Đề tài Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm dệt may trên thị trường nội địa và thị trường Hà Nội của công ty dệt kim Đông Xuân

Một đất nước có phát triển hay không được đánh giá chủ yếu dựa vào sự phát triển kinh tế của đất nước đó. Trước đây, khi nước ta áp dụng cơ chế quản lý nền kinh tế tập trung, các doanh nghiệp sản xuất, phân phối theo chỉ tiêu của Nhà nước đặt ra. Hầu hết các kết quả kinh doanh năm sau đều cao hơn năm trước nhưng thực tế thì kinh tế không hề phát triển. Các doanh nghiệp hoạt động mà không cần phải suy nghĩ nhiều đến việc có hiệu quả hay không? Vì lỗ đã có Nhà nước bù, hiện tượng quan liêu, cửa quyền diễn ra thường xuyên ở khâu phân phối. Nhưng hiện nay, nền kinh tế đã được chuyển đổi sang kinh tế thị trường, các doanh nghiệp tự mình phải tìm cách giải quyết ba vấn đề của kinh doanh là: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai?, điều mà trước đây do Nhà nước làm. Trong nền kinh tế thị trường Nhà nước khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế cùng phát triển làm cho nền kinh tế trở nên sôi động, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng, nhưng lại trở nên quan trọng nhất trong cả quá trình kinh doanh, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Lúc này, tiêu thụ không còn được hiểu đơn thuần chỉ là việc bán hàng hay tra đổi quyền sở hữu sản phẩm nữa mà tiêu thụ được hiểu là một quá trình từ việc nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng đến các hoạt động xúc tiến hỗ trợ bán hàng khác. Doanh nghiệp nào không thực hiện tốt các khâu trong quá trình này thì nguy cư đánh mất thị trường, khách hàng và thất bại trong kinh doanh là điều khó tránh khỏi. Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO, gia nhập AFTA, việc mở cửa hội nhập với khu vực và thế giới đang được chúng ta thực hiện từng bước. Điều này mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước nhưng cũng không ít những khó khăn mà chúng ta phải đương đầu. Sự cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm, hàng hóa của nước ngoài trên chính thị trường trong nước ngày càng trở nên khốc liệt. Nguy cơ các doanh nghiệp trong nước bị “hất cẳng” ngay trên sân nhà có thể xảy ra. Bởi việc các doanh nghiệp tìm kiếm bạn hàng để xuất khẩu hàng hóa là không đơn giản, vì hàng hóa của ta hầu hết là chưa có thương hiệu trên thị trường nên việc ký kết các hợp đồng, đơn đặt hàng chủ yếu vẫn là gia công thuê nên giá trị đạt được không cao. Trong khi đó các doanh nghiệp bỏ lại thị trường trong nước cho các doanh nghiệp nước ngoài khai thác. Hiện tượng “tham bát bỏ mâm” đang diễn ra ở các doanh nghiệp Việt Nam.

doc22 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2037 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm dệt may trên thị trường nội địa và thị trường Hà Nội của công ty dệt kim Đông Xuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài Luận Đề tài: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm dệt may trên thị trường nội địa và thị trường Hà Nội của Công ty Dệt kim Đông Xuân Giới thiệu chung Một đất nước có phát triển hay không được đánh giá chủ yếu dựa vào sự phát triển kinh tế của đất nước đó. Trước đây, khi nước ta áp dụng cơ chế quản lý nền kinh tế tập trung, các doanh nghiệp sản xuất, phân phối theo chỉ tiêu của Nhà nước đặt ra. Hầu hết các kết quả kinh doanh năm sau đều cao hơn năm trước nhưng thực tế thì kinh tế không hề phát triển. Các doanh nghiệp hoạt động mà không cần phải suy nghĩ nhiều đến việc có hiệu quả hay không? Vì lỗ đã có Nhà nước bù, hiện tượng quan liêu, cửa quyền diễn ra thường xuyên ở khâu phân phối. Nhưng hiện nay, nền kinh tế đã được chuyển đổi sang kinh tế thị trường, các doanh nghiệp tự mình phải tìm cách giải quyết ba vấn đề của kinh doanh là: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai?, điều mà trước đây do Nhà nước làm. Trong nền kinh tế thị