Đề tài Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam

Năm 1986 là năm đánh dấu một b ước ngoặt rất lớn trong lịch sử kinh tế Việt Nam. Đó là năm Việt Nam bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới nền k inh t ế kế hoạch hoá tập trung bao cấp đ ược chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng x ã hội chủ nghĩa .Cho đến nay Việt Nam đ ã đ ạt được những thành t ựu quan trọng trên con đư ờng phát triển kinh tế, tốc độ tăng tr ưởng khá cao, đ ời sống nhân dân đ ược cải thiện, Việt Nam đ ã có tiếng nói trên thương trường quốc tế. Những biến triển này thực sự là tiền đề cho việc phát triển kinh tế mở rộng quan hệ kinh tế với các nước khác trên thế giới.Trong chiến phát triển kinh tế tới năm 2000 và những năm tiếp theo, Đảng cộng sản Việt Nam v à chínhphủ đ ã đưa ra chỉ ti êu tăng trư ởng kinh tế trong những năm tới là 7 -9%/năm và phấn đấu đến năm 2020 đ ưa Việt nam trở thành m ột nước công nghiệp hoá - hiện đạI hoá ho àn toàn với mức GPD đ ầu người là 2000 -3000 USD /ngư ời – năm. Đ ể thực hiện mục ti êu tăng trư ởng kinh t ế đó, yêu cầu về vốn là một trong những thách thức quan trọng nhất v à khó giải quyết nhất đối với nền kinh tế Việt Nam.Về nguy ên tắc, muốn tích luỹ vốn, chúng ta phải tăng cường sản xuất và tiến hành tiết kiệm.Tuy nhiên,Việt Nam là một nước đang phát triển, có mức thu nhập b ình quân đ ầu người thấp, đ ương nhiên mức tiết kiệm nội địa hiện tại không thể đủ đáp ứng nhu cầu đầu t ư ngày càng tăng. Vì v ậy việc tập trung vốn nước ngo ài là sự cần thiết, là m ột cách tạo vốn tích luỹ nhanh nhất mà các nước đi sau có thể làm đư ợc. Đối với quá trình phát tri ển nền kinh tế Việt Nam, từ một nước có xuất phát điểm thấp, đầu t ư trực tiếp nước ngo ài có vai trò h ết sức quan trọng. Nó là nguồn bổ sung vốn c ho đ ầu tư, là m ột kênh chuyển giao công nghệ, một giải pháp tạo việc l àm và thu nhập cho người lao động, tạo nguồn thu cho ngân sách và giúp đ ẩy nhanh quá trình chuy ển dịch c ơ cấu nền kinh tế . Với chính sách đổi mới của Đảng v à nhà nư ớc Việt Nam, quan hệ kinh tế Việt Nam trong thập niên 90 có bư ớc phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là quan hệ với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Về phía Nhật Bản, trong chính sách phát triển kinh tế thì chính sách h ướng vào Châu á đ ặc biệt là hư ớng vào khu vực ASEAN đang được coi trọng ,nhất là trong quan hệ đầu tư trực tiếp vào các nư ớc ASEAN. Việt Nam là một thành viên nên đương nhiên ph ải chịu ảnh hưởng của chính sách này .Nh ật Bản là m ột quốc gia có tiềm lực kinh tế h àng đ ầu khu vực và cũng là m ột đối tác chi ến lược của Việt nam trong thập ni ên qua .Nhật Bản dẫn đầu về kim ngạch mậu dịch ,về cung cấp viện trợ ODA cho Việt Nam v à là một trong ba nhà đầu tư tr ực tiếp hàng đ ầu ở Việt Nam .Tuy nhi ên ,so với tiềm lực kinh tế tài chính c ủa Nhật Bản ,so với sốvốn đầu t ư trực tiếp của Nhật Bản trên thế giới và vào ASEAN thì đây chỉ l à lư ợng rất nhỏ .Mặt khác trong v ài năm gần đây,đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam lại có phần giảm sút. Sự gia tăng quan hệ kinh tế Việt Nam –Nhật Bản không chỉ góp phần v ào sự tăng trư ởng kinh tế của hai nước m à còn tạo ra bầu không khí hữu nghị ,hợp tác kinhdoanh trong khu vực. Chính vì v ậy, được sự hướng dẫn và giúp đ ỡtận tình c ủa Thầy giáo TS .