Đề tài Lồng ghép giới và vai trò của lồng ghép giới trong chính sách

Quan điểm giới mới được du nhập vào Việt Nam nhưng đã có tác động mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Sự du nhập và truyền bá quan điểm giới đã trải qua ba giai đoạn với những xu hướng và đặc trưng khác nhau. Để nâng cao tác động của quan điểm giới góp phần tạo lập sự bình đẳng giới cần thực hiện một loạt giải pháp vừa cụ thể vừa tổng thể. Một trong những giải pháp đó là Lồng ghép giới. Lồng ghép giới Lồng ghép giới là sử dụng quan điểm Giới và Phát triển (GAD) nhằm xem xét một cách toàn diện hơn mối quan hệ giữa nam giới và nữ giới trong việc tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực, ra quyết định, thụ hưởng và khuyến khích trong một hệ thống cụ thể. Hệ thống đó có thể là một tổ chức, một chính phủ hay một xã hội. Lồng ghép là gì? Lồng ghép là tập hợp những ý tưởng, các giá trị, các cách làm, các thể chế và các tổ chức nổi trội có mối quan hệ tương tác lẫn nhau để quyết định “ai được cái gì” trong xã hội. Các ý tưởng và thực tế trong việc lồng ghép đã phản ánh lẫn nhau, qua đó đưa ra luận chứng cho bất kì sự phân bổ các nguồn lực của xã hội (Schalkwyk, et al, 1996).

docx7 trang | Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 5636 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Lồng ghép giới và vai trò của lồng ghép giới trong chính sách, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
  Tiểu Luận lồng ghép giới và vai trò của lồng ghép giới trong chính sách Mục Lục Lồng ghép giới 3 Lồng ghép là gì? 3 3. Lồng ghép giới 4 Vai trò của lồng ghép giới trong chính sách 5 Vì sao phải lồng ghép giới vào việc thực thi chính sách? Nam giới và nữ giới trải nghiệm cuộc sống khác nhau, có các nhu cầu, nguyện vọng, và những ưu tiên rất khác nhau. Họ cũng chịu tác động khác nhau từ cùng một chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, việc đưa vấn đề giới vào quá trình hoạch định và thực thi chính sách sẽ đảm bảo cho chính sách nhà nước đáp ứng các nhu cầu khác nhau của nam giới và nữ giới, đồng thời phân phối lợi ích xã hội một cách bình đẳng. Nói cách khác, lồng ghép giới vào hoạch định và thực thi chính sách chính là góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. 5 BÀI THU HOẠCH Về vấn đề “ lồng ghép giới và vai trò của lồng ghép giới trong chính sách” Lời nói đầu Quan điểm giới mới được du nhập vào Việt Nam nhưng đã có tác động mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Sự du nhập và truyền bá quan điểm giới đã trải qua ba giai đoạn với những xu hướng và đặc trưng khác nhau. Để nâng cao tác động của quan điểm giới góp phần tạo lập sự bình đẳng giới cần thực hiện một loạt giải pháp vừa cụ thể vừa tổng thể. Một trong những giải pháp đó là Lồng ghép giới. Lồng ghép giới Lồng ghép giới là sử dụng quan điểm Giới và Phát triển (GAD) nhằm xem xét một cách toàn diện hơn mối quan hệ giữa nam giới và nữ giới trong việc tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực, ra quyết định, thụ hưởng và khuyến khích trong một hệ thống cụ thể. Hệ thống đó có thể là một tổ chức, một chính phủ hay một xã hội. Lồng ghép là gì? Lồng ghép là tập hợp những ý tưởng, các giá trị, các cách làm, các thể chế và các tổ chức nổi trội có mối quan hệ tương tác lẫn nhau để quyết định “ai được cái gì” trong xã hội. Các ý tưởng và thực tế trong việc lồng ghép đã phản ánh lẫn