trường Nhà nước khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế cùng phát triển làm cho nền kinh tế trở nên sôi động, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng, nhưng lại trở nên quan trọng nhất trong cả quá trình kinh doanh, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Lúc này, tiêu thụ không còn được hiểu đơn thuần chỉ là việc bán hàng hay tra đổi quyền sở hữu sản phẩm nữa mà tiêu thụ được hiểu là một quá trình từ việc nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng … đến các hoạt động xúc tiến hỗ trợ bán hàng khác. Doanh nghiệp nào không thực hiện tốt các khâu trong quá trình này thì nguy cư đánh mất thị trường, khách hàng và thất bại trong kinh doanh là điều khó tránh khỏi. Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO, gia nhập AFTA, việc mở cửa hội nhập với khu vực và thế giới đang được chúng ta thực hiện từng bước. Điều này mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước nhưng cũng không ít những khó khăn mà chúng ta phải đương đầu. Sự cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm, hàng hóa của nước ngoài trên chính thị trường trong nước ngày càng trở nên khốc liệt. Nguy cơ các doanh nghiệp trong nước bị “hất cẳng” ngay trên sân nhà có thể xảy ra. Bởi việc các doanh nghiệp tìm kiếm bạn hàng để xuất khẩu hàng hóa là không đơn giản, vì hàng hóa của ta hầu hết là chưa có thương hiệu trên thị trường nên việc ký kết các hợp đồng, đơn đặt hàng chủ yếu vẫn là gia công thuê nên giá trị đạt được không cao. Trong khi đó các doanh nghiệp bỏ lại thị trường trong nước cho các doanh nghiệp nước ngoài khai thác. Hiện tượng “tham bát bỏ mâm” đang diễn ra ở các doanh nghiệp Việt Nam. Cũng như các công ty khác, Công ty TNHH một thành viên Dệt kim Đông Xuân – Doximex đã có nhiều biện pháp nhằm tăng cường, đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm để tồn tại và đứng vững trên thị trường. Doximex là một công ty lớn, đã có mặt trên thị trường một thời gian dài, nên Công ty cũng đã có những ảnh hưởng, vị trí nhất định đối với người tiêu dùng trong nước. Song không ngừng nâng cao thế mạnh trên khu vực thị trường này thì Công ty cần chú trọng hơn nữa đến các công tác tiêu thụ sản phẩm. Sau một thời gian tìm hiểu cùng với sự tư vấn, hướng dẫn của chị Ngọc phòng thị trường tôi đã xây dựng bản đề án với nội dung “Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm dệt may trên thị trường nội địa và thị trường Hà Nội của Công ty Dệt kim Đông Xuân. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm may mặc trên thị trường nội địa Sơ đồ 1: Nội dung chủ yếu của quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm 1. Nghiên cứu thị trường nội địa Lựa chọn thị trường là mục tiêu Thị trường dệt may rất rộng lớn, các doanh nghiệp dệt may không thể thỏa mãn tốt tất cả thị trường nên việc lựa chọn thị trường là vấn đề hết sức cần thiết khi doanh nghiệp đưa ra các chiến lược của mình. Thực tế hiện nay thì việc lựa chọn thị trường đối với doanh nghiệp là rất phong phú. Có những doanh nghiệp chỉ tập trung vào khu vực thị trường xuất khẩu mà không chú trọng phát triển tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp mình trên thị trường trong nước. Vậy nên muốn phát triển tốt, muốn có chỗ đứng trên thị trường doanh nghiệp cần đánh giá các khúc thị trường khác nhau và quyết định nhằm vào khúc thị trường nào làm mục tiêu. Khi đánh giá các khúc thị trường khác nhau doanh nghiệp phải xem xét ba yếu tố cụ thể là quy mô và mức tăng trường của khúc thị trường, mức độ hấp dẫn về cơ cấu thị trường,những điều đó có phù hợp với mục tiêu và nguồn tài nguyên của doanh nghiệp không? Mục đích của việc nghiên cứu thị trường là xác định khả năng tiêu thụ sản phẩm dệt may trên địa bàn nhất định, trong một thời gian nhất định. Nghiên cứu thị trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vì đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng, giá