Đỗ Đức B ình, em đ ã lựa chọn đề tài : “Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu t ư trực tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam” Trong khuôn khổ của đề tài này, em muốn phân tích thực trạng đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam trong thời gian qua, đánh giá khách quan những điểm mạnh, những vấn đề còn tồn tại. Từ đó, đưa ra một số giải pháp khuyến khích và thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung và của Nhật Bản nói riêng tại Việt Nam. Nội dung của đề tài bao gồm: Chương I: Lý lu ận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài . ChươngII: Th ực trạng đầu tư trực tiếp của N hật Bản tại Việt Nam . Chương III: Nh ững nguyên nhân và một số giải pháp khuyến khích v à thúc đ ẩy ho ạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam.

pdf87 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 1735 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Luận văn Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam 2 LỜI NÓI ĐẦU Năm 1986 là năm đánh dấu một bước ngoặt rất lớn trong lịch sử kinh tế Việt Nam. Đó là năm Việt Nam bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp được chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa .Cho đến nay Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trên con đường phát triển kinh tế, tốc độ tăng trưởng khá cao, đời sống nhân dân được cải thiện, Việt Nam đã có tiếng nói trên thương trường quốc tế … Những biến triển này thực sự là tiền đề cho việc phát triển kinh tế mở rộng quan hệ kinh tế với các nước khác trên thế giới.Trong chiến phát triển kinh tế tới năm 2000 và những năm tiếp theo, Đảng cộng sản Việt Nam và chínhphủ đã đưa ra chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế trong những năm tới là 7-9%/năm và phấn đấu đến năm 2020 đưa Việt nam trở thành một nước công nghiệp hoá -hiện đạI hoá hoàn toàn với mức GPD đầu người là 2000-3000 USD /người –năm. Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế đó, yêu cầu về vốn là một trong những thách thức quan trọng nhất và khó giải quyết nhất đối với nền kinh tế Việt Nam.Về nguyên tắc, muốn tích luỹ vốn, chúng ta phải tăng cường sản xuất và tiến hành tiết kiệm.Tuy nhiên,Việt Nam là một nước đang phát triển, có mức thu nhập bình quân đầu người thấp, đương nhiên mức tiết kiệm nội địa hiện tại không thể đủ đáp ứng nhu cầu đầu tư ngày càng tăng. Vì vậy việc tập trung vốn nước ngoài là sự cần thiết, là một cách tạo vốn tích luỹ nhanh nhất mà các nước đi sau có thể làm được. Đối với quá trình phát triển nền kinh tế Việt Nam, từ một nước có xuất phát điểm thấp, đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò hết sức quan trọng. Nó là nguồn bổ sung vốn cho đầu tư, là một kênh chuyển giao công nghệ, một giải pháp tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, tạo nguồn thu cho ngân sách và giúp đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế . Với chính sách đổi mới của Đảng và nhà nước Việt Nam, quan hệ kinh tế Việt Nam trong thập niên 90 có bước phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là quan hệ với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Về phía Nhật Bản, trong chính sách phát triển kinh tế thì chính sách hướng vào Châu á đặc biệt là hướng vào khu vực ASEAN đang 3 được coi trọng ,nhất là trong quan hệ đầu tư trực tiếp vào các nước ASEAN. Việt Nam là một thành viên nên đương nhiên phải chịu ảnh hưởng của chính sách này .Nhật Bản là một quốc gia có tiềm lực kinh tế hàng đầu khu vực và cũng là một đối tác chiến lược của Việt nam trong thập niên qua .Nhật Bản dẫn đầu về kim ngạch mậu dịch ,về cung cấp viện trợ ODA cho Việt Nam và là một trong ba nhà đầu tư trực tiếp hàng đầu ở Việt Nam .Tuy nhiên ,so với tiềm lực kinh tế tài chính của Nhật Bản ,so với sốvốn đầu tư trực tiếp của Nhật Bản trên thế giới và vào ASEAN thì đây chỉ là lượng rất nhỏ .Mặt khác trong vài năm gần đây,đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam lại có phần giảm sút. Sự gia tăng quan hệ kinh tế Việt Nam –Nhật Bản không chỉ góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của hai nước mà còn tạo ra bầu không khí hữu nghị ,hợp tác kinhdoanh trong khu vực. Chính vì vậy, được sự hướng dẫn và giúp đỡtận tình của Thầy giáo TS .Đỗ Đức Bình, em đã lựa chọn đề tài : “Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam” Trong khuôn khổ của đề tài này, em muốn phân tích thực trạng đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam trong thời gian qua, đánh giá khách quan những điểm mạnh, những vấn đề còn tồn tại. Từ đó, đưa ra một số giải pháp khuyến khích và thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung và của Nhật Bản nói riêng tại Việt Nam. Nội dung của đề tài bao gồm: Chương I: Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài . ChươngII: Thực trạng đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam . Chương III: Những nguyên nhân và một số giải pháp khuyến khích và thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam. Qua đây, em muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới thầy giáo TS. Đỗ Đức Bình – chủ nhiệm KT & KDQT, cùng toàn bộ cán bộ nhân viên trung tâm nghiên cứu Nhật Bản đã giúp em thực hiện dề tài này. 4 CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI I. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài 1. Khái niệm Đầu tư : Đầu tư nói chung là quá trình sử dụng các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu được các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được kết quả đó . Nguồn lực đó có thể là vốn, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động, trí tuệ… Các kết quả thu đực có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính ( tiền vốn), tài sản vật chất ( nhà máy , đường xá… ) , tài sản trí tuệ ( trình độ văn hoá, chuyên môn, khoa học kỹ thuật …) và nguồn nhân lực có đủ điều để làm việc có năng suất trong nền sản xuất xã hội. Trên giác độ nền kinh tế, đầy tư là sự hy sinh giá trị hiện tại gắn với việc tạo ra các tài sản mới cho nền kinh tế. Các hoạt động mua bán, phân phối lại, chuyển giao tài sản hiện có giữa các cá nhân, tổ chức không phải là đầu tư đối với nền kinh tế. Thực chất của vấn đề này là như thế nào? chúng ta cùng xem xét một số tình huống sau : Một công ty bỏ ra 10 triệu USD để xây dựng thêm một phân xưởng sản xuất mới. Một sinh viên bỏ ra 10 triệu VND để học tiếp cao học, một nhân viên bỏ ra 2000 USD để mua cổ phần của một công ty, một công nhân bỏ ra 10 triệu VND. Tất cả các hoạt động bỏ tiền trên đây đều nhằm mục đích chung là thu được một lợi ích nào đó trong tương lai về tài chính, cơ sở vật chất, trí tuệ…, lớn hơn các chi phí bỏ ra. Vì vậy nếu xem trên giác độ từng cá nhân hoặc đơn vị đã bỏ tiền ra thì các hoạt động trên đều được gọi là đầu tư. Tuy nhiên nếu xem xét trên giác độ toàn bộ nền kinh tế thì không phải tất cả các hoạt động trên đều đem lại lợi ích cho nền kinh tế và được coi là đầu tư của nền kinh tế. Bởi vì các hoạt động gửi tiền tiết kiệm, mua cổ phần không làm tăng tài sản cho nền kinh tế. Các hoạt động này thực chất chỉ là sự chuyển giao