nhau, qua đó đưa ra luận chứng cho bất kì sự phân bổ các nguồn lực của xã hội (Schalkwyk, et al, 1996). Giới là gì? Giới là sự khác biệt về mặt xã hội giữa nam giới và nữ giới về vai trò, thái độ, hành vi ứng xử và các giá trị. Vai trò giới được biết đến thông qua quá trình sống, học tập,công tác, nó khác nhau theo từng nền văn hóa, không gian, thời gian. Do vậy giới có thể thay đổi được. Khác với vấn đề giới tính vốn chỉ đề cập tới sự khác biệt sinh học giữa nam giới và nữ giới, khái niệm giới đề cập đến những khác biệt về mặt xã hội do các nhóm xã hội mà con người tạo ra. Những quan niệm về giới luôn nảy sinh từ tính chất của các quan hệ xã hội và của những hình thái tổ chức xã hội khác nhau (Nguyễn Đức Truyến và Nguyễn Thị Nguyệt Minh, 2000). Bản chất xã hội của giới được thể hiện rõ trong sự khác nhau giữa các đặc tính và các hoạt động được coi là của nam giới và nữ giới khi thực hiện so sánh trong các nền văn hoá, giữa các tầng lớp xã hội và các nhóm dân tộc trong cùng một nền văn hoá, hoặc thay đổi theo thời gian (Nguyễn Thị Nghĩa và Bùi Thị An, 2002). 3. Lồng ghép giới Lồng ghép cũng có nghĩa là nam giới và nữ giới được tiếp cận bình đẳng tới các nguồn lực, kể cả các cơ hội và sự đền đáp. Nó bao hàm sự tham gia bình đẳng vào quá trình tác động tới việc hình thành các giá trị lựa chọn trong xã hội. Lồng ghép cũng có nghĩa là chia sẻ một cách bình đẳng những lợi ích của quá trình phát triển. Lồng ghép cũng tạo cơ hội để tác động đến việc ai làm việc gì trong xã hội, ai làm chủ và có thể làm chủ cái gì, ai được tiếp cận tới việc làm và thu nhập, ai kiểm soát các nguồn lực của xã hội và các tổ chức, ai ra quyết định và ai đặt ra các ưu tiên. • Lồng ghép giới là một quá trình hay chiến lược hướng tới mục đích bình đẳng giới. Ðây là một quá trình diễn ra liên tục. • Nó là một phương pháp để quản trị, nhằm làm cho các mối quan tâm, kinh nghiệm của phụ nữ và nam giới trở thành một bộ phận không thể thiếu trong quá trình thiết kế, thực hiện kiểm tra và đánh giá các chính sách và chương trình trong tất cả các lĩnh vực của xã hội. • Lồng ghép giới liên quan đến việc thay đổi các chính sách và thể chế nhằm thúc đẩy bình đẳng giới một cách tích cực hơn. • Ðó là một quá trình chuyển đổi lâu dài nhằm xem xét lại các giá trị văn hoá-xã hội và các mục tiêu phát triển. Vai trò của lồng ghép giới trong chính sách Vì sao phải lồng ghép giới vào việc thực thi chính sách? Nam giới và nữ giới trải nghiệm cuộc sống khác nhau, có các nhu cầu, nguyện vọng, và những ưu tiên rất khác nhau. Họ cũng chịu tác động khác nhau từ cùng một chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, việc đưa vấn đề giới vào quá trình hoạch định và thực thi chính sách sẽ đảm bảo cho chính sách nhà nước đáp ứng các nhu cầu khác nhau của nam giới và nữ giới, đồng thời phân phối lợi ích xã hội một cách bình đẳng. Nói cách khác, lồng ghép giới vào hoạch định và thực thi chính sách chính là góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Ai là người chịu trách nhiệm lồng ghép giới vào việc thực thi chính sách? Lồng ghép giới là trách nhiệm chung của tất cả các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội, các nhà lãnh đạo và cán bộ của các ngành, các cấp. Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của Phụ nữ Việt Nam và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam có vai trò tham mưu cho Chính phủ và hỗ trợ các hoạt động lồng ghép giới ở Việt Nam. Khi nào có thể tiến hành lồng ghép giới ? Ngay khi nhận thức được vấn đề giới và được trang bị những kỹ năng cần thiết, mỗi cá nhân, tổ chức cần tiến hành việc lồng ghép giới vào công việc hàng ngày theo lĩnh vực được phân công sao cho mỗi quyết sách được đưa ra đều được quán triệt theo quan điểm bình đẳng giới. Làm thế nào để lồng ghép thành công vấn đề giới trong việc thực thi chính sách? Bài học kinh nghiệm quốc tế và trong nước chỉ ra rằng cần có một số điều kiện cơ bản đảm bảo thành công cho lồng ghép giới, cụ thể là: - Chỉ có thể đạt được bình đẳng giới nếu toàn xã hội nhận thức và hành động trên tinh thần trách nhiệm chung vì mục tiêu bình đẳng giới; khi các nhà lãnh đạo và cán bộ, đặc biệt ở các cơ quan chủ chốt có được hiểu biết cơ bản về các khái niệm giới và phương pháp lồng ghép giới. - Sự cam kết và chỉ đạo sát sao của lãnh đạo là yếu tố then chốt trong công tác lồng ghép giới. - Cần một khung chính sách với những cam kết rõ ràng, quy định trách nhiệm và nguồn lực cụ thể về lồng ghép giới. Công tác kiện toàn bộ máy và cơ cấu tổ chức cần được chú trọng và tạo thuận lợi cho việc lồng ghép giới. - Việc từng tổ chức, cá nhân nắm vững vai trò và trách nhiệm rõ ràng của mình có tác động trực tiếp tới hiệu quả tiến hành lồng ghép giới. - Vị trí và nguồn lực thích hợp của Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ. - Thể chế hóa công tác lồng ghép giới bằng cách xây dựng và đưa vào áp dụng các quy định cần thiết để vấn đề giới được đề cập và giải quyết một cách có hệ thống, nhất quán và triệt để. - Tạo ra môi trường thuận lợi, không khí thi đua và hình thức khuyến khích các cá nhân, tập thể làm việc trên tinh thần trách nhiệm giới. Tổng kết Qua quá trình nghiên cứu về bình đẳng giới và lồng ghép giới cũng như ý nghĩa của lồng ghép giới trong chính sách, các đồng chí trong tiểu đội nhận thức được những vấn đề sau: Lồng ghép giới đòi hỏi chính sách công cộng có đáp ứng giới. Khi xem xét bình đẳng giới được lồng vào trong quá trình hoạch định chính sách, các mối quan tâm và nhu cầu của phụ nữ và nam giới là các yếu tố không thể thiếu trong quá trình thiết kế, thực hiện, giám sát và đánh giá các chính sách và chương trình trong tất cả các lĩnh vực của xã hội. Lồng ghép có ý nghĩa lớn hơn phương pháp tiếp cận "lồng ghép phụ nữ" vào quá trình hoạch định chính sách. Nó không chỉ dừng lại ở việc phụ nữ và nam giới tham gia bình đẳng trong quá trình ra quyết định. Sự tham gia bình đẳng là điều quan trọng, nhưng nhận thức về sự thay đổi để phụ nữ thực sự trở thành những đối tác trong quá trình phát triển cũng không kém phần quan trọng. Lồng ghép giới thường liên quan đến việc thách thức hiện trạng, nghĩa là thay đổi các chính sách và thể chế nhằm thúc đẩy bình đẳng giới một cách tích cực hơn, điều chỉnh thái độ của các cá nhân, tổ chức và các hệ thống. Ðó là một quá trình chuyển đổi nhằm xác định lại các giá trị xã hội và các mục tiêu phát triển. Rút cục, sự công bằng, công minh và việc sử dụng một cách trí tuệ các nguồn lực trong quá trình lồng ghép giới sẽ thu hút cả cộng đồng, nếu cộng đồng đó nhận thức đầy đủ tiềm năng của lồng ghép giới. Do vậy, phải hiểu lồng ghép giới là một quá trình đồng bộ, dưới nhiều góc độ và lâu dài, tập trung vào nhu cầu của cả phụ nữ và nam giới nhằm đạt được sự phát triển tối ưu của xã hội.
Tài liệu liên quan