bán, mạng lưới tiêu thụ cũng như hiệu quả của công tác tiêu thụ. Nghiên cứu thị trường còn giúp doanh nghiệp nhận biết được xu hướng, sự biến đổi nhu cầu của người tiêu dùng, sự phản ứng của họ đối với sản phẩm của doanh nghiệp, biết được các biến động về thu nhập, giá cả, từ đó có các biện pháp điều chỉnh phù hợp. 2. Lập kế hoạch tiêu thụ và chuẩn bị sản phẩm để xuất bán Xây dựng một kế hoạch tiêu thụ sản phẩm là cơ sở quan trọng để đảm bảo cho quá trình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp dệt may tiến hàng nhịp nhàng, liên tục theo kế hoạch đã định. Việc xây dựng kế hoạch đảm bảo hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp trong suốt một quá trình kinh doanh nên cần được đầu tư hợp lý cho hoạt động này. Định giá sản phẩm dệt may Chính sách giá cho mỗi sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiêu thụ sản phẩm, đến lợi nhuận và do đó dẫn đến sự phát triển và tồn tại của sản xuất kinh doanh nói chung và của doanh nghiệp nói riêng, vì vậy không thể xây dựng chính sách giá một cách bất hợp lý, chủ quan, tùy tiện. Việc định giá cho một sản phẩm mới hay một sản phẩm đã có mặt trên thị trường đều phải theo một quy trình. - Lựa chọn mục tiêu định giá: Mọi hoạt động marketing bao gồm cả mục tiêu định giá đều phải định hướng mục tiêu. Do đó, mọi nhà quản lý cần xác định mục tiêu định giá trước khi xác định một mức giá cụ thể. Doanh nghiệp nên đặt ra một mục tiêu định giá rõ ràng trước khi đưa ra giá. Ví dụ như: Định giá nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận Định giá nhằm mục tiêu bảo đảm mức thu nhập được xác định trước Định giá nhằm mục tiêu doanh số bán hàng Định giá nhằm mục tiêu phát triển các phân đoạn thị trường Định gá nhằm mục tiêu cạnh tranh đối đầu Định giá nhằm mục tiêu cạnh tranh không mang tính giá cả. - Xác định đặc điểm của cầu: Để định giá cho sản phẩm, doanh nghiệp cần phải xác định được đặc điểm của cầu đối với sản phẩm đó. Có hai bước cần làm là xác định giá cả kỳ vọng của thị trường và ước tính lượng bán hàng ở các mức khác nhau. Độ co giãn của cầu sản phẩm may mặc theo giá là một thông số quan trọng phản ánh hành vi của thị trường trong việc mua sắm sản phẩm. Độ co giãn của cầu sản phẩm may mặc theo giá phản ánh lượng mua sắm của một sản phẩm dệt may ở những mức khác nhau. Nếu cầu co giãn, doanh nghiệp ít có cơ hội đặt giá cao và ngược lại nếu cầu không co giãn, doanh nghiệp có thể định giá cao hoặc tăng giá. - Xác định chi phí: Nhà marketing rất cần biết chi phí của một đơn vị sản phẩm mà doanh nghiệp làm ra là bao nhiêu và khả năng hạ chi phí đơn vị này khi lượng sản xuất tăng lên. Để biết được điều này người ta thường phân tổng chi phí kinh doanh thành chi phí cố định và chi phí biến đổi. Việc xác định các chi phí này cũng rất quan trọng đối với việc định giá sản phẩm hiện tại và lâu dài. - Phân tích chi phí giá, sản phẩm và dịch vụ của đối thủ cạnh tranh: Việc so sánh giá thành sản phẩm của doanh nghiệp may mặc với đối thủ cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp biết được họ đang có lợi thế hay ở trong tình thế bất lợi về chi phí. Về giá, doanh nghiệp có thể cử người đi mua hàng hoặc sưu tầm các báo giá của đối thủ cạnh tranh để biết chính sách giá của đối thủ. Qua việc mua sản phẩm của đối thủ cạnh tranh doanh nghiệp có thể đánh giá về chất lượng sản phẩm của đối thủ, dựa vào ý kiến của khách hàng mà có thể đặt được mức giá hợp lý. Doanh nghiệp cũng cần nắm bắt những thông tin về dịch vụ kèm theo và hỗ trợ về phân phối cũng như xúc tiến bán và nghiên cứu cẩn thận để biết được tổng lợi ích mà đối thủ cdafnh cho khách hàng so với giá mà khách hàng phải trả. - Lựa chọn phương pháp định giá: Có hai nhóm phương pháp định giá là định giá chi phí và định giá thị trường. Trong phương pháp định giá hướng chi phí, chi phí được coi là quan trọng nhất để định ra giá bán. Doanh