quyền sử dụng tiền, quyền sở hữu cổ phần từ người này sang người khác. Do đó chỉ làm tăng số tiền thu về của người đầu tư, những giá trị tăng thêm của người này là phần mất đi của người khác, tài sản của nền kinh tế không thay đổi. Bên cạnh đó, các hoạt động bỏ tiền xây 5 dựng phân xưởng, bỏ tiền học cao học làm tăng thêm tài sản vật chất trí tuệ cho nền kinh tế do đó các hoạt dộng này được gọi là đàu tư phát triển hay đầu tư trên giác độ nền kinh tế. Đầu tư quốc tế : đầu tư quốc tế là một quá trình kinh doanh trong đó vốn đầu tư được di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác với mục đích sinh lời. Đầu tư quốc tế là một hình thức hoạt động cao nhất của các công ty khi thực hiện kinh doanh quốc tế. Về mặt sở hữu, đầu tư nước ngoài là quyến sở hữu gián tiếp những tài sản của công ty ở nước khác. Về bản chất, đầu tư quốc tế là những hình thức xuất khẩu tư bản, một hình thức cao hơn của xuất khẩu hàng hoá. Đây là hai hình thức luôn bổ xung hỗ trợ nhau trong chiến lược thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường của các công ty, tập đoàn nước người hiện nay. Trong nhiều trường hợp việc buôn bán hàng hoá ở nước sở tại là bước đi tìm hiểu thị trường, luật pháp để tiến hành đầu tư. Sau đó việc tiến hành thành lập các doanh nghiệp đầu tư ở nước sở tại là điều kiện để xuất khẩu máy móc thiết bị vật tư… Hình thức đầu tư quốc tư thường gắn liền với các hoạt động của các công ty đa quốc gia ( Multinational Enteprises) Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài: đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một loại hình di chuyển vốn quốc tế trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý, sử dụng vốn đầu tư và vân hành các kết quả đầu tư nhằm thu hồi đủ vốn đã bỏ ra. Về thực chất, FDI là sự đầu tư của các công ty nhằm xây dựhg các cở sở ở nước ngoài và làm chủ toàn bộ hay từng phần cơ sở đó. Đây là hình thức đầu tư mà chủ sở hữu đầu tư nước ngoài đóng góp một phần vốn đủ lớn vào lĩnh vực sản xuất hoặc dịch vụ và cho phép họ trực tiếp tham gia điều hành đối trọng mà họ bỏ vốn ra. Trên thực tế, phần lớn FDI được thực hiện dưới dạng thành lập cáccông ty con hoặc công ty liên doanh trực thuộc các công ty đa quốc gia và nhà đầu tư là những tổ chức chóp bu của các công ty nay. Một điều đáng lưu ý là ngày nay, FDI còn được thực hiện bởi các công ty vừa và nhỏ, tuy nhiên các công ty đa quốc gia vẫn giữ vai trò chủ đạo trong quá trình này. Do đó FDI có thể được định nghĩa là sự mở rộng phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty đa quốc gia trên phạm vi quốc tế. Sự mở rộng đó bao gồm chuyển giao vốn, công nghệ và các kỹ năng sanư xuất, bí quyết 6 quản lý … tới nước tiếp nhận đầu tư để thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh theo kế hoạch của dự án đầu tư . 2. Đặc điểm của FDI. Hiện nay xét về bản chất, FDI có những đặc điểm sau: 2.1. FDI trở thành hình thức chủ yếu trong đầu tư nước ngoài Xét về xu thế và hiệu quả thì FDI thể hiện rõ hơn sự chuyển biến về chất lượng trong nền kinh tế thế giới , gắn liền với quá trình sản xuất trực tiếp , tham gia vào sự phân công lao động theo chiều sâu và tạo thành cơ sở hoạt động của các công tyãuyên qốc gia và các doanh nghiệp quốc tế . 