sẽ được chia theo tổ ở các phân xưởng, mỗi tổ có các tổ trưởng sẽ thường xuyên báo cáo tình hình sản xuất cho ban lãnh đạo. Nhân công của công ty thường là nguồn nhân lực được đào tạo về điện tử được tuyển dụng từ các trường đại học cao đẳng và dạy nghề.. - Chuẩn bị trang thiết bị: Trang thiết bị của công ty được nhập khẩu từ nước ngoài với các dây chuyền sản xuất hiện đại như dây chuyền lắp ráp tự động… Các trang thiết bị sẽ được chuẩn bị tốt nhất để chuẩn bị cho việc đảm bảo sản xuất. - Chuẩn bị linh kiện: Các linh kiện như bóng bán dẫn bản, vi mạch, con trở… các chi tiết nhỏ được nhập khẩu về để lắp ráp vào các cụm chi tiết. Tại đây các linh kiện sẽ được phân loại sao cho phù hợp với từng phân xưởng. Các linh kiện trong quá trình kiểm tra được chọn lọc loại những sản phẩm bị lỗi, các sản phẩm đạt tiêu chuẩn sẽ được đưa vào sản xuất. *Giai đoạn 4: Lắp ráp Sau khi trang thiết bị, nhân công, các linh kiện đã chuẩn bị xong sẽ tiến hành quy trình lắp ráp sản phẩm. Các linh kiện được đưa tới các phân xưởng lắp ráp như phân xưởng lắp ráp bo mạch chủ, phân xưởng lắp ráp nguồn, phân xưởng lắp ráp ổ cứng, phân xưởng lắp ráp ổ quang, phân xưởng lắp ráp vỏ... Tại đây các sẽ chia ra 2 phần: một phần các linh kiện được lắp ráp mộts cách tự động bởi dây chuyền tự động được điều khiển bởi người có tay nghề bao gồm lắp ráp chip, lắp ráp ram. Một bộ phận các linh kiện được lắp ráp thủ công theo một khuôn mẫu nhất định các công nhân được hướng dẫn lắp ráp theo một quy trình nhất định như lắp ráp vỏ, lắp dây nối... Sau khi các cụm chi tiết được lắp ráp xong tiết hành lắp ráp hoàn chỉnh một case theo quy trình sau: Lắp mainboard vào thùng máy vi tính, lắp bộ nhớ vào mainboard, lắp CPU vào mainboard, lắp ổ đĩa cứng cho case, lắp nguồn ATX, lắp ổ đĩa quang, gắn card mở rộng… *Giai đoạn 5: Kiểm tra tổng quát 1 Quá trình lắp ráp không tránh khỏi những lỗi sai hỏng vì thế quá trình kiểm tra tổng quát 1 sẽ có nhiệm vụ kiểm tra tổng thể quá trình lắp ráp sản phẩm đến khi quá trình lắp ráp sản phẩm hoàn thành, tại đây nếu sản phẩm đạt tiêu chuẩn kiểm tra sẽ chuyển sang giai đoạn sau, nếu sản phẩm không đạt tiêu chuẩn sẽ được đưa trở lại quá trình lắp ráp để khắc phục lỗi. Trong quá trình này FPT sử dụng quy trình kiểm tra burn-in. Burn-in:  Quy trình Burn-in được thực hiện hoàn toàn tự động, máy qua nhiều khâu kiểm tra với nhiều tiêu chuẩn khác nhau nhằm đảm bảo có thể sử dụng trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau (phù hợp với điều kiện và khí hậu tại Việt Nam). Máy được đưa qua nhiều giai đoạn test với một thời gian đã được lập trình tự động trước, toàn bộ quá trình Burn-in kín kéo dài 8-12 giờ. Thời gian trên là thời gian theo tiêu chuẩn được các hãng máy tính trên thế giới đang áp dụng. Công suất của phòng test là 156 máy cùng một lúc. Người điều khiển kiểm soát toàn bộ quá trình nhờ những camera quan sát đặt bên trong và thông qua màn hình cảm ứng tại phòng điều khiển. *Giai đoạn 6: Đóng gói Sản phẩm sau khi lắp ráp hoàn chỉnh sẽ được tiến hành đóng gói sản phẩm. Quy trình đóng gói hoàn toàn tự động, đảm bảo cho việc vận chuyển. *Giai đoạn 7: Kiểm tra tổng quát 2 Các sản phẩm sau khi đóng gói sẽ được kiểm tra tổng quát lần 2 nhằm đảm bảo chất lượng tốt nhất. Tại đây các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn sẽ được khắc phục lỗi, các sản phẩm đạt sẽ được chuyển sang bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối cùng KCS *Giai đoạn 8: KCS Bộ phận (phòng, ban) kiểm tra việc tuân thủ quy trình công nghệ, kỹ thuật và chất lượng sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Sản phẩm đóng gói cuối cùng sẽ được kiểm tra chất lượng theo phương pháp lấy ngẫu nhiên sản phẩm trong lô sản phẩm. Sản phẩm đạt giới hạn sai sót cho phép sẽ được chuyển sang kho thành phẩm. Sản phẩm không đạt giới hạn sai sót cho phép sẽ được kiểm tra lại toàn bộ cả lô sản