nghiệp lấy chi phí sản xuất cộng thêm một mức lợi nhuận mong đợi để đưa ra giá bán. Còn ở phương pháp định giá hướng thị trường, đối thủ cạnh tranh và khách hàng được coi là quan trọng nhất để định ra giá bán. - Lựa chọn giá cuối cùng: Trước khi doanh nghiệp đưa ra giá sản phẩm cuối cùng, một số yếu tố khác cần được cân nhắc như: Tác động tâm lý của giá tới người mua Ảnh hưởng của các thành phần khác trong kế hoạch marketing đến giá. Ảnh hưởng của giá đến các bên khác ( lực lượng bán hàng, nhà trung gian, đối thủ cạnh tranh …) Sau khi đã đưa ra một mức giá cố định, doanh nghiệp đôi khi phải thay đổi giá cho phù hợp với những diễn biến mới của môi trường, nhu cầu của khách hàng hoặc sự thay đổi giá của đối thủ cạnh tranh… Chuẩn bị sản phẩm để xuất bán Đây là một khâu giữ vai trò khá quan trọng trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. Chuẩn bị sản phẩm để xuất bán là hoạt động tiếp tục quá trình sản xuất trong khâu lưu thông. Muốn cho quá trình lưu thông sản phẩm hàng hóa được liên tục, không bị gián đoạn thì các doanh nghiệp dệt may cần chú trọng đến các nghiệp vụ sản xuất ở các kho như: Tiếp nhận, phân loại, lên nhãn hiệu sản phẩm, bao gói, sắp xếp hàng hóa ở kho – bảo quán và ghép đồng bộ để xuất bán cho khách hàng. Việc sắp xếp vị trí của các kho hàng ảnh hưởng rất lớn đến việc tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. 3. Lựa chọn hình thức tiêu thụ sản phẩm Tiêu thụ sản phẩm may mặc có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau. Căn cứ vào mối quan hệ giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng cuối cùng tiêu thụ sản phẩm có thể tiêu thụ qua kênh trực tiếp hoặc gián tiếp. Một kênh phân phối là một hệ thống gồm những cá nhân, tổ chức có liên hệ qua lại với nhau, tham gia vào quá trình chuyển hóa đưa hàng hóa từ nhà sản xuất đến người sử dụng. Có nhiều dạng kênh phân phối sản phẩm như: kênh phân phối trực tiếp, kênh phân phối gián tiếp, kênh phân phối hỗn hợp … doanh nghiệp có thể sử dụng sao cho phù hợp nhất với đặc điểm sản phẩm và tiềm lực của mình. Lực lượng bán hàng của doanh nghiệp Lực lượng bán hàng của doanh nghiệp Lực lượng bán hàng Người bán lẻ của DN Lực lượng bán hàng của DN Sơ đồ 2: Kênh phân phối sản phẩm 4. Các hoạt động xúc tiến bán hàng Một trong số những nguyên nhân dẫn đến sự không thành công của doanh nghiệp dệt may trong tiêu thụ sản phẩm là do người bán không gặp được người mua, không nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu khách hàng và không làm cho khách hàng hiểu rõ giá trị sản phẩm. Vì vậy, để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, nâng cao khối lượng sản phẩm bán ra doanh nghiệp cần phải tổ chức hoạt động xúc tiến bán hàng. Xúc tiến bán hàng là một thành phần của marketing mix nhằm thông tin, thuyết phục và nhắc nhở thị trường về sản phẩm hoặc người bán sản phẩm đó với hi vọng ảnh hưởng đến thái độ và hành động của người nhận tin. Có các hình thức xúc tiến bán như: - Quảng cáo là những hoạt động truyền thông không mang tính cá nhân, thông qua một phương tiện truyền tin phải trả tiền. Có nhiều loại phương tiện quảng cáo như quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng ( phát thanh, truyền hình), in ấn ( báo, tạp chí), biển hiệu ngoài trời, … - Khuyến mại là hoạt động kích thích nhu cầu mua sắm bằng cách đưa thêm lợi ích cho khách hàng trong một giai đoạn. Các hình thức phổ biến là các đợt giảm giá, tăng số lượng giá không đổi, bán hàng kèm quà tặng, phát hành tặng mẫu … - Bán hàng trực tiếp là hình thức thuyết trình sản phẩm do nhân viên của doanh nghiệp thực hiện trước khách hàng, hoặc qua điện thoại. Địa điểm thuyết trình có thể là nhà riêng, tại công sở hoặc những nơi tập trung những người mua triển vọng. - Marketing trực tiếp là những hoạt động truyền thông có tính tương tác, sử dụng một hay nhiều phương tiện truyền thông để tạo nên những đáp ứng có thể đo được hoặc những giao dịch ở bất kỳ địa điểm nào. Marketing trực tiếp vừa thuộc về công cụ xúc tiến bán lẫn công cụ phân phối trong marketing mix. Các hình thức phổ biến là bán hàng qua thư, bán hàng qua catalog, marketing từ xa ( bán hàng qua điện thoại), bán hàng qua ti vi và internet ( bán hàng trực tuyến). 