2.2. FDI đang và sẽ tăng mạnh ở các nước đang phát triển Đầu tư lẫn nhau giữa các nước công nghiệp phát triển tăng mạnh trong vài thập kỷ lại đây, đặc biệt là nửa cuối những năm 1980 là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của cá quan hệ kinh tế quốc tế kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai . Có nhiều lý do giả thích mức độ đầu tư cao giửa các nước công nghiệp phát triển với nhau, nhưng có thể thấy hai nguyên nhân chủ yếu .Thứ nhất , môi trường đầu tư ở các nước phát triển có độ tương hợp cao . Môi trường này hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả môi trường công nghệ và môi trường pháp lý. Thứ hai, xu hướng khu vực hoá đã thúc đẩy các nước này xâm nhập thị trường của nhau. Dĩ nhiên đây không phải lý do trực tiếp vì trong khi khu vực hoá vối chủ nghĩa bảo hộ chặt chẽ chỉ là một xu hướng thì mức độ mổ cửa hiện nay không cản trở điều đó . Cũng với hai lý do chính đó, ta có thể giải thích đực xu hướng tăng lên của FDI ở các nước công nghiệp mới ( NICs), các nước ASEAN và Trung Quốc. Quá trình tự do hoá nền kinh tế, chuyển sang kinh tế thị trường ở các nước này cũng như khu vực Đông Âu và Liên Xô đã tạo nên nhưngx khoảng trống mới cho đầu tư. Mặt khác, các nhà đầu tư lớn nhất có xu hướng củng cố khu vực lân cận của mình .Lấy ví dụ đầu tư nước ngoài của Nhật Bản .Vào đầu những năm 1980, Nhật Bản đầu tư mỗi năm khoảng 1,2 tỷ USD cho toàn bộ khu vực châu á. Đến năm 1990 con số này tăng gấp 6 lần . Như vậy, xu hướng tự do hoá và mở cửa nền kinh tế các nước đang phát triển trong những năm gần đây đã góp phần đáng kể vào sự thay đổi dòng chảy FDI . Năm 7 1990 , các nước đang phát triển nhận được 19% tổng số vốn FDI, năm 1991 là 25% và năm 1992 khoảng 30%. Trong những năm gần đây tỷ lệ này vẫn có xu hướng tăng lên. 2.3. Cơ cấu và phương thức FDI trở nên đa dạng hơn . Trong những năm gần đây, cơ cấu và phương thức đầu tư nước ngoài trở nên đa dạng hơn so với trước đây. Điều này liên quan đến sự hình thành hệ thống phân công lao động quốc tế ngày càng sâu rộng và sự thay đổi môi trường kinh tế thương mại toàn cầu. Về cơ cấu FDI, đặc biệt là FDI vào các nước công nghiệp phát triển có những thay đổi sau: - Vai trò và tỷ trọng của đầu vào các ngành có hàm lượng công nghệ cao tăng lên. Hơn 1/3 FDI tăng lên hàng năm là tập trung vào các ngành then chốt như điện tử, chế tạo máy tính, chất dẻo, hoá chất và chế tạo máy . Trong khi đó, trong nhiều ngành công nghiệp truyền thống dùng nhiều vốn và lao động, FDI giảm tuyệt đối hoặc không đầu tư. Các công ty xuyên quốc gia của Mỹ đã đóng cửa các chi nhánh của mình ở Tây Âu và Canada trong các ngành dệt, da, sản xuất các đồ dùng và thực phẩm. Các nguồn vốn thu hồi này được chuyển về Mỹ và sử dụng để cải tạo và hiện đại hoá các cơ sở sản xuất trong nước . - Tỷ trọng của các ngành công nghiệp chế tạo giảm xuống khi FDI vào các ngành dịch vụ tăng lên. Điều này liên quan đến tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GDP của các nước OECD tăng lên và hàm lượng dịch vụ trong công nghiệp chế tạo cao. Một số lĩnh vực được ưu tiên là các dịch vụ thương mại, bảo hiểm, các dịch vụ tài chính và giải trí Tỷ lệ các nguồn FDI vào dịch vụ tăng rất mạnh từ thập kỷ 80 : năm 1985, FDI vào dịch vụ tại Mỹ chiếm tỷ trọng 44% ( so với 32% năm 1950), vào Nhật Bản là 52%( so với 20% năm 1965) và cộng hoà Liên bang Đức là47%(so với 10% năm 1966). Một vấn đề đáng lưu ý trong phương thức tiến hành FDI trong thời gian gần đây là vai trò tăng lên của các công ty vừa và nhỏ . Chẳng hạn số dự án FDI của các công ty vừa và nhỏ của Nhật Bản tăng mạnh từ 318 dự án năm 1985 lên 994 dự án năm 1990, 8 chiếm 58% số dự án ( so với 13% năm 1985). Đa số các công ty này thuộc mạng lưới các công ty xuyên quốc gia, tiến hành đầu tư theo yêu cầu của công ty mẹ . 