phẩm và sẽ được chuyển đến các quy trình trước để khắc phục lỗi. *Giai đoạn 9: Nhập kho thành phẩm Sản phẩm đạt tiêu chuẩn ở giai đoạn KCS sẽ được nhập kho thành phẩm và kết thúc quá trình sản xuất. 1.2. Cấu tạo sản phẩm và thời gian lắp ráp sản phẩm. Công ty cổ phần Elead của FPT chuyên lắp ráp và phân phối máy tính thương hiệu Elead. Hầu hết các linh kiện của máy tính đều được nhập trực tiếp từ các hãng sản xuất máy tính lớn trên thế giới. Ví dụ các chi tiết như: chipset, main, ram, ổ cứng, ổ đĩa quang, nguồn... đều có nguồn gốc từ các hãng máy tính nổi tiếng như Intel, Gygabyte, AMD...mang thương hiệu chất lượng cao. Các chi tiết này được nhập từ nhà sản xuất theo từng lô đáp ứng mọi nhu cầu của Công ty. FPT chủ yếu lắp ráp main của 2 hãng Gygabyte và Intel trong thương hiệu máy tính của hãng. Chipset, hãng sử dụng phần lớn là của hãng Intel và AMD. Ram là của hãng Kinhton, Kingmax. Đây là những linh kiện có thời gian lắp ráp khá nhanh, khoảng 7 ngày là hoàn thiện lô hàng nhập. Còn các linh kiện như ổ đĩa cứng, ổ quang và nguồn có thời gian lắp ráp là 2 tuần. Đây là những linh kiện có nhiều chi tiết rời và một số chi tiết đơn giản FPT đã nghiên cứu để bước đầu tiến hành sản xuất. Các chi tiết quan trong như phần cơ ổ đĩa cứng, vi mạch, mắt lade FPT nhập chủ yếu của hãng sản xuất SamSung, WD, Gygabyte...Sự uy tín của các nhà cung cấp đã giúp FPT Elead đang khẳng định và vươn cao hơn trên con đường thành công của minh.  Bảng 1.2: Cấu tạo sản phẩm và thời gian lắp ráp sản phẩm Chức năng của các bộ phận chính của cây máy tính để bàn: *Bản mạch chính (Mainboard) Mainboard là nền tảng, quyết định đến tốc độ, sự ổn định của toàn hệ thống. Tất cả các linh kiện khác đều phải tương thích và được hỗ trợ bởi Mainboard. Các thông số ghi trên Mainboard sẽ cho bạn biết bạn có thể sử dụng những linh kiện gì với nó, chẳng hạn bạn không thể sử dụng CPU có khe cắm khác và tốc độ cao hơn khả năng của Mainboard. Một số Mainboard tích hợp sẵn các thiết bị như xử lý hình ảnh (VGA), âm thanh (Sound), kết nối mạng (Ethernet)...  *Bộ vi xử lý (CPU) Sức mạnh của máy vi tính thường được đánh giá qua tốc độ của CPU. CPU phải tương thích với Mainboard và các nhà sản xuất thường đưa ra 2 dòng sản phẩm CPU cấp thấp cho người dùng thông thường và cao cấp dành cho chuyên nghiệp.  *Bộ nhớ hệ thống (RAM) RAM là nơi lưu dữ liệu tạm thời để xử lý, càng nhiều RAM sẽ giúp tăng thêm khả năng xử lý. Hiện nay Desktop nên có tối thiểu là 256 MB RAM, nếu có sử dụng chương trình đồ họa, game... thì nên có 512 MB hoặc nhiều hơn. RAM phải có tốc độ BUS và chủng loại tương thích với Mainboard.  *Ổ dĩa cứng (HDD) Là nơi chứa chương trình và dữ liệu, hiện nay đĩa cứng của Desktop có dung lượng từ 40GB cho đến hơn 500GB. Thông thường chỉ cần khoảng 10GB cho hệ thống và chương trình ứng dụng là đủ, tuy nhiên cũng cần phải tính thêm cho các dữ liệu, media (phim, nhạc, ảnh...)  *Ổ dĩa quang (CD, DVD...) Có thể sử dụng bất cứ ổ dĩa quang nào cho Desktop, thậm chí cũng có thể gắn 2 hay nhiều hơn nếu còn đủ chỗ và việc gắn thêm ổ dĩa quang cũng không quá khó. Desktop cũng nên có tối thiểu 1 ổ CD để sử dụng cho việc cài chương trình và sử dụng các phần mềm trên dĩa CD.  *Bộ nguồn (Power Supply) Bộ nguồn cần phải có các chân cắm tương thích với Mainboard và có công suất cao để đáp ứng được các thiết bị trong máy và sẵn sàng cho việc nâng cấp. Một bộ nguồn tốt sẽ cung cấp đầy đủ năng lượng giúp cho các thiết bị phần cứng hoạt động ổn định hơn.  CHƯƠNG 2: DỰ BÁO NHU CẦU SẢN PHẨM I. LÝ THUYẾT 2.1. CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO NHU CẦU SẢN PHẨM 2.1.1. Phương pháp định tính a.Lấy ý kiến của ban điều hành Phương pháp này được sử dụng rộng rãi ở các doanh nghiệp. Khi tiến hành dự báo, họ lấy ý kiến của các nhà quản trị cấp cao, những người phụ trách các công việc, các bộ phận quan trọng của doanh nghiệp, và sử dụ