5. Tổ chức hoạt động tiêu thụ sản phẩm Bán sản phẩm là khâu cuối cùng của hỏa động kinh doanh ở các doanh nghiệp dệt may. Để bán được nhiều sản phẩm doanh nghiệp dệt may phải đáp ứng các yêu cầu của khách hàng như: Chất lượng, mẫu mã, giá cả … và phải biết lựa chọn các hình thức bán phù hợp. 6. Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm Sau mỗi chu kỳ kinh doanh, doanh nghiệp cần phân tích, đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm nhằm xem xét khả năng mở rộng hay thu hẹp thị trường tiêu thụ, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ … nhằm kịp thời đưa ra các biện pháp thích hợp để thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm. Kết quả của việc phân tích là căn cứ để doanh nghiệp có các biện pháp thúc đẩy tiêu thụ và hoàn thiện quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trên mọi phương diện. II. Thực trạng hoạt động của các cửa hàng giới thiệu sản phẩm của Dệt kim Đông Xuân tại Hà Nội Ngành Dệt may đã và đang là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân nước ta. Nó đáng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nó cung cấp một mặt hàng không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của nhân dân. Nắm bắt được tình hình đó sau một thời gian dài tập trung cho xuất khẩu, Dệt kim Đông Xuân cùng với các doanh nghiệp may mặc khác đã đi sâu vào thị trường nội địa, nơi mà được coi là cứu cánh của nhiều doanh nghiệp trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế. Đối với thị trường trong nước, Dệt kim Đông xuân cần có chiến lược cho từng khu vực, từng miền khác nhau. Đối với thị trường miền Bắc: Công ty đang phát triển những đại lý bán hàng ở Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên … và tập trung chủ yếu ở Hà Nội. Đây là một chiến lược đúng đắn bởi thị trường này đã quan với sản phẩm của Công ty. Tuy nhiên, các tỉnh xung quanh Hà Nội cũng là thi trường tiềm năng, Công ty cần khai thác đoạn thị trường này. Đối với thị trường các tỉnh miền Trung và miền Nam: Công ty đã triển khai xây dựng một số cửa hàng, đại lý song vẫn chưa phủ rộng. Thị trường này xa nơi sản xuất nên Công ty có thể lựa chọn phương thức xây dựng nhà máy và tiêu thụ tại chỗ. Tại thị trường Hà Nội, Công ty có 3 cửa hàng giới thiệu sản phẩm (67 Ngô Thì Nhậm, 5B Hòa Mã, 221B Khâm Thiên) và các gian hàng tại các siêu thị lớn. Nhìn chung tình hình hoạt động tại 3 cửa hàng giới thiệu sản phẩm của Công ty hoạt động khá tốt, song vẫn còn một số vấn đề tồn đọng nếu được giải quyết sẽ tạo được những hiệu ứng tốt hơn với khách hàng. 1. Những thế mạnh của 3 cửa hàng giới thiệu sản phẩm - Những cửa hàng giới thiệu sản phẩm của Công ty đều có vị trí đẹp, nằm trên những tuyến phố chính, thuộc khu vực trung tâm của thành phố. - Diện tích các cửa hàng đều rộng và thoáng, thuận tiện cho việc trang trí cửa hàng hay trưng bày sản phẩm. - Đã có quá trình hoạt động lâu đời nên lượng khách hàng tương đối ổn định. - Có đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên sâu, hiểu rõ sản phẩm để tư vấn cho khách hàng mua được sản phẩm ưng ý. - Tại các cửa hàng đều có đủ các mẫu mã sản phẩm để khách hàng lựa chọn. - Sản phẩm của Dệt kim Đông Xuân đã có tiếng trên thị trường, chất liệu tốt và quan trọng là sản phẩm đảm bảo an toàn cho người sử dụng. 2. Điểm yếu của cửa hàng giới thiệu sản phẩm Hiện tại thì xã hội phát triển, nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao, không chỉ dừng lại ở sản phẩm phù hợp với thị hiếu của họ mà người tiêu dùng còn quan tâm đến những vấn đề khác bổ trợ cho bán hàng