2.4. Sự gắn bó ngày càng chặt chẽ giữa FDI với ODA, thương mại, và chuyển giao công nghệ . FDI và thương mại có liên quan chặt chẽ với nhau.Thông thường, một chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài được nhằm vào mục đích tăng tiềm năng xuất khẩu cuả một nước. Mặt khác, các công ty nước ngoài được lựa chọn ngành và địa điểm đầu tư cũng dựa trên cơ sở tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế . Sự thay đổi kết cấu ngành đầu tư , như phân tích ở trên, đã chứng minh điều này. Ngay cả đối với Nhật Bản, nước đã từng hướng đầu tư nước ngoài vào những ngành khai thác để cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp trong nước thì những năm gần đây cũng đã chuyển sang các ngành nhằm vào xuất khẩu là chủ yếu . FDI đang trở thành kênh quan trọng nhất của chuyển giao công nghệ . Xu hướng hiện nay là FDI và chuyển giao công nghệ ngày càng gắn bó chặt chẽ với nhau. Đây chính là hình thức có hiệu quả nhất của sự lưu chuyển vốn và kỹ thuật trên phạm vi quốc tế. Nhiều nước đã đạt được thành công trong việc hấp thụ các yếu tố bên ngoài để phat triển kinh tế trong nước là nhờ đến điều này . Sự gắn bó giữa FDI và các nguồn viện trợ và vay nợ khác cũng là một đặc điểm nổi bật của sự lưu chuyển các nguồn vốn và công nghệ trên phạm vi quốc tế trong những năm gần đây. Hơn nữa, xu hướng này sẽ ngày càng trở nên mạnh hơn. Lý do là trước đây, các nguồn viện trợ và cho vay thường nhằm vào mục đích quân sự và chíng trị, do đó hiệu quả của nó đối với thúc đấỵ phát triển kinh tế của các nước nhận và nước cho rất thấp. Ở các nước chậm phát triển nhất hiện nay viện trợ và cho vay chiếm đến 90% các nguồn vốn từ bên ngoài. Viện trợ và cho vay trong nhiều trường hợp dẫn đến sự phụ thuộc một chiều hơn là giúp cho các nước nhận có được sự phát triển tự thân và tham gia có hiệu quả vào phân công lao động quốc tế .Vì vậy, các nguồn vốn này đã được các chính phủ, các tổ chức quốc tế đặt trong mối quan hệ với các nguồn vốn tư nhân nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng chúng . 9 3. Ưu nhược điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài . 3.1. Đối với nước đi đầu tư. Mối quan tâm đến tác động của FDI đối với bản thân nước đi đầu tư là rất lớn.Phần lớn các công ty đi đầu tư thuộc các nước phát triển mà tỷ suất lợi nhuận đầu tư ở trong nước có xu hướng ngày càng giảm, kèm theo hiện tượng thừa tương đối tư bản . Khi đầu tư ra nước ngoài họ tận dụng được lợi thế và chi phí sản xuất thấp của nước nhận đầu tư (Do giá lao động rẻ, chi phí khai thác nguyên vật liệu tại chỗ thấp) để hạ giá thành sản phẩm , giảm chi phí vận chuyển đối với việc sản xuất hàng thay thế nhập khẩu của nước nhận đầu tư , nhờ đó nâng cao hiệu quả của vốn đầu tư . Đầu tư trực tiếp cho phép các công ty kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm mới được tạo ra. Đầu tư trực tiếp giúp các công ty tạo dựng được thỉ trường cung cấp nguyên vật liệu dồi dào với giá rẻ. Đầu tư trực tiếp cho phép chủ đầu tư bành trướng sức mạnh về kinh tế ,tăng cường ảnh hươnmgr của mình trên thị trường thế giới . Đầu tư trực tiếp làm tăng tổng sản phẩm quốc dân của nước đi đầu tư ,từ các khoản lợi nhuận, tiền bản quyền và các khoản khác do các chi nhánh của các công ty đa quốc gia từ nước ngoài chuyển về. Nhiều trường hợp đầu tư trực tiếp là phương tiện không những để kích thích sự phát triển kinh tế ,mà còn để phục vụ cho các mục tiêu khác của nước thực hiện đầu tư . Đầu tư trực tiếp biến các nước thực hiện đầu tư từ địa vị là nước xuất khẩu thành địa vị là nước nhập khẩu đối với một số hàng hoá nhất định. Tuy những ảnh hưởng tiêu cực của dòng FDI ra nước ngoài đối với các chủ đầu tư là chưa được khảng định một cách chắc chắn ,nhưng những ảnh hưởng tiêu cực đối với việc làm và thu nhập của người lao động trong nước ,việc suy giảm dòng vốn tiết kiệm trong dài hạn ,cũng như làm mất đi tính cạnh tranh của hành hoá sản xuất của các nước đầu tư trên thị trường quốc tế cũng là những vấn đề cần được xem xét và phân tích hiện nay. 10 3.2. Đối với nước nhận đầu tư . a. Ưu điểm: Đối với các nước tiếp nhận đầu tư , đặc biệt là các nước đang phát triển ,FDI là yếu tố quan trọng làm tăng cường vốn đầu tư trong nước trong điều kiện tỷ lệ tiết kiệm nội địa thấp, thiếu ngoại tệ và quá trình tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế chậm, không đáng kể so với nhu cầu phát triển chung của nền kinh tế . Cùng với việc cung cấp vốn thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp, các công ty đã chuyển giao công nghệ và các tài sản vô hình khác từ nước mình hoặc các nước khác sang nước tiếp nhận đầu tư. Phần lớn những ảnh hưởng tích cực của FDI đối với các nước đang phát triển diễn ra thông qua hoạt động này. Sự chuyển giao này làm nâng cao năng suất lao động bằng cách nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực và kết quả cuối cùng là thu nhập bình quân đầu người sẽ cao hơn ở nước tiếp nhận đầu tư. Những tác động này có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp . - Tác động trực tiếp : Thông qua việc chủ đầu tư chuyển giao công nghệ và các tài sản vô hình khác cho các nhà sản xuất, cung cấp và phân phối địa phương mà chủ đầu tư có quan hệ kinh doanh. Hoặc có thể do các doanh nghiệp do chủ đầu tư hoạt động có hiệu quả hơn các đối thủ cạnh tranh địa phương . - Tác động gián tiếp ( còn được gọi là “hiệu ứng lan toả”) :Thông qua việc các công ty có vốn đầu tư nước ngoài tạo nên một môi trường cạnh tranh mạnh mẽ giữa các công ty trong nội bộ khu vực. Môi trường cạnh tranh buộc các công ty trong khu vực phải hoạt động có hiệu quả hơn, do đó năng suất lao động của tất cả các công ty sẽ tăng lên.Ngoài ra, hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài còn góp phần làm tăng kinh nghiệm quản lý, năng lực marketing … cho công nhân viên nước nhận đầu tư, đội ngũ lao động được đào tạo rèn luyện về nhiều mặt. Họ có thể làm việc một cách hiệu quả với bất kỳ nơi nào với vốn kỹ năng và kiến thức đã được đào tạo và tích luỹ .Tác động tích cực trên còn được gọi là “lợi ích bên ngoài” . FDI góp phần bổ sung đáng kể vào nguồn thu ngân sách của chính phủ các nước đang phát triển thông qua thuế từ các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài . 11 FDI còn có thể mang lại lợi ích trong việc khuyến khích đầu tư trong nước .Nguồn vốn FDI được dùng để phát triển cơ sở hạ tầng thì có thể trực tiếp khuyến khích đầu tư hơn nữa.Thậm chí nếu FDI được chú trọng đặc biệt cho một ngành nào đó thì nó có thể khuyến khích đầu tư bằng việc giảm chi phí hoặc tạo cầu cho các ngành khác . Đầu tư trực tiếp nước ngoài làm cho các tiềm năng phát triển kinh tế xã hội của đất nước có điều kiện để khai thác, điều đó có tác động mạnh mẽ đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cơ cấu ngành, cơ cấu công nghệ, cơ cấu sản phẩm và lao động, cơ cấu lãnh thổ được thay đổi theo
Tài liệu liên quan