như nội thất, trang thiết bị ở cửa hàng, thái độ của nhân viên bán hàng hay bao bì, nhãn mác … - Ở các cửa hàng giới thiệu sản phẩm của Công ty, các trang thiết bị, nội thất đã có từ lâu, nên không được hiện đại và đồng nhất. So với nhiều cửa hàng may mặc khác thì ở các cửa hàng khác đồng bộ hơn từ biển bảng giới thiệu thương hiệu Doanh nghiệp đến cách trang trí nội thất bên trong thành một thể thống nhất. Người tiêu dùng sẽ dễ dàng phân biệt được các Doanh nghiệp khác nhau. - Diện tích tại các cửa hàng lớn, nhưng diện tích sử dụng thì không được tận dụng hết, để lãng phí. - Các biển bảng giới thiệu tên Công ty không nổi bật, khó gây sự chú ý đến người tiêu dùng. Ví dụ như tại cửa hàng giới thiệu sản phẩm ở 221B Khâm Thiên có vị trí rất đẹp, khu vực dân cư đông đúc, trên cùng tuyến phố có nhiều cửa hàng may mặc khác nhưng biển giới thiệu thương hiệu Công ty lại mờ nhạt, không gây chú ý với khách hàng. - Sản phẩm tuy đã chú trọng đa dạng hóa song kiểu dáng, mẫu mã còn đơn điệu, kém về khả năng thay đổi mẫu mốt ( nhất là sản phẩm dành cho nữ, vì khi được hỏi sản phẩm của Dệt kim Đông Xuân với một số lượng người tiêu dùng thì đa số họ biết đến dòng sản phẩm dành cho nam giới và trẻ em của Công ty). - Gía bán còn tương đối cao so với những sản phẩm cùng loại của các nhãn hàng khác. So về chất lượng sản phẩm thì chất lượng sản phẩm của Công ty cao hơn hẳn những dòng sản phẩm cùng loại của Công ty khác, tuy nhiên từ trước đến nay Dệt kim Đông Xuân vốn được khách hàng định hình là dòng sản phẩm bậc trung. Khi mua hàng, phần lớn người mua hàng không quan tâm nhiều đến vì sao sản phẩm của Dệt kim Đông Xuân lại đắt hơn? Trong khi đó, sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh tại Việt Nam của Công ty hay sản phẩm Trung Quốc đều có giá bán thấp hơn mà mẫu mã lại phong phú hơn nhiều sản phẩm của Công ty. - Chính sách giá còn cứng nhắc đối với các sản phẩm tồn kho, sản phẩm kém chất lượng, không hợp thời trang … và như vậy các loại sản phẩm này không được tiêu thụ một cách nhanh chóng làm cho vòng quay của vốn lưu động chậm và giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Mặc dù đã có mặt rất lâu đời trên thị trường nội địa nhưng số lượng người tiêu dùng thực sự biết đến thương hiệu Dệt kim Đông Xuân ( hoặc Doximex) là không nhiều, vì chính sách marketing, quảng cáo, khuyến mại chưa thực sự có hiệu quả. Vì thói quen của người tiêu dùng thường không trung thành với bất kỳ một hãng sản phẩm nào, họ dễ bị thu hút bởi các chiến dịch quảng cáo và khuyến mại. Để tiếp tục phát triển hơn nữa trong thời gian tới Công ty phải không ngừng cải thiện các hoạt động của mình và đưa ra các chiến lược kinh doanh hợp lý các cửa hàng giới thiệu sản phẩm nhằm phát triển thương hiệu của Công ty và nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. 3. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm - Chất lượng sản phẩm và thỏa mãn nhu cầu của thị trường luôn được coi là trọng điể,, mục tiêu hàng đầu của quá trình sản xuất kinh doanh. Vì đây chính là vấn đề quyết định đến vị thế và khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường. Công ty nên sản xuất sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, chủng loại sản phẩm đa dạng, phong phú phù hợp với từng nhu cầu trên thị trường. - Hiện nay, thị trường hàng dệt may ngày càng phát triển với mức độ cạnh tranh lớn, các công ty cạnh tranh với nhau rất gay gắt, bên cạnh đó các sản phẩm nhập khẩu của ngước ngoài ngày càng nhiều. Công ty phải chú trọng đầu tư cả chiều rộng cũng như chiều sâu trong sản xuất kinh doanh. Để khẳng định vị thế của công ty, để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì công ty nên có sự nghiên cứu thị trường nghiêm túc hơn để biết được những nhu cầu khác nhau của từng đối tượng khách hàng cho từng loại sản phẩm của mình. a. Mở thêm các của hàng bán và giới thiệu